Tình Chị Duyên Em

chương 36

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

Toàn thân tôi bỗng như rụng rời, nhìn con dao nhọn hót còn cắm trên lưng cậu liền lắp bắp nói:

– Cậu Bảo… Cậu Bảo ơi…

Cậu Bảo nhìn tôi, đôi mắt đỏ lên nắm chặt tay hỏi nhỏ:

– Em có sao không?

Nghe đến đây, tôi không kìm được nữa bật khóc tu tu, đột nhiên tôi thấy con Hương khẽ kéo tay cậu Thành xuống, đổ một thứ nước gì đó lên tay rồi sau đó lại đổ hết xuống đất. Tôi không để tâm được nữa, quay sang phía thầy lang Nguyễn khẽ nói:

– Thầy ơi… cứu cậu Bảo.

Bà cả hình như lúc này mới kịp định thần lao về phía cậu Bảo gào lên:

– Con ơi… con có sao không?

– Bu…

– Thầy lang Nguyễn, mau lên.

Thầy lang Nguyễn cầm hộp đựng thuốc ngồi xuống, vừa định chạm tay đến vết thương đột nhiên ông khẽ giật mình lùi lại. Con dao bị cắm khá sâu, tôi sợ hãi lay tay thầy van xin:

– Thầy ơi, mau lên cứu cậu Bảo đi thầy

Lúc này tôi đã thấy gương mặt cậu Bảo chuyển sang tái nhợt. Con Hương bỗng dưng cười rất lớn. Nó vừa cười gào rít lên:

– Cậu Thành, cậu xem đi, đến cuối cùng ai là người tốt với cậu? Người ta cũng chỉ quan tâm chồng người ta, hà cớ gì cậu cứ phải tương tư một người như vậy? Cậu bị thương vì cô ta, cô ta có để tâm không? Cậu có biết thứ nước tôi vừa đổ lên tay cậu là gì không? Là thuốc giải đấy, thuốc giải độc đấy.

Tôi nghe đến đây, một linh cảm bất an chợt dấy lên, thầy lang Nguyễn run run dùng kéo cắt phần xung quanh con dao nhắm nghiền mắt nói:

– Trong con dao này có tẩm độc.

Tai tôi bỗng như ù đi, quỳ sụp xuống nói:

– Thầy ơi, bây giờ phải làm sao?

– Tôi… loại độc tố này nếu tôi không nhầm thì xuất phát từ vùng cao. Nếu như… hai đến ngày không có thuốc giải độc e rằng sẽ chết. Vết thương cũng tương đối sâu, tuy tôi có thể xử lý được nhưng vì dính cả độc nên….

– Không, thầy ơi, thầy đừng nói vậy. Phải có cách, thuốc giải….

Tôi nhìn phần nước bị rớt xuống nền đất liền lao đến, thế nhưng nước đã ngấm hoàn toàn xuống đất, tôi có cố gắng thế nào cũng không thể lấy được dù chỉ một giọt. Thầy lang Nguyễn lại cất giọng đều đều:

– Loại thuốc này thuốc giải cũng chỉ nơi đó mới có.

– Thầy làm thầy thuốc lâu như vậy…

– Đúng vậy, tôi tuy làm thầy thuốc lâu nhưng loại độc tố này tôi cũng mới chỉ nghe qua chứ chưa từng thấy, chưa từng nhìn. Mà giờ muốn đi tìm hiểu ít cũng mất nửa tháng, còn không thậm chí mất vài ba tháng cũng mới biết nó xuất phát từ đâu. Mà… chỉ có hai ba ngày thì rất khó.

– Vậy có thể mời thầy thuốc trên kinh thành xuống không?

– Thầy thuốc trên kinh thành về đến cũng mất hai ba ngày rồi, mà cũng chưa chắc đã biết về loại độc này.

Tôi nghe xong toàn thân như sụp đổ, lúc này không còn nghĩ được gì quỳ xuống chân con Hương khẽ nói:

– Hương… mày muốn gì cũng được. Nhưng mày có thể cho tao… cho tao thuốc giải được không?

Con Hương lúc này đã bị cậu Thành giữ tay, nó bật cười đáp:

– Mày cũng có lúc phải cầu xin tao à? Giờ tao bảo mày chết, mày có chết không.

– Có! Miễn là mày đưa thuốc giải cứu cậu Bảo.

– Ha ha, tình sâu nghĩa đậm quá nhỉ? Lẽ ra người dính con dao ấy là mày, cuối cùng vì mày cậu ta lại chết. Ha ha, mày đã hiểu cảm giác của tao chưa? Không, mày làm sao mà hiểu được, bởi vì cậu ta có chết cậu ta vẫn yêu mày, còn tao, thì người ta sống sờ sờ cũng không thèm yêu tao. Với lại, thuốc giải tao chỉ có một lọ đấy thôi, đổ hết xuống đất rồi.

Con Hương vừa nói xong, bà cả liền lao đến nắm chặt tóc nó gào lên:

– Sao mày có thể độc ác như vậy. Tại sao? Tại sao? Vì chút ghen tuông ích kỷ mà mày lại như vậy sao? Mày…

Bà cả nói đến đâu, khóc nức nở đến đấy. Nỗi đau khiến bà không bình tĩnh nổi. Tôi nhìn bà, lòng đau thắt lại. Ông Lý liền lao đến giữ tay bà khẽ nói:

– Bà đang có mang, đừng như vậy. Nhất định thầy lang Nguyễn sẽ có cách thôi. Bay đâu, lôi cô Hương vào buồng củi, đợi cậu Bảo tỉnh sẽ đem lên công đường xử lý.

Con Hương bật cười đáp lại:

– Sẽ không bao giờ tỉnh đâu.

Thằng Thìn, thằng Tỵ liền lôi nó đi. Tôi nhìn cậu Bảo mặt xanh xao tái nhợt, đôi mắt lờ đờ nằm trên nền đất mà tim gan cũng như có ai cắt. Ông lang Nguyễn vẫn đang xử lý con dao. Vừa làm ông vừa nói:

– Tôi chỉ có thể tạm rút dao ra, sau đó đắp thuốc cầm máu trước… còn… còn độc dược… tôi thực sự không còn cách nào.

– Không, ông phải cứu con trai tôi. Tôi xin ông, bằng mọi giá cứu lấy nó – bà cả nấc lên từng đợt.

– Thực sự…

– Ông quen biết rộng, có thể mời những thầy lang giỏi nhất kinh thành về… tôi nhất định sẽ hậu tạ.

– Thưa bà… thực ra không phải tôi không muốn mời. Nhưng mời thầy lang trên kinh thành thì sẽ rất lâu mới về được đến đây. Vả lại, loại độc dược này ở đây hầu hết sẽ không ai biết, có biết cũng không tìm được thuốc giải.

Tôi đưa tay nắm chặt tay cậu Bảo, từng lời thầy lang Nguyễn nói giống như vạn mũi kim đâm vào tim. Cậu sao lại ngốc như vậy, sao lại đỡ cho tôi mũi dao ấy, sao ngốc như vậy cơ chứ. Nước mắt tôi chảy dài, nhìn cậu nằm thiêm thiếp càng đau đớn vô cùng. Ông Lý lúc này cũng khóc, nỗi bất lực khiến tất cả mọi người đều không cầm được nước mắt. Bàn tay cậu lúc này không còn ấm như mọi khi, cậu không nói, không cười, đến một ánh mắt cũng không thèm nhìn lấy tôi. Tôi không dám nhìn bà cả, càng không dám nhìn ông Lý, chỉ biết cúi gằm mặt mặc cho nước mắt rơi. Tôi bấu hai tay lên chân ông Lý nức nở van xin:

– Thầy ơi, chẳng lẽ không còn cách nào sao?

– Tôi..

– Tôi cầu xin thầy… cầu xin thầy cứu lấy cậu ấy đi mà.

Nếu như cậu có mệnh hệ gì, sao tôi sống nổi. Thầy lang Nguyễn đột nhiên quay sang tôi khẽ nói:

– Thực ra còn một cách.

– Cách gì vậy thầy?

– Ở núi làng Vân có một thầy lang rất giỏi. Ngày xưa ông ta đã từng trị bệnh cho cả vua, nghe nói ông ta cũng nghiên cứu rất nhiều loại độc dược. Nghe đâu ông ta bị kẻ xấu chơi nên làm chết một đứa bé, sau đó bị vua không cho hành nghề nữa. Giờ ông ta về núi sống, chắc chắn ông ta sẽ có cách và có thuốc giải. Chỉ sợ…

– Sợ sao hả thầy?

– Sợ ông ta không đồng ý chữa cho. Vì sau khi đứa bé kia mất ông ta đã tuyên bố không hành nghề y nữa. Sau này nhiều người đến núi đó nhờ chữa ông ta cũng không chữa.

– Thầy có quen ông ta không?

– Cũng gọi là biết một chút.

– Vậy… vậy phải thử.

Thầy lang Nguyễn nhìn bà cả ông Lý đang khóc liền hỏi:

– Ông bà… có đồng ý thử không? Vì giờ nếu chờ thầy lang trên kinh Thành xuống cũng mất mấy ngày. Còn nếu đưa cậu Bảo vào núi, tôi sẽ cố gắng thuyết phục. Giờ đi vào núi cũng chỉ mất mấy canh giờ, nếu ông ta đồng ý chữa thì tốt, không sẽ cố gắng thuyết phục xem sao. Lần này đi cũng chỉ năm mươi, năm mươi… ông bà…

Bà cả nghe xong, ngồi sụp xuống. Tôi biết không người mẹ nào muốn đánh cược số phận của con trai mình. Thế nhưng lần này hết cách, bà đưa tay quệt nước mắt, nghẹn ngào không thốt lên lời. Ông Lý thấy vậy liền nói:

– Được! Tôi muốn thử. Còn nước còn tát. Giờ tôi cũng sẽ mời thầy lang trên kinh Thành xuống.

Thầy lang Nguyễn gật đầu nói:

– Đi vào núi ấy chỉ nên đi ít người. Giờ có tôi với cậu Bảo thì chỉ nên thêm một người nữa thôi, ông ta thấy nhiều chắc chắn sẽ nổi cáu, tôi từng nghe nói lần trước có nhà đi bốn người ông ta đã không thèm tiếp. Vậy giờ ai đi cùng tôi?

Thầy lang vừa nói xong, cả tôi, bà cả với ông Lý, cậu Thành đều đồng thanh:

– Để tôi đi cùng.

Tôi nhìn ông Lý bà cả khẽ nói:

– Bu, bu đang có chửa để con đi cho, còn thầy, thầy ở nhà còn chờ thầy lang trên kinh Thành xuống. Nếu như con chưa về, thầy đưa thầy lang lên núi tìm bọn con.

Cậu Thành định nói gì đó, đột nhiên cậu Bảo chợt hé mắt, đưa tay nắm chặt tay tôi thều thào đáp:

– Em… đi… cùng tôi.

Tôi gật đầu, bật khóc:

– Được… em đi cùng cậu. Em đi với cậu…

Thầy lang Nguyễn liền băng lại vết thương cho cậu Bảo sau đó đặt cậu lên cáng nhờ hai tên gia nô đưa đến chân núi. Lúc đến chân núi gia nô quay lại, tôi cùng thầy lang Nguyễn khênh cáng đi. Con đường hai bên rất nhiều cỏ dại, những cây có gai đâm vào da thịt đau rát. Thế nhưng mới đi được một phần hai con đường thầy lang Nguyễn đã mỏi nhừ chân. Thầy tuổi cũng đã cao, sức khoẻ có hạn. Tôi bặm môi cúi xuống xốc cậu lên lưng. Thầy lang Nguyễn nhìn tôi có chút cảm thương khẽ nói:

– Cô… có cõng được không?

– Dạ được.

Nói rồi tôi ra hiệu cho thầy đi trước, tôi đi sau. Cậu nằm trên lưng tôi, hai tay buông thõng, hình như tôi thấy có chút ướŧ áŧ ở vai, hình như cậu khóc. Có tiếng cậu rất nhỏ nơi vành tai tôi:

– Xin… xin lỗi em.

Tôi mới nghe đến đây, khoé mắt vừa khô lại đã ướt. Mồ hôi, nước mắt hoà vào thi nhau chảy xuống dưới cổ. Đột nhiên nặng nề đưa tay chạm lên má tôi, bàn tay hơi lạnh, giọng run run:

– Đừng khóc… em… em đừng khóc… nhất định… nhất định tôi sẽ được cứu…

Cậu nói xong cũng im bặt. Tôi cắn chặt môi ngăn không cho tiếng nấc phát ra. Cậu nhất định sẽ không sao, tôi tin ông trời không bất công với người tốt. Mấy đốm hoa dại cũng lặng yên, tất cả mọi thứ đều lặng yên, chỉ nghe được từng bước chân tôi dẫm trên con đường rừng. Đi được thêm hơn nửa đường còn lại lưng tôi cũng như sắp gãy. Hai phần vai cũng muốn tê liệt, thầy lang Nguyễn quay sang tôi hỏi:

– Hay… đặt tạm cậu ấy ngồi ở tảng đá kia một lúc rồi đi tiếp.

Tôi nhìn tảng đá nhọn hót, không nỡ lòng nào đáp lại:

– Dạ… không sao đâu, sức tôi vẫn còn, cứ đi thôi thầy.

– Ừ. Vậy đi tiếp, nhưng đường này sợ hơi trơn, có phải phải tháo dép ra.

Tôi gật đầu buông dép, thầy lang Nguyễn cúi xuống nhặt rồi đi mở từng bụi cỏ. Hai chân tôi cố bấu xuống nền đất đá, hai tay vẫn giữ cậu phía sau. Có đôi khi, tôi tưởng như mình sẽ khuỵ xuống, đôi chân đã có những phần bầm tím, rớm máu. Thế nhưng… mỗi lần gần khuỵ, tôi lại nhớ đến cậu… Cậu chịu đau đớn đỡ dao cho tôi, tại sao chỉ một chút vất vả này tôi lại đã muốn buông xuôi. Lúc này chẳng biết mồ hôi hay nước mắt, chỉ biết cả người đã ướt sũng. Tôi lại xốc cậu lên, con đường mòn từng bước chân qua đều in dấu lại.

Thế rồi cũng đến nơi, thầy lang Nguyễn cùng tôi đặt cậu nằm xuống cáng. Lúc này tôi mới phát hiện đây chỉ là một căn nhà gỗ nhỏ, thầy lang Nguyễn đứng bên ngoài gõ cửa rồi nói:

– Cho hỏi đây có phải nhà thầy lang Năm Đồ không ạ?

Bên trong không có tiếng mở cửa chỉ có tiếng quát lớn:

– Phải thì sao? Phải thì cũng không tiếp ai hết. Đi đi, đi đi.

Tôi bị tiếng quát làm cho giật bắn mình, khẽ lùi lại. Thầy lang Nguyễn vẫn kiên nhẫn đứng trình bày. Thế nhưng bên trong vẫn nói với cái giọng đầy khó chịu:

– Tôi không chữa, không giải cho ai hết.

Tôi một khẽ quạt, một tay giữ cậu nằm nghiêng để lưng không bị đau. Nhưng nghe đến đây, tôi không chịu được nữa, liền nói với thầy lang Nguyễn:

– Thầy ra đỡ cậu ấy hộ tôi, tôi thử thuyết phục xem.

Thầy lang Nguyễn gật đầu, bước ra. Tôi đi lên bậc gỗ bên trên, nhìn qua khe hẹp chợt thấy thầy Năm Đồ cũng tầm tuổi thầy lang Nguyễn. Lúc này, tôi cũng chẳng biết phải thuyết phục thế nào, chỉ nghẹn giọng nói:

– Thầy, tôi xin thầy cứu lấy chồng tôi.

– Chồng cô cô tự đi mà cứu lấy.

– Cứu một mạng người hơn xây bảy toà tháp. Xin thầy độ lượng…

– Tôi nói tôi không cứu không giúp ai hết.

– Thầy, tôi biết, có thể vì thầy bị chơi xấu nên mới thế này. Nhưng đâu thể vì một chuyện như vậy thầy từ bỏ cả mơ ước của mình. Thầy rất thích hành y cứu người mà.

– Cô đừng có nói nữa, cô có nói thế nào tôi cũng không cứu ai. Tôi không có khả năng đó. Cô đi đi.

– Tôi xin thầy, xin thầy cứu chồng tôi đi mà. Thầy muốn tôi phải làm gì tôi cũng làm.

– Tôi muốn cô đi cho khuất mắt tôi.

Tôi nghe xong, liền quỳ xuống nền gỗ van xin, thế nhưng dù tôi có nói thế nào cũng chỉ nhận được một câu trả lời như ban đầu. Trên trời đột nhiên khẽ tối sầm, từng đám mây đen kéo đến. Tôi nhìn ra phía cậu Bảo nằm. cậu nằm nghiêng dưới cáng, hai tay buông trước mặt, bỗng dưng tôi thấy khoé mặt cậu rỉ ra những giọt nước long lanh. Lúc này tôi bỗng tuyệt vọng, bất lực đến mức không còn kìm được nữa chạy ra gốc cây trước nhà khóc tức tưởi. Từ sáng tôi luôn cố ngăn không cho bản thân khóc, tôi sợ cậu lo, cậu buồn, nhưng giây phút này tôi đã thực sự không còn một lối thoát nào. Tia hy vọng mong manh cuối cùng tôi cũng không thể nắm giữ nổi. Nước mắt chảy vào miệng tôi đắng ngắt, tôi nhìn bóng lưng cậu, nhưng giọt máu trên áo cũng khô. Toàn thân tôi khuỵ xuống, hai tay bám lên thân gỗ, nấc lên từng đợt. Tôi phải làm sao, phải làm sao đây. Cậu vì cứu tôi mà bị thế này, tôi phải làm thế nào đây? Trên trời có tiếng ầm ù, đám mây đen kia như bao phủ xuống dưới này. Cậu Bảo vẫn nằm im lặng trên chiếc cáng, thầy lang Nguyễn nhìn tôi cũng cúi mặt đầy bất lực. Tôi khóc chán chê liền đứng dậy đi về phía cậu. Thầy lang Nguyễn khẽ buông tay, lên phiến đã gần đó ngồi. Tôi nhìn cậu Bảo, mồ hôi cậu lấm tấm trên thái dương, tôi nhặt lá đa gần đó khẽ phe phẩy. Thi thoảng tôi lại thấy cậu run run, dù cố ngăn cho mình không khóc, nhưng nước mắt tôi vẫn chảy xuống cáng, tạo nên những tiếng tách đau thương. Tôi khẽ ngồi xuống để vai cậu dựa lên người, một tay quạt, một tay nhẹ bóp lên cánh tay cậu. Có phải cậu mỏi lắm không, cánh tay buông thõng chẳng còn cảm giác. Tôi vừa quạt vừa nói:

– Cậu còn đau không?

Thế nhưng cậu không trả lời, lúc này khoé mắt đã nhắm nghiền, chỉ nghe được hơi thở yếu ớt phát ra. Tôi không kìm được, một tay vẫn giữ vai cậu, sau đó đi về phía trước mặt cậu nằm thẳng xuống. Có phải cậu mệt lắm không, mệt đến mức tôi hỏi cũng không trả lời được nữa rồi. Môi cậu hơi hé ra, khoé môi khô cả lại. Trên mắt cũng không còn nước, chỉ thấy hàng mi rậm lặng yên không nhúc nhích. Tôi cắn môi, nhưng rồi cuối cùng lại khóc nấc lên. Mặc cho quần áo dính bẩn, mặc cho dưới nền đất lạnh lẽo, tôi khẽ ôm lấy cậu, rồi đặt môi lên môi cậu. Nước mắt chảy vào cũng không làm môi cậu bớt khô. Tôi không kìm được, hôn lấy hôn để, đến khi hôn xong cũng thấy mặt cậu ướt đẫm nước. Cậu vẫn cảm nhận được đúng không? Vẫn nghe tôi nói gì đúng không? Tôi không còn kìm được nữa gào lên:

– Cứu lấy chồng tôi đi, cứu chồng tôi đi. Tôi xin các người, cứu lấy chồng tôi… tôi xin các người.

Không có ai đáp lại tiếng tôi, chỉ có tiếng sấm chớp trên trời. Tôi như điên như dại, không còn giữ được bình tĩnh lao về phía nhà gỗ, đập vào cánh cửa van xin:

– Cứu lấy chồng tôi, tôi cầu xin ông, cứu lấy chồng tôi. Ông muốn gì, muốn gì mới cứu đây? Tại sao ông lại có thể nhẫn tâm như vậy, tại sao có thể nhìn thấy người chết mà không cứu? Tại sao vậy? Cũng là một mạng người mà, tại sao? Tôi phải làm sao? Phải làm sao đây?

Tôi vừa nói vừa khóc, hai tay bám lên cửa gỗ rồi từ từ trượt cả người xuống. Bên trong không có tiếng đáp tôi càng lúc càng như mất kiểm soát gào lên:

– Ông thật ích kỷ, ông chỉ biết bản thân ông tổn thương. Còn những người khác tìm đến ông… họ cũng phải đau đớn thế nào. Vì bị chơi xấu, ông cũng tự biến mình thành kẻ xấu xa như vậy sao? Tại sao, tại sao vậy chứ? Ông thử nghĩ xem, nếu người nhà ông mà gặp nạn, nhưng không ai cứu, ông có đau xót không? Ông chỉ biết mình ông khổ, rồi ông cũng lạnh lùng, tàn nhẫn với chúng sinh, với nhân loại. Trong khi bản thân ông có thể giúp được mà lại không giúp. Không phải vua đuổi ông vì ông làm chết con người ta đâu. Bởi đó đâu phải lỗi của ông, có lẽ ông bị đuổi vì sự tâm của mình đấy.

Bên trong chợt có tiếng ồm ồm cất lên:

– Cô nói cái gì?

– Tôi nói ông là kẻ vô tâm ác độc, kẻ đứng nhìn người khác chết trước mặt không vô tâm ác độc thì gọi là gì. Nếu như ông bị chơi xấu, lẽ ra ông phải đứng lên vạch tội cái xấu cho thiên hạ biết rồi sau đó vẫn hành nghề cứu người chứ không phải vì thế mà trốn tránh. Ông không những vô tâm ác độc còn hèn nhát. Một người hành nghề y, mà hèn nhát như ông thì không xứng mang danh. Quá khứ lẫy lừng của ông có lẽ chỉ là giả, chứ không bao giờ có chuyện thầy y lại đứng nhìn bệnh nhân chết. Dù cho giờ ông không hành nghề, thì một ngày học y, cả đời vẫn là thầy y. Lương y như từ mẫu, còn ông thì sao?

– Cô!

– Tôi từng nghe và ngưỡng mộ y đức của ông, từng cho rằng ông là người học thuật giỏi giang. Khi nghe kể ông bị chơi xấu, đã phẫn uất thay ông, đã từng nghĩ rằng có lẽ ông sốc khi bị chơi xấu như vậy. Nhưng nếu chỉ vì sốc, mà lại biến ông thành kẻ thế này thì tôi thực sự thấy coi thường. Ý chí của ông hoá ra cũng chỉ có vậy.

Nói rồi tôi bước ra ngoài, bầu trời đột nhiên đổ mưa. Tôi vội vàng gọi thầy lang Nguyễn đưa cậu Bảo lên hiên. Thế nhưng mái che rất nhỏ, mưa vẫn có thể bắn vào. Lúc này tôi vội nằm xuống bên ngoài, đẩy cậu sát vào trong, sau đó cởi chiếc áo gấm bên ngoài che lên cho cậu. Sau lưng tôi bị mưa bắn vào, ướt sũng, lạnh lẽo. Tôi mặc kệ, giữ chiếc áo gấm, cánh tay ôm chặt cậu. Tiếng mưa rơi trên nền đất tí tách. Cậu Bảo vẫn lặng im, đến hơi thở lúc này cũng đã gần như không còn nghe được. Tôi ôm cậu vào lòng nước mắt chảy thành dòng khẽ nói:

– Cậu Bảo, em xin cậu, đừng bỏ em. Em còn chưa có thằng cu con hĩm nào. Cậu đừng bỏ em có được không?

– …

– Cậu ơi, mở mắt ra nhìn em một cái thôi cho em yên tâm, em… em… em đau lòng lắm cậu ơi.

– …

– Em phải làm sao đây cậu? Phải làm sao để cứu được cậu đây.

– …

– Cậu từng hứa nhậm chức xong sẽ đưa em đi ăn… cậu ơi… mở mắt ra, mở mắt ra nhìn em một cái cho em đỡ sợ được không?

– …

Thế nhưng dù có nói thế nào, cũng chỉ thấy im lìm. Tôi bật khóc nức nở, dưới mái hiên tạm bợ, chẳng giường hoa chiếu trúc, có hai người đang nằm trên đó. Đau đớn tuyệt vọng đến tột cùng. Ông lang Nguyễn nhìn tôi, mắt cũng đỏ hoe. Tất cả là do tôi, là do tôi mà cậu mới như vậy, ông trời ơi, sao không để tôi là người chịu những nỗi đau này. Tại sao lại là cậu chứ? Tôi bỗng thấy hối hận, hối hận vì những lúc hiểu nhầm cậu, hối hận vì giận dỗi, giờ đây nhìn cậu nằm bên cạnh, nhợt nhạt, lạnh lẽo mới thấm được bản thân yêu cậu nhiều đến thế nào. Giá mà có thể quay trở lại, nhất định tôi sẽ bên cậu nhiều hơn… tôi ghé sát mũi vào mũi cậu, hơi thở tuy vẫn còn nhưng lúc thấy lúc không.

– Đừng mà… cậu Bảo, mở mắt ra nhìn em đi. Em van cậu, cậu phải gắng gượng lên. Thầy nhất định sẽ tìm được thầy lang ở kinh Thành đưa lên đây. Mở mắt ra đi mà.

Tôi gọi đến khi khản cả tiếng, cậu vẫn nằm im. Lúc này sấm chớp cũng vang vọng cả một khoảng trời. Đột nhiên cánh cửa gỗ bỗng mở ra, có tiếng ồm ồm cất lên:

– Mang cậu ta vào đây đi. Tôi sẽ cứu cậu ta.

Tôi nghe xong, còn tưởng mình đang mơ, lắp bắp hỏi:

– Ông… ông nói gì cơ.

– Đưa cậu ta vào đây. Nhanh lên không tôi đổi ý.

Thầy lang Nguyễn nghe xong liền vội vàng nâng cáng dậy. Tôi cũng bật dậy lau nước mắt đỡ cậu vào trong. Bên ngoài trời đột nhiên cũng tạnh mưa… đám mây đen kia kéo nhau trốn sau dãy núi xa xăm.

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio