Tiêu Nhất Cửu bị điên khiến cho cả cung Thái Cực trở nên khẩn trương. Mà buổi nói chuyện của Vạn Tinh Thần đã khiến một yêu ma đi về phía tây, khiến một vị Hoàng Đế phải sợ hãi. Có đội khi giang hồ lớn tới mức làm cho người ta nhìn không thấu, có đôi khi nhỏ chỉ như một tòa cung Thái Cực. Thậm chí nhỏ như chỉ có hai, ba người.
Việc này có vẻ nhưng chẳng liên quan gì tới Phương Giải, người đã đi qua Trường Giang. Bởi vì hắn không ở trong giang hồ.
Chỗ giao nhau của Lạc Thủy và Trường Giang là một cái hồ lớn nhìn như vô tận. Đây là nơi hai con sông lớn hòa vào với nhau, mặt nước bằng phẳng.
Nhưng mặt nước nhìn tưởng bằng phẳng đó, phía dưới lại chảy xiết. Nơi giao nhau giữa hai con sông lớn có rất nhiều mạch nước ngầm. Nếu người chèo thuyền không cẩn thận điều khiển thuyền tới chỗ này, thì không mất bao lâu sẽ bị nuốt chừng. Hiện tại những người chèo thuyền được tích lũy kinh nghiệm hàng nghìn năm của tổ tiên truyền xuống, bọn họ tuyệt sẽ không làm trái theo lời khuyên của tổ tông.
Kỳ thực nơi này có khác gì giang hồ đâu? Thoạt nhìn gió êm sóng lặng, kỳ thực nguy cơ trùng trùng. Một khi không cẩn thận sẽ bị cuốn vào ngọn sóng khó có thể chống đỡ được. Kết cục xấu nhất là vạn kiếp bất phục. Muốn xoay người, chỉ có thể chờ tới kiếp sau chuyển thế đầu thai, còn phải cầu xin đừng lưu lại ký ức.
Đổi lại thuyền lớn của quan phủ, đoàn người Phương Giải bắt đầu đi vòng về phía nam.
Nhóm người chèo thuyền rất cẩn thận điều khiển con thuyền, không dám tới gần những nơi mà tổ tiên cảnh báo. Đi trên mặt nước thoạt nhìn như khắp nơi đều giống nhau, nhưng trong mắt những người chèo thuyền bản địa này, chỉ có một con đường an toàn mà thôi. Con đường này là dùng vố số tính mạng của các thế hệ mới tìm tòi ra được, không thể dùng vàng bạc để đo đếm giá trị của nó.
Cái hồ được tạo thành từ hai con sông lớn tên là Yên Hồ. Nghe nói lúc đứng ở chỗ cao nhất trên núi Mang Đãng, bờ bắc Trường Giang nhìn xuống, cái hồ này trông giống như một con chim yến giương cánh. Ở nơi nước chảy tĩnh nhất gần với bờ sông có một tòa thủy thành. Nơi đó là một trong những quân doanh của Thủy sư triều đình phụ trách khu vực Trường Giang và sông Lạc Hà. Từ số lượng cột buộc có thể nhìn ra được trong thủy thành có ít nhất mấy trăm chiến thuyền.
Nam thuyền Tây mã, đây là bốn chữ được truyền lưu trong dân chúng phương bắc trước khi Đại Tùy bình định Giang Nam. Người phía nam giỏi về dùng thuyền, đi đường thủy như giẫm trên đất bằng. Người phía tây tất nhiên là chỉ người Mông Nguyên. Bọn họ cưỡi ngựa thoải mái đơn giản như người phía nam điều khiển thuyền. Hiện giờ nam thuyền đã trở thành đất lành của Đại Tùy, mà Tây mã thì vẫn nhìn chằm chằm vào nửa giang sơ Đại Tùy như trước đây.
Phương Giải thu hồi ánh mắt khỏi tòa thủy thành này, lại bị hàng ngàn cột buồm trên hồ làm cho không bình tĩnh được. Thiên hạ quá lớn, nơi nơi đều là phong cảnh.
Nhưng lúc này trong lòng Phương Giải đâu có thể chứa được nhiều phong cảnh như vậy. Một tên Thiên Tôn Phật tông tên là Thích Nguyên khiến trong lòng hắn khó mà bình tĩnh được.
Sau cái ngày đó, Phương Giải không lại Thích Nguyên nữa. Tên tăng nhân kia thật giống như biến mất khỏi thế gian vậy. Ám Thị Vệ âm thầm đi theo hắn cũng không còn xuất hiện. Trác Bố Y ở trên thuyền dưỡng thương nhưng người của y vẫn tách ra như cũ. Lúc nghe nói ở Yến Hồ xảy ra án mạng, chết năm sáu người xứ khác, cái chết của bọn họ đều giống nhau, đều có một lỗ máu trên trán.
Không hề nghi ngờ rằng, vị thủ hạ tên là Ly Hỏa kia đã bị Thích Nguyên giết chết. Thích Nguyên không phải là thần, nếu Ám Thị Vệ không chủ động trêu trọc y, y cũng sẽ không biết thân phận của những Ám Thị Vệ này. Bởi vậy có thể đoán được là Ám Thị Vệ phát hiện ra Lục Minh Lan cho nên mới đón đầu, kết quả là bị Thích Nguyên giết chết.
Đã là Thiên Tôn của Phật tông, không thể nghi ngờ là rất mạnh. Đám Ám Thị Vệ kia sao có thể là đối thủ?
Phương Giải cầm một cái chăn mỏng, đi tới gần Trác Bố Y đang phơi nắng trên boong thuyền, đắp lên người rồi nói:
- Mặt sông gió lớn, mà giờ tiên sinh đang yếu như đứa trẻ lên ba.
Trác Bố Y cười nói:
- Ngay cả đứa trẻ lên ba cũng không bằng.
Phương Giải ngồi xuống bên cạnh y, trầm mặc một lúc rồi hỏi:
- Với nhân sự bây giờ của chúng ta, nếu lần sau lại gặp cái tên Thiên Tôn Thích Nguyên kia….liệu có phần thắng không?
Trác Bố Y híp mắt nhìn hắn một cái, bình thản nói:
- Có vẻ như y không muốn giết ngươi.
Phương Giải cười khổ:
- Thất vất vả mới rũ bỏ được mối quan hệ với Phật tông. Ta vẫn không quên nửa năm ngồi trong tù kia.
- Lần này không giống.
Trác Bố Y cười nói:
- Nơi này không phải là thành Trường An.
Phương Giải hỏi:
- Tiên sinh sẽ nói dối Hoàng Đế?
Trác Bố Y nói:
- Ta vốn không phải là người của triều đình, ngươi cứ coi như là ta giúp đỡ bạn bè trong Đại Nội Thị Vệ Xử. Ngay cả chức quan ta cũng không có, việc gì phải chủ động báo cáo?
Phương Giải cười nói:
- Hiện tại ta thấy tiên sinh thật đáng yêu.
Trác Bố Y nói:
- Đổi từ đi, dùng ngọc thụ lâm phong hay hơn.
Phương Giải bĩu môi:
- Đợi thương thế của tiên sinh tốt lên thì mới xứng với bốn chữ ngọc thụ lâm phong. HIện tại trong đầu ta chỉ suy nghĩ làm sao xử lý tên kia.
Trác Bố Y khẽ nhíu mày, im lặng một lúc rồi đột nhiên hỏi:
- Vì sao y mê luyến nữ sắc như vậy? Vợ của lái thuyền mà Ám Thị Vệ thuê không tính là mỹ nhân, nhưng y cũng không buông tha. Chỉ có nữ tử trong Ám Thị Vệ kia là có vài phần nhan sắc. Nhưng một người có thân phận Thiên Tôn cao quý trong Phật tông như y, sao phải bụng đói ăn quàng?
- Bụng đói ăn quàng!
Hai măt Phương Giải liền sáng ngời:
- Bốn chữ này hình như là mấu chốt…
Trác Bố Y thở dài nói:
- Đáng tiếc là chúng ta hiểu quá ít về Phật tông. Qua nhiều năm như vậy Đại Nội Thị Vệ Xử chưa từng gián đoạn việc phái người tới Mông Nguyên điều tra. Nhưng hiệu quả quá mức nhỏ bé. Căn cơ của Phật tông là ở Đại Tuyết Sơn, mà Đại Luân Tự thì không phải ai cũng vào được. Muốn nghe được chuyện của một Thiên Tôn, thật quá khó.
- Bất kể như thế nào…
Phương Giải nói:
- Chúng ta cũng không phải là không biết gì về y.
…
…
Vượt qua Yến Hồ là tới đường sông của sông Lạc Thủy. Con sông này không có vị trí quan trọng như Trường Giang, nhưng đường sông khá là rộng. Nơi hẹp nhất cũng rộng tới một dặm. Hơn nữa nước sông Lạc Thủy tĩnh lặng hơn Trường Giang rất nhiều. So sánh đôi bên, sông Lạc Thủy giống như một thiếu nữ dịu dàng, mà sông Trường Giang như một thiếu phụ nóng bỏng.
Bởi vì là khâm sai xuôi nam, nên Đề đốc Thủy quân ở Yến Hồ phái hai khoái thuyền Hoàng Long tới hộ tống. Khoái thuyền Hoàng Long dài tới m, có thể chở được hai trăm binh lính. Đương nhiên không thể mang ra so sánh với thuyền vận binh có thể tích tương tự. Khoái thuyền Hoàng Long chắc chắn, tốc độ hơn xa thuyền vận binh.
Điều khiến Diệp Cận Nam vui vẻ, chính là Phương Giải là một người nói lời giữ lời. Sau khi chuyển sang đường thủy, Phương Giải quả nhiên là không tiếp xúc với quan viên địa phương nữa. cho dù là Đề đốc Thủy quân ở Yến Hồ mời Phương Giải, hắn cũng lấy lý do sức khỏe để từ chối. Còn quan viên các châu phủ ven đường mời, hắn làm như không thấy.
Dựa theo tốc độ này, nửa tháng sau là có thể tới Ung Châu.
Hắn viết một phong mật thư, thừa dịp không có người cho bồ câu đưa thư. Đi thêm ba, bốn ngày là tới địa hạt của bốn đạo Tây Nam rồi. Nơi này là nơi mà Tả Tiền Vệ có quyền định đoạt. Tổng Đốc của bốn đạo đều có thân phận tôn quý, đều là Nhị Phẩm. Nhưng ở trước mặt La Diệu chỉ có Tam Phẩm, bọn họ đều khúm núm như những con chim cút.
Chỉ cần đi tới bốn đạo Tây Nam, nhiệm vụ của Diệp Cận Nam coi như hoàn thành một nửa.
Nhớ tới trước khi tới đế đô, Đại tướng quân La Diệu gọi y vào trong thư phòng phân phó. Nghĩ tới tâm bệnh nhiều năm của Đại tướng quân, Diệp Cận Nam không nhịn được thở dài. Đại tướng quân đã phòng thủ Tây Nam hai mươi mấy năm, thái độ của triều đình với Đại tướng quân từ không nghi ngờ tới nghi ngờ nhưng không thể không dùng. Kỳ thực tất cả Tả Tiền Vệ đều có thể cảm giác được.
Còn không phải vì mấy năm qua Đại tướng quân không ngừng tăng cường quân đội đó sao. Thậm chí can thệp vào chuyện của quan địa phương. Thậm chí việc bổ nhiệm và miễn nhiệm của quan viên Bình Thương Đạo, Tổng Đốc đại nhân Nhị Phẩm còn phải xin chỉ thỉ của y. Có thể nói bốn Tổng Đốc của bốn đạo Tây Nam, chính là bốn vị Tổng Đốc uất ức nhất trong hai mươi bốn vị Tổng Đốc Đại Tùy.
Mà trong phạm vi một nghìn dăm thành Ung Châu, thì Tả Tiền Vệ có quyền lực tuyệt đối. Quan viên địa phương đều là người của Tả Tiền Vệ, người khác đừng mơ chen vào.
Mấy năm nay tấu chương buộc tội La Diệu chưa từng gián đoạn. Cũng có không ít quan viên của bốn đạo Tây Nam có lòng không phục. Nhưng La Đại tướng quân chưa từng để ý qua. Đương nhiên là y cũng không ngại giết người. Bốn đạo Tây Nam này, nói là lãnh thổ của Đại Tùy, còn không bằng nói là đất phong của La Diệu.
Nhưng một đại nhân vật có quyền thế ngập trời như vậy, cũng có phiền não và đau khổ của y.
Phủ Đại tướng quân của La Diệu năm ở thành bắc Ung Châu, chiếm diện tích rất lớn. Phủ đệ này đã từng là phủ của một vị thân vương Đại Thương Quốc. Về sau Đại Thương bị diệt, tiên đế ban thưởng tòa nhà này cho La Diệu. Cách phủ Đại tướng quân hai con đường, chính là hoàng cung Thương Quốc.
Cung điện vàng son rực rỡ kia trở thành hành cung Tây Nam của Hoàng Đế Đại Tùy. Nhưng hai mươi mấy năm qua, hai đời Hoàng Đế đều không ai tới một lần. So với cung Thái Cực ở Trường An, hoàng cung này đẹp hơn, nhưng ít khí thế hơn. Các tòa nhà ở Tây Nam đều theo đuổi sự lịch sự tao nhã, mà không trang nghiêm rộng lớn như các tòa nhà ở thành Trường An.
Phủ Đại tướng quân của La Diệu cũng vậy. Từ cửa chính đi vào là một vườn cây đẹp tuyệt trần. Cả Tây Nam chỉ có mỗi vườn của y là có đủ các cây cối bốn mùa. Xuyên qua con đường lát đá nhỏ, như hòa mình vào thiên nhiên rộng lớn. Thư phòng của La Diệu nằm sâu trong vườn cây, xung quanh là những cây chuối tây.
Đây là một tòa lâu gỗ ba tầng, xây dựng theo đúng phong cách của vùng sông nước.
Dân chúng địa phương gọi tòa nhà này là Cao Cước Lâu. Bởi vì nó được xây ở trong ao, cho nên tầng thứ nhất còn cao hơn cả tầng hai của những tòa nhà phương bắc. Dưới Cao Cước Lâu còn cho thuyền nhỏ đi xuyên qua. Mà hoa sen trong ao nở sớm hơn phương bắc ít nhất ba, bốn tháng.
Tòa Cao Cước Lâu này là tòa nhà dành riêng cho La Diệu. Cho dù là vợ của y cũng không được tùy tiện đi vào.
Một giáp sĩ vội vã cầm một mật thư đi lên Cao Cước Lâu, thấp giọng xin chỉ thị rồi đẩy cửa đi vào một căn phòng ở phía nam. Y cúi đầu đi nhanh về phía trước, hai tay giơ bức mật thư cho một nam tử mặc thường phục.
Đó là một nam tử có bề ngoài khoảng bốn mươi tuổi, nhưng trên thực tế y đã sáu mươi tuổi rồi. Thân hình của y không tính là cao lớn, dũng mãnh, khác xa với hình tượng mặt mày dữ tợn, cao một trượng hai trong truyền thuyết, thậm chí hơi vẻ thanh tú. Nhưng bất kỳ kể nào liếc nhìn y, liền biết y là một quân nhân. Khí chất trên người đã định trước y là một người cao lớn. Cho dù sự cao lớn này không liên quan gì tới thân hình cao lớn.
Đây là La Diệu, Đại tướng quân của Tả Tiền Vệ, người nắm giữ quyền lực một phương.
Nhận lấy mật thư, La Diệu khoát tay ra hiệu, giáp sĩ này liền cung kính lui ra ngoài. Y mở mật thư ra nhìn nhìn, sắc mặt hơi đổi, lập tức tùy tiện ném mật thư ra ngoài cửa sổ. Bức thư nổi bồng bềnh trên mặt nước, chỉ trong chốc lát đã bị cá trong hồ xé rách không còn lại gì nữa.
- Tuy rằng chậm vài năm, nhưng cuối cùng ngươi vẫn đã trở lại.
La Diệu ngồi dựa vào ghế, tuy sắc mặt thoạt nhìn vẫn bình thản, nhưng ánh mắt lóe lên một thần thái khác thường. Y quay đầu nhìn ra ngoài cửa sổ, ánh mắt thoáng hiện sự dịu dàng. Một nam tử thiết huyết như y, cả đời rất ít biểu lộ ánh mắt như vậy.