Tống Y

chương 136: trung y có thể dùng trong cấp cứu

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

Đỗ Văn Hạo chợt nghĩ ra một biện pháp. Hắn vội nói: “Mau! Lấy Ngô thù (một loại cây thuốc), nghiền nhỏ, trộn với dấm chua, xoa ngoài da chỗ huyệt Dũng tuyền!”

Anh Tử vội vàng chạy đi chuẩn bị dược liệu. Khi nàng mang Ngô thù tới, Đỗ Văn Hạo tự mình nghiền nhỏ ra, trộn với dấm chua rồi đưa cho Bàng Vũ Cầm xoa ở vị trí huyệt Dũng tuyền của Chiêm mẫu.

Thật kỳ diệu, không đến thời gian ăn xong bữa cơm, Chiêm mẫu đã ngừng nôn mửa.

Nhìn mọi người trong phòng vất vả vì mình, tâm lý của Chiêm mẫu đã kiên định hơn. Bà thấy vị đại phu trẻ tuổi dùng thuốc xoa vào huyệt đạo ở lòng bàn chân của mình một lúc thì không nôn mửa nữa nên cảm thấy rất tin tưởng Đỗ Văn Hạo.

Đỗ Văn Hạo lại dùng Long đờm tả can thang đã được gia giảm, điều hòa khí dạ dày, chống nôn mửa.

Anh Tử lo chuẩn bị Long đờm tả can thang. Lát sau Bàng Vũ Cầm dùng một cái thìa bón từng thìa cho Chiêm mẫu. Cùng lúc đó nàng vừa đấm lưng Chiêm mẫu vừa dùng bông lau đờm chảy ra ngoài.

Bàng Vũ Cầm giống như một người cháu gái, quan tâm chăm sóc Chiêm mẫu làm cho Chiêm mẫu cảm thấy ấm áp như đang ở nhà. Bà nhìn thấy trên tay áo Bàng Vũ Cầm dính đờm mà mình vừa nôn mửa ra, lại thấy trên mu bàn tay nàng bị mình cào xước xát nhiều chỗ, xúc động, lệ viền quanh mi, giọng nức nở nói: “Cô nương……, lão thân…. Xin lỗi!”

Bàng Vũ Cầm cười nói: “Bà đừng khách sáo. Bà cũng giống như nãi nãi của cháu. Chăm sóc bà cũng như chăm sóc nãi nãi của cháu. Bà cứ nghỉ ngơi, đừng nói chuyện nhiều!”

“Ừ…..” Chiêm mẫu gật đầu giống như một đứa bé ngoan.

Đỗ Văn Hạo và mấy người ở bên cạnh Chiêm mẫu cũng nói chuyện phiếm làm giảm bớt sự căng thẳng của bà.

Tới xế chiều Chiêm mẫu lại có triệu chứng xúc động trở lại. Hơi thở trở nên dồn dập. Chiêm mẫu cố gắng ho khạc ra đờm giống như bọt biển. Hơi thở khò khè mang theo nhiệt. Tứ chi bắt đầu có hiện tượng phù thũng, co quắp. Môi trở nên tím, mạch trầm. Đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng. Chức năng tim suy giảm. Triệu chứng này còn tên gọi thông dụng khác là “tâm lực suy kiệt” hay suy tim.

Thoạt nhìn cơ thể Chiêm mẫu rất khỏe mạnh, nhưng trước kia chắc chắn đã mắc các bệnh về tim phổi và các loại bệnh khác. Phẫu thuật đã dẫn tới tâm lực suy kiệt. Bởi vì lúc đó phải mổ cấp cứu nên không kịp áp dụng các biện pháp kiểm tra tiền phẫu thuật. Sau khi giải phẫu đã xuất hiện chứng suy tim cấp tính.

Làm sao bây giờ? Y học hiện đại trị chứng suy tim cấp tính chủ yếu dùng tây y. Ví dụ như thở oxi. Nhưng ở Tống triều làm sao có thể tìm được các thiết bị hỗ trợ và thuốc kích thích hô hấp? Vì vậy Đỗ Văn Hạo bắt buộc phải sử dụng Trung y.

Mặc dù rất sốt ruột nhưng hắn đã loại trừ dùng tây y, hắn lại không nghĩ ra được phương thuốc Trung y nào phù hợp. Đầu óc hắn hoàn toàn trống rỗng.

Bởi vì thuốc tây y đa dạng, phương pháp dùng thuốc thuận tiện, nhanh gọn, được dùng rộng rãi. Cho nên người hiện đại bất kể là bệnh gì hay thầy thuốc nào cũng đều có thói quen “chậm thì dùng Trung y, cấp cứu dùng tây y”. Khi cấp cứu bệnh nhân các bác sĩ đều dùng tây y. Trong bệnh viện rất hiếm khi sử dụng Trung y để cấp cứu bệnh nhân. Các bác sĩ Trung y cũng không nghiên cứu cách dùng Trung y để cấp cứu bệnh nhân nặng. Vì vậy gặp phải trường hợp này Đỗ Văn Hạo nghĩ nát óc cũng chỉ nghĩ được các biện pháp tây y mà không tìm ra biện pháp Trung y nào.

Đỗ Văn Hạo đi lại không ngừng trong phòng, hai tay vỗ trán. Hắn cố làm cho mình tỉnh táo để suy nghĩ tìm ra cách điều trị chứng suy tim bằng Trung y.

Đối với Trung y thì suy tim là bệnh “tâm quý”, thuộc phạm trù tâm bệnh, cách điều trị đa dạng, đơn giản nhất có thể là thông máu hoặc bổ ích tâm khí (bổ khí dưỡng tâm). Cuối cùng thì Đỗ Văn Hạo cũng tìm ra biện pháp, nhưng hắn lại không biết nên sử dụng phương thuốc nào để cứu chữa cho Chiêm mẫu.

Nhìn dáng vẻ khổ sở của Chiêm mẫu, hơi thở càng lúc càng dồn dập. Bàng Vũ Cầm như thấy chính nãi nãi của nàng đang chịu khổ, nước mắt trào ra, tay nàng liên tục dùng bông để lau nước dãi và đờm trào ra hai bên mép Chiêm mẫu. Nàng ngẩng đầu muốn gọi Đỗ Văn Hạo mau cứu Chiêm mẫu nhưng nhìn thấy dáng vẻ lo lắng cực độ của Đỗ Văn Hạo nàng không dám nói nữa. Nàng biết tướng công của nàng đang tập trung cao độ để tìm ra cách cứu Chiêm mẫu.

Ánh mắt lo lắng của Bàng Vũ Cầm càng làm cho Đỗ Văn Hạo khẩn trương. Trong đầu hắn hiện lên bảy, tám phương thuốc thông máu, bổ ích tâm khí nhưng hắn không biết chọn cái nào.

Khi Chiêm mẫu ho khan cơn đau lại càng dữ dội. Đờm trong cổ họng như bị dính vào đó không khạc ra được, càng lúc càng khó thở. Bàng Vũ Cầm vội nói với Anh Tử: “Mau đi lấy ít bông tăm đến đây!”

Anh Tử vội chạy đi lấy bông tăm. Bàng Vũ Cầm dùng cây bông tăm đưa vào trong miệng Chiêm mẫu để gạt đờm dính trong đó ra.

Thấy tình cảnh này, một ý nghĩ lóe lên trong đầu Đỗ Văn Hạo. Bệnh suy tim cấp tính sẽ sinh ra rất nhiều đờm dưới dạng bọt biển. Cái này gọi là đờm chứng. Liệu có thể dùng phương thuốc Trung y cổ truyền điều trị theo hướng đó không nhỉ?

Mặc dù suy tim thuộc về tâm bệnh nhưng cũng có nguyên nhân do chức năng của phế, tỳ, thận mất cân bằng. Bởi vì phế là chủ khí, tỳ chủ vận hóa cơm nước, thận nạp khí, can chủ sơ tiết. Nếu can (gan) gây ứ khí, tỳ không vận hóa, chất lưu (chất nước và chất khí) không thể vận chuyển khắp cơ thể sẽ tích tụ thành đờm. Đờm làm bẩn phế, làm phế khí không thông dẫn tới khí huyết không thông. Suy tim căn bản là do đờm và ứ huyết gây nên. Muốn trị suy tim phải trị đờm và ứ huyết trước.

Nhưng đờm ứ đọng rất nhiều. Bây giờ phải xác định đúng căn nguyên của triệu chứng thì mới có thể dùng phương chính xác được.

Đỗ Văn Hạo lại một lần nữa chăm chú bắt mạch, xem lưỡi cùng xem da và hỏi Chiêm mẫu về tình trạng thân thể, miệng khô, rêu lưỡi vàng nhạt, mạch trầm, triệu chứng suy tim là do đờm ứ làm ứ huyết, sinh ra nhiệt. Rõ ràng phải thanh nhiệt, trục đờm, thông khí.

Đó là Dương tán kết!

Đã tìm ra nguyên nhân, nhưng dùng phương thuốc nào là tốt làm cho Đỗ Văn Hạo trầm ngâm suy nghĩ, sau cùng hắn quyết định dùng Bạch bán hạ thang gia giảm.

Tình huống khẩn cấp, lại không có phương tiện truyền tĩnh mạch. Xem ra hắn chỉ có thể mạo hiểm dùng cách đưa thuốc tực tiếp vào dạ dày.

Cũng may Chiêm mẫu đã có ống thông dạ dày luồn qua thực quản nên nước thuốc có thể từ mũi chảy thẳng xuống dạ dày, tránh được nguy cơ tắc ruột. Đồng thời triệu chứng suy tim vẫn chưa làm cho Chiêm mẫu hôn mê sâu và nguy hiểm đến tính mạng, vẫn còn thời gian cấp cứu vì vậy Đỗ Văn Hạo quyết định bắt chước phương pháp truyền dịch vào tĩnh mạch, nhỏ thuốc theo từng giọt liên tục làm cho dạ dày từ từ hấp thu được thuốc.

Một chén thuốc Bàng Vũ Cầm đã phải nhỏ liên tục trong mấy canh giờ. Sau đó nàng bắt đầu nhỏ chén thứ hai, lần này chuyển sang dùng Tham phụ long mẫu thang. Sau khi nhỏ hết chén thứ hai lại tiếp tục dùng Ngô thù nghiền nhỏ trộn với dấm chua xoa ngoài da ở huyệt Dũng tuyền.

Lâm Thanh Đại và Tuyết Phi Nhi nghe nói bệnh tình nguy cấp của Chiêm mẫu cũng chạy tới hỗ trợ. Đỗ Văn Hạo phân người lấy thuốc, người xoa thuốc cho Chiêm mẫu. Tới rạng sáng ngày ba mươi tết, chứng suy tim của Chiêm mẫu mới rút.

Sau khi Đỗ Văn Hạo thông báo cho mọi người, chúng nữ mới thở phào nhẹ nhõm.

Khi bệnh tình của Chiêm mẫu dần ổn định, Bàng Vũ Cầm rất đau lòng khi nhìn thấy hai mắt Đỗ Văn Hạo đỏ khè sau một đêm không ngủ, nàng vội giục hắn quay về phòng ngủ.

Đỗ Văn Hạo đồng ý với Vũ Cầm. Hắn muốn thừa dịp bệnh tình Chiêm mẫu tạm thời ổn định, quay về ngủ, lấy lại sức để sau này còn ứng phó với các trường hợp khẩn cấp.

Nhưng hắn vừa chợp mắt được một lát thì nghe tiếng Anh Tử gọi dồn dập: “Thiếu gia! Không ổn rồi, lão thái thái sắp chết rồi!”

Đỗ Văn Hạo giật mình, hắn vội ngồi dậy, vừa đi giầy hắn vừa hỏi: “Chuyện gì xảy ra?”

“Mắt lão thái thái trắng dã, chỉ thở ra thôi!”

“Hả? Sao không nói sớm cho ta biết?”

“Vừa phát bệnh là nô tỳ chạy ngay đến gọi thiếu gia” Anh Tử ủy khuất nói.

Đỗ Văn Hạo cảm thấy rất nặng nề. Tại sao bệnh lại chuyển biến nhanh như thế? Ngay cả giầy cũng không kịp đi cho ngay ngắn, Đỗ Văn Hạo cứ để thế chạy trên tuyết tới phòng bệnh. Bàng Vũ Cầm vừa đấm lưng cho Chiêm mẫu vừa khóc.

Đỗ Văn Hạo thấy Chiêm mẫu bị kích động, môi thâm tím, hơi thở hổn hển, trán toát mồ hôi lạnh. Bắt mạch, xem lưỡi thì thấy mạch hư, chất lưỡi hồng, triệu chứng âm kiệt, dương thoát.

Không được rồi, đây là hội chứng suy hô hấp cấp tính.

Đỗ Văn Hạo thấy lòng trầm xuống. Hắn chắc chắn lúc trước Chiêm mẫu ho khan và nôn đã hít xuống phổi nhiều đờm, tạo nên viêm phổi, đến giờ mới phát tác.

Trong tình huống này, phương pháp cấp cứu hiệu quả nhất là thở oxi và điều căn bản phải là oxi tinh khiết. Nhưng vấn đề là bây giờ hắn lấy đâu ra oxi tinh khiết đây?

Trước tiên phải khôi phục hô hấp.

“Chuẩn bị phẫu thuật mở khí quản” Đỗ Văn Hạo vội kêu lên.

Bàng Vũ Cầm đã có kinh nghiệm giải phẫu nên nàng vội tiến hành công việc chuẩn bị, tẩy trùng thiết bị, gây tê cục bộ. Đỗ Văn Hạo dùng dao mổ mở khí quản, dùng banh kẹp mở rộng khí quản ra để nhét ống khí quản rồi hút ra được rất nhiều cục đờm, dịch vị dạ dày và dịch nôn mửa.

Sau khi luồn ống khí quản, mặc dù hô hấp của Chiễm mẫu dần trở lại bình thường nhưng nguy cơ tử vong vẫn chưa được loại trừ. Chiêm mẫu vẫn đang ở trong tình trạng hôn mê bất tỉnh. Rõ ràng viêm phổi đã ảnh hưởng tới chức năng của phổi. Nếu không tiếp tục sử dụng phương pháp điều trị tích cực, thì e rằng nguyên phẫu thuật mở khí quản cũng không cứu được Chiêm mẫu, bà ta sẽ chết vì chứng suy hô hấp.

Trung y có thể điều trị được chứng viêm phổi cấp tính không?

Trong đầu Đỗ Văn Hạo đã có sáu, bảy biện pháp cứu chữa của tây y. Hắn cố gắng làm cho mình tỉnh táo, tay hắn vỗ trán để làm bật ra ý tưởng.

Bệnh viêm phổi trong Trung y thuộc về bệnh “phế”, loại bệnh này Trung y dùng phương pháp điều trị thanh phế, thông khí, giải độc là chính.

Nghĩ về phổi, Đỗ Văn Hạo chợt nghĩ tới y thư của Y thánh Trương Trọng Cảnh (Kim quỹ yếu lược). Trong đó có nói khi phế chưa làm độc thì trị tả phế theo phương thuốc Đại tảo tả phế thang. Phế đã làm độc thì bài nùng giải độc, dùng phương Kết ngạch thang. Hơn nữa Trương Trọng Cảnh còn nói: “Phế mới viêm có thể cứu, phế hóa nùng thì tử” Vậy nên Đỗ Văn Hạo quyết định phải nhanh chữa trị.

Đơn thuốc này Đỗ Văn Hạo chưa từng dùng qua, bây giờ không còn cách nào khác nên hắn quyết định dùng thử. Nếu Y thánh đã viết thế chắc chắn là đúng. Nếu như có vần đề gì xảy ra thì chắc chắn do hắn chẩn đoán sai. Không thể đổ lỗi Y thánh viết sai được.

Đỗ Văn Hạo tự mình chạy đến dược phòng sắc thuốc rồi quay lại. Bàng Vũ Cầm nhận lấy rồi từ từ bón cho Chiêm mẫu.

Sự thật đã chứng minh sau nhiều lần sử dụng phương pháp này trong điều kiện thiếu thiết bị truyền tĩnh mạch, dường như rất hữu hiệu với Trung y cổ truyền. Chỉ cần sử dụng hợp lý thì sẽ không xuất hiện sự tắc ruột.

Bởi vì phát hiện kịp thời, dùng đúng phương thuốc, tình trạng viêm phổi cấp mới phát sinh đã bị áp chế, không trở nên nguy hiểm, không biến thành điều giống như Trương Trọng Cảnh đã nói: “Nùng hóa tử”.

Đến lúc tối trời, Chiêm mẫu dần tỉnh lại, môi đã bắt đầu mấp máy, hơi thở đã dần trở lại bình thường.

Phương thuốc đã có hiệu quả nên vẫn tiếp tục được dùng.

Đỗ Văn Hạo rất vui mừng. Hai lần cấp cứu đã chứng minh Trung y không phải chỉ có thể chữa bệnh từ từ mà còn có thể dùng trong các trường hợp cấp cứu.

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio