CHUYỂN NGỮ: TRẦM YÊN
.--.- - -.--..- -..
/.--.-.......- --- -.
--.
-....- --- -.
--....-.- -.
--..---- ----.
---..
Quầy đựng hàng loạt máy mp là vật trang trí đẹp nhất trong cửa hàng.
Những khối máy vuông nhỏ kia như kéo một chân Khương Tiêu bước vào tương lai.
Anh đi sang đó nhìn thoáng qua.
Thứ này gợi lên kha khá ký ức trong đầu Khương Tiêu.
Nó được phát minh ở nước ngoài, không quá phức tạp về mặt kỹ thuật.
Cuối năm , phải mất một thời gian ngắn máy mp mới ra mắt trong nước, nhỏ nhưng thắng ở sự tiện lợi.
Tuy nhiên giá cả của nó bây giờ thực sự không hề rẻ.
Giá máy trong nước rơi vào khoảng bảy đến tám trăm tệ, giá loại của hãng nước ngoài nhìn chung phải lên đến bốn chữ số.
Nhưng đây chỉ là một mô hình thu nhỏ của sự phát triển khoa học công nghệ nhanh chóng trong tương lai.
Vô số nhà sản xuất điện thoại thông minh sau này đã làm ra máy mp, Khương Tiêu nhìn thấy trong tủ kính vài thương hiệu quen thuộc đời trước, có điều kỹ thuật làm thứ này không khó, nó lại được chào đón nên sẽ phổ biến trong mấy năm gần đây.
Một số nhà máy nhỏ cũng làm chủ được công nghệ, máy mp với tính năng hoàn thiện hơn ra đời.
Vào khoảng năm sẽ có một đợt giảm giá, chỉ cần bỏ ra mấy chục tệ là đã mua được máy nghe nhạc chất lượng thấp nhất.
Tuy nhiên với Hậu Lâm bây giờ mà nói, đây đúng thực là một thứ đồ chơi mới lạ.
Khương Tiêu đếm lại số tiền mình mang theo, chưa đủ lắm.
Sau khi sự bất ngờ qua đi, anh không định mua vội.
Bây giờ giá cả cao quá, anh chỉ mua được tối đa ba đến bốn chiếc, không ép giá xuống nổi.
Vả lại bán thứ này cho các học sinh ở Hậu Lâm càng khó hơn.
Ít ai sẽ chịu chịu mua một món đồ xấp xỉ mấy trăm, mấy nghìn tệ.
"Đến kỳ nghỉ đông cháu lại tới chuyến nữa." Khương Tiêu nói: "Bác để ý giúp cháu trước nhé."
Tầm đấy anh đã đi được thêm vài chuyến hàng rồi, ắt hẳn tiền trong tay sẽ nhiều hơn chút.
Hơn nữa bây giờ thị trường mp trong nước cũng đang đại chiến về giá cả, anh nhớ mang máng cuối năm sẽ có nhà sản xuất tung ra thị trường một phiên bản máy mp trị giá tệ.
Đó có thể coi là vua hiệu quả chi phí vào thời điểm đó.
Đời trước Khương Tiêu mua được một chiếc máy hãng này vào học kỳ một lớp .
Khi đó, máy mp đã không còn là thứ đồ chơi mới lạ gì ở Hậu Lâm.
Khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, Khương Tiêu chỉ có thể nắm bắt được nút thời gian tại khoảng thời gian đó mà thôi.
Kỳ nghỉ đông là thời điểm các học sinh nhận được tiền lì xì, rất nhiều người cũng chi mạnh tay hơn.
Không thể ém sản phẩm kỹ thuật số này quá lâu, giá lại cao quá, bây giờ Khương Tiêu vẫn chưa gánh nổi.
Anh vác hai túi đồ về khách sạn nhỏ tìm Diệp Binh.
Trước đó phải chạy đua với thời gian từng giây để xem giá hàng nên vừa đặt đồ xuống lập tức cảm thấy đói bụng.
Hàng hóa trên xe vận tải đã được đóng gói xong, xe đang đỗ cách khách sạn không xa.
Diệp Binh phải lái xe đường dài nên bây giờ đã ngủ.
Khương Tiêu nhẹ tay nhẹ chân chuồn ra, định đi ăn bữa khuya.
Gần chỗ anh có một cửa hàng bán đồ ăn nhanh.
Khương Tiêu chọn mì trộn giá rẻ nhất, cúi đầu ăn sạch bát mì của mình.
Đèn đường sáng lên chút, gương mặt anh cũng lộ rõ dưới ánh đèn.
Lúc đang ăn Khương Tiêu cứ cảm thấy là lạ, như thể có ai đó theo dõi mình.
Anh lặng lẽ quan sát xung quanh thử, phát hiện ở bàn phía chéo đối diện có một tốp người, vài người trong đó thường xuyên ngó sang chỗ mình, vừa chạm mắt lập tức tránh đi, sau đó những người này thì thầm với nhau.
Khương Tiêu lập tức trở nên cảnh giác.
Giờ đang là ban đêm, anh còn nhỏ tuổi, có lẽ vì trông dễ bắt nạt.
Ra ngoài tốt nhất không nên gây chuyện.
Vì vậy khi Khương Tiêu nhìn một người ngồi ở bàn đó đứng lên, nhân cơ hội tính tiền đi về phía mình, anh bỗng đứng bật dậy, nhấc gót chạy thẳng.
Ban đầu những người kia sửng sốt, sau đó quả nhiên đứng dậy hết, đuổi theo anh.
Khương Tiêu thấy thế càng quyết tâm chạy trốn tốc độ hơn.
Anh lao vút đi như loài thỏ, nghe thấy tiếng la đằng sau: "Đừng chạy!"
Thằng ngu mới không chạy, có quỷ mới biết bọn chúng muốn làm gì.
Khương Tiêu chạy vào trong ngõ nhỏ, rẽ trái quặt phải cắt đuôi đám người, sau lại lẻn về khách sạn nhỏ.
Đóng cửa phòng lại, anh thở phào nhẹ nhõm, nghĩ: Có vẻ tình hình an ninh trật tự ở thành phố Liễu Giang bây giờ chẳng ra gì, đám côn đồ tạp nham đông quá, may mà mình đủ thông minh.
Hôm sau, khi Khương Tiêu đã ngồi trên xe Diệp Binh về Hậu Lâm, Lận Thành Duật mới nhận được tin này.
Mấy người kia khẳng định chắc chắn đó là người y muốn tìm, nhưng đối phương cảnh giác quá cao độ, phản ứng cũng quá nhanh, bọn họ bị cắt đuôi hết.
Lận Thành Duật vốn không tin dăm ba câu này.
Y bỏ ra nhiều tiền để tìm người, mấy ngày nay nhận về không ít tin giả.
Tuy nhiên trùng hợp là bên trái quán cơm nhỏ kia có một nhà máy lớn gắn camera theo dõi cực kỳ hiếm gặp thời này ở vị trí cao trên cổng.
Hình ảnh Khương Tiêu ngồi ở bàn ngoài ăn mì, rồi cất bước chạy như thỏ được camera ghi lại trọn vẹn.
Khỏi cần xác nhận với chủ quán cơm, Lận Thành Duật cũng nhận ra đây là Khương Tiêu.
Đó là người đời trước y đã chung sống với suốt mười năm, bây giờ vừa nghĩ tới trái tim đã đau đớn, không thể nhận lầm được.
Y tua đi tua lại đoạn video kia, ngón tay run lên mất kiểm soát.
Khi ấy đã là rạng sáng, Khương Tiêu một mình lẻ loi chọn một suất mì trộn rẻ nhất ở nơi này, lòng cảnh giác lại mạnh đến thế.
Lận Thành Duật xem cảnh đó chỉ cảm thấy khó chịu hơn cả tự mình trải qua.
Thế nhưng y tìm một lượt vẫn không thấy người.
Mới qua một đêm thôi, dù Khương Tiêu làm công ngắn hạn ở đây thì cũng phải để lại ít dấu vết chứ? Vậy mà Lận Thành Duật hỏi khắp các nhà máy lân cận một lần, bọn họ đều nói mình không đời nào tuyển trẻ vị thành niên.
Lận Thành Duật lại không đặt nhiều sự chú ý vào khách sạn cách đó không xa, bởi nó là khách sạn của các tài xế, chuyên hợp tác với các công ty vận chuyển, cung cấp chỗ ở cho tài xế.
Cùng lắm Khương Tiêu chỉ làm công trong đây thôi.
Nhưng lần đầu người nhà họ Lận đi tra, ông chủ ngồi tại quầy vẫy tay nói chưa gặp bao giờ, trong số các vị khách đăng ký ở trọ thực sự không có cái tên này.
Khoản thanh toán đều tính cho Diệp Binh, tìm lao động phổ thông thì càng không thấy.
Cảm giác rõ ràng nhìn thấy hai lần mà không bắt được khiến Lận Thành Duật dần hoảng loạn.
Hai tuần nay y lật tung mọi nơi xung quanh tìm kiếm mòn mỏi vẫn không thấy người đâu.
Cuối cùng, y cầm tấm ảnh đi hỏi từng nhà, lúc này khách sạn đã đổi sang một dì trực đêm.
Dì nhìn bức ảnh kia, nói từng gặp rồi.
"Phụ huynh dẫn con nhỏ tới, không phải người Liễu Giang." Dì kia nói với y: "Đợt nghỉ lễ Quốc Khánh, cậu bé còn tự tới đây ở mấy ngày, vác theo một chiếc túi đen đi sớm về muộn."
Lúc tới đây, Lận Thành Duật không ôm bao nhiêu hy vọng, chợt nghe được lời hồi đáp này, cảm giác như đạp chân lên mây bỗng ập tới trong y.
Vì vậy, y ngập ngừng hỏi thêm một lần.
"Dì...!gặp anh ấy rồi sao?"
"Tôi gặp rồi!" Dì ấy tưởng tai y có vấn đề, lớn tiếng trả lời lần nữa: "Cậu bé từng ở tại chỗ chúng tôi hai lần, cậu tìm cậu ấy làm gì!?"
Chẳng qua khi Lận Thành Duật hỏi sâu thêm chút, dì trực đêm lại không muốn trả lời lắm.
Mặc dù ở tầm tuổi này, dì không hiểu thế nào gọi là quyền riêng tư của khách hàng, nếu y hỏi về cậu bé chưa lớn Khương Tiêu thì dì sẵn sàng trả lời, nhưng hỏi kỹ tới Diệp Binh thì dì không muốn trả lời nữa.
Dù sau đó Lận Thành Duật lấy tiền ra, ánh mắt dì dao động, song cũng chỉ ậm ờ qua quýt rằng tài xế xe tải hợp tác dài hạn với khách sạn.
Lỡ đối tượng đi tìm người này không tốt lành gì, hay đến để trả thù, gây ảnh hưởng xấu tới các tài xế thì việc làm ăn của họ sẽ chấm dứt.
Chẳng qua Lận Thành Duật có được manh mối xác thực này rồi, chuyện kế tiếp cũng dễ tra hơn nhiều.
Dẫu phải tốn chút thời gian, song ít nhất y không phải đi thêm con đường vòng nào nữa.
Thời đại này tin tức lưu thông kém, Lận Thành Duật không biết cụ thể Khương Tiêu làm gì ở Liễu Giang, bởi lẽ khách sạn bên kia chỉ biết anh ở đây chứ không rõ anh ra ngoài làm gì.
Nhưng chỉ cần tra tuyến đường của tài xế ở khách sạn kia, tra ra Diệp Binh là tìm được Khương Tiêu, cách thức này trực tiếp và nhanh chóng hơn nhiều.
Chỉ vài ngày sau, y đã biết rốt cuộc Khương Tiêu đến từ đâu.
Anh ở Hậu Lâm - một nơi cách đây mười tiếng đồng hồ lái xe.
Tuy nhiên Lận Thành Duật bây giờ chưa kịp liên tưởng tới việc Khương Tiêu cũng sống lại.
Y không có nhiều thông tin lắm, bị niềm vui bất ngờ hun mù đầu óc, chưa kịp hỏi tình hình nhà họ Khương ở Hậu Lâm ra sau, nhà họ Lận cũng chưa can thiếp được xa đến vậy, Lận Thành Duật đã muốn tự tới tìm người.
Y cho rằng đến lúc đó tìm hiểu kỹ hơn cũng không muộn.
Tình hình tài chính của nhà họ Khương không tốt là chuyện chắc chắn.
Vào hai lần Lận Thành Duật thấy Khương Tiêu, anh đều rất giản dị.
Đời trước Khương Tiêu chăm sóc mình từng li từng tí, Lận Thành Duật đã gấp không chờ nổi muốn đền bù tiếc nuối, đối xử với Khương Tiêu như cách anh đối xử với y đời trước.
Chiều chuộng từ thời niên thiếu, không để anh phải chịu chút khổ nào, sau đó thành trúc mã trúc mã, xuôi nước đẩy thuyền, hai người sẽ lại không bao giờ xa nhau nữa.
Ôm theo loại ảo tưởng này, dĩ nhiên Lận Thành Duật không cho phép bất kỳ chuyện bất ngờ nào xảy ra ngay đây.
Chẳng qua số phận chưa bao giờ thỏa lòng người.
Khương Tiêu đã về Hậu Lâm không hề hay biết chuyện này.
Từ khi sống lại, anh như dần gỡ đi lớp vỏ nặng nề đời trước.
Lận Thành Duật hầu như không còn xuất hiện trong đầu anh.
Anh bận học tập và kiếm tiền, cực kỳ tất bật.
Lần thứ hai về từ Liễu Giang, hàng hóa của anh lại được săn đón.
Khương Tiêu không bày sạp, trước đó hàng bán được từng chút đều nhờ mấy bạn nữ ban đầu truyền miệng nhau.
Vì buôn bán sau giờ học nên anh có thể tập trung học hành.
Hai việc không ảnh hưởng nhiều tới nhau.
Nhưng sau khi bắt đầu kinh doanh, giờ đến anh cũng không chịu nổi việc cứ sau giờ học là có người tới tìm, huống hồ anh chỉ có một chiếc cặp sách, không tiện mang hàng tới, hành động quá lộ liễu lọt vào mắt giáo viên cũng không hay.
Khương Tiêu đã sớm tính đến trường hợp này.
Anh thương lượng với chủ cửa hàng băng đĩa.
Sau này hàng tháng anh sẽ mang cho anh ta hàng mới nhất, song chỉ bán riêng cho nhà anh ta, tương đương với nguồn cung độc quyền.
Giá cả cũng dễ thương lượng.
Để trao đổi chủ cửa hàng sẽ dọn cho anh một quầy trong cửa hàng, Khương Tiêu sắp xếp sản phẩm, dán giá xong thì để anh ta bán giúp, hằng ngày sau khi tan học anh sẽ tới kiểm kê.
Hơn nữa hàng hóa của Khương Tiêu thu hút không ít học sinh ghé vào, cũng coi như thúc đẩy tiêu thụ cho anh ta.
Đôi bên cùng có lợi.
Có điều chủ cửa hàng băng đĩa đồng ý với những yêu cầu hơi rắc rối của Khương Tiêu lại không chỉ vì tiền.
Trước khi nhập hàng lần hai Khương Tiêu đã tính xong chuyện này.
Ông chủ kia cũng là người đam mê băng đĩa.
Khương Tiêu tới cửa hàng ở Liễu Giang kia mua cho anh ta loại đĩa số lượng giới hạn phiên bản quốc tế.
Thứ này gần như là đồ sưu tập, để tới đời sau vẫn có giá.
Đối với ông chủ, đây đúng là gãi đúng chỗ ngứa, anh ta không thể nói nổi một câu từ chối.
"Chú giỏi thật đấy!" Ông chủ cửa hàng băng đĩa âu yếm ôm đĩa quang như ôm bà xã mình, nhìn học sinh cấp hai bị mình đẩy ra ngoài trong lần gặp đầu tiên này bằng ánh mắt lấp lánh: "Khương Tiêu à, sau này giàu to nhớ nâng đỡ ông anh này của chú nhé."
Khương Tiêu cười với anh ta: "Anh đừng khen, em mới kiếm được mấy đồng thôi mà."
"Giờ mới chỉ là khởi đầu thôi." Chủ cửa hàng băng đĩa nói: "Bằng bản lĩnh này của chú, về sau làm gì cũng kiếm được ra tiền."
Anh ta nhìn Khương Tiêu bày biện kệ hàng nhỏ kia vừa gọn gàng vừa đẹp mắt, dàn đều từng sợi dây bện vòng lôi thôi kia chưa đủ, còn treo lên bên cạnh mấy chiếc vòng tay đã bện xong, trông rất đẹp.
Anh ta hỏi thử mới biết chúng đều do Khương Tiêu tự tay bện, trâu bò.
Tuổi nhỏ vậy mà đã có chí tiến thủ, dám nghĩ dám làm, lại còn sáng tạo.
Sau này cậu nhóc không phát tài thì ai phát tài?
Vậy là Khương Tiêu đã có quầy hàng cố định.
Tuy quầy không lớn nhưng với một người kinh doanh lâu dài như anh, nó lại có ý nghĩa rất lớn lao.
Anh cũng không bày bán đơn giản như vậy mà còn tự làm sổ cái, mỗi ngày kiểm kê đủ hai lần.
Mặc dù chủ cửa hàng băng đĩa đồng ý, anh ấy cũng là người tốt, nhưng chỗ anh em thân thiết thì phải tính rõ từng khoản, quản lý chi tiết, đặc biệt là chuyện tiền nong.
Buôn bán kết hợp tình nghĩa mới lâu dài được.
Từ khi quầy hàng được dựng lên, không ít người đã ghé nơi đây.
Ngoại trừ nữ sinh còn có cả những nam sinh muốn tặng quà cho bạn học nữ cũng lặng lẽ đến xem thử.
Bày bán công khai, trưng bày đầy đủ, dĩ nhiên hiệu suất thu hút người mua cao hơn cách Khương Tiêu làm lần trước nhiều.
Những nữ sinh từng mua đồ ở chỗ anh đều biết đó là quầy hàng của anh, cũng khá nhiều người quen thân với anh, trêu anh là ông chủ nhỏ.
Nhân duyên của Khương Tiêu dường như cũng tốt lên không chỉ một chút.
Bởi vì anh bán mấy thứ đó, ngoại trừ xưng hô "ông chủ nhỏ" ngoài miệng thì người ta còn gọi anh với biệt danh sau lưng: Bạn của các thiếu nữ..