Tiệm Trà Sữa Của Tôi Toàn Là Dân Nằm Vùng Hệ Liệt

chương 151: 151: hồi hai mươi bốn thánh giá và bồ đề c

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

Mãi đến trung tuần tháng Bảy, chàng luật sư ấy mới xuất hiện.

Bữa đó Phạm Thành Nhân đương nhổ cỏ trong vườn rau, nghe chú giám thị thông báo thì liền quăng liềm xuống đất rồi chạy bổ vào nhà vệ sinh để chỉnh sửa lại tóc tai và rửa tay cho thật sạch trước khi đi gặp khách quý.

- Té! Từ từ thôi ông thần!

Viên giám thị không tra còng vào tay Phạm Thành Nhân như những người tù khác.

Nhưng để tránh bị điều tiếng, chú đặt hờ tay lên lưng cậu nghi can, tay còn lại đặt trên bao súng giắt ở lưng quần.

- Tới rồi đó.

- Dạ, con cảm ơn chú nhiều.

Viên giám thị cười hiền.

Đoạn nhanh nhẹn rời khỏi phòng thăm nuôi.

Anh luật sư cao khoảng mét chín, thân hình lực lưỡng và vạm vỡ, đã thế đầu lại cạo trọc lóc nên càng trông giống Yakuza bội phần.

- Dạ, anh...!anh đây...!

- Tôi là học trò của thầy Huỳnh.

Họ tên đầy đủ là Thạch Sang.

- Dạ, chắc anh gốc Khmer?

- Phải.

Ba tôi là là người gốc Khmer, còn mẹ tôi là người Việt rặt.

Trước đây gia đình tôi ở An Giang, sau dời xuống Bạc Liêu như lời nghĩa đệ tôi đã nói với cậu.

- Dạ, ảnh có giới thiệu sơ lược về anh cho em biết.

- Thầy tôi già rồi, nên muốn yên thân yên phận, mong cậu rộng lòng đừng trách.

- Dạ, em biết, oan trái của em cao ngút trời, người giựt dây múa rối toàn là dân thứ dữ, nào có ai ham làm Lục Vân Tiên cứu rỗi đời em đâu anh.

- Làm luật sư, phải chọn lương tâm hay lương thực, tôi nghĩ chắc cũng có nhiều đồng nghiệp đã nghĩ như tôi khi suy tính xem nên đứng ra bào chữa cho kẻ xấu hay rút lui để bảo toàn đạo đức của mình.

Tôi chọn lương tâm, nên vợ con tôi mới bị giết...!

Không hiểu tại sao, Phạm Thành Nhân lại che mặt khóc nức nở.

Ngày còn tự do cậu hay chửi rủa những ai nói trái ý mình hết sức tục tĩu, lại còn thường xuyên mượn câu nói chụp mũ nổi tiếng: "Những kẻ hay nói đạo lý thường sống như..." để phản bác những ai có ý khuyên nhủ mình.

Để rồi khi sa cơ thất thế, cậu mới thấm thía cái cảnh nhân tình ấm lạnh từ những kẻ thường tự khen mình "Khẩu xà tâm Phật".

- Khóc xong chưa?

- Dạ rồi.

- Rồi thì nghe tôi kể chuyện đời tôi.

Thạch Sang đợi Phạm Thành Nhân lau nước mắt xong, gã mới thủng thẳng trình bày "trích đoạn cải lương":

- Con trai của tên tham quan ấy cưỡng hiếp một cô gái nhà lành, rồi khủng bố tinh thần theo phương thức bạo hành tình dục hai mẹ con cô ấy trong nhiều năm liền.

Có lẽ sợ bị lại lộ, nên hắn đã sai đàn em sát hại họ...!Ông chú đi làm việc bên Đại Hàn hết hợp đồng nên về nước, vì muốn tạo bất ngờ nên chú quyết định không thông báo cho ai hay một tiếng.

Than ôi, tới ngày về thấy cửa nhà tiêu điều, ông chú hốt hoảng chạy đôn chạy đáo đi hỏi bà con trong xóm xem ai có thấy hoặc biết họ đi đâu không, nhưng không thu được kết quả chi sất.

Lúc đầu ông chú tưởng vợ dắt con theo trai, nên chì chiết, đe nẹt bên vợ hết sức nặng lời; nặng lời tới mức anh vợ vác dao ra hăm chém nếu còn bén mảng tới nhà họ nữa.

Nhịn ăn nhịn mặc trên đất khách quê người suốt bốn năm ròng mới tích cóp được một số vốn kha khá, những tưởng về nước sẽ gầy được một cuộc gia đình sum họp, vui vầy, ngờ đâu mất trắng tất cả, ông chú sinh bịnh điên, suốt ngày ngồi quay mặt vào tường trách cứ cái bóng của mình.

- Vậy sao chú đó phát hiện ra vợ con mình đã chết được anh?

- Bữa đó trời mưa rất to, ông chú buồn tình dầm mưa ghé chợ mua ít rượu và mồi nhắm về nhậu.

Đương trên đường đạp xe về nhà, bỗng nhiên sét đánh trên đầu chú cái "Ình", chú hết hồn hết vía mới mất đà mà lủi xe xuống cái mương độn gần khu mả lạng.

Chú đương lồm cồm bò dậy, chợt ống quần bị vướng cái gì đó mà gỡ hoài không ra.

Chú bực mình rọi đèn pin xuống xem, thì thấy mấy đốt xương ngón tay đâm thủng ống quần.

Khỏi cần kể cũng biết, chú khiếp sợ thế nào.

Bà con lối xóm nghe tiếng chú la, tưởng chú lại lên cơn điên nên không thèm ra coi hay phụ giúp.

Một ông cụ bị mắc bệnh khó ngủ kinh niên sống ở gần khu vực đó nghe chú la bài hãi hoài ngủ không được, mới bực mình sai con cháu ra "dỗ" giùm.

Đùn đẩy một hồi họ mới chịu đi ra...!Sau đó họ cùng chú đồng thanh la bài hãi.

- Phì...!

Mấy cậu cảnh sát bật cười khúc khích.

- Theo như tôi còn nhớ, bản giám định cho thấy hai cái xác đã chết hơn sáu tháng, nhưng tốc độ phân hủy xác chết nhanh hơn mốc thời gian này là bởi bị đàn chuột và sâu kiến rỉa thịt, hút tủy.

Thạch Sang quan sát sắc mặt cậu trai đáng tuổi em mình một đỗi, mới chịu kể tiếp:

- Ông chú không có một chút xíu kiến thức về pháp y, nhưng kể từ lúc nhìn thấy bộ xương nhỏ thì liền khẳng định đây chắc chắn là vợ con mình.

Phạm Thành Nhân hồi hộp theo dõi diễn biến câu chuyện.

Cậu hy vọng có thể tìm thấy chút kinh nghiệm quý giá để mình học tập.

- Rồi giờ tới lượt ông chú truyền bịnh điên sang tôi.

E rằng sẽ đụng đến vết thương lòng của chàng luật sư Khmer, Phạm Thành Nhân quyết định dằn xuống mớ câu hỏi mà mình đương nhen nhóm trong tâm trí.

- Đáng ra, ngay sau khi phát hiện em gái và cháu mình không còn liên lạc với gia đình nữa, anh ta phải tới nhà coi thử.

Đằng này, vì tiền mà anh ta phớt lờ luôn hai chữ "Nhân nghĩa"; tháng nào cũng giả mạo em gái nhắn tin qua cho em rể hay để ông chú yên lòng mà gởi tiền về.

Thạch Sang ngước mắt nhìn lên dàn đèn treo trên trần nhà.

Người kiến trúc sư khéo tính nên không gian căn phòng rất sáng sủa và thoáng mát.

- Một số cánh nhà báo "đánh hơi" được "mùi bất thường" từ dãy phố do gã con trai của tên tham quan đó làm chủ, nhưng thay vì bóc trần điều khuất tất, chúng lại dùng nó làm kế moi tiền.

Còn những người biết rõ sự thật khác thì vì sợ bị liên lụy nên lặng thinh, thậm chí tới tận lúc cơ quan điều tra yêu cầu hợp tác để làm rõ các tình tiết còn vướng mắc trong chuỗi thảm án, họ vẫn nhất quyết không khai ra nửa lời; hậu quả là một số kẻ thủ ác được trắng án.

Có tiếng thở dài vang lên.

Hai người không hẹn mà cùng quay sang nhìn viên cảnh sát đó.

- Cho nên đừng có quan niệm những người lên tiếng là "ngu", "phản động", "rảnh rỗi" hay "xàm".

Họ lên tiếng không phải để bảo vệ chế độ nào, phe phái nào, đảng điếc nào, mà là để bảo vệ mạng sống cho người thân của họ, cho tương lai Tổ quốc và Dân tộc Việt, cho những tệ nạn tiêu cực bị đẩy lùi và biến mất trên Quê Cha Đất Mẹ, và cho tiếng Việt còn tồn tại trên thế giới này.

- Nếu họ chọn lựa lên tiếng, họ sẽ cô đơn lắm phải không anh?

- Họ sợ mất Nước hơn là mất mạng.

Họ sợ dân tộc họ bị đồng hóa hơn là sợ chết.

Họ sợ thế hệ con cháu phải sống trong cảnh tăm tối hơn là sợ cảnh bản thân bị ngục tù.

- Những người ấy là Nguyễn Thái Học, Phan Châu Trinh, Nguyễn Đình Chiểu,...!Những con người muôn năm cũ, muôn năm trong lòng đồng bào Nước ta.

- Cha tôi thường bắt tôi đọc lại bài thơ "Thà đui" của cụ Đồ Chiểu mỗi khi bước vào phiên tòa hùng biện.

Để tôi đọc cho cậu nghe một đoạn:

"Thà đui mà giữ đạo nhà

Còn hơn có mắt ông cha không thờ

Dầu đui mà khỏi danh nhơ

Còn hơn có mắt ăn dơ tanh rình

Dầu đui mà đặng trọn mình

Còn hơn có mắt đổi hình tóc râu..."

- Em mà nói bài thơ này do em viết chắc khối kẻ kêu em là "thằng phản động", "thứ tự nhục" quá.

- Thì sau này cậu thử xem, đăng một bài thơ của hiền nhân mà không ghi tên của vị ấy coi được mấy người biết nguồn gốc.

- Còn mười lăm phút nữa nghen!

- Thưa, chúng tôi biết rồi.

Cảm ơn anh đã nhắc nhở.

Phạm Thành Nhân chống cằm xem tướng Thạch Sang.

Mắt anh ta thật sâu, đuôi mắt sắc như dao, còn đầu mắt thì quặp xuống như cái móc câu.

- Cậu có biết những chuyện lùm xùm trong cuộc đời nhạc sĩ Phạm Duy không?

- Dạ biết.

- Cậu nghĩ thế nào?

- Em trọng cái tài của cố nhạc sĩ, còn về chữ Đức thì không.

- Tôi hiểu rồi.

Tôi nhận lời biện hộ cho cậu.

Kể từ giờ phút này, cậu là thân chủ của tôi.

Đừng bận tâm tới phí tổn, tôi không lấy tiền đâu.

Thạch Sang kéo ghế đứng dậy, rồi đưa tay ra bắt với thân chủ họ Phạm.

Hai người chúc nhau vài câu tốt lành, rồi đường ai nấy đi.

Không biết ai đã dựng chuyện cậu trai vì có tình ý với vợ sau của ông quan chức nên đã ra tay sát hại ông ta trước khi bị phát hiện.

Cả chuyện cậu ta rất thích những người đàn bà luống tuổi.

Cái kịch bản rẻ tiền ấy mang đến cho Thạch Sang những trận cười sảng khoái.

- Con trai!

- Cha!

Thạch Cầm không ngại ánh nhìn của bà con chung quanh, ông tự nhiên ôm con trai độc đinh của mình.

- Con trai, mấy năm qua con sống ra sao? - Ông Sáu rất mừng khi thấy con trai khỏe mạnh, không thấy ốm o, gầy mòn như hồi con dâu mất.

- Dạ, con đi khất thực với Huynh trưởng Châu Lợi.

- Rồi lỡ không ai cho thì con ăn gì?

- Dạ, hiền huynh sẽ chia đồ ăn cho con.

- Con ăn mặn hay ăn chay?

- Dạ, ai cho gì thì ăn nấy, không kể chay - mặn.

- Vậy cha con mình đi ăn đồ mặn nghen.

Lê Đức Hoàng gặp lại ông hàng xóm, đồng thời là cựu chủ tịch đảng Thái Bình Thạnh Trị, gọi tắt là TB.

Hắn không muốn bị nói thấy sang bắt quàng làm họ nên quay mặt vào tường, vờ như đang đọc tờ thực đơn dán trên vách.

- Con trai, "Hoàn Châu công chúa" kìa...!

Thạch Sang bụm miệng cười.

Tới giờ mà cha gã vẫn nhớ tới "biệt hiệu" của cậu bé chăn bò họ Lê.

- Hoàng, ông Sáu nè con, qua ngồi chung với cha con ông cho vui.

Ngồi đó hát bài "Gặp nhau làm ngơ" của Trần Thiện Thanh buồn lắm.

- Dạ.

- Cuộc tranh cử tổng thống nhìn chẳng khác chi tập phim hoạt hình "Betty Boop on President ".

Nghe cha nói thế, Thạch Sang chỉ biết cười xòa.

Lê Đức Hoàng từng gặp một đứa trẻ bị dị tật ở xương hàm, thay vì bị mặt lưỡi cày như hắn, nó lại bị hô như Lôi Chấn Tử.

Gia đình nó hình như rất khá giả, nên ngay sau khi có kết quả chính thức, họ liền đưa nó đi phẫu thuật mà không hề hỏi han chi phí ca mổ.

Còn hắn thì không...!

- Ăn gì ông bao? Nay con trai ông "nghỉ tu", ông mừng quá Trời quá Đất...!- Thấy hắn im lìm mãi, Thạch Cầm bèn khơi chuyện.

- Dạ, con thấy nhà Phật bên Thái Lan có cho phép nam nữ xuất gia theo hạn định.

Lý do thì đủ cả: Người thì vì giữ lời khấn hứa với Chư Thiên và Đức Phật, người thì vì cầu bình an cho đấng sinh thành, cũng có người xin tu học một thời gian vì muốn sám hối và chữa tâm bệnh nữa...!

- Ừ, con trai ông nằm ở vế thứ ba đó con.

- Thạch Cầm ngậm ngùi thổ lộ.

- Gia đạo ông tưởng hay mà lại hóa dở, tưởng êm đẹp mà toàn sóng gió, phẩn dơ.

Nên con trai ông mới thất chí đi tu, bỏ thân già này giữa vàng son huyễn hoặc của cõi Ta Bà.

Biết cha mình sắp bị Hồ Biểu Chánh nhập, Thạch Sang bèn thay đổi chủ đề:

- A Hoàn...!

Lê Đức Hoàng cười lớn:

- Trời, tới giờ mà vẫn còn nhớ "biệt hiệu" của tôi hả? Đứa thì kêu tôi là "Hoàn Châu công chúa", đứa thì kêu tôi là "A Hoàn".

Nhưng sao hổng đứa nào kêu tôi là "Hoàng A Mã" hết vậy?

Tự dưng cha con họ Thạch bỗng cảm thấy ngọt ngào.

Dù thời gian trôi qua như con thoi, nhưng nét dễ thương và chân thành nơi cậu bé miệt vườn xấu trai vẫn vẹn nguyên như cũ.

- Hồi đó đứa nào tên Đức thì bị thêm chữ "Cống", đứa nào tên Khổn thì bị thêm chữ "Lò".

Đứa nào may phước có tên không bị nói lái lại thì cũng bị chọc sang chuyện khác; như con chẳng hạn.

- Đúng là "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò".

Ông mà nghe chúng giễu nhại tên con ông, ông đập cho nhừ tử để chừa cái tật giỡn hớt quá trớn.

Nhà ông chưa bao giờ thiếu đòn gánh với củi gai.

- Mạnh miệng lắm, nhưng Thạch Cầm chưa từng đánh bất cứ đứa con nít nào.

Hễ thấy chúng mặt mày méo xẹo méo xọ, cụ liền mủi lòng mà tha cho, có đứa còn được cụ cho trái cây hay kẹo bánh.

- Thôi mình ăn bún nước lèo cho đỡ nhớ quê nội Sóc Trăng nghen cha? Hoàng chắc ăn được hén?

- Hì, dân miền Tây mà Sang.

Mắm với cá "chơi" hết.

Ba người đang im lặng ăn bún nước lèo, chợt Lê Đức Hoàng hỏi ông Sáu:

- Độ rày cánh nhà báo có làm phiền bác nữa hôn?

- Còn.

Ui, đã vào chính trường thì phải chịu thôi con.

Nó làm phiền tới khi xuống lỗ cũng còn làm phiền.

Thạch Sang nghe thấy bài "Tuổi xa người" của nhạc sĩ Từ Công Phụng thì buông đũa, lắng tai nghe.

Tiếng hát man mác buồn của cố ca sĩ Anh Tú khiến trái tim gã nhớ đến người vợ đã khuất khôn nguôi.

Gã che miệng, cố kiềm nén dòng xúc cảm đang chảy tràn nơi huyết mạch.

- Nhạc sĩ Từ Công Phụng là người Chàm đó đa.

- Dạ? - Lê Đức Hoàng tinh ý, bèn giúp ông Sáu hướng tâm trí con trai ông sang chủ đề khác.

- Bộ con hổng biết nhạc sĩ Từ Công Phụng là người Chăm-pa rặt hả?

- Dạ hông.

Ổng viết nhạc nghe mùi quá nên con hổng nghĩ ổng là người Chăm-pa.

- Còn cha của cô ca sĩ Lâm Thúy Vân là người Pakistan đó.

Cổ phải học tiếng Việt để hát nhạc Vàng.

Vậy mà cổ hát còn hay và rõ lời hơn khối ca sĩ trong nước.

Nhứt là bài "Giờ này anh ở đâu" của nhạc sĩ Khánh Băng và bài "Mưa trên biển vắng" của nhạc sĩ Nhật Ngân.

- Nghĩ cũng mắc cười thiệt, hổng hiểu ai phát động phong trào hát đơn đớt, lơ lớ trong giới ca sĩ.

Tiếng Việt mình phong phú, đặc sắc lắm, đâu có chi khiến họ ái ngại đến nỗi hổng dám hát rõ tiếng cho khán giả và người hâm mộ họ nghe nữa.

Ông Sáu trên chính trường và ông Sáu hàng xóm tuy một mà hai.

Khuôn mặt và giọng nói cụ trưng ra với đám báo chí và phe đối lập hoàn toàn khác khi ở cạnh xóm giềng yêu dấu.

Nếu cụ mà hiền đức như tôn giả Ananda chắc bây giờ cụ đã leo lên bàn thờ ngồi hưởng nhang, chứ không được hưu trí thảnh thơi như thế này đâu.

- Kỳ này con bầu ai?

- Dạ, tổng thống Khánh.

- Lê Đức Hoàng lúng búng trả lời.

Ông Sáu hớp một ngụm trà đá.

Quan niệm chính trị của ông có lẽ đã lỗi thời hoặc không còn hợp thời nữa, nên cụ mới tiếp tục bầu cho anh ta.

Không biết những người bầu cho anh ta có quan niệm giống cụ không?

...!

- Mày tin thằng cha đầu trọc ấy sao?

- Dạ tin.

Chứ giờ có ai chịu đứng ra bào chữa cho em đâu.

- Phạm Thành Nhân trả lời anh Bắc bằng giọng điệu buồn thật buồn.

Lương Hảo đang đọc cuốn "Giải khăn sô cho Huế" của Nhã Ca, nghe thế, liền thôi không đọc nữa mà leo xuống tầng dưới ngồi nghe tâm sự của Phạm Thành Nhân ; hằng tuần cha anh sẽ đem sách mới vào để anh đọc xoay tua cho đỡ buồn.

Phạm Thành Nhân rầu rầu kể:

- Em còn không biết con mẹ đó béo tròn, còi ốm ra sao, mà bọn chó đẻ ấy đặt điều như em và bả là uyên ương bị chia cắt vậy.

Bây giờ bọn nó ráng moi móc chuyện quá khứ của em để khiến dư luận phẫn nộ và khinh ghét em.

- Chúng nó đang bí cách gài bẫy mày nên mới dụng tới hạ cách.

Lương Hảo bật cười:

- Cậu chỉ bông hoa nào, kẻ ghét cậu liền nhào tới bông hoa đó mà cấu xé và chà đạp cho đã nư.

Nhưng bọn họ quên mất tiêu rằng, chưa chắc gì cậu thích bông hoa đó, có thể là tình cờ ngón tay cậu giơ trúng hướng đó thôi chứ không có chủ đích khen ngợi, trầm trồ nó.

- Một đám rảnh ruồi.

- Trên đời này thiếu cha gì đám rảnh ruồi.

Vì tiền mà một số kẻ "tiến hóa" thành loài bốn chân.

Chủ thuê biểu chửi ai là xông xáo viết bài lăng mạ người đó; có những kẻ mới đánh hơi thấy mùi bất lợi cho chủ thuê, liền vội vã lên bài chửi rủa hết sức tục tĩu trong khi chưa có lệnh của chủ thuê, và người ta cũng chẳng hề đá động gì tới chủ của chúng.

- Anh Nam mãi bây giờ mới lên tiếng.

- Rồi Chúa Nhật tới nhà thờ xưng tội với Chúa hoặc đến chùa sám hối với Phật.

Phật, Chúa nào mà chứng cho cái đám hai mang gian trá chuyên sống bằng nghề ngậm máu phun người như chúng chứ? - Anh Bắc trề môi thật dài.

- Nhưng chúng vẫn sống phây phây, ngày ngày đăng ảnh chụp choẹt trên các trang mạng xã hội, có chút gì gọi là đau khổ hay ăn năn đâu mấy anh?

- Tôi kể cho cậu nghe một câu chuyện, tin hay không thì tùy, ở ấp Tân Thạch miệt Kiến Hòa có một ngôi đình thờ Thành Hoàng hết sức linh thiêng; sau năm , có một số kẻ lấy đình làm nhà kho chứa phân bón và một số thứ ô uế khác, hậu quả con cháu của bọn đó sinh ra bị điên khùng hết.

Hồn thiêng sông núi nước Nam linh lắm, bất cứ ai chà đạp nghĩa sĩ yêu Nước hay những khu di tích, đền đài tưởng niệm của họ, hậu duệ của chúng sẽ lãnh đủ.

- Nhưng phải đợi bao lâu thì quả báo mới vận vào chúng, trong khi những bậc chí sĩ và dân lành phải thác oan vì ngòi bút tanh tưởi của chúng ngày một tăng?

Ba người kia chưa ai kịp lên tiếng phân giải thì Phạm Thành Nhân đã cắt ngang:

- Em muốn nghe nhạc...!

Lương Hảo bèn bật bản nhạc "You will find your way" của ban nhạc Tokyo Square.

Khi bản nhạc lắng xuống, anh đương đắn đo chọn bài hát tiếp theo thì bỗng đâu, từ bên ngoài phòng giam, bản nhạc "When you believe" do Mariah Carey biểu diễn vọng đến tai họ.

Giữa đêm khuya thanh vắng, tiếng hát tuyệt hay của nữ danh ca thế giới như vẳng đến tận cung Quảng Hằng.

Ngoài trời gió thổi mát rượi.

Màn sao lấp lánh.

Cây cối đổ những bóng đen câm lặng trên nền đường và vách tường.

Bụi hoa dạ lý hương tỏa hương thơm ngát.

Ôm chặt cuốn Kinh Thánh vào lòng, Phạm Thành Nhân mấp máy môi:

- Chúa đang gọi em...!Hình như Ngài đang nói với em rằng, "Đừng sợ"...!Alleluia...!

Viên giám thị Công Giáo đợi bản nhạc lắng xuống, mới quay gót rời đi.

Điện thoại của chú báo tin nhắn từ hồi nãy đến giờ mà chú không mở đọc, bởi vì chú muốn để dành số pin ít ỏi còn lại để phát nhạc khích lệ tinh thần cậu trai họ Phạm.

Alleluia!

Con xin ngợi danh Chúa muôn đời!

oOo

Trần Cảnh Chiêu đề nghị Đặng Xương Tuyết theo mình tới nhà Thạch Cầm để làm rõ một số chuyện.

Phan Hoài Việt chở hai người tới đó.

Ngang qua một giáo đường im bóng, Trần Cảnh Chiêu chợt kể cho họ nghe hoàn cảnh sáng tác bài "Giáo đường im bóng" của nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ:

- Bài hát "Giáo đường im bóng" được nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ phổ nhạc từ bài thơ của người bạn thi sĩ Phi Tâm Yến; cụ soạn nhạc trước, người bạn của cụ viết lời sau.

Kỳ lạ thay, tình khúc này đã tiên đoán trước được mối tình sóng gió của cụ và cụ bà Vũ Hà Tiên.

Cũng hệt như ba mẹ tôi, bất đồng tôn giáo là nguyên nhân khiến cho mối tình của hai cụ suýt nữa tan vỡ.

Để đến được với người yêu, ông đã phải học giáo lý Công Giáo, cũng như trải qua rất nhiều thử thách khác từ phía nhà mình và đàng gái.

- Bài này tôi chưa nghe...!Theo anh thì ai hát hay nhất? - Phan Hoài Việt vừa hỏi vừa đánh tay lái sang trái để tránh gốc cây bần.

- Ồ, hai cụ Anh Ngọc - Thái Thanh hát song ca rất hay...!Thầy Việt, thầy Việt...!Coi chừng chạy lố nghen.

Sắp tới rồi đó.

- À...!- Anh thầy gãi đầu cười trừ.

Mãi lo né đám cây cối và dòm chừng mấy cái mương nước nên anh ta không chú tâm đến đường đi.

Từ đằng xa đã trông thấy Thạch Sang đứng quét rác nơi cổng nhà.

Anh ta mặc quần lãnh trắng, áo có cúc gài cùng màu, chân mang giày xăng-đan.

- Anh là Thạch Sanh?

- Anh là Lý Thông?

- Tại sao anh hỏi tôi vậy?

- Bởi chỉ có Lý Thông mới kiếm Thạch Sanh thôi.

Còn Trần Cảnh Chiêu thì kiếm Thạch Sang.

Thạch Sang dẫn cả nhóm vô nhà.

Mảnh sân có thêm một gốc sa-pô-chê và ổi xá-lị; chúng vẫn còn rất nhỏ, chắc phải đợi chừng vài năm nữa mới có trái.

Chiếc xe hơi hiệu Dodge màu đen bóng nằm phơi mình dưới bóng râm của lũy tre già, có lẽ là xe của con trai ông Sáu.

- Hồi còn sống, vợ tôi thường nghe bản nhạc "Hoa lan" do cô Ngọc Lan trình bày.

- Thạch Sang nói đoạn, với tay lấy bình xịt tưới chút nước cho chò lan hồ điệp.

Lại thêm một chi tiết mới trong khoảnh sân nhà cựu lãnh đạo đảng Thái Bình Thạnh Trị.

"Lan ngồi đó yêu anh nhớ anh nhiều

Chiều đang về đó vắng anh..."

Thạch Cầm sợ con trai tưởng chuyện xưa lại nảy sinh tâm bệnh nên vồn vã mời khách vào nhà.

Trần Cảnh Chiêu xin phép nói chuyện riêng với ông Sáu một lát, ông liền vui vẻ ưng thuận.

Thạch Sang cáo lỗi với cha và ba người kia, rồi đi tuốt xuống sau hè phơi miểng gáo và chẻ củi.

Anh thầy và gã văn sĩ điên bèn thả bộ tìm trái cà-na hái ăn chơi.

Giống trái miệt vườn càng ngày càng hiếm hoi như lớp trẻ chịu tìm hiểu nguồn hùng sử của cha ông; có khi đi xa thật xa, lần bước vào những nơi heo hút mới tìm được thứ trái cây dân dã đó.

- Tôi có đầy đủ dữ liệu và bằng chứng chắc chắn về các sự kiện xảy ra trong cuộc đời Trịnh Công Sơn, Phạm Thế Mỹ, Vũ Đức Sao Biển, Miên Đức Thắng,...!nên mới ghét họ đến vậy.

Tôi không bao giờ ghét ai đó dựa trên cảm tính hoặc vì lý do "nghe đồn", "nghe nói", "có người quen kể lại",...!

Phan Hoài Việt ngước mắt nhìn vòm lá cà-na.

Anh đang trông chờ một chùm quả chín.

- Họ không có đủ thời gian để đi kiểm chứng, nhưng lại dư thời gian để thù hận hay khinh ghét vô cớ một người nào đó.

Tôi thường hay hỏi sinh viên rằng, "Tại sao TRÒ lại ghét người này?", họ trả lời là, "Tại vì nhìn cái mặt thấy ghét" hoặc là "Do em nghe thầy nói/có người đồn/đứa bạn em kể/ba mẹ em không ưa...", không có một người nào tự đưa ra một cái lý do hợp lý, toàn là hùa theo tôi, hùa theo số đông hoặc sách báo, ai đó kể sao thì tin vậy, quyết định ghét đến vậy,...!

Đặng Xương Tuyết bật cười:

- Có những kẻ chẳng làm được cóc khô gì ngoài chửi rủa và phê phán những người dám lên tiếng.

Những kẻ ấy luôn cho mình giỏi, kế sách của mình mới hay và hợp thời; nhưng khi người ta hỏi nếu quả anh có cao kiến thì tại sao lại không viết bài để mọi người cùng đọc mà toàn dành thời gian đi châm chích, soi mói bài viết của người khác thì họ lại "đá giò lái" sang chuyện khác.

Phan Hoài Việt lựa thế trèo lên cây cà-na sai trái.

Anh gầy gò, nước da trắng tái, nom xa như con bù nhìn mà nông dân hay dựng để đuổi chim.

Nếu anh ta tăng được vài ký, ắt diện mạo trông sẽ đẹp đẽ và đỡ quái gở hơn.

- Con số Ba trong Cơ Đốc Giáo tượng trưng cho Chúa Ba Ngôi, còn trong Phật Giáo thì tượng trưng cho Phật Quá Khứ, Phật Hiện Tại và Phật Tương Lai.

Và trong Dịch Số, con số này tượng trưng cho quẻ Càn.

Tôi trộm nghĩ, có lẽ vì thế mà nhiều quốc gia chọn con số Ba trong quốc kỳ.

Nói rõ ràng hơn thì theo tôi nó có nghĩa đất nước ấy là con của Chúa, con của Trời hoặc con của Phật...!

- Tôi không ngờ các nền văn hóa lại tương đồng với nhau như vậy.

- Ừ, ngoài số Ba ra, còn số Bảy nữa, cũng mang nhiều ý nghĩa lắm.

Đặng Xương Tuyết chưa kịp lên tiếng thì đã nghe thấy Trần Cảnh Chiêu gọi mình và người bạn thiết.

Anh nhét mớ cà-na vào trong cái túi đeo dây chéo của mình, rồi vỗ vỗ vào thân cây ra hiệu cho anh thầy leo xuống.

- Khoan.

Đặng Xương Tuyết nhíu mày ngó anh thầy.

Phan Hoài Việt đưa cho Đặng Xương Tuyết một cuốn sách đã ố vàng; hình như nó có "xuất xứ" từ một nơi chuyên bán sách cũ:

- "Đêm giữa ban ngày" của cụ Vũ Thư Hiên - Một trong những người biết rõ vụ án "Nhân Văn - Giai Phẩm".

Tôi không rõ anh sinh ngày mấy, nên tặng trước cho khỏi quên.

- Hồi ký à? Được đấy.

Tôi đang cần tìm hiểu về vụ án "Nhân Văn - Giai Phẩm".

Càng nhiều tài liệu, càng dễ tìm ra sự khách quan và chân thật.

- Tôi đã từng ghé thăm trang Facebook của cụ, và thấy cách nói chuyện của cụ rất mực nho nhã.

Cụ xin mọi người ghé thăm trang Facebook của mình đừng có bình luận văng tục, dù rằng kẻ bị cụ nhắc tới rất xứng đáng bị chửi song cụ vẫn kêu gọi mọi người không văng tục.

Đặng Xương Tuyết miết ngón trỏ lên các cạnh của bìa sách.

Tiếc quá, sách bị ố vàng, đôi chỗ còn bị gián gặm.

- Tôi thấy cụ ấy rất giống anh, ghét độc tài và bọn ưa chụp mũ những ai bất đồng quan niệm sống, cũng như tư tưởng chính trị.

Nghe người bạn thiết nói vậy, Đặng Xương Tuyết mỉm miệng cười.

Nụ cười thật buồn, thật u sầu.

Anh nói:

- Tôi đang đợi Phạm Quỳnh, Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Phan Khôi, Trần Trọng Kim,...!xuất hiện lại trên Quê Hương mình.

Những con người chí sĩ yêu Nước, không tôn thờ một thằng cha chính khách nào, sống bất khuất và kiên gan với lý tưởng của mình tới chết.

Trên đầu họ là Tổ quốc và Dân tộc, còn dưới chân họ là mạng sống của mình.

Họ đạp lên mạng sống của bản thân để bảo vệ Tổ quốc và Dân tộc.

- Ngôi mộ của cụ Phan Khôi tồi tàn lắm.

Mong thay có ai đó xây lại cho cụ một nơi an nghỉ tươm tất và đẹp đẽ hơn.

- Phan Hoài Việt ngắm nhìn vòm trời sắp về chiều.

Một đàn cò trắng bay ngang qua mảnh trời phía Nam, sắc màu hòa lẫn vào nền mây mỏng tang nơi ấy.

Ông Sáu mời cả nhóm ra sân trước ngồi thưởng trà với mình.

Đây là một trong những món quà mà con trai ông mua tặng sinh nhật ông, hai món quà kia là máy pha cà-phê và một chậu mai chiếu thủy trang nhã.

- Cụ Vương Hồng Sển viết cuốn "Tự vị tiếng nói miền Nam" ngoài nêu rõ tinh thần bảo vệ ngôn ngữ Nam Kỳ của mình, còn đưa ra những góc nhìn mới về văn hóa, chính trị và đời sống dân Việt.

- Thưa cụ, cụ nghĩ thế nào về vấn đề "xài chữ toàn dân"? - Phan Hoài Việt mở màn trước.

- Cái đám thích xài chữ toàn dân có giỏi thì xuống Bến Tre đổi tên cồn Thới Sơn thành Thái Sơn xem bà con ở đó có đập cho bể đầu không?

Ông Sáu rót trà cho bộ ba "Lưu - Quan - Trương" xong, lại nói tiếp:

- Cũng hệt như cái đám đòi đổi tên cầu Trường Tiền thành Tràng Tiền vậy.

Các bô lão xứ Huế đợt đó làm cho một tăng, một đám gục mặt đi về hết.

Thạch Sang mời bọn họ ăn chuối nếp nướng chấm nước cốt dừa, cha anh sợ bị tiểu đường nên không muốn ăn.

- Dân người ta đẻ ở đó, sống ở đó không biết bao nhiêu đời, tự khắc biết rõ nguồn gốc tên của địa danh quê mình, hổng cần dân xứ khác vô thày lay đổi tên đường hay dạy đời chữ viết đâu...!Có ai muốn hỏi tôi nữa không?

- Dạ, xin cụ thứ lỗi vì con đã tự tiện đọc nội dung trong cuộc phỏng vấn do anh Tuyết thực hiện...!- Thấy Thạch Cầm không tỏ vẻ bất bình, anh thầy mới dám trình bày.

- Con cảm thấy luận điểm về nền kinh nước nhà mà cụ nêu ra chưa được...!khách quan và rõ ràng cho lắm?

- Đương nhiên luận điểm về nền kinh tế nước nhà mà tôi nói hôm bữa còn rất nhiều thiếu sót và khập khiễng.

Tôi đã xài chiêu này hổng biết bao nhiêu lần để "lọc" ra những tay bố đời thiên hạ hay bọn thích chửi tục.

- Dạ, nếu người đó phản biện rành mạch, có đầu có đuôi, luận cứ chặt chẽ và sâu sắc thì cụ sẽ nhận người đó làm học trò? - Phan Hoài Việt hỏi.

- Phải.

Những kẻ có tài mà thiếu đức thường vin vào sơ hở của người khác để bắt bẻ và chửi rủa; còn hiền tài sẽ bình tĩnh chỉ ra lỗi sai trong câu nói - câu hỏi của người đặt ra rồi từ tốn phân tích cho người đó hiểu chỗ chưa đúng và không hợp thời.

Rất nhiều đứa mới nứt mắt ra trường, ỷ ông cố nội nó làm lớn nên làm láo, hễ thấy kẻ nghèo thì hách dịch, khinh khi, không một chút niềm nở hay xởi lởi lúc phỏng vấn, tới chừng biên bài lại viết "Tôi rất xúc động/cảm thương/đau lòng/xót xa...!khi chứng kiến..."; tôi mà hổng có mặt ở đó chắc cũng như bao độc giả khác tin sái cổ người viết bài rất mực đạo đức và yêu nghề.

Đặng Xương Tuyết che miệng cười xòa.

- Tôi còn gặp một số đứa chuyên ra rả kêu: "Đường của nhà nước", "Tiền của nhà nước", "Nước mình hổng phải đóng thuế nhiều như bên Mỹ, bên Tây", "Bán hàng rong trốn thuế",...!Sau khi nghe chúng nói, tôi tặng cho mỗi đứa một phiếu khám bịnh ở nhà thương điên Biên Hòa.

Đợi cho tiếng cười của đám trai tráng lắng xuống, ông Sáu mới trình bày luận điểm của mình:

- Tiền trong ngân khố Quốc Gia hiện nay đa phần là tiền thuế, phí của nhân dân, ba phần kiều hối và hai phần ngoại tệ.

Bây giờ nếu toàn bộ viên chức chính phủ, tổng thống và dàn nội các của ổng đóng thuế, phí một lượt thì cũng không bằng một góc số tiền mà dân thường bỏ ra đóng trong vòng một năm.

Không có tiền thuế, phí của nhân dân và kiều hối thì còn lâu chính phủ này mới duy trì hoạt động được.

Vậy thì tiền nào là tiền của nhà nước, đường nào là đường của chính phủ?

Phan Hoài Việt đã ăn xong trái chuối nếp nướng.

Chén nước cốt dừa hãy còn hơn phân nửa.

- Chưa kể đến đều đặn mỗi năm Nước mình nhận viện trợ của nước ngoài và ghi danh chương trình vay nợ không hoàn trả hoặc trả lãi suất rất thấp của ODA.

Việc vay nợ quá nhiều đã dấy lên nỗi lo ngại nợ công; nếu nợ công được tính theo đầu người, hiện thời trên đầu mỗi người dân Nước ta - Kể cả đứa bé mới sinh ra - Phải cõng một món nợ không hề nhỏ.

Trần Cảnh Chiêu vừa theo dõi câu chuyện, vừa soạn tin nhắn trả lời giám đốc bệnh viện.

Anh xin đổi giờ làm việc để tiện bề điều tra vụ án.

- Có nhiều đứa nói họ gởi tiền về cho thân nhân họ xài chớ có gởi cho tôi đâu mà nói giúp ích cho Đất Nước và Nhân Dân.

Trời đất ơi, chút xíu nữa tôi lên tăng-xông chết tươi rồi.

Ví dụ nè: Gia đình ông A nhờ có tiền của người thân gởi về nên sang sạp vải của tôi mua vải về may; họ sử dụng kiều hối một cách trực tiếp thông qua hình thức đổi ngoại tệ lấy tiền nội địa, rồi dùng số tiền đã đổi ra đi sắm sửa hoặc đầu tư kinh doanh.

Vậy tức là tôi đã sử dụng kiều hối một cách gián tiếp, thông qua hình thức mua bán và xài tiền họ đưa.

Phan Hoài Việt buông tiếng thở dài.

Cạnh bên anh, gã văn sĩ điên đang lau mắt kiếng.

- Học tập và thu thập kiến thức cũng như nấu cơm vậy.

Dầu sàng lọc kỹ lưỡng thế nào đi chăng nữa cũng sẽ còn sót hột sạn, mối mọt hay...!thậm chí nấu xong mới biết gạo dỏm, thế là đi tong cái nồi cơm.

Nên đừng buồn khi thấy sở học của mình còn kém hay những kiến thức mình từng nghĩ là thiệt bỗng hóa ra ba xạo.

Nếu con người mà giỏi hết, dũng cảm hết, tốt bụng hết thì đã lên Trời làm Chư Thiên rồi, chớ hổng phải lăn lộn giữa cõi nhân trần lọc lừa đầy rẫy này đâu.

Một con mèo mướp bỗng từ đâu tới gần họ.

Thạch Sang đưa tay sờ cằm con mèo già; hồi còn ở trên núi anh cùng các bạn hữu cưu mang vô số chó, mèo, có con bẩm sinh bị tật nguyền nên chủ không muốn nuôi bèn gửi họ nuôi giùm, có con lạc mất chủ nuôi, có con vốn là thú đi hoang từ lúc mới lọt lòng...!

- Còn về thuế, phí, mỗi sản phẩm tới tay người tiêu dùng đều đã được chủ doanh nghiệp bắt trả giùm một phần thuế, phí thông qua hình thức áp giá thành sản phẩm.

Nói nôm na đây là hình thức đóng thuế, phí gián tiếp.

"Meo..."

Ông Sáu kêu Thạch Sang xuống bếp soạn một dĩa cá kho cho con mèo mướp còi cọc, đoạn quay lại nói:

- Còn chuyện bán hàng rong trốn thuế, cách nói chụp mũ này cũng chẳng khác nào nói người thất học kém thông minh hơn người theo học đủ chương trình giảng dạy vậy.

Cái đám nào nói câu này tự khiến mình phạm tội vu khống người khác.

Ông Sáu áp tay vào bình trà, xem coi nó còn nóng hay không để cụ liệu mà pha bình trà khác.

Cụ không thích đãi khách trà nhạt, bánh thiu.

- Câu hỏi tiếp theo.

- Dạ, khi tìm hiểu Lịch sử Nước nhà, theo cụ thì mình cần phải lưu ý ở điểm nào?

- Sang, nói đi con.

- Phật Giáo không cho phép tự tử, đó là tội rất nặng, càng nặng tội hơn khi chúng ta tiếp tay cho người đó tự tử.

- Thạch Sang nhếch miệng cười buồn.

- "Tin Ta mà không hiểu Ta thì đó là phỉ báng Ta", đây là lời mà Đấng Thế Tôn đã nhắn gởi tới những tín đồ theo Ngài.

Nếu anh muốn kiểm chứng có thể xem Kinh A Hàm.

- Tôi hiểu rồi.

Rất cảm ơn anh.

- Anh thầy chắp tay cảm tạ.

Nắng chiều bắt đầu kéo tới nơi những con người của thời đại mới đương ngồi.

Ông Sáu lịnh cho cậu ký giả và cậu pháp y ngồi xích vô trong để tránh nắng.

Giọng nói của cụ nghe gần gũi và thân mật hơn hồi nãy rất nhiều.

Chú bán kem ống hôm bữa chạy ngang qua nhà cha con ông Sáu, để lại khúc nhạc về đời lính thật vui tai.

Tiếng ca của ban Thăng Long Hải Ngoại trong bài "Ngựa phi đường xa" lướt qua những nếp nhà xinh tươi sắc hoa màu lá.

- Anh Dũng với Anh Khoa thời trẻ vừa bảnh bao vừa hát hay, ấy thế mà không gặp thời như Tuấn Ngọc, Duy Quang, Elvis Phương, Tuấn Vũ,...!nên tên tuổi chìm nghỉm theo năm tháng.

Thạch Sang mở album nhạc trong điện thoại của mình ra xem.

Gã chợt cảm thấy hai người ca sĩ tuổi xế chiều ấy rất hợp với tựa đề bài hát "Tiếng ca đó về đâu" của đôi nhạc sĩ Châu Kỳ - Nguyễn Tiến Thịnh, mà anh đã từng nghe qua giọng ca của bác Nhật Trường.

- Kỳ này Đăng Khánh hay Thuần Nhã đắc cử tổng thống thì oan sai vẫn sẽ tiếp diễn...!Rất xin lỗi anh, tôi không thể hợp tác...!

Lại thêm một người biết đến án oan của Thường Khán Cảnh, Trần Cảnh Chiêu bất giác sờ phía sau ót, vết sẹo cũ đã khép miệng nhưng mãi mãi không lành.

- Bên Tàu có một tích truyện khá hay: Trương Lương đang đi qua cầu thì chợt trông thấy một ông lão bị rớt giày xuống sông, ổng bèn vớt giày lên giùm.

Sau khi nhận lại giày, ông lão quăng nó xuống sông.

Ổng lại vớt lên tiếp.

Rồi ông lão lại quăng xuống tiếp.

Và ổng lại vớt lên tiếp...!Tới lần thứ mấy hổng rõ, ông lão mới thôi chơi trò "người quăng - người lụm", rồi tự xưng mình là Hoàng Thạch, đến đây để thử lòng ổng.

Thấy ổng là người vừa có tài mà lại có đức, nên quyết định trao thiên thư để ổng lập nên đại nghiệp.

Một làn gió mát thổi qua chỗ họ.

Bất giác Đặng Xương Tuyết gỡ kính xuống, rồi khép hờ đôi mắt, cảm nhận sự bình yên hiếm hoi trong kiếp sống ngang dọc của mình.

Thạch Cầm nhìn anh với một nụ cười tưởng niệm thời thanh xuân đã qua...!

Tiếng nhai xương cá của con mèo mướp lôi Thạch Cầm về lại tuổi già.

Cụ đằng hắng một tiếng, đoạn hỏi:

- Mấy đứa hiểu ý nghĩa của câu chuyện này ra sao hôn?

- Dạ hông.

- Hổng hiểu thì thôi.

Đọc được sách mà hổng tự rút ra bài học hay tóm lược nội dung được sao?

- Dạ, con muốn nghe ý kiến của cụ trước.

- Phan Hoài Việt thưa.

- Ừ, nói vậy nghe được.

Câu chuyện này đề cao tính kính trọng người lớn tuổi và không chấp nhặt người kém trí.

Và người sống có đức thì trước hay sau - sớm hay muộn đều gặt được quả lành, dù rằng trước mắt họ bị thiệt thòi và bị thiên hạ chửi là "ngu" hay "quởn quá".

Thấy con mèo mướp đã ăn xong dĩa cá kho, Thạch Sang bèn rót nước cho nó uống.

Con mèo le lưỡi liếm nước trong cái chén sứt sẹo, cái đuôi ngoắc qua ngoắc lại.

Vừa ngó con mèo, ông Sáu vừa nói:

- Để ý những đứa đuối lý hay không chấp nhận được sự thật sẽ đăng một tấm ảnh chèn chữ thật dung tục lên đáp trả thay vì dám phản biện văn minh và có lý lẽ.

Gặp hạng người giống vậy, tốt nhứt mấy đứa chẳng nên đáp trả lại, cứ để cho cuộc đời thức tỉnh chúng đi.

Còn nếu chúng vẫn cam chịu và quyết tâm sống trong "hòa bình đen tối" dù bị cuộc đời đánh cho tỉnh ra vô số lần, thì...!thây kệ chúng, mắc gì mấy đứa phải tổn hao tâm sức cho những kẻ như vậy.

Vả chăng, chúng cũng đã tự tố giác năng lực của bản thân hoàn toàn không có, nên phải viện đến sự chụp mũ và những lời nói dung tục để cứu lấy vốn học thức chẳng tới đâu của mình.

- Thưa, cụ nghĩ sao về tổng thống Hác? - Phan Hoài Việt cắn nhẹ môi.

- Miệng thì hô hào chống độc tài, tay thì soạn bài tung hê tới nóc người chính khách hợp ý mình, vài năm sau thấy người đó đi theo đường lối không đúng ý mình hoặc lộ bản chất "hai mang - hai hàng - hai mặt" thì...!

Thạch Cầm đứng dậy, đi vào phòng khách coi đồng hồ.

Khoảng mười lăm phút sau, cụ trở ra với cái chén đựng thóc đầy vung.

- Con đại bàng không cõng trên lưng bất cứ lãnh tụ, thần tượng hay bất cứ chấp ngã nào nên nó bay rất cao, rất xa, rất khoan khoái.

Mỗi bận nhìn nó, tôi lại muốn kiếp sau trở thành nó.

- Cụ ơi, cụ nghĩ thế nào về cuốn sách này? - Đặng Xương Tuyết trình cuốn sách mà người bạn thiết tặng mình cho ông cụ xem.

Ông cụ vuốt chòm râu bạc như cước, rồi lật qua lật lại cuốn sách mấy lần, mới phát biểu:

- "Đêm giữa ban ngày", một cuốn sách nói về hậu quả của nạn sùng bái lãnh tụ và những khúc quanh lịch sử bị giấu kín.

Vũ Thư Hiên đã cắt đứt khỏi lý tưởng đó sau chín năm bị giam cầm.

Trần Dần và Phùng Quán dù bị đọa đày, hắt hủi, nhưng vẫn trung thành với cái lý tưởng ấy tới chết, rốt cuộc bọn họ chẳng được gì ngoài hai chữ "phản động".

Số phận của Phan Khôi, Tử Phác, Thụy An và Hữu Loan còn tệ hại hơn nữa...!- Thạch Cầm bỗng dưng đứng phắt dậy, rồi lật đật bước tới lũy tre.

Cuốn sách ố vàng nằm trên mặt ghế cụ ngồi.

Thấy Trần Cảnh Chiêu ngó theo bóng lưng cha mình hoài, Thạch Sang bèn giải đáp:

- Cha tôi nuôi đám se sẻ.

- À...!

"Bầy con" của Thạch Cầm nhẩn nha nhặt thóc.

Con nào con nấy béo ú, nom tròn vo như cục bông gòn.

Chúng nhìn đời bằng đôi mắt trong veo thánh thiện.

- Anh Tuyết, anh chọn làm người cầm viết hay là bút nô bợ đỡ chủ thuê là quyền của anh.

Tôi chỉ xin anh một điều, hãy nhớ kỹ văn nô mãi mãi là văn nô, tác gia mãi mãi là tác gia, và văn nô hay tác gia đều do người yêu văn chương phán quyết, nhà cầm quyền dầu có ra sức tâng bốc bọn văn nô cỡ nào đi chăng nữa cũng chẳng thể nào biến chúng thành tác gia trong lòng người yêu văn chương thực thụ.

Anh có thể thấy khi Trần Dần và Phùng Quán sáng tác thơ về nhân dân, về sự thật, họ viết rất hay và truyền cảm; nhưng hễ họ bắt qua ca tụng lý tưởng hay con người của lý tưởng đó là lập tức ý tứ, câu chữ ngắt ngứ, đầy "hạt sạn" và dù anh không cố tình nghĩ như thế, nhưng trong lòng anh sẽ chợt dấy lên hai chữ "phỉnh nịnh" và "mị dân" khi đọc những bài thơ mang chủ đề này.

- Thưa, cụ nghĩ thế nào về những bản nhạc ca tụng của các nhạc sĩ thuộc dòng nhạc Vàng?

- Tại sao Phạm Duy và Trần Thiện Thanh viết nhạc ca tụng những người lính tử trận lại làm người nghe phải nhòa lệ và không bị phản cảm? Bởi vì họ cảm thương người lính đó thật lòng, tình cảm ấy không phải bắt nguồn từ tiền nhuận bút hay chức sắc sẽ đạt được trong tương lai, mà là từ tình huynh đệ chi binh, tình bạn thân thiết như keo sơn và tình đồng bào máu đỏ da vàng.

Một trong số những ca khúc tiêu biểu đó là bản "Lòng mẹ Việt Nam" của nhạc sĩ Lê Thương; qua phần thể hiện của "tứ trụ nhạc Vàng" Duy Khánh đã lột tả được hết nỗi đau chiến tranh.

Kế đó là bản "Bài vinh thăng cho một loài chim" của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng.

Ông Sáu quay sang nhìn con trai mà hát:

- "...!Đã sinh con rồi là thương suốt đời

Và thương mến cả lầm lỗi của con..."

Chiếc đồng hồ Odo gõ vang bốn tiếng.

Bây giờ là bốn giờ chiều.

Bà con đi mần ruộng vẫn chưa về nhà, xóm nhỏ đìu hiu trong sắc trời ráng vàng như màu mỡ gà, những ụ rơm đứng phơi mình chờ tiếng người quen.

Ông Sáu rót cho mỗi người một tách trà mới.

Mấy cái tách trà cũ sau khi chế hết nước ra, được cụ chồng lại và đặt trên khay đựng.

Thạch Sang toan bưng khay đựng tách trà xuống nhà sau, ông Sáu đã chụp tay anh và kêu đợi một chút.

- Trước khi để các anh đi, tôi muốn kể cho các anh nghe một tình huống.

Anh được bếp trưởng nổi tiếng mời ăn bánh.

Anh ăn thấy ngon, nhưng về hình thức thì cảm thấy bánh hơi sử dụng nhiều phẩm màu.

Anh bèn góp ý với bếp trưởng nên gia giảm phẩm màu.

Bỗng một đám hâm mộ của ổng bắt đầu chửi rủa anh, nói anh được ăn miễn phí mà còn bày đặt ý kiến ý cò, có biết nướng bánh như người ta không mà bày đặt nói này nói nọ...!Tình huống trên là một dạng sùng bái lãnh tụ hoặc thần tượng hóa cá nhân.

Những con người bị rơi vào dạng thức đó không phân biệt được đâu là góp ý, đâu là chống phá, đâu là mỉa mai chê trách; cứ hễ nghe những lời không phải khen ngợi người mình thích là liền nhảy dựng lên cào mặt ăn vạ, cá biệt có kẻ còn lôi từ đường người phát biểu ra rủa xả như thể dòng tộc người phát biểu ăn hết của nả tổ tiên kẻ đó vậy.

Hai cha con Việt - Khmer tiễn chân cả nhóm tới tận lúc họ lên xe ngồi.

Thạch Cầm có vẻ quyến luyến anh thầy hơn hai người kia; có lẽ ông cụ trông mong những người trót mang cái nghiệp "chèo đò" sẽ đủ bản lĩnh để đưa cho giới trẻ Tri thức có Sự thật.

Trần Cảnh Chiêu điều chỉnh lưng ghế cho ngả ra phía sau một chút để đỡ đau lưng.

- Vặn nhạc nghe chơi anh Việt.

Phan Hoài Việt bèn bật bản nhạc "Bến giang đầu - Nắng chiều " do Trường Hải trình bày.

- Anh thấy mình có xứng đáng là Phật Tử hông? - Trần Cảnh Chiêu hỏi thật, không đùa.

- Tôi còn chấp ngã nên tôi mới ở đây viết văn.

Tôi buông bỏ được thì đã thành Phật từ lâu lắm rồi, chớ đừng nói chi là Phật Tử.

- Viết trái ý trái tai người ta chắc ăn chửi nhiều lắm hả anh? Anh có ghét họ không?

- Tôi không ghét những người ghét tôi.

Tôi chỉ tiếc tôi và họ không thể đi chung một lối mà thôi.

Nhưng đôi lúc tôi cũng phải dừng lại tự hỏi, rằng đi sau lưng tôi họ có mệt không?

- Vậy nếu có thể nhắn nhủ tới họ, anh muốn nói những gì?

- Thời giờ rất quý báu, đừng lãng phí nó cho những kẻ mà mình không ưa.

Nhưng nếu như ghét tôi là một phần của công việc mà họ đương làm để kiếm tiền sống, thì tôi thấy họ thực sự rất đáng thương...!Thôi, vô Starbucks mua đồ uống giải khát đi hai anh.

- Không được bao nguyên nhà tôi nữa nghen.

Ai muốn uống thì móc tiền túi ra mà trả.

Hai người có phải tỷ phú đâu mà chơi sộp suốt.

Anh thầy và gã văn sĩ điên nhìn nhau mà cười ngất.

Mua xong mấy ly nước, cả nhóm về nhà chàng pháp y nghỉ ngơi.

Bà Trần đang lau sàn nhà nguyện.

Chồng bà cùng đàng trai đã gầy công xây lên ngôi nhà nguyện vô cùng khang trang.

Má chồng còn mua tặng bà hai bức tượng Chúa Jesus và Đức Mẹ Maria rất đẹp.

Để gia đạo tuyệt vời hơn nữa, mỗi bận má chồng đi chùa bà sẽ ráng thu xếp công việc để chở má đến đó; trong lúc má chồng đi chùa thì con dâu đi nhà thờ, chừng nào má muốn về thì gọi điện cho bà tới rước.

- Ủa? Về rồi hả mấy đứa? Cơm nước gì chưa?

- Dạ thưa cô, tụi con dành bụng ăn cơm tối luôn.

- Phan Hoài Việt vừa cởi giày, vừa nói.

- Ờ, mấy đứa "sáng suốt" đó.

Tối nay nội đãi mấy đứa lẩu mắm, heo quay với mực nang nướng sa-tế.

Chú Bảy đi biển về bán cho nhà mình một mớ mực vừa tươi vừa rẻ; con Bưởi tính lấy mấy con làm mực một nắng.

Trần Cảnh Chiêu tinh mắt thấy có một khung ảnh thờ đặt kế bên khung ảnh của Cha Diệp.

Người trong hình có vẻ hãy còn rất trẻ, đeo mắt kiếng và mặc áo dòng; trên cổ của người đó có đeo sợi dây chuyền mặt Thánh giá.

Diện mạo của "anh ta" vô cùng khôi ngô, đạo mạo.

- Mẹ, bức hình đó chụp ai vậy?

- Con không biết Linh mục Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh hả?

Bà Trần đưa cho con trai Út xem tấm hình lộng kiếng bà vừa mới thỉnh về.

Giọng nói của bà tràn ngập nỗi tiếc thương:

- Hy vọng những người theo Cơ Đốc Giáo biết đến tên Linh mục Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh.

Lúc còn sinh thời, Đức Cha thường xuyên bảo vệ người dân Hà Nội trước sự hiếp đáp của thực dân Pháp.

Sau này Đức Cha bị bắt đi học tập cải tạo, và đã mất trong tù sau mười hai năm bị giam cầm vô lý.

Đức hạnh và lòng bác ái của Đức Cha cao tới mức cảm hóa được tập thể tù nhân và đám quản chế khắc nghiệt.

Đặt tấm hình lại chỗ cũ xong, bà Trần mới nói tiếp:

- Trong Nam thì có Đức Cha Trương Bửu Diệp, ngoài Bắc thì có Đức Cha Nguyễn Văn Vinh.

- Tại sao mẹ lại gọi hai vị Linh mục đó là Đức Cha?

- Chữ "Đức" ở đây mang nghĩa kính trọng, chứ không hề có hàm ý liên quan tới chức sắc trong giáo hội.

Mẹ rất mực tôn kính hai vị Linh mục này nên thường đệm thêm chữ Đức đằng trước chức sắc của các ông.

Trần Cảnh Chiêu nhướng mày suy tư.

- Nhưng nếu các Cha còn sống, mẹ cảm thấy hai vị rất xứng đáng được thụ phong chức Giám mục...!

Bà Trần kêu con trai và hai người bạn của con đi đổi gió cho khuây khỏa, chứ ngồi đợi nấu lâu lắm.

Ba người bèn rủ nhau đi ăn hủ tíu.

Bộ ba trông thấy gia đình Kỳ Minh đang ngồi ăn hủ tíu trên vỉa hè nên ngừng bước chào hỏi đôi ba câu.

Hai bên thân thiện đối đáp, làm như hai đàng là khách quý của nhau.

Kết thúc màn "phú quý sinh lễ nghĩa", cả nhóm hết muốn ăn hủ tíu, bèn chuyển hướng đi ăn bánh tằm bì.

- Boo mỡ.

- Dạ?

- Chiều nay phải theo ba với chú Kỳ ra ngoài bãi biển tập thể dục nghe hôn?

Boo mỡ phồng má nghĩ ngợi.

Rồi thở dài đồng ý.

- Sắp vô học rồi.

Con mà ú thêm vài ký là bộ đồng phục ba đặt người ta may đầu hè phải bỏ đó.

- Dạ.

- Mấy đứa muốn ăn hoành thánh không? Ba gọi cho mỗi đứa một chén...!Riêng đứa lớn nhứt ăn hai chén...!

Vệ Minh thấy chồng nở nụ cười cầu hòa, lòng không nỡ giận một xíu nào, đành để cho cha con "tự tung tự tác".

Sau bữa ăn, gia đình Kỳ Minh tới rạp chiếu phim trong một thương xá ven biển.

Chiều nay biển động nhẹ nên Vệ Minh không an tâm đưa gia đình nhỏ ra bãi cát thả diều.

Chuyện này đã gây cho An Kỳ một trận cười thật lớn.

- Cha tôi và cha cưng đang bị đẩy vào vòng xoáy của cuộc tranh cử tổng thống.

- Cưng có nghĩ An Tần sẽ trở thành nghị viên không?

- Có.

Tôi nghĩ anh ta rất xứng đáng.

- Còn tôi? - An Kỳ bắt chước Boo mỡ phồng má làm nũng.

- Tôi rất xứng đáng trở thành vợ cưng.

An Kỳ thấy đường xá vắng lặng, nên quay sang hôn lên tóc người thương một cái thật vội.

Anh không muốn vì một phút lãng mạn riêng tư làm lỡ lạc tay lái hay đâm sầm vào xe người khác, nên phải quan sát cho thật kỹ trước khi thực hiện điều đó.

Thấy ba đứa nhỏ đã ngủ say, đôi vợ chồng son bèn nhân lúc thời tiết xấu mà dạo quanh các nẻo đường xứ Bạc Liêu.

"...!Dù chàng đôi lúc đã hờ hững, không xót thương gì

Dù chàng nhiều khi đã tàn nhẫn, em vẫn không màng

Vì đời thấy tươi đẹp khi có chàng..."

Bản nhạc "Khi có chàng" do Ngọc Lan trình bày như một lời oán than ngọt ngào mà Vệ Minh muốn gởi gắm đến người thương.

Tình khúc này được nhạc sĩ Minh Phúc viết lời Việt từ bản "Je ne suis que de lamour" của nhạc sĩ Pierre Bachelet.

- Còn đây là tiếng lòng tôi...!

An Kỳ bật bản nhạc "Yêu nhau đi" cũng do Ngọc Lan trình bày.

Nhạc sĩ Trường Kỳ đặt lời Việt từ tình khúc "Besame mucho" của nữ nhạc sĩ Consuelo Velazquez.

Ngoài ca khúc trên, còn có "Đời là giấc mơ" của nhạc sĩ Y Vân và "Trọn đời bên nhau" của nhạc sĩ Lê Toàn.

"...!Ta yêu nhau có trăng sao trên trời

Chiếu muôn ngàn ánh soi tình

Chúng ta bừng muôn sắc hồng..."

Mãi đến bảy giờ tối, gia đình nhỏ mới ghé rạp chiếu phim.

Hai người đánh thức các con, rồi dẫn chúng vào nhà vệ sinh súc miệng và rửa mặt cho tỉnh ngủ.

Vệ Minh lúc nào cũng đem sẵn mấy chai nước muối để dùng khi có việc cần.

- Vợ ăn bắp rang bơ hôn?

- ...!Tội đồ.

- Kệ, con nít mà cưng, ú xíu đâu có sao.

Vệ Minh chưa kịp phản bác, đã nghe chồng yêu nói tiếp:

- Hết gọi tôi là Lì Lớn, giờ kêu tôi là tội đồ, còn biệt danh nào nói luôn đi.

- Chừng nào nghĩ ra tôi sẽ nói.

An Kỳ bẹo má vợ cưng, rồi nháy mắt ra hiệu cho các con mau đi mua bắp rang bơ và đồ uống trước khi baba đổi ý.

Sắp nhỏ hớn hở kéo nhau đi mua bắp rang bơ, nước ngọt; hai con trai của anh chạy vượt mặt con trai của cậu, khiến Boo mỡ quýnh quáng kêu "Chờ tui", "Chờ tui"...!

Ngắm nhìn bóng lưng của sắp nhỏ, Vệ Minh mỉm miệng cười:

- Tôi thích theo dõi cặp Dustin và Burton trên Youtube.

- Còn tôi thích theo cưng.

- Theo mà bướng quá ai chiều cho nổi?

- Vậy mà cũng có người ráng chiều đó đa...!Ui da đau!

Vì sự xuất hiện của hai tay cận vệ dưới trướng Báo Đen mà bầu không khí vui vẻ bị phá hỏng.

Vệ Minh huých vai An Kỳ, rồi chỉ cho anh thấy chỗ ngồi của họ.

May Thương và July Thương vẫy tay chào hai người, rồi tiếp tục theo dõi những thước phim hoạt hình vui nhộn.

Lâu lắm rồi hai anh em họ mới có một chuyến nghỉ dưỡng như vậy.

oOo

Trần Cảnh Chiêu tìm đến quán "Sóng Nhạc" của huynh trưởng Việt Võ Đạo để nghỉ chân trước khi đi kiếm vị tiền bối mà anh hằng ngưỡng mộ.

Huynh trưởng năm nay gần bốn mươi tuổi, nhưng vì ngoại hình rất phong độ nên ai cũng ngỡ trai tân.

Ai muốn "đặt" anh bao nhiêu tuổi thì tùy ý, anh không bao giờ phản bác hay cải chính.

- Bạc xỉu?

- Dạ.

- Lấy gói xôi tôi để trên quầy tính tiền ăn đi.

Xôi bà Năm trước cổng võ đường đó.

Ngày nào đến lớp mà cậu không làm một gói đặc biệt.

- Dạ, cảm ơn anh...!Ai yêu cầu phát bản nhạc này vậy anh?

- À, là một bà cụ...!- Đặng Thừa Tân đặt hũ chanh muối lên kệ gỗ nằm sau quầy thu ngân.

Hè này quán anh bán me đá, bình bát, sơ-ri nấu khóm, chanh muối và nước mía rất đắt.

- Nhạc sĩ Lữ Liên đặt lời Việt cho ca khúc "Smoke gets in your eyes" thật hay; tựa đề cũng hết sức độc đáo "Khói thuốc làm lệ rơi".

Tiếc là ít ai hát ca khúc này, ngoài cô con gái Khánh Hà của cụ.

- Như nhạc sĩ Ngô Thụy Miên chẳng hạn, trong bài "Em còn nhớ mùa Xuân", cụ ấy đã viết: "Đây Ba Lê, đây Luân Đôn, đây Vienne", thay vì: "Đây Paris, đây London, đây Vienne", dù rằng nếu viết như vậy hát vẫn được, song cụ không chọn nó.

Người xưa rất giỏi trong việc phiên âm Hán Việt cho tên quốc tế và chuyển ngữ bài khác ngoại quốc sang tiếng Quốc ngữ.

Lần giở lớp lá chuối xỉn màu vì hơi nóng của xôi, Trần Cảnh Chiêu nhớ đến ngày chân ướt chân ráo lên Sài Gòn với gói hành trang "Đại Học ký" mà lòng bồi hồi khôn tả.

- Phần đông ca khúc bây giờ hát toàn chêm những từ tiếng Anh dễ phát âm như: "Cmon", "Baby", "Right now", "Yes", "No",...!vào trong câu hát.

Nói tỷ dụ như, "Tôi đau khổ quá baby." Còn nhạc sĩ nhạc Vàng thời xưa thì không như vậy.

Anh ra Anh, Việt ra Việt, Pháp ra Pháp.

Những trường hợp phải sử dụng ngoại ngữ trong một câu hát là khi nó mang tên một địa danh, tên người đặc biệt hoặc là danh xưng các vị Thánh và Chúa trong Cơ Đốc giáo; tỷ như "Madonley", "Ave Maria", ""...!Và các ca sĩ thời trước sẽ trình bày luôn bằng tiếng ngoại quốc nếu ca khúc ấy được viết dưới dạng song ngữ, ví dụ như "Toi jamais - Anh thì không", "Poupee de cipe, poupee de son - Búp bê không tình yêu", "Speak softly love - Thú yêu thương", "Papa - Papa", Tous les garcons et les filles - Những nụ tình xanh",...!

- Khoan, tôi chưa từng nghe những "Những nụ tình xanh"...!

- Được, tôi sẽ bật cho cậu nghe thử.

Nhạc sĩ Phạm Duy đặt lời Việt cho ca khúc "Tous les garcons et les filles" của hai tác giả Francoise Hardy - Roger Samyn.

Ca sĩ Thanh Lan hát bài này rất thành công.

Có khách tới, Đặng Thừa Tân bèn ngưng ngang mẩu đối thoại để ghi đơn.

- Đoạn đầu hát bằng tiếng Pháp, đoạn sau hát bằng tiếng Việt.

- Cụ Phạm Duy viết lời Việt cực kỳ sát với lời gốc mà vẫn hay và không bị "phô" nhạc.

- Nghĩ cũng ngộ thật ha, nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà viết nhạc kêu gọi mọi người yêu đời và quý trọng mạng sống, mà bản thân họ lại mắc căn bệnh trầm uất và chết trong cô độc.

Dường như mỗi ca từ trong bản nhạc mà họ sáng tác đều nói lên khát vọng sống đẹp và sống thật của chính mình.

- Sau câu bình phẩm, Đặng Thừa Tân thở hắt ra.

Tạm biệt sư huynh xong, Trần Cảnh Chiêu đi taxi tới chùa Khánh Hỷ.

Con đường Võ Tánh ngập trong xác lá me bay.

Mùi chuối nướng trên bếp than miểng gáo thơm ngào ngạt; thím bán hàng đương khuấy nồi nước cốt dừa, nhìn thím mà chàng pháp y Bạc Liêu bỗng nhớ tới dung nhan bà nội thời còn xuân sắc, cũng ôm ốm, dong dỏng cao và nước da bánh mật mặn mòi hệt vậy.

Nghe thấy tiếng cười nho nhỏ của người khách xứ "Công tử Bạc Liêu", anh tài xế ngó vào kính chiếu hậu, đoạn e dè hỏi han:

- Thứ cho tôi vô duyên, sao tự nhiên anh cười vậy?

- Anh là người Cà Mau?

- Ờ, nó đó anh.

- Tôi nhớ những mẩu chuyện vui trong gia đình mình.

Thường thì chủ đề của chúng gắn liền với nước da của tôi.

Số là mẹ tôi da trắng, ba tôi da màu bánh mật; anh Hai tôi giống ba, còn tôi giống mẹ, ba tôi không thích con trai da trắng bóc như trứng gà nên thường bắt tôi dang nắng để cho mau đen.

Đen đâu hổng thấy, chỉ thấy đợt đó tôi bị sốc nhiệt tưởng chết.

Mẹ tôi giận ba tôi quá nên dọn về nhà ngoại ở nửa tháng.

Bà nội mới qua kêu về.

Ba tôi buồn nhớ mẹ tôi nên người gầy rộc đi, đã thế da còn sạm đen.

Còn tôi, cái thằng tưởng chết thì lại béo ú, đã thế còn trắng trẻo hơn hồi trước vì được nhà nội tẩm bổ.

Má tôi vừa thương vừa giận, rồi cười xòa giảng hòa...!

Những mẩu chuyện vui trong gia đình mình thì chỉ có gia đình mình mắc cười thôi, người ngoài cuộc khó lòng tìm thấy chỗ mắc cười trong kỷ niệm riêng tư ấy.

Âu đó cũng là điều hay nơi nhân thế này.

- Ủa sau mình đi đường này anh?

- Chính phủ mới làm thêm một con đường tắt để phát triển kinh tế cho bà con xóm Chùa.

Chút xíu nữa anh sẽ thấy khu này buôn bán vô cùng nhộn nhịp.

Trần Cảnh Chiêu nhìn con đường càng ngày càng vắng vẻ, quạnh hiu mà cau mày hỏi:

- Thiệt không?

Người tài-xế nhịp ngón trỏ lên mặt kính chiếu hậu:

- Bà con rất kính mến sư thầy Thích Quy Tâm nên cam kết không buôn bán gần khu vực thầy ấy ẩn tu.

Anh cũng thấy hai bên đường đó, có ai bày hàng ra bán đâu.

- Tại sao? Mặt tiền "sáng trưng" vậy bỏ phí rất uổng đó đa.

- Hồi còn tại thế, Đấng Thế Tôn đã dặn không được phép xây chùa gần khu chợ búa vì sẽ bị mùi tục lụy ảnh hưởng tu tập, cũng không được xây quá xa thành phố vì nếu đêm hôm trở bịnh thì sẽ không cứu chữa kịp.

Nơi tốt nhứt để xây chùa là khu vực gần bìa rừng.

Thời nay mấy khu vực đó trở thành "đất vàng", "đất nghỉ dưỡng" hết rồi, nên thầy Tâm mới chọn ngôi chùa nằm ở nơi hẻo lánh, không ai bán buôn gì được để ẩn tu.

Hổng ngờ thế sự xoay vần, khu này lại biến thành "đất vàng", "đất bạc".

Sợ thầy dọn đi, bà con mới quyết bỏ lợi riêng để níu kéo bậc chân tu.

Thích Quy Tâm đang ngồi nướng bánh tráng dưới gốc cây đa già.

Hễ nghe thấy mùi bánh tráng nướng, sắp nhỏ trong xóm lại chạy đến xin ông mấy cái đem về ăn.

Và lần nào ông cũng cho chúng nhiều hơn con số mà chúng hỏi xin.

- Tiền bối.

Trần Cảnh Chiêu bước tới rồi cúi đầu chào ông.

Thấy ông không đả động gì tới mình thì kiên nhẫn trình bày:

- Con tìm tiền bối đã hơn bảy năm rồi.

Thích Quy Tâm sững người.

Ông cố tìm ra một nét thân quen trên hình hài chàng trai trẻ.

Nhưng không thấy.

Nên ông chuyển sang lục lại trí nhớ để tìm ra những mảnh vụn ký ức có liên quan đến người này.

Song cũng bất thành.

- Thí chủ...!thí chủ là ai?

- Con là đứa nhỏ mà tiền bối hứa sẽ truyền nghề nè.

- Tôi...!tôi không còn...!

Thích Quy Tâm cúi đầu và chắp tay xá Trần Cảnh Chiêu một cái, rồi bỏ đi một hơi xuống nhà sau.

- Tiền bối!

Châu Tuệ Mẫn đang tỉa cây bên hông chùa, nghe tiếng được tiếng mất, ngỡ có ai đó sinh sự với sư thầy nên phồng mang trợn má chạy ra hỏi:

- Quỷ phá nhà chay, mày từ đâu tới đây?

Thích Quy Tâm sợ Châu Tuệ Mẫn đánh người, đành phải đi ra can ngăn:

- Thôi thí...!Thôi cậu vào đây đi.

Tuệ Mẫn, cậu đây là khách của chùa.

- Dạ.

Ông toan dẫn cậu trai lạ mặt cứ luôn miệng gọi mình là "Tiền bối" vào chánh điện, thì đã nghe tiếng của cậu ta nói:

- Con theo Chúa...!

- Theo tôi xuống sân sau.

Thích Quy Tâm vừa lấy chổi lông gà quét xác lá vương trên bộ bàn ghế đá hoa cương, vừa giới thiệu:

- Cậu thấy cái cây đằng đó không?

- Thưa thấy...!A!

- Sau khi được cậu tặng chồi cây nhãn da bò, vì lu bu công việc, tôi nhờ một nhà vườn Bạc Liêu trồng giùm.

Tôi chuyển vào đây ẩn tu, mang nó theo luôn.

Thấm thoát mà đã mười bốn năm ròng.

Thích Quy Tâm mời Trần Cảnh Chiêu hái nhãn ăn chơi.

Cứ hễ đến mùa nhãn chín, ông lại để bà con tới hái nhãn.

Bỗng từ ngoài cổng, một người đàn ông mặc áo thun, quần jeans bạc màu, trên vai quải ba-lô đi xăm xăm về phía họ.

- Anh Lãng.

- Chồng tôi nhờ tôi ghé hỏi thăm anh đôi điều về án oan của Thường Khán Cảnh.

Anh là người pháp y phụ trách khám nghiệm tử thi của hai mẹ con và cả Khán Cảnh.

Nghe xong, Thích Quy Tâm ra hiệu cho hai người theo mình.

Bạch Lãng thở dài thườn thượt.

Ông không cố ý phá hỏng Bát Chánh Đạo của người bạn học cùng lớp.

Nơi mà ông dẫn hai người pháp y đến là chỗ thiền định của ông.

Ngoài một cái rương đã hoen gỉ ra, trong phòng chẳng có gì cả.

- Mời cậu và anh Lãng ngồi.

Thích Quy Tâm đẩy cái rương về phía họ.

Khá nặng, nhưng cũng chưa tới mức khiến người bị cụp xương sống cụp thêm lần nữa.

Cái rương không khóa, nên chỉ cần kéo chốt là mở được.

Những tiếng "Ken két" như con cóc cầu mưa vọng vào tai hai viên pháp y.

"Két..."

Trong rương đựng bốn khẩu súng, sáu băng đạn, mười mấy cuốn băng ghi âm, hàng chục album và vô số thứ khác.

Tất cả là minh chứng cho quá khứ hào hoa và oai hùng của Thích Quy Tâm.

Một bên Đạo, một bên Đời.

Thích Quy Tâm đưa cho mỗi người một tấm ảnh, rồi ngồi xếp bằng đợi họ lên tiếng.

Trần Cảnh Chiêu cau mày nhìn tấm ảnh.

Bức hình chụp bốn người, từ trái qua phải là Ngô Kỳ Ân, Tống Nhạn, Thích Quy Tâm và một người nữa không rõ danh tính.

- Hồi đó tiền bối nhìn lãng tử và bảnh bao quá.

- "Thành - Trụ - Hoại - Diệt", tôi đã bước vào cửa Hoại rồi.

- Ánh nhìn của vị tăng sĩ không vương một xíu hoài niệm hay luyến tiếc dĩ vãng hào hùng.

- "Mỹ nhân tự cổ như danh tướng.

Bất kiến nhân gian lúc bạc đầu." - Trần Cảnh Chiêu vuột miệng bình phẩm.

- Ai rồi cũng sẽ bạc đầu, dù có thẩm mỹ cách mấy cũng chẳng thể phục hồi vẻ tươi trẻ lúc thanh xuân.

"Xạch."

- Thầy ơi, con nấu cơm xong rồi, con mở truyền hình coi nghen thầy?

- Ừ.

- Thích Quy Tâm nhoẻn miệng cười thật hiền.

- Cậu này là...!

- À, con của thím Bảy.

Kể từ ngày nhận trông nom nó, tôi bị nhiều người đồn đại có con riêng mà đợi lớn mới dám nhìn lại.

- Dung mạo của anh và cậu ta khác nhau như người nước Anh với người thuộc sắc dân da đỏ vậy.

Giống ở đâu mà vu khống hả?

- Họ biểu con không giống cha, mà giống má.

Hai viên pháp y khác tuổi ôm bụng cười sặc sụa.

Đúng là "thương thì trái ấu cũng tròn, ghét thì trái bồ hòn cũng méo".

- Bởi vậy tôi coi cậu ấy như con đẻ luôn.

Âu cũng là cơ duyên mới khiến người ta nghĩ nó là con ruột tôi....!Này, hai người xuống ăn cơm với tôi và cậu Mẫn nghen?

Bữa cơm có món canh rau dền, đậu hũ kho và mỳ căn chiên giòn.

Châu Huệ Mẫn không ăn chay nổi nên Thích Quy Tâm ngày nào cũng cho cậu ít tiền mua món mặn về dùng, ông không để cho thím Bảy hay.

Từ chuyện này mà rất nhiều kẻ đồn thổi ông thế này thế nọ, song ông cự cãi, phân bua hay khóc lóc giãi bày.

- Thầy, con có mua cho thầy lon nước ngọt nè.

- Ủa anh uống nước ngọt được hả?

- Tôi uống nước ngọt được.

Thỉnh thoảng cũng phải uống vài lon để tránh bị tuột đường.

Thích Quy Tâm làm cho mỗi người một ly Coca đá mát lạnh.

Cái tủ lạnh này đã theo chân ông từ hồi còn là pháp y tới giờ; mỗi năm nó càng hỏng hóc, nhưng ông vẫn nhờ thợ sửa chứ không định mua cái mới.

- Tôi phá giới mà bà con không bị phiền lụy vì lo lắng cho sức khoẻ cho tôi.

Mình lo giữ giới mà khiến người khác bị hỏng đường tu thì kỳ lắm.

Châu Tuệ Mẫn sớt cho hai viên pháp y mỗi người một khúc cá kho khóm béo ngậy và trứng cá thu chiên xù.

Đoạn bới cơm cho từng người.

Tiếng chuông chùa vang vọng trong không gian u tịch bất giác khiến Trần Cảnh Chiêu bặm môi nghĩ ngợi.

Ai là người đã kéo chuông vậy?

oOo

Manuel Ngô và Cừu Đen đã ở trong Quân Y viện gần một tuần.

Hai người được xếp chung một phòng để tiện cho việc bảo vệ nhân chứng.

Nhờ thế mà y mới có dịp hàn huyên cùng cậu bạn Công Giáo, và đã biết thêm về chuyện tình của ba mẹ mình; những tình khúc anh ta bật ở trên xe hôm đó phần nào nói lên tâm sự của đôi tình nhân lầm lỡ ấy.

Các anh em Mục sư trong Hội Thánh Tin Lành sẽ đến thăm hai người vào lúc mười giờ sáng.

Đáng ra họ đã đến thăm từ hôm hai người nhập viện, nhưng giới cảnh sát không cho phép nên đành hoãn lại tới bữa nay.

- Vừa được cho phép là bọn tớ vào đây thăm cậu ngay.

- Đỗ Duy Phú sốt sắng nói.

Anh ta là một trong hai vị Mục sư mà Manuel Ngô tính đi truyền đạo cùng.

- Làm phiền mọi người quá.

- Manuel Ngô cười gượng gạo.

- Chuyến đi tốt đẹp chứ?

- Trên cả tuyệt vời cậu à.

- Đỗ Duy Cường xen vào.

- Anh nì là ai thế hả Kỳ Anh?

- Dạ, ảnh là bạn thuở nhỏ của em, từng là Linh mục, nhưng bị treo chén rồi.

Cặp song sinh đưa mắt nhìn nhau hội ý, có vẻ họ đang khó xử khi nghe tin này.

Cừu Đen ngó hết thảy mười bốn khuôn mặt vận áo sơ-mi trắng và quần tây đen, chân đi giày da, không đeo cà-vạt.

Trên tay mỗi người xách theo một phần quà nhỏ xinh; người thì giỏ trái cây, anh thì hộp bánh bích quy.

Cừu Đen sau chuyến này chắc thành Cừu Phì Lũ mất.

- Thôi anh đừng buồn.

- Đỗ Duy Phú khó nhọc mở lời.

- Có lẽ...!A...!khó nói quá!

- Chiều nay anh em tớ mới đi lên Tây Bắc.

Vắng cậu buồn phết.

Đi tới Đà Nẵng thì vòng trở về Sài Gòn, chứ chả có đi luôn một hơi như dự định.

- Đỗ Duy Cường gỡ rối cho anh trai.

- Thứ lỗi tôi vô duyên, anh đây bị treo chén lâu chưa? - Người đeo kính thuốc có giọng nói thật hiền cất tiếng hỏi Cừu Đen.

- Cũng lâu rồi anh.

Khoảng trên dưới ba năm.

- Linh mục bị treo chén thì cũng chẳng khác nào cầu thủ bị treo giò.

- Người đeo đồng hồ ở cổ tay phải thấp giọng bình luận.

Thầy Phương đằng hắng một tiếng, ra hiệu chấm dứt chủ đề đang nói.

- Mấy cậu đói bụng chưa? Tôi đi đặt cơm luôn thể.

Cơm gà xối mỡ hén?

- Dạ, tụi con cảm phiền Thầy vậy.

- Còn con thì sao Thầy?

- Cậu thì ráng chịu khó ăn cháo lỏng, uống sữa nóng...!Sẵn dịp này giảm cân luôn.

Manuel Ngô chúm chím cười.

Đợi cho Miguel Phương đi khỏi, không khí trong phòng mới vui tươi trở lại.

Ai nấy cũng sợ vị Giám mục như sợ ông Ba Mươi.

- Cừu Đen, quê anh ở mô?

- Đà Lạt mộng mơ.

- Tôi thì Huế buồn.

Cừu Đen trỏ tay vào cặp song sinh:

- Hai người thì chắc "Em ơi Hà Nội phố"?

- Vâng.

Miguel Phương không trở lại.

Có thể là do ông bận chuyện riêng, mà cũng có thể là tại ông cảm thấy không thoải mái.

Ông và các Mục sư trong Hội Thánh địa phương đã du di cho con trai nuôi lần này là lần thứ bảy, nếu còn vi phạm nữa, rất tiếc, ông và mọi người đành phải xử lý thẳng tay thôi.

Người đeo kính thuốc và người đeo đồng hồ ở cổ tay phải lãnh phần đi nhận cơm hộp, trong phòng giờ còn lại mười hai người, đã tính luôn hai nạn nhân chết hụt.

"Cạch."

- Oa, Thầy Phương hay hai anh mua đá me bao bọn mình vậy?

- Anh Hai Nghĩa.

Người có đôi mắt bồ câu nói đoạn, tiến tới phân phát cho mỗi người một bịch đá me chua ngọt.

Đương nhiên Manuel Ngô không có phần.

- Thầy Phương buồn anh dữ lắm đó anh Anh.

Thầy thấy anh hay qua lại với tín hữu Jayden thì thầy càng phiền lòng hơn nữa.

Manuel Ngô lặng thinh.

Năm ngón tay y siết lấy Thánh giá.

Những cạnh nhọn của cây Thánh giá đâm vào lòng bàn tay y như gai nhọn của loài táo gai.

- Chúa chứng giám cho lòng trung thành của tôi với Ngài.

Và, tôi không phải người đồng tính!

- Các Giám mục khác đã để mắt đến anh rồi đấy.

Thầy Phương...!

- Tôi biết Thầy Phương đã...!bao che...!đã...!biện minh...!cho tôi...!hết lần này...!rồi đến lần khác...!

Người đeo kính thuốc chợt mở cặp táp, phát cho mỗi người một tờ giấy, đoạn bảo:

- Đọc kinh nhe?

Cừu Đen không tham gia.

Anh ta mở báo ra đọc.

Vụ tai nạn của họ đã giúp cánh báo chí thu về một khoản kha khá; ngày nào họ cũng lên bài phân tích, suy luận để thu hút nhóm độc giả có máu trinh thám và giàu trí tưởng tượng.

Điều khiến gã phải lưu tâm là toán sát thủ biết hôm đó ở đây có làm đường nên đã đứng phục sẵn trong lối thoát hiểm; sau khi xả súng và ném chất lỏng lên xe của gã, chúng liền tẩu thoát bằng lối này.

Vậy chỉ cần tra ra người đã báo trước lịch trình tu sửa đường xá cho chúng biết là sẽ bắt được kẻ chủ mưu.

Kết thúc bài kinh, các vị Mục sư mới tìm chỗ dùng bữa trưa.

Cừu Đen cũng được ăn cơm gà như họ.

Còn Manuel Ngô thì không, y phải ngồi đợi điều dưỡng viên đem cháo và sữa lên.

Khoảng bốn giờ chiều, hai người lại có khách.

Nhác thấy Silas, thứ trong đầu mà Cừu Đen muốn có ngay lúc này là khẩu súng.

Silas không nói không rằng, ngồi xuống một băng ghế sô-pha trong bộ, đoạn bật bản nhạc "Feeling good" do Michael Bublé trình bày; ngoài nam danh ca điển trai này, một trong những ca sĩ thể hiện thành công nhất nhạc phẩm trên còn có Nina Simone, Adam Lambert, Flo Rida, Avicii, Ed Sheeran,...!

- Giọng nam cao thì có Adam Lambert và Duy Quang, còn giọng nữ cao thì có Adele và Thái Thanh.

Bốn tiếng ca này mà cất giọng cùng lúc chắc...!

- Tôi gọi anh là Manuel được không?

- Xin cứ tự nhiên.

- Silas, Kenneth chịu trả tự do cho anh rồi à? Nên anh mới "Feeling good"?

- Không.

Nhưng cũng dễ thở hơn trước rất nhiều.

"Cạch."

- Sao anh lại ở đây?

Silas nhìn khay cà-phê mà Judas đang bưng một đỗi, mới chịu trả lời anh ta:

- Nghe tin Cừu Đen gặp nạn, tôi tới xem coi thực hư thế nào.

- Mừng hay vui? - Cừu Đen nhếch miệng hỏi.

- Rất vui.

- Cười cho đã rồi cút khỏi đây đi.

- Hai người này là bạn hay thù vậy Judas?

- Kỳ phùng địch thủ.

- Judas chìa túi nylon đựng mấy hũ kem Haagen-Dazs cho Manuel Ngô xem.

- Mới mua cái sột nên ăn liền được.

Manuel Ngô chọn vị Spirits - Rose and Cream Ice Cream.

Y vừa lột vỏ giấy dán trên miệng hộp, vừa hỏi Judas:

- Giờ thì tín hữu Jayden hiểu sự khác nhau giữa Cơ Đốc Giáo và Thiên Chúa Giáo chưa?

- Hiểu rồi.

Phức tạp thật.

- Anh học tiếng Việt ở đâu? - Cừu Đen ném trái táo về phía Silas.

- Trong một Hội Thánh Tin Lành dòng First Baptist do các Mục sư người Việt chủ quản.

Nơi tọa lạc trên đường Anaheim, thuộc Nam California.

- Nói xong, Judas cất mấy hũ kem hảo hạng vào ngăn đá của chiếc tủ lạnh màu xanh ngọc.

- Bên tôi là Lutheran.

- Manuel Ngô mỉm miệng cười.

- Họ dạy giỏi đó.

- Từ ngữ chuyên ngành vốn dĩ rất khó để học và ghi nhớ mà.

Nhất là về Chính trị, Tôn giáo, Khoa học và Y dược.

Lầm lẫn là chuyện đương nhiên.

- Cừu Đen bỗng góp lời.

Manuel Ngô vừa ăn kem, vừa miên man nghĩ tới câu chuyện của vị tăng sĩ chùa Khánh Hỷ.

Thích Quy Tâm kể Đấng Thế Tôn không chấp nhận cho nữ giới xuất gia, nhưng vì Ananda năn nỉ, khóc lóc quá nên Ngài đành đồng ý.

Nhưng Ngài nói trước rằng nếu để cho nữ giới xuất gia thì Phật Giáo sẽ chỉ còn năm trăm năm Chánh Pháp, thay vì con số một ngàn năm.

Do đó mà đời nay đáng lẽ ra là đời Thịnh Pháp, bởi một quyết định của Ananda mà đã trở thành Mạt Pháp.

Rất nhiều tín đồ Phật Giáo đã trách cứ tôn giả, không chỉ về việc này mà còn chuyện đã để cho Đấng Thế Tôn nhập diệt sớm.

"Cạch."

- Anh Micae Nghĩa?

Bây giờ Cừu Đen mới biết tên của người đàn ông đeo kính thuốc là gì.

- Theo như sự hiểu biết hạn hẹp của tôi, Cơ Đốc Nhân thường không có tên Thánh.

- Cừu Đen e dè phát biểu.

Manuel Ngô bật cười:

- Đúng là như thế.

Trong số nhóm Mục sư địa phương, chỉ có vỏn vẹn năm người có tên Thánh.

Người đưa Thầy Phương tới con đường phụng sự Thiên Chúa là một vị Giám mục người Pháp; tên của Thầy quá khó đọc với khẩu âm xứ sở "Kinh đô Ánh Sáng" của ông nên ông đã gợi ý Thầy lấy tên Thánh cho hai bên dễ bề xưng hô khi học Đạo.

Micae Nghĩa thay em Mười nói tiếp:

- Thay vì đọc là "Phương" như bọn mình, ông đọc thành "Phun".

Lần nào nghe ông ấy gọi, Thầy tôi cũng được trận cười ngặt nghẽo.

"Thưa, con tên Phương, không phải tên "Phun", thưa Thầy."

- Vậy những ai mang tên Thánh đều là học trò của Thầy Phương?

- Thưa phải.

Thầy làm như vậy để tưởng nhớ đến người Thầy đã về Nước Chúa.

Mỗi khi gọi bọn tôi bằng tên Thánh, Thầy lại rưng rưng muốn khóc.

Micae Nghĩa cười buồn.

Anh liếc mắt nhìn Judas, rồi nhìn qua Manuel Ngô, lòng miên man nghĩ ngợi vẩn vơ.

- Anh là Mỹ Latin gốc Brasil? - Thấy Judas gật đầu, Micae Nghĩa hỏi tiếp.

- Anh có biết tiếng Bồ Đào Nha không?

- Không rành gì mấy.

Tôi chỉ biết mỗi tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha, còn tiếng Việt thì đang trau dồi thêm...!Nhưng hình như Mục sư mới nói chữ "Brasil"?

Micae Nghĩa tung hứng trái táo Fuji.

Anh vừa làm vừa nói:

- Người miền Nam kêu trái này là trái bom, chữ này trong tiếng Pháp đọc là "pomme", người mình kêu đơn giản là "bom", không có âm câm - âm hiện như cách nói của họ.

- Anh biết tiếng Pháp hả?

- Thưa, Thầy Phương có dạy cho, nhưng tôi dốt quá nên chỉ nhớ lõm bõm vài chữ...!Muốn nghe bản nào thì nghe đi.

Manuel Ngô chớp chớp mắt:

- Bài gì hả anh Hai?

- Chẳng lẽ giờ nghe Thánh ca?

- Dạ.

- Bọn tôi là Vệ binh Quốc Gia.

Khi Đất Bằng dậy sóng, bọn tôi sẽ lên đường chiến đấu.

Đền nợ Nước, trả nợ Nhà.

- Micae Nghĩa tự nhiên khai thác đề tài mới.

Cách dẫn dắt câu chuyện của anh ta khiến mọi người cảm thấy khó hiểu và khó theo dõi.

- Nghe bài "Chàng là ai" của cô Thái Thanh nghen?

"Chàng là ai" của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết và "Người yêu lý tưởng" của nhạc sĩ Y Vân là hai trong vô số bài hát ngợi ca đời lính phong trần, gian khổ.

Khi bản nhạc vừa tắt, Manuel Ngô cắn môi hỏi:

- Ju...!Jayden muốn ăn thử hủ tíu ở đây không?

- Để tôi dẫn ảnh đi.

Cậu n-g-ồ-i y-ê-n ở đấy.

Judas hiểu Micae Nghĩa muốn nói chuyện riêng với mình, nên gã góp vài lời trấn an Manuel Ngô, rồi sóng vai người Mục sư xấp xỉ tứ tuần bước ra ngoài.

Tầng thượng rợp sắc thiên nhiên rất thích hợp để hai con người yêu Chúa đàm luận, giãi bày tâm sự.

- Tín hữu biết Mười điều răn phải không?

- Tôi biết.

Tôi và Mục sư Kỳ Anh không ai phạm lỗi nào hết.

- Anh chắc không?

- Chắc.

Micae Nghĩa mời Judas ngồi xuống băng ghế đá.

Sợ bệnh nhân ở lâu tâm trạng dễ "xuống dốc", đội ngũ nhân viên y tế trong nhà thương đồng ý để bệnh nhân lên đây làm vườn và ngắm cảnh.

Tuy nhiên, nhằm đề phòng bất trắc, nơi đây không khi nào ngớt bóng dáng bảo an.

Vuốt ve nhành dương liễu một đỗi, Micae Nghĩa mới quyết định kể cho Judas nghe một đoạn quá khứ của Manuel Ngô.

Anh ta không mào đầu, mà cứ thế đi thẳng vào câu chuyện:

- Kỳ Anh vốn xuất thân từ trường dòng Công Giáo.

Vì một vài chuyện liên quan tới cha đẻ mà buộc phải rời khỏi trường dòng để bảo toàn tính mạng cho các tu sĩ ở đấy.

Nó ở cô nhi viện được dăm hôm, Thầy Phương tới rước nó về nuôi và đặt tên Thánh cho nó là Manuel.

Thuở bé, sau giờ tan học, nó lãnh phần quét dọn, lau chùi nhà thờ; nhiều tín hữu thương nó côi cút nên hay tặng quà, đồ chơi cho nó, cá biệt có người hiếm muộn còn nằng nặc xin nhận nó làm con, song Thầy Phương không đồng ý vì sợ họ bị sát hại...!

- Anh là ai?

Micae Nghĩa đưa thẻ cảnh sát cho Judas xem.

- Im.

- Hiểu.

- Judas đặt ngón trỏ trên cánh môi.

- Còn Thầy Phương?

- Chỉ là một người cha nuôi và một người thầy hiền đức.

Bỗng điện thoại của Micae Nghĩa đổ nhạc chuông, bài hát quen thuộc xuất hiện ở rất nhiều đám cưới trên toàn thế giới, nhưng rất tiếc Judas không biết tên.

Đợi anh ta quay lại, Judas liền hỏi:

- Bài này tên gì vậy Mục sư Nghĩa?

- "Oui devant Dieu" do ca sĩ người Pháp Alain Morisod trình bày.

Lời Việt là "Ngày tân hôn", người soạn lời là nhạc sĩ Phạm Duy; anh có thể tìm nghe qua giọng ca Elvis Phương hoặc Thanh Lan.

"Vâng, trước mặt Chúa", nếu dịch theo kiểu "word by word".

- Mục sư có vợ rồi à?

- Phải.

Có cả con luôn rồi.

Vợ của Micae Nghĩa gọi anh tới trường đón con.

Hôm nay chị tới "kỳ" nên lái xe không vững, đành nhờ chồng rước giùm.

Chị là freelancer, thường cộng tác với các tờ báo giải trí, chuyên đề mà chị thực hiện là về giới giải trí, góc nhỏ to tâm sự và chia sẻ cách nuôi dạy con cái, nấu ăn và làm đẹp.

- Tôi bắt đầu cảm thấy hơi sờ sợ Hội Thánh Tin Lành Lutheran do Thầy Phương và các anh đảm trách rồi đấy.

- Anh không giỏi tiếng Việt mà dám đứng ra làm luật sư biện hộ cho Kỳ Anh thì chứng tỏ lá gan anh cũng lớn lắm đấy.

Hai anh em công tố viên họ Huỳnh luôn lãnh trách nhiệm "đánh tâm lý chiến" với nghi can và bị cáo...!

- Ý anh muốn nói, họ cố tình gài bẫy Anton Nhân?

- Tự suy luận và kết luận đi, tín hữu Jayden...!Thôi, tới giờ rồi.

Tôi phải đi đón con trai, kẻo nó lại la cà với mấy đứa bạn nữa thì khốn.

Nền trời phủ bóng hoàng hôn cam ngọt.

Judas lặng ngắm vầng dương trong tư thế cho hai tay vào trong túi quần.

Gã hãy còn nhớ như in những gì mà vị Linh mục Brazil ấy nhắn nhủ: "Tin tưởng bản thân con như tin tưởng Đức Chúa.

Bởi nếu con không làm chủ được chính mình, ác quỷ sẽ sống thay con."

Đến lượt điện thoại của gã đổ chuông; một bệnh nhân đang nằm võng cách đó năm-sáu mét ngóc đầu dậy chửi thề, rồi ngả lưng xuống ngủ tiếp, trốn lên đây rồi mà vẫn bị làm phiền.

- "Ăn hủ tíu" xong chưa?

- Rồi.

- Anh Nghĩa không nặng lời với anh chứ?

- Không.

Mục sư Nghĩa "dễ thương" lắm.

- Anh có tiện đường thì xuống căn-tin mua giùm tôi bịch cà-phê đá...!Có mặt Thầy Phương và anh Hai Nghĩa tôi chẳng dám ghé miệng uống.

Judas chợt bật cười khúc khích.

Điệu cười của gã làm cho Manuel Ngô ngại ngùng.

Y e dè hỏi:

- Sao Judas cười?

Judas không đáp.

Gã gửi cho người Mục sư mà mình yêu mến ca khúc "Đại lộ hoàng hôn" do Hà Thanh trình bày.

Vầng dương hào nhoáng đang nghiêng mình say ngủ sau mấy gợn sóng mây cam hồng.

oOo

Anzu nghe thấy bản nhạc "Love runs out" của ban nhạc OneRepublic:

"Tôi sẽ là ánh sáng, là que diêm, là vầng dương rực sáng của chị.

Tôi sẽ là công lý trong đêm đen mà chị đang tìm kiếm..."

- Canh bạc này cậu đặt cược quá liều rồi...!- Anzu rít từng chữ qua kẽ răng.

Bà đến nơi hoang vắng này dựa trên nội dung trong tin nhắn.

Bà quá già để sợ bị bắt cóc lấy nội tạng, và cũng tự biết mình quá xấu để sợ bị làm nhục, nên bà không còn sợ chi hết.

"Phựt."

Hốt nhiên, các ngọn đuốc cắm trên tường bùng cháy, làm bừng sáng không gian tối tăm, quạnh quẽ.

Từ phía cuối hành lang, Anzu trông thấy một người đàn ông mặc âu phục đứng hút xì-gà.

Bà rùng mình, cố nhắc nhở mình người mà bà quen biết đã mồ yên mả đẹp, còn người đứng đằng đó là con trai của anh ấy:

- Cậu giống hệt như anh ta...!

Cấp Trên hơi mỉm miệng cười:

- Tôi từng nghe ổng nhắc đến thím.

- Thuở ấy ai cũng nghĩ tới tiền và quyền lực.

- Bây giờ cũng thế mà.

- Khánh, kêu cậu tới đây?

- "Chuông nguyện hồn ai?"

- "Đừng hỏi chuông nguyện hồn ai, chuông nguyện hồn anh đấy."

- Một tác gia thế kỷ, nhưng không phải là nhà văn yêu thích của tôi.

- Cấp Trên giữ điếu xì-gà bằng ngón trỏ và ngón giữa.

Bà ta đã từng thết đãi hai cha con gã rất nhiều món ngon; cũng là một món nợ ân tình mà gã không biết có nên trả hay là không.

Cấp Trên đưa Anzu tới một rạp chiếu phim vắng ngắt.

Sau vụ bắt cóc con gái Thứ trưởng Bộ Tư pháp và người tình của cô ta, rạp chiếu phim Happy Hour bị ra lệnh đóng cửa.

"Những khi lỡ xem phim buồn

Thường làm tôi khóc ngất ngây..."

"Chuyện phim buồn" là phiên bản Việt của ca khúc "Sad movies (Make me cry)" của nhạc sĩ John.

D Loudermilk, người đặt lời là nhạc sĩ Nguyễn Duy Biên.

Ca khúc này còn có phiên bản tiếng Pháp mang tựa đề "Quand le film est triste" do đôi nhạc sĩ Georger Aber - Lucien Morisse đặt lời.

Rất nhiều nữ ca sĩ đã trình diễn nhạc phẩm này thành công, tiêu biểu có Ngọc Lan, Kiều Nga, Như Quỳnh, Thanh Mai, Thanh Lan,...!

- Tôi nhường không gian lại cho hai người nhé?

- Tôi đoán cậu sẽ không muốn trả lời, nhưng tôi vẫn muốn hỏi cậu đi đâu?

- Đi tìm bé yêu của tôi...!- Cấp Trên nửa đùa nửa thật.

Trên hàng ghế đầu, Hác Đăng Khánh đương ngồi vắt tréo chân.

Hình như cậu trẻ đang kiểm tra hộp thư điện tử hay đọc báo cáo nào đó.

Đôi môi cậu trẻ mím chặt lại.

Hai đầu lông mày díu vào nhau.

- Chị.

- Tôi đây...!Sắp ăn cái gì đó? - Anzu tính để cái hộp đựng thức ăn nhanh làm vật ngăn cách giữa hai người, nhưng tổng thống Khánh đã dập tắt ý định đó.

Chú mời bà ngồi cạnh mình, trái hay phải đều được, miễn là ngồi cạnh chú; như trong ca khúc "Lại gần hôn em" mà chú từng nghe "đóa hoa bạc mệnh" Ngọc Lan trình bày.

- Hồi còn du học bên Mỹ, tôi thường hay đi mua sandwich kẹp gà về ăn lót dạ, địa điểm yêu thích của tôi là Chick-fil-A, Popeyes và KFC.

- Sao tổng thống không ăn đồ Việt để được kêu "yêu Nước"?

- Vậy chắc tôi yêu Bến Tre dữ lắm vì rất thích uống nước dừa.

Hoặc giả tôi vô cùng mến thương Phan Thiết hay Phú Quốc vì hầu như ngày nào cũng ăn nước mắm.

Và tôi không hề quý Hà Nội vì không khoái ăn bún đậu hay bún chả, nem rán.

Anzu che miệng cười.

Hồi đó, mỗi bận hẹn hò với bà, cậu trẻ như con gà mắc tóc, ấp a ấp úng, chẳng dám phản bác lại nửa lời.

Lúc nào bà nói lỡ lời quá trớn, cậu ta mới cãi lại bằng giọng cà lăm cà lắp.

- Đã có thời gian tôi nghe bài "We will rock you" do bộ ba Beyoncé, Britney Spears và Pink trình diễn.

- Để tự khích lệ tinh thần?

- Đại loại vậy.

Hác Đăng Khánh mở hộp thức ăn nhanh Popeyes.

Mùi dầu mỡ hơi ngậy lan tỏa trong không gian lặng ngắt như tờ của rạp chiếu phim bị bỏ phế.

Anzu thấy trong hộp có hai cái sandwich gà chiên, một gói gà lắc, hai gói khoai tây chiên cỡ lớn và hai gói tôm viên.

Vừa đưa cái sandwich cho Anzu, tổng thống Khánh vừa hỏi:

- Chị muốn giải oan cho cháu Anton Nhân không?

Anzu cố tránh ánh mắt của cậu trẻ:

- Đương nhiên là muốn.

- Kể tôi nghe từ đầu đến cuối đi chị.

Anzu chậm rãi kể về những điểm đáng lưu ý ở Phạm Thành Nhân, tỷ dụ như nó thuận cả hai tay, rất sợ ma cỏ và mắc bệnh kén ăn.

Bà cũng kể luôn cái tánh nhát gái của nó, nên hầu như gia đình không phải lo nó yêu đương sớm hay làm con người ta có bầu.

Học lực chỉ nằm ở mức khá; nhưng về ngón đề đờn ca tài tử lại là "số dzách", ông cậu và anh trai nó chỉ cần dạy sơ qua là đã nắm vững các bước thực hành.

Nó không ưa đọc sách, cũng không thích ngồi tiếp chuyện với những người nói đạo lý; có lần giận nó quá, bà đã gào lên:"Ý cậu nói tôi sống như vậy phải không?"

Hác Đăng Khánh vừa ăn sandwich gà, vừa lắng tai nghe người tình muôn năm nói.

Chú không nỡ thú thật rằng có vài điểm mà chị vừa nêu rất bất lợi cho cậu Anton Nhân, nên đành lặng thinh tính đường thu xếp.

oOo

Chú thích:

/ Câu nói này nằm trong tác phẩm "Chuông nguyện hồn ai" của nhà văn Ernest Hemingway, bản dịch thuật do Nguyễn Vĩnh - Hồ Thế Tân thực hiện..

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio