Trốn Thoát Khỏi Thư Viện

chương 283: + 284: mê cung thi từ 07 + 08

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

~ TỐNG TỪ ~

Núi trùm khe bọc ngờ không lối, liễu rậm hoa thưa lại có làng, trích "Chơi thôn Sơn Tây" của Lục Du.

(Bản dịch thơ trích Thơ Lục Du, NXB Văn học, )

Sở dĩ Việt Tinh Văn điền hai câu thơ nay, một là vì tình cảnh trước mắt mọi người lúc này rất giống "Núi trùm khe bọc ngờ không lối", mà ý cảnh của câu thơ này cũng là rẽ mở sương mù tìm ra con đường mới.

Thứ hai là tiến độ khám phá mê cung đã đạt %, nếu đã là "Mê cung thi từ", có thơ thì cũng nên có từ, rất có thể khu vực họ chưa mở khóa toàn là Tống từ. Lục Du là nhà thơ nổi tiếng thời Nam Tống, mở giới bạn bè triều Tống qua Lục Du cũng rất hợp lý.

Quả nhiên, sau khi Việt Tinh Văn viết hai câu thơ, khung đáp án lóe lên ánh sáng nhè nhẹ, màn sương trên núi dần dần tản ra, một sơn thôn với phong cảnh xinh đẹp xuất hiện trước mắt.

Một người đàn ông mặc đồ cổ trang đang đứng trước mắt, sau đó, thông báo trên khung nổi hiện lên...

Mở khóa nhân vật mới: Lục Du.

Tự Vụ Quan, hiệu Phóng Ông, nhà thơ yêu nước nổi tiếng Nam Tống.

Vui lòng đi theo Lục Du, tiếp tục khám phá mê cung.

Tiến độ khám phá mê cung: %.

Việt Tinh Văn thở phào, nhìn các thành viên, cười nói: "May mà đoán đúng rồi."

"Lục Du xuất hiện, xem ra bắt đầu khởi động phần thời Tống nhỉ!" Kha Thiếu Bân tò mò nhìn NPC phía trước, nói: "Bạn bè của ông ấy có những ai vậy?"

Việt Tinh Văn nói: "Nổi tiếng nhất là Tân Khí Tật, hai người cũng xem như bạn vong niên."

Lam Á Dung nói: "Hồi trung học chị rất thích từ của Tân Khí Tật, đến giờ vẫn còn thuộc."

Tần Miểu nói: "Em cũng rất thích Lục Du. Hai người này đều là người quan tâm đến quốc gia, thiên hạ, tiếc là họ sinh ra vào thời loạn, cuối cùng không thể thực hiện hoài bão, khi tuổi già chỉ có thể bày tỏ nỗi buồn khổ trong lòng qua viết từ."

Hứa Diệc Thâm híp mắt nói: "Anh nhớ 'Mưa xuân gác nhỏ đêm nghe vẳng, hoa hạnh hẻm cùng sáng bán ra' của Lục Du, với cả 'Say khướt khêu đèn ngắm kiếm, mộng về còi rúc liên thanh' của Tân Khí Tật. Có điều những bài thơ, từ này đều nổi tiếng quá rồi, đề thi của thư viện hẳn không dễ vậy đâu nhỉ?"

Kha Thiếu Bân nghiêm túc nói: "Dù sao chúng ta cũng có sinh viên siêu giỏi Việt Tinh Văn, dù có khó thế nào cũng đơn giản với cậu ấy hết."

Việt Tinh Văn: "..."

Tân Ngôn nhìn cậu, lạnh lùng nói: "Kỹ năng nịnh hót của cậu thăng cấp rồi à?"

Kha Thiếu Bân tiếp lời: "Hôm nay Tân Ngôn siêu đẹp trai luôn, mặc dù nãy giờ không nói gì hết, nhưng người đẹp trai thế này có đứng yên một chỗ cũng là cảnh đẹp."

Tân Ngôn: "..."

Các bạn học đồng loạt lắc đầu.

Nịnh hót thế này có hơi quá đà không? Kha Thiếu Bân cậu cũng không sợ sét đánh trúng lưỡi!

Việt Tinh Văn nhìn vẻ mặt không thể tin của Tân Ngôn, cậu nhịn cười vỗ vai Kha Thiếu Bân: "Được rồi, đừng huyên thuyên nữa, lên đi."

Tiếp tục đi theo Lục Du về phía trước, bỗng một rừng mai xuất hiện trước mắt họ, hoa mai trải khắp núi đồi đua nhau khoe sắc, hương thơm nồng nàn vương vít trong không khí.

Khung đáp án nằm cạnh rừng mai, trên tấm bảng gỗ dựng dọc có tổng cộng bốn hàng chữ. Hàng một, ba gồm hai câu năm chữ, hàng hai, bốn là hai câu bảy chữ. Mặc dù không có gợi ý nào, nhưng không phải nghi ngờ, Tống từ gồm những câu dài, ngắn đan xen, còn liên quan đến hoa mai, chắc chắn là bài từ "Bốc toán tử – Hoa mai" vô cùng nổi tiếng của Lục Du.

"Ngoài trạm bên đầu cầu, lặng lẽ nở không chủ.

Trời lúc chiều vàng một gợi buồn, lại gặp mưa cùng gió.

Phải đâu khổ giành xuân, mọi hoa ghen đủ thứ.

Khi rụng thành bùn hoá bụi bay, vẫn có hương như cũ."

— Bốc toán tử – Hoa mai, Lục Du; Trích Tống từ, NXB Văn học, .

Việt Tinh Văn cầm bút lông cạnh tấm biển lên, nhanh nhẹn điền đáp án.

Đáp án chính xác, rừng mai bỗng tách ra, một con đường rộng thênh thang xuất hiện.

Tiếp tục đi về phía trước, sau khi đi khoảng năm phút, Lục Du lại đi qua một vườn hoa. Trước cửa chỉ có hai chữ "Thẩm Viên", bóng một người phụ nữ xuất hiện tại vọng lâu trong vườn, nghe tiếng bước chân của Lục Du, cô quay lại, hai người nhìn nhau từ xa. Sau đó, Lục Du cầm bút, viết một hàng từ lên tường...

"Tay trắng muốt, rượu vàng rót, cây liễu cung sân xuân cách bức. Gió đông dữ, tình thắm lỡ. Một mối tơ sầu, bao năm tan vỡ. Dở! Dở! Dở!"

Nửa dưới bỏ trống, Việt Tinh Văn bước lên cầm bút viết: "Xuân như trước, người gầy rạc, ngấn lệ đỏ ngầu khăn lụa ướt. Hoa đào rữa, lầu gác trở. Non thề còn kia, tờ hoa khôn ngỏ. Chớ! Chớ! Chớ!"

Viết xong, cậu nói với Giang Bình Sách: "Đây là 'Thoa đầu phụng – Hồng tô thủ" của Lục Du. Ban đầu, ông ấy và em họ Đường Uyển của mình vô cùng yêu thương nhau, tiếc là kết hôn không lâu, hai người buộc phải tách xa vì mẹ ông ấy phản đối dữ dội. Nhiều năm sau tình cờ gặp lại tại Thẩm Viên, Lục Du đã viết bài thơ này."

Giang Bình Sách khẽ nhíu mày, "Xã hội phong kiến, quả thật rất đặt nặng mệnh lệnh của cha mẹ, lời người làm mối, rất khó được yêu đương tự do. May mà chúng ta sinh ra ở một thời đại văn minh tiến bộ."

Việt Tinh Văn gật đầu, "Ừ. Bi kịch bị bố mẹ buộc phải xa nhau sẽ không xảy ra với chúng ta đâu."

Kha Thiếu Bân đứng bên cạnh nghiêm túc nghe Tinh Văn giải thích, càng nghe càng thấy không đúng, "sẽ không xảy ra với chúng ta đâu" là thế nào, các cậu? Các cậu làm sao hả? Cậu nghi ngờ đẩy kính, cứ cảm thấy những lời Tinh Văn nói không bình thường.

Việt Tinh Văn thấy Kha Thiếu Bân nhìn mình chòng chọc, vội vàng ho nhẹ một tiếng rồi chuyển chủ đề, "Tiếp tục đi."

Sau khi tạm biệt Đường Uyển, Lục Du tiếp tục đi thẳng.

Cảnh tượng xung quanh không ngừng thay đổi, mái tóc ông cũng bạc nhanh trông thấy, lưng cũng dần còng xuống. Một người trẻ tuổi tràn đầy nhiệt huyết dần dần biến thành ông lão tuổi xế chiều hai bên tóc mai lấm tấm bạc, mọi người đi theo Lục Du đến hết quãng đường, cũng như bước qua cả cuộc đời ông.

Khi về già, cuối cùng, Lục Du ẩn cư tại một sơn thôn hẻo lánh.

Ông đã viết rất nhiều thi từ trong thời gian ẩn cư. Đề bài lần này họ gặp phải là bài "Tố trung tình – Năm xưa vạn dặm kiếm phong hầu" vô cùng nổi tiếng, đương nhiên không thể làm khó Việt Tinh Văn.

"Năm nao muôn dặm kiếm phong hầu, trên ngựa thú Lương Châu. Mộng quan hà tan vỡ? Bụi phủ xạm điêu cừu. Hồ chưa diệt, tóc màu thu, lệ tuôn sầu. Kiếp này đâu tưởng, tâm ở Thiên Sơn, mình lão thương châu."

Sau khi trả lời, một nhân vật mới xuất hiện, là Tân Khí Tật mà trước đó Việt Tinh Văn đã nhắc tới. Tân Khí Tật nhỏ hơn Lục Du hơn mười tuổi, dù hai người chưa từng gặp mặt nhưng đã nghe danh đối phương từ lâu, khi Lục Du ẩn cư, Tân Khí Tật đã cố ý tìm đến thăm, sau đó hai người kết bạn vong niên.

Mở khóa nhân vật mới: Tân Khí Tật.

Tự Đản Phu, sau đổi thành tự Ấu An, hiệu Giá Hiên, nhà thơ phái hào phóng nổi tiếng Nam Tống.

Vui lòng đi theo Tân Khí Tật, tiếp tục khám phá mê cung.

Tiến độ khám phá mê cung: %

Việt Tinh Văn đi theo Tân Khí Tật, khoảng năm phút sau, một mái đình xuất hiện phía trước, tên là "Bắc Cố Đình", Việt Tinh Văn vừa thấy đã biết đề thi là gì.

Một trong những tác phẩm tiêu biểu của Tân Khí Tật, "Vĩnh ngộ lạc – Kinh khẩu Bắc Cố đình hoài cổ".

Quả nhiên, gợi ý mở bài là câu "Ngàn thuở non sông, Anh hùng khó kiếm nơi Tôn Quyền ở."

Việt Tinh Văn nhanh chóng điền nội dung phía sau, "Điện múa đài ca, phong lưu thảy bị gió giập mưa vùi đổ. Tà dương cây cỏ, tầm thường ngõ ngách, nơi Ký Nô từng ở đó. Tưởng bấy giờ, giáo vàng ngựa sắt, khí thôn muôn dặm hùng hổ..."

— Vĩnh ngộ lạc – Kinh khẩu Bắc Cố đình hoài cổ, Tân Khí Tật; Trích Tuyển tập từ Trung Hoa – Nhật Bản, NXB Văn hoá – Thông tin, .

Đây là một trong các bài từ tiêu biểu của Tân Khí Tật, ai cũng từng học thuộc hồi trung học, tất nhiên không khó.

Sau khi hoàn thiện bài từ, lại có một khung đáp án khác xuất hiện bên cạnh.

Mọi người đều sửng sốt. Cảnh tượng không thay đổi, nhân vật cũng không đổi, nhưng lại đổi đề bài. Tựa bài từ vừa rồi là "Vĩnh ngộ lạc", lúc này đã biến thành "Nam hương tử".

Việt Tinh Văn giải thích: "Tân Khí Tật từng viết hai bài từ tại Bắc Cố Đình, bài này là 'Nam hương tử – Đăng Kinh Khẩu Bắc Cố đình hữu hoài'."

"Nào đâu cõi thần châu, xa thẳm nơi kia bắc địa đầu.

Hưng vong muôn kiếp bao thay đổi, đằng đẵng! Khác chi sông nọ chảy trôi mau.

Lúc trẻ vạn binh mã, hùng cứ đông nam đánh bấy lâu

Thiên hạ anh hùng ai đáng mặt? Lưu? Tào? Đẻ con nên giống được Trọng Mưu."

— Nam hương tử – Đăng Kinh Khẩu Bắc Cố đình hữu hoài, Tân Khí Tật; Dịch thơ: Nguyễn Đương Tịnh.

Việt Tinh Văn điền xong bài thơ, lúc này Tân Khí Tật mới tiếp tục di chuyển.

Vì tiến độ khám phá có liên quan đến phạm vi mở khóa, nên dù họ đã đáp đúng hai câu ở chỗ Tân Khí Tật, nhưng tiến độ khám phá chỉ tăng thêm %, đạt %.

Tân Khí Tật tiếp tục đi năm phút, trời dần tối, bỗng một lễ hội đèn hoa xuất hiện phía trước.

Vô số đèn lồng muôn màu muôn vẻ treo dọc đường, pháo hoa rực rỡ nở rộ trên trời, cả bầu trời đêm được tô điểm sáng như ban ngày. Dòng người trên phố đông như trẩy hội, không ít nam nữ trẻ tuổi hẹn gặp nhau cùng đoán câu đố đèn, dạo chợ đêm...

Cảnh hội đèn Nguyên tiêu trước mắt khiến mọi người bất giác dừng bước.

Hứa Diệc Thâm híp mắt cười, nói: "Câu này anh biết, có phải bài 'Thanh ngọc án – Đêm nguyên tiêu' Tân Khí Tật viết vào hội đèn Nguyên tiêu không?"

Việt Tinh Văn nói: "Nhìn cảnh tượng thì hẳn là vậy."

Dứt lời, khung đáp án xuất hiện, quả nhiên là "Thanh ngọc án – Đêm nguyên tiêu".

"Đêm xuân gió thổi ngàn hoa nở. Rụng như mưa, sao rực rỡ. Ngựa quý, hương đưa, xe trạm trổ. Phụng tiêu uyển chuyển, ánh trăng lay động, suốt đêm rồng cá rộn."

"Ngài tằm, liễu tuyết, tơ vàng rủ. Phảng phất hương bay, cười nói rộ. Giữa đám tìm người trăm ngàn độ. Bỗng quay đầu lại, người ngay trước mắt, dưới lửa tàn đứng đó."

— Thanh ngọc án – Đêm nguyên tiêu, Tân Khí Tật; Dịch: Điệp Luyến Hoa.

Câu này không cần Việt Tinh Văn trả lời, hầu hết các thành viên đều nhớ. Mọi người phân công hợp tác, nhanh chóng tìm chữ trong từ điển đền lên.

Tiến độ khám phá %.

Tiến độ khám phá trên khung nổi góc phải tăng thêm %.

Mọi người đợi một lát, phát hiện Tân Khí Tật vẫn đứng yên tại chỗ, cũng không có thông báo nhân vật mới xuất hiện, khung cảnh vẫn tĩnh lại tại đây.

Mọi người khó hiểu nhìn nhau, "Có chuyện gì thế? Ông ấy không cử động nữa?"

Kha Thiếu Bân không nhịn được nói: "Không phải là có bug, NPC bị đơ rồi chứ?"

Tân Ngôn bình tĩnh nói: "Không đâu, nếu thư viện tùy tiện xuất hiện bug khiến NPC dừng lại thế này, chúng ta đã bị lag chết vô số lần rồi."

Việt Tinh Văn nói: "Có lẽ là chúng ta phải tự đi tìm NPC tiếp theo. Giữa đám tìm người trăm ngàn độ. Bỗng quay đầu lại, người ngay trước mắt, dưới lửa tàn đứng đó, đây là lời gợi ý rõ ràng."

Lễ hội đèn hoa vô cùng nhộn nhịp, người qua lại tấp nập. Tìm NPC tiếp theo trong đám người này thế nào đây?

Việt Tinh Văn chau mày suy nghĩ, cậu rảo bước đến bóng râm cuối phố nơi không có ánh đèn chiếu đến... Khác với hội đèn phồn hoa, "dưới lửa tàn" mới là nơi có người Tân Khí Tật đang chờ đợi.

Đọc qua bài từ này sẽ thấy ông đang đợi một người, nhưng thật ra lại là phép ẩn dụ, ông không muốn vào cùng một giuộc với những kẻ đó, tham gia cuộc vui của kẻ cầm quyền. Ông muốn thành người "dưới lửa tàn đứng đó", dù đứng trong bóng tối, cô đơn vắng lặng, lại giữ được kiêu ngạo và thanh cao của mình.

Mọi người đi theo Việt Tinh Văn, không nhìn dòng người qua lại, bước nhanh qua hội đèn hoa rực rỡ.

Tới nơi khuất bóng cuối hội đèn, quả nhiên họ nhìn thấy một bóng người ẩn mình trong góc tối, nếu không cẩn thận tìm kiếm, rất khó phát hiện ra ông ở đó.

Khi Việt Tinh Văn lại gần ông, thông báo hiện lên trước mặt mọi người...

Mở khóa nhân vật mới: Tô Thức.

Là Tô Thức, người được xưng thành "Tô – Tân" cùng Tân Khí Tật!

Hai nhân vật đại diện cho trường phái Tống từ hào phóng, dù sinh ra ở hai thời Bắc Tống, Nam Tống, không hề gặp nhau trong lịch sử, nhưng trong mê cung thi từ này, họ lại vượt qua không-thời gian, cùng xuất hiện tại hai đầu phố đèn.

~ TÔ THỨC ~

Mở khóa nhân vật mới: Tô Thức.

Tự Tử Chiêm, hiệu Đông Pha cư sĩ, nhà văn học, thư pháp, ẩm thực nổi tiếng Bắc Tống.

Vui lòng đi theo Tô Thức, tiếp tục khám phá mê cung,

Là nhân vật tiêu biểu của trường phái Tống từ hào phóng, từ của Tô Thức rất được yêu thích, rất nhiều tác phẩm của ông được đưa vào chương trình ngữ văn trung học, các tác phẩm kinh điển như "Niệm nô kiều – Xích Bích hoài cổ", "Thủy điệu ca đầu – Trung thu" chưa chắc đã xuất hiện trong đề thi của thư viện.

Việt Tinh Văn cũng không dám chắc đề thi của Tô Thức có khó hay không, may sao cậu từng nghiên cứu thơ từ và các nhà thơ trường phái thơ từ hào phóng, thơ từ uyển chuyển hàm súc thời Tống, cậu nhớ hầu hết các bài thơ từ, trừ phi thư viện ra đề quá ít người biết. Nếu như thật sự gặp câu nào không biết, vẫn còn bút lông gợi ý.

Nghĩ tới đây, Việt Tinh Văn lại tràn đầy tự tin, "Mọi người đi theo Tô Thức."

Tô Thức và Tân Khí Tật không có qua lại gì với nhau, sau khi Tô Thức xuất hiện, Tân Khí Tật cũng biến mất, Tô Thức cũng rời khỏi lễ hội đèn hoa rực rỡ ồn ào, xoay người bước vào trong màn đêm.

Trăng sáng lơ lửng trên trời, mọi người theo sát ông, đi được một quãng, Tô Thức bỗng nhiên ngồi vào một vọng lâu ven đường, ông cầm chén rượu, nhìn trắng sáng, vừa uống rượu vừa đọc: "Trăng sáng bao giờ có, nâng chén hỏi trời cao!"

Mọi người đều sửng sốt, không ngờ thư viện lại ra đề đơn giản như vậy. Đây là bài từ nổi tiếng nhất của Tô Thức, có thể coi là câu cho điểm nhỉ?

Kha Thiếu Bân không nhịn được, đọc tiếp: "Chẳng hay trên đây cung khuyết, đêm đó nhằm năm nao? Rắp định cưỡi mây lên đến, chỉ sợ lầu quỳnh điện ngọc, cao ngất lạnh lùng sao? Đứng múa vời thanh ảnh, trần thế khác chi đâu. Xoay gác đỏ, luồn song lụa, rọi tìm nhau. Chẳng nên cừu hận, sao lại nhằm tỏ lúc xa nhau?"

Cậu quay lại nhìn Tân Ngôn, người sau bình tĩnh tiếp lời: "Người có buồn, vui, ly, hợp, trăng có tỏ, mờ, tròn, khuyết, tự cổ vẹn toàn đâu. Chỉ nguyện người trường cửu, ngàn dặm dưới trăng thâu."

— Thuỷ điệu ca đầu – Trung thu, Tô Thức; Trích: Tuyển tập từ Trung Hoa – Nhật Bản, NXB Văn hoá – Thông tin, .

Kha Thiếu Bân cười, bật ngón cái, "Cậu nhớ rõ quá nhỉ!"

Tân Ngôn nói: "Hồi cấp ba giáo viên văn bỏ cả tiết để dạy chúng ta hát bài này, cậu thường xuyên lạc điệu, lạc đi tận đẩu tận đâu, đương nhiên tôi phải nhớ."

Kha Thiếu Bân khẽ ho một tiếng, nhớ lại "mối nhục" hát lạc điệu năm nữa, tai cậu đỏ lên, "Khụ, hóa ra cậu nhớ vậy hả, đừng nói đến lịch sử đen tối nữa."

Không chỉ Kha Thiếu Bân và Tân Ngôn thuộc lòng bài từ này, những người ở đây đều nhớ. Thuận lợi trả lời câu hỏi cho điểm, Việt Tinh Văn bỗng lo lắng độ khó của câu tiếp theo.

Tô Thức tiếp tục tiến lên, một lát sau, ông đi qua một căn nhà đơn sơ bèn vào trong phòng, mọi người cũng đi theo, sau đó.... sau đó ông ta lại lên giường ngủ luôn.

Mọi người ngơ ngác nhìn nhau.

Lưu Chiếu Thanh nhìn ngó xung quanh, nhỏ giọng nói: "Ý bảo chúng ta đứng nhìn Tô Thức ngủ hả?"

Dứt lời, giấc mơ của Tô Thức được chiếu trên khung cửa sổ bên cạnh như một bộ phim điện ảnh, một ngôi mộ đơn độc xuất hiện trong mơ, cùng một người phụ nữ chải đầu trước gương.

Lúc này mọi người mới nhận ra.

Lam Á Dung khẽ thở dài, nói: "Là bài 'Giang thành tử' ông viết cho người vợ Vương Phất của mình, chị nhớ khi Tô Thức và Vương Phất thành thân, Vương Phất mới mười lăm tuổi, bà là người dịu dàng, rộng lượng, tài hoa hơn người, Tô Thức rất thích bà, tiếc là bà không được khỏe mạnh, ra đi từ khi tuổi còn trẻ."

Cô vừa dứt lời, Tô Thức đã tỉnh lại.

Hai đề bài xuất hiện trước mặt cô, khung đáp án nằm hai bên trái, phải, kết cấu giống hệt nhau, tựa bài từ đều là "Giang thành tử".

Kha Thiếu Bân gãi đầu, "Hai bài Giang thành tử?'

Việt Tinh Văn nói: "Một bài là 'Giang thành tử – Đêm ngày tháng giêng năm Ất Mão ghi lại giấc mộng' ông viết cho người vợ Vương Phất, bài còn lại là danh tác 'Giang thành tử – Đi săn ở Mật Châu' của Tô Thức."

Cậu nhìn sang Lam Á Dung, "Đàn chị Lam viết bài đầu, em viết bài số hai được không?"

Những gì Lam Á Dung nói hiểu rõ về câu chuyện giữa Vương Phất và Tô Thức như vậy, có thể thấy cô còn nhớ bài từ này, Việt Tinh Văn yên tâm giao cho cô. Quả nhiên, Lam Á Dung dứt khoát gật đầu, cầm bút lông, cô nhanh chóng viết đáp án...

"Mười năm sống chết có đôi đường, gạt nhớ thương, vẫn tơ vương.

Ngàn dặm nấm mồ côi, xiết nỗi thê lương.

Có gặp nhau chăng khôn nhận rõ, bụi đầy mặt, tóc nhuốm sương.

Đêm rồi mơ trở lại quê hương, đứng bên song, đang điểm trang.

Nhìn mặt nín thinh, chỉ nhỏ lệ ngàn hàng.

Liệu được hàng năm nơi đứt ruột, gò thông ngắn, dưới đêm trăng."

— Giang thành tử – Đêm ngày tháng giêng năm Ất Mão ghi lại giấc mộng, Tô Thức; Trích: Tống từ, NXB Văn học, .

Việt Tinh Văn cũng cầm bút lên, đền vào khung đáp án bên cạnh...

"Già này giở thói trẻ ngông cuồng, giắt chó vàng, mang chim ưng,

Mũ gấm áo cừu, ngàn ngựa ruổi bãi bằng.

Đáp lại cả thành theo quan phủ, tay bắn hổ, vẻ kiêu hùng.

Rượu say gan dạ chính đang hăng, tóc đốm sương, chuyện coi thường.

Ra sứ Vân Trung, ngày nào sai đến Phùng Đường ?

Cung cứng co lên như vàng nguyệt, miền Tây Bắc, bắn sao Lang."

— Giang thành tử – Đi săn ở Mật châu, Tô Thức; Trích: Tống từ, NXB Văn học, .

Tựa bài từ quy định nhịp thơ và luật bằng trắc của bài từ, cách thức hai bài từ giống hệt nhau, nhưng khí thế lại khác hẳn, bài từ thương nhớ vợ tha thiết đau thương, bài săn thú ở Mật Châu lại vô cùng phóng khoáng.

Hai bài từ với phong cách hoàn toàn cách biệt trong khung đáp án như muốn nói với mọi người, sức hút và sự thay đổi của chữ nghĩa là vô cùng, vô tận.

Sau khi đáp hai bài từ, khung đáp án lóe sáng, cửa bên căn phòng Tô Thức đang ở chợt mở ra. Họ thấy hai người đang đứng trong sân, một người có vẻ lớn tuổi hơn Tô Thức nhiều, tóc đã hoa râm, hẳn là trưởng bối của ông; người còn lại thoạt trông có đôi phần giống Tô Thức, nhưng trẻ hơn một chút.

Việt Tinh Văn và Giang Bình Sách nhìn nhau, nói: "Tô Tuân và Tô Triệt?"

Giang Bình Sách gật đầu, "Ừ, ba cha con đều xuất hiện rồi."

Lưu Chiếu Thanh không khỏi cảm thán, "Gen nhà họ Tô tốt thật, Tô Tuân, Tô Thức, Tô Triệt, cả ba người đều là đại văn hào! Có điều chúng ta từng học nhiều bài từ của Tô Thức trong chương trình ngữ văn trung học, nhưng Tô Tuân và Tô Triệt xuất hiện trong mê cung này thì khó nhằn rồi!"

Hứa Diệc Thâm đau đầu day huyệt thái dương, "Em cũng mới chỉ nghe tên hai người này, chứ hoàn toàn chưa tiếp xúc với tác phẩm nào hết."

Mọi người đồng loạt nhìn Việt Tinh Văn, "Xem ra đành phải nhờ Tinh Văn rồi."

Việt Tinh Văn cười khổ, nói: "Em cũng không đọc nhiều thơ từ của Tô Triệt và Tô Tuân, sở trường của Tô Tuân là phân tích thời cuộc, tiêu biểu là tác phẩm 'Lục Quốc luận'; Tô Triệt nổi danh với văn xuôi, sở trưởng về chính luận và sử luận. Thơ từ của họ không nổi tiếng lắm."

Bảo cậu đọc thuộc "Lục Quốc luận" của Tô Tuân, cậu có thể đọc không sai chữ nào, nhưng Việt Tinh Văn quả thật chưa từng nghiên cứu thơ từ Tô Tuân từng viết.

Vậy nên gặp phải hai "người thân của Tô Thức" trong mê cung thi từ cũng khiến Việt Tinh Văn hơi nhức đầu.

Giang Bình Sách nhẹ nhàng đặt tay lên vai cậu, an ủi: "Không sao, cậu cũng không phải vua toàn năng, nếu lát nữa không biết thật thì dùng bút gợi ý."

Việt Tinh Văn gật đầu, "Ừ, chỉ có cách đó thôi."

Khi Tô Tuân và Tô Triệt xuất hiện, lại có thêm hai khung đáp án xuất hiện trước mặt mọi người.

Đề thi bên phía Tô Triệt là một bài thơ, tên là "Hoài Mãnh Trì ký Tử Chiêm huynh".

Mọi người đều biết Tô Thức tự Tử Chiêm, vừa đọc là biết bài thơ này Tô Triệt viết cho anh trai. Tất nhiên mọi người đều chưa từng đọc, đành phải hy vọng vào Việt Tinh Văn học khoa tiếng Trung.

Việt Tinh Văn nói: "Bài này đúng là em đã từng đọc, nhớ được vài câu trong đó, nhưng không thể đọc thuộc chính xác được."

Cậu vừa nói xong, bỗng rất nhiều gợi ý xuất hiện trên bốn hàng thơ.

"Tương huề thoại biệt trịnh nguyên thượng, cộng đạo trường đồ ___.

Quy kỵ hoàn tầm đại lương mạch, hành nhân dĩ độ cổ hào tây.

Tằng vi huyền lại dân___? Cựu túc tăng phòng bích cộng đề.

Diêu tưởng độc du giai vị thiểu, vô phương chuy mã đãn minh tê."

Kha Thiếu Bân không dám tin nhìn khung đáp án, "Chỉ còn đúng sáu ô trống cho chúng ta điền! Vậy tức là dù chúng ta hoàn toàn không biết bài thơ này vẫn có thể vượt qua bằng bút lông?"

Lưu Chiếu Thanh gãi ót, "Thư viện có lương tâm thế này, đúng là không quen."

Việt Tinh Văn thấy vậy mới thở phào, cậu cười nói: "May mà chỉ có chỗ trống, nếu thêm mấy chỗ nữa, không đủ số lượt dùng bút lông, chúng ta sẽ kẹt luôn ở đây."

Việt Tinh Văn lập tức lấy đạo cụ "bút lông gợi ý" ra, sau khi sử dụng đạo cụ, sáu chữ "sợ bùn tuyết, dân biết không" tự động xuất hiện trong khung đáp án.

Việt Tinh Văn từng nghiên cứu về ba cha con Tô Thức, nghiên cứu tập trung vào sức ảnh hưởng của tác phẩm văn học của họ, "Loan Thành tập" của Tô Triệt, "Lục Quốc luận" của Tô Tuân cậu đều thuộc, nhưng một bài thơ ít ai biết đến Tô Triệt viết tặng anh trai thì cậu thật sự không chú ý nhiều.

May sao thư viện vẫn còn chút lương tâm, cho họ đạo cục "bút lông gợi ý".

Việt Tinh Văn nhìn sang đề thi bên Tô Tuân, đề mục là "Nhớ núi tiễn người bảy mươi tám vần ngũ ngôn" – vần? Vậy không phải là trường thi dài dòng sao?!

Kha Thiếu Bân nhìn khung đáp án dài dằng dặc, cậu nhanh chóng đếm số hàng, nói: "Bài thơ này có tổng cộng hàng, một hàng hai câu, tổng cộng từ, tớ chưa từng thấy bài thơ nào dài như vậy, thư viện không đến nỗi bắt chúng ta viết cả bài chứ!"

Lưu Chiếu Thanh không nhịn được nói: "Thư viện à, trước giờ mi sống lỗi thì cũng thôi, lần này làm ơn sống có đức một chút đi, thơ của Tô Tuân mà viết cả chữ là quá đáng lắm đó! Mau cho gợi ý đi!"

Không biết có phải do lời kêu ca của Lưu Chiếu Thanh linh nghiệm không, lần này thư viện vẫn cho họ rất nhiều gợi ý. Nhưng khác với bài trước chỉ cần điền sáu chữ, lần này, có mười chữ bỏ trống.

Bút lông gợi ý chỉ được sử dụng lần, vừa rồi họ đã sử dụng lần, còn lại lần.

Nói cách khác, giả sử họ chưa từng tiếp xúc với bài thơ này, sau khi dùng hết tám lần gợi ý, họ vẫn phải đoán hai chữ còn lại!

Chọn đáp án ABCD còn có cửa đoán sai, điền thẳng chữ vào một bài thơ chưa thấy bao giờ cũng được sao? "Từ điển tiếng Hán hiện đại" có nhiều chữ như vậy, chẳng lẽ phải mò kim đáy bể?

Việt Tinh Văn chau mày, quan sát khung đáp án...

"Thiểu niên hỉ kì tích, lạc thác an mã gian.

Túng mục thị thiên hạ, ái thử vũ trụ _.

Sơn xuyên khán bất _, hạo nhiên toại vong hoàn.

Nga mi tối tiên kiến, tình quang yếm tây _.

Viễn vọng vị cập thượng, đãn ái thanh nhược hoàn.

Đại tuyết đông một hĩnh, hạ thu đa xà _.

......

Ngưỡng diện chiếp vân hà, thùy thủ phủ bách _.

Lâm phong lộng khâm _, phiêu nhược phong trung _.

Khiết lai du kinh chử, đàm tiếu đăng hạp thuyền.

Hạp sơn vô bình _, hạp thủy đa hãn _.

Trường phong tống khinh _, miết giá nan tường quan.

....."

Bài thơ dài dòng, bỏ trống chữ cần cậu điền.

Nếu như những bài thơ, từ trước đó kiểm tra năng lực học thuộc thì câu hỏi này lại kiểm tra hiểu biết kiến thức về vế đối, bằng trắc, nhịp thơ.

Đọc một lượt từ đầu đến cuối, Việt Tinh Văn thầm thở phào, cười nói: "May mà bài thơ này gieo vần rất chặt chẽ, thật ra có nhiều chỗ trống không hề khó đoán!"

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio