Tống Y

chương 198: so sánh kết quả kiểm tra

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

Đỗ Văn Hạo hỏi: “Phan đại nhân có ý gì?”

Phan Quốc Kim nói: “Đỗ tiên sinh còn nhớ kết quả khảo hạch lần trước không?”

“Có chuyện gì vậy?”

“Mặc dù tiên sinh không muốn tiếp tục khảo hạch nhưng lão hủ vẫn ghi nhớ chuyện đó trong lòng. Lão hủ biết tiên sinh mở lớp dạy kỹ thuật đỡ đẻ cho các bà mụ. Lão hủ rất quan tâm tới việc đó nên đã phái người tham dự lớp của tiên sinh. Người đó nói tiên sinh hướng dẫn các kỹ thuật rất khác lạ. Lão hủ rất kinh ngạc, lại phái người đi điều tra tám mươi phần trăm các bà đỡ cũng nói như thế. Tất cả đều tán thưởng tiên sinh làm cho lão hủ khiếp sợ. Bây giờ nhiều bà đỡ do tiên sinh bồi đắp đã không đỡ đẻ theo thói quen cũ. Có rất nhiều người tham gia vào lớp của tiên sinh”.

Đỗ Văn Hạo thầm nghĩ thảo nào các bà mụ tham gia lớp học ngày càng nhiều. Dường như thực tế đã chứng minh hắn không sai nhưng hắn cũng cảm thấy vui mừng nhưng tâm trạng cao hứng chỉ thoáng qua. Hắn gượng cười nói: “Phan cục phán đại nhân có lòng giúp đỡ. Đỗ mỗ rất cảm động”.

Phan Quốc Kim cười nói: “Đâu có. Đó là Thái y cục trọng dụng người tài thôi. Lão hủ đã báo cáo với Thái y cục Đề cử đại nhân. Đề cử đại nhân cũng rất kinh ngạc. Đại nhân quyết định mời tiên sinh làm giáo sư Thái y cục, để tiên sinh phụ trách công việc dạy học. Khoa mục cụ thể tiên sinh tự quyết định. Lão hủ cũng đã điều tra trong các giáo sư và đệ tử của Thái y cục, bọn họ cũng cực kỳ ngạc nhiên, thậm chí còn kính nể y thuật của tiên sinh. Tất cả đều nói tiên sinh không phải là người ba hoa chích chòe mà là người có chân tài thực học. Tiên sinh đã chứng minh được y thuật của mình. Tất cả đều chờ mong ngày tiên sinh quay về Thái y cục. Tất cả đều muốn thụ khóa của tiên sinh”.

So sánh kết quả khảo hạch, Đỗ Văn Hạo tin chắc hắn sẽ thắng. Nguyên nhân chủ yếu hắn từ chức ở Thái y cục là do Thái y cục phản đối, không tiếp thu tân học của hắn. Chẳng cần nhìn mặt chỉ nghe lời nói cũng biết thái độ của Phan Quốc Kim rất chân thành, không phải là khách sáo. Nếu Thái y cục thực sự mong muốn hắn quay lại giảng dạy ở đó, Đỗ Văn Hạo cũng không khó khăn gì. Hắn chắp tay nói: “Đa tạ Đề cử đại nhân và Phan cục phán đại nhân. Đỗ mỗ xin chấp nhận. Đỗ mỗ chọn dương khoa”.

Thái y cục phân thành ba chuyên ngành khác nhau: Phương mạch khoa, châm khoa và dương khoa.

Phương mạch đại khái cũng giống như nội khoa của y học hiện đại. Châm khoa chính là châm cứu, lao khoa chính là ngoại khoa. Trung y cổ đại dương khoa chủ yếu điều trị vết lở loét, phù thũng, tổn thương do ngã, vết thương do đao kiếm. Bởi vì dương khoa có quan hệ với ung thư, tất cả đều cho rằng đây là chuyện của các lang trung giang hồ. Phần lớn các danh y đương thời không xem trọng dương khoa nên địa vị của đại phu dương khoa rất thấp.

Sở dĩ Đỗ Văn Hạo chọn dương khoa làm khoa mục giảng dạy là do ở thời cổ đại ngoại khoa Trung y còn yếu kém. Càng yếu kém thì lại càng dễ đạt thành tích cao, người khác càng nhớ kỹ. Nhưng các kỹ thuật ngoại khoa của hắn người cổ đại không hiểu biết. Hơn nữa trong ba chuyên ngành của Thái y cục cũng đều bắt buộc học tập y khoa thông dụng vì vậy giáo sư dương khoa vẫn có cơ hội truyền thụ các kiến thức khác.

Phan cục phán cười nói: “Thật sự tốt quá. Đỗ tiên sinh, ngày mai bắt đầu lên lớp được chưa?”

Lâm Thanh Đại vẫn chưa quay lại. Đỗ Văn Hạo không có tâm trạng nào mà đi lên lớp. Hắn lắc đầu nói: “Trong hai ngày tới, tại hạ có chút việc cần xử lý. Tại hạ không thể”.

Lúc này Phan cục phán mới phát hiện sắc mặt Đỗ Văn Hạo không tốt. Ông ta khẽ hỏi: “Đỗ tiên sinh. Xảy ra chuyện gì vậy? Nếu cần giúp đỡ cứ nói với ta”.

Đỗ Văn Hạo miễn cưỡng cười hắn không muốn chuyện này để mọi người biết nên buột miệng trả lời: “Không có gì. Gặp phải một ca bệnh rất khó chữa. Đau đầu quá”.

Phan cục phán thở phào nhẹ nhõm, khen: “Đỗ tiên sinh thật sự kính phục. Vì bệnh của bệnh nhân mà lo lắng đến mất ăn mất ngủ. Chỉ sợ đại phu ở thế gian này không có mấy người như tiên sinh. Ngài đúng là tấm gương của chúng ta”.

“Cục phán đại nhân quá khen”.

Phan cục phán tò mò hỏi: “Bệnh gì mà khó chữa thế hả Đỗ tiên sinh. Có thể nói cho lão hủ nghe qua được không?”

Lâm Thanh Đại vẫn chưa quay về. Đỗ Văn Hạo đang nóng lòng đợi tin tức. Hắn nghĩ không bằng làm chút chuyện cho qua thời gian nên nói: “Thi chú”.

“Thi chú?” Phan cục phán hít một hơi thật sâu rồi hỏi: “Đỗ tiên sinh, có người bệnh mắc Thi chú à?”

‘Ừ. Đây là hài tử mới sinh chưa đầy một tháng bị nhiễm bệnh từ trong bụng mẹ”.

Phan cục phán nhíu mày, vuốt râu. Ông ta trầm ngâm rồi nói: “Thi chú không chỉ hiếm thấy, mà còn rất tà dị. Người mắc bệnh này giống như một hành thi. Tử vong rất nhanh. Hơn nữa bệnh này có thể lây lan sang người khác. Lão hủ cũng chỉ nghe qua, chưa thấy bao giờ. Đỗ tiên sinh, ngài xác định người này chắc chắn mắc chứng Thi chú chứ?”

“Đúng như thế. Đồ đệ của tại hạ Thái y thừa Tiền Bất Thu cũng đã chẩn bệnh và xác định đúng là Thi chú. Có một phương thuốc điều trị, không biết có hiệu quả không nữa”.

“Đó là Thát can tán hả?”

“Phan cục phán đại nhân cũng biết ư?”

“Ừ. Phương thuốc này ghi ở một cuốn cổ thư bằng da dê. Nhưng trong đó ghi chưa được kiểm chứng. Lão hủ lúc nhàn hạ cũng xem qua cuốn cổ thư này. Bởi vì Thi chú là bệnh hiếm gặp. Lão hủ chưa từng gặp qua và cũng chưa nghe nói có người mắc bệnh này. Lão hủ ghi nhớ chẳng qua là do tò mò. Không ngờ hôm nay tới chỗ tiên sinh lại gặp chứng bệnh hiếm thấy này. Lão hủ mạo muội hỏi không biết tiên sinh có thể cho lão hủ nhìn một chút được không?”

“Được, được. Xin mời theo tại hạ”.

Đỗ Văn Hạo dẫn Phan cục phán tới phòng bệnh của Bồ thiếu nãi nãi ở phía sau. Bà vú đang đứng ở cửa nhìn thấy Đỗ Văn Hạo khuôn mặt đầy nếp nhăn của bà nở nụ cươi tươi: “Đỗ tiên sinh. Thiếu phu nhân đang cho hài tử bú. Xin chờ tiểu nhân vào trong thông báo”.

Bà vừa nói tới đó chợt nghe bên trong vang lên tiếng kêu đau đớn: “Ôi chao! Sao con lại cắn nhũ hoa của mẫu thân? Mau buông ra. Ôi chao! Mau bỏ ra. Mẫu thân đau quá”.

Bà nụ cười gượng gạo nói: “Đứa nhỏ này nghịch ngợm lắm. Nó luôn cắn nhũ hoa của thiếu phu nhân. Cắn đến chảy cả máu”.

Đỗ Văn Hạo ngạc nhiên hỏi: “Đứa nhỏ này sinh chưa được một tháng, chưa mọc răng. Sao nó có thể cắn chảy máu được?”

“Có răng! Đã nhú răng sữa rồi”.

Đỗ Văn Hạo kinh ngạc liếc nhìn Phan cục phán.

Hắn thầm nghĩ căn bệnh này thật kỳ quái. Cái viiệc cắn nhũ hoa này chắc chắn do tác động của căn bệnh. Chắc chắn chứng co giật gây ra hiện tượng cắn nhũ hoa.

Bà vú quay đầu vào trong nói: “Nãi nãi. Đỗ tiên sinh tới”.

“Ơ. Ôi chao! Mau bỏ ra. Ui, ôi chao. Mau” Thiếu nãi nãi bên trong hình như đang cố gắng dứt đứa nhỏ ra không cho nó ngậm nhũ hoa nữa. Sau một lúc rốt cục nàng nói vọng ra: “Tốt lắm. Đỗ tiên sinh xin mời vào”.

Bà vú nhẹ nhàng đẩy cửa ra. Hai người Đỗ Văn Hạo đi vào bên trong.

Hắn thấy thiếu nãi nãi Tô Hỉ Chi đầu quấn khăn, ôm một bọc tã lót trong lòng đứng dậy thi lễ.

Đỗ Văn Hạo ra hiệu cho nàng ngồi xuống rồi hắn giới thiệu: “Phu nhân, vị này là Thái y cục phán Phan Kim Quốc Phan đại nhân. Đại nhân đặc biệt đến đây chẩn bệnh cho hài tử”.

Thiếu nãi nãi vội đứng lên thi lễ rồi nàng đặt hài tử xuống giường và đứng sang một bên.

Phan cục phán ngồi xuống cái ghế cạnh giường. Ông ta cúi đầu quan sát đứa nhỏ, chỉ thấy đứa nhỏ hoạt bát, hiếu động nhưng mặt có nhiều nếp nhăn, ánh mắt đờ đẫn. Trong miệng có bốn cái răng trắng nhỏ. Trong hàm răng còn dính máu tươi chắc chắn là máu do vừa rồi cắn nhũ hoa của thiếu nãi nãi.

Sau khi Phan cục phán xem xét xong ông ta trầm giọng nói: “Đúng như Thi chú ghi lại trong cổ thư. Người mắc bệnh này vẻ mặt đờ đẫn, trầm lắng, biến dạng không đồng nhất. Mỗi khi tiết trời thay đổi lại càng nặng hơn. Sau nhiều năm tháng có thể mất mạng. Sau khi chết tà khí thậm chí có thể hại chết cả người nhà”.

Đỗ Văn Hạo hỏi: “Phan cục phán, những triệu chứng ngài nói có được ghi trong y thư không?”

“Có. Nếu Đỗ tiên sinh có hứng thú thì chúng ta có thể tới tàng thư các của Thái y cục tra cứu”.

Đỗ Văn Hạo chấn động nếu cả Tiền Bất Thu, Lận Viễn đã nhận định đây là Thi chú thì chắc chắn không sai. Vấn đề là trong Trung y hiện đại không có chứng bệnh này, cũng không phải là loại bệnh của thời hiện đại. Mà cũng có thể y học hiện đại cũng biết nguyên nhân gây bệnh này nhưng quy nó về các chứng bệnh phổ thông.

Bây giờ bản thân hắn không có phương pháp chữa trị. Vấn đề mấu chốt là hắn không biết nguyên nhân gây bệnh. Tất cả chỉ là do giải thích của người cổ đại. Phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh, đối chiếu với y học hiện đại tìm ra căn bệnh tương ứng thì lúc đó mới có phương pháp chữa trị được.

Đỗ Văn Hạo vội nói: “Hay quá. Hai ngày nữa tại hạ xong việc sẽ tới tra cứu”.

“Tốt, tốt” Phan cục phán cảm thấy hứng thú với Thi chú của đứa nhỏ của thiếu nãi nãi. Ông ta hỏi: “Thiếu nãi nãi, hài tử của ngươi tại sao lại nhiễm bệnh?’

Tay thiếu nãi nãi sờ mặt hài tử nàng buồn bã nói: “Vấn đề này Đỗ đại phu đã hỏi qua. Có thể là do lần tới ngôi nhà quỷ gặp quỷ”.

Đỗ Văn Hạo đang suy nghĩ về tung tích của Lâm Thanh Đại hắn nghe vậy vội hỏi: “Phu nhân, ngươi tới ngôi nhà quỷ ở đâu?”

Thiếu nãi nãi nói: “Chính là đại viện của Kiều gia ở phía bắc Hoàng thành”.

Đỗ Văn Hạo vội hỏi: “Ngươi thấy quỷ ở chỗ nào trong Kiều gia?”

“Cụ thể ta cũng không nhớ do tới đó vào buổi tối. Nhưng ta nhớ chỗ đó có một cái ao”.

Đỗ Văn Hạo lắc đầu nói: “Chỗ đó không phải là ao. Đó là một cái hồ hình bán nguyệt. Trong Kiều gia chỉ có cái hồ hình bán nguyệt đó ngoài ra không có cái ao nào. Ta vừa mới mua ngôi nhà quỷ đó”.

Phan cục phán lạ lùng hỏi: “Đỗ tiên sinh, ngài mua ngôi nhà quỷ đó làm gì?”

Đỗ Văn Hạo không có tâm t nói chuyện này. Hắn chỉ ậm ừ qua chuyện rồi tiếp tục hỏi thiếu nãi nãi: “Khi ở bên hồ ngươi thấy quỷ ở chỗ nào?”

“Không nghĩ ra được”.

“Có nhớ con đường đi vào không?”

“Khó nói lắm. Lúc đó ta sợ hãi quá nên không dám nhìn quanh nên không nhớ được. Chỉ nhớ hình như có một cây đại thụ. Nhưng tướng công của ta chắc chắn nhớ bởi vì chàng đi cùng ta vì chàng sợ lão đạo sĩ giở trò quỷ”.

Đỗ Văn Hạo thở nhẹ nói: “Các ngươi có thể đi cùng ta tới ngôi nhà đó không? Nhớ lại con đường đi vào. Đối với ta việc này rất quan trọng. Cám ơn!”.

Thiếu nãi nãi thấy trời đã gần tối nàng định từ chối nhưng Đỗ Văn Hạo là ân nhân cứu mạng nàng. Nàng không nỡ từ chối nên gật đầu nhận lời.

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio