Tục Thái A Kiếm

chương 26: nghệ chấn quần hùng oai kinh võ lâm

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

Thiệu Nghiệp cũng muốn múa kiếm xông vào, liền bị Tam Tài Cát Chủ cản ngay:

- Không nên! Y vừa nói dứt, mọi người đã thấy Xuân Toàn la lớn một tiếng, chạy ra ngoài trận, người dính đầy máu, đầu tóc rối bù, trông như một người máu vậy.

Trong trận lại có tiếng người nói vọng ra:

- Đệ không muốn sát sinh, nên mới để cho quý thuộc hạ thoát chết, nếu còn chấp nê, đệ không thể nào cản trở được thuộc hạ nữa.

Thiếu Nghiệp vội chạy lại đỡ Xuân Toàn khẽ nói:

- Hiền đệ có việc gì không? Y thấy người Xuân Toàn đầy những thương tích, hàng trăm nghìn vết thương đó rỉ máu tươi ra, trong lòng rất kinh hãi.

Xuân Toàn cười giọng đau đớn và nói:

- Không phải tài lực của tiểu đệ còn kém, nhưng vừa vào trong trận đã thấy vô số khí giới ở bên đối phương tấn công tới, nhưng không trông thấy rõ người vì vậy mới bị chúng đánh lén như thế, đệ còn sống sót ở trên đời thể nào cũng phải trả cho được mối thù này mới hả dạ.

Thiệu Nghiệp an ủi y vài câu, rồi đỡ ngồi xuống uống thuốc của bổn môn.

Tam Tài Cát Chủ mặt vẫn lạnh lùng như trước, trông rất dễ sợ.

Y không nói năng gì hết, dẫn bốn cao thủ của phái Nga Mi đi lại ngoài trận, muốn nhờ ánh sáng của hạt minh châu để tìm ngõ vào trận.

Quý vị nên rõ võ công với tài trí của Tam Tài Cát Chủ đều thượng thừa và y lại rất tự phụ, ngày thường y không những không lai vãng với người ngoài mà ngay người trong bổn môn, y cũng không thích nói chuyện nốt.

Y ở trong Thần Nam Cốc tại phía hậu sơn, dùng đá bày thành một trận pháp để các đồng môn khỏi đến quấy nhiễu.

Lần này, y nhận được lệnh phù của người Chưởng môn Kim Đỉnh thượng nhân đòi gọi, bắt buộc y phải lên gặp.

Kim Đỉnh thượng nhân khuyên bảo y vài câu và bảo y vì duy trì thanh danh của bổn môn, bắt buộc y phải xuống núi một phen để làm rạng rỡ cho bổn môn.

Ngờ đâu lần đầu y hạ sơn gặp ngay một cường địch là Trần Bách Thành, ai ai cũng có lòng hiếu thắng, nhất là người trong võ lâm lại có lòng hiếu thắng hơn ai hết.

Tam Tài Cát Chủ ngắm nhìn trận thế một hồi để nghĩ cách xông vào phá trận.

Đột nhiên y ngừng chân giơ tay trái lên vẫy Huân Tổ các người đến gần.

Huân Tổ các người vội chạy lại.

Tam Tài Cát Chủ vội dùng nội công truyền âm pháp dặn bảo các người: "Các vị chia ra làm năm tốp, khi xông vào bên trong hai tảng đá lớn kia rồi, liền theo ngũ hành cương vị mà tấn công vào, hễ gặp người của đối phương là cứ việc giết sạch." Nói xong, y giơ tay chỉ hai tảng đá mọc đầy rêu, cao hơn hai trượng.

Hai tảng đá gần nhau, bên giữa chỉ có một cái khe đi lọt một người thôi lại như một cánh cửa nhỏ vậy.

Bọn Huân Tổ mấy chục người chia làm năm tổ chưa kịp vào thì trong trận đã có tiếng người cười và tiếng nói vọng ra:

- Tam Tài Cát Chủ phán đoán không sai chút nào, Tiên Thiên Bát Trận Đồ theo mười hai giờ biến hóa, nơi đây không phải là cửa Sinh mà là cửa Thương, nếu không tin, xin cứ vào thử xem, đệ khuyên Cát Chủ, nên sớm rút lui thì hơn, đừng bảo đệ không nói trước.

Tam Tài Cát Chủ biến sắc mặt chửi thầm: "Xưa nay ta ít bước chân vào trong giang hồ, người trong võ lâm ít biết ta.

Người này là ai, sao nhận ra ta thế?" Nghĩ đoạn y giận dữ nhìn vào trong trận hỏi:

- Ngài là ai thế?

- Cát Chủ khỏi cần hỏi tôi là ai, sớm muộn gì chúng ta cũng có dịp gặp nhau.

Cát Chủ đã biết cái tên Tiên Thiên Bát Trận Đồ này, tất nhiên cũng biết sự biến ảo của nó.

Huân Tổ khẽ hỏi:

- Chúng ta có nên theo nguyên kế hoạch mà tiến hành không? Tam Tài ngẫm nghĩ giây lát rồi đáp:

- Trước hết sai năm người theo năm vị ngũ hành phương vị thử xem.

Liền có năm người nhanh như điện chớp xông vào trong khe của hai tảng đá nọ.

Các người ở ngoài trận hồi hộp hết sức.

Năm người vào trong trận rồi, chỉ nghe thấy trong đó có tiếng quát tháo và tiếng gió kêu vù vù vọng ra, và tiếp theo đó có tiếng kêu hự luôn mồm vọng ra.

Một lát sau, đã có năm cái bóng người bắn ra, rớt xuống đất kêu lộp bộp, y như Xuân Toàn vậy.

Tên nào tên ấy cũng thành người máu hết, đầu bù tóc rối trông rất kinh khủng.

Trong trận lại có tiếng cười và tiếng nói vọng ra tiếp:

- Đệ nói có sai đâu, Tiên Thiên Bát Trận Đồ này tuy không hoàn toàn thực, nhưng oai lực vẫn kinh hồn, biến ảo khôn lường thật.

Tam Tài Cát Chủ tức giận vô cùng liền quát lớn:

- Nếu lão phá không nổi Tiên Thiên Bát Trận thề không về núi.

- Cát Chủ đã quyết tâm như vậy, đệ xin đại giá giáng lâm.

Nói xong, bên trong lại yên lặng liền.

Tam Tài Cát Chủ dẫn bọn giặc tấn công luôn luôn nhưng không ăn thua gì cả.

Lần nào cũng vậy, khi rút lui ra có nhiều người bị thương mà cũng không sao phá nổi trận đó.

Thấm thoát lại qua được hai ngày, Tam Tài Cát Chủ ở trong trận, người đã hết lương và nước đem theo cũng hết, nên đói khát vô cùng.

-oOo-

Sáng sớm ngày hôm thứ sáu, sương mù vẫn bao phủ như thường, nhưng bỗng đâu đã có một chút ánh sáng chiếu xuống.

Bách Thành, Bằng Cách đứng cạnh cây liễu.

Một lát sau, bỗng thấy mặt của Bách Thành trầm trọng vô cùng và nói:

- Thật là người tính không bằng trời tính, chúng ta không mong vào đám sương mù nữa.

Nếu tại hạ đoán không sai, thì một tiếng đồng hồ nữa sương mù sẽ tan, mặt trời sẽ ló ra liền.

Lúc ấy, chúng ta phải đấu một phen thí mạng.

Để tại hạ đi xem Lạc thiếu hiệp đã thành công chưa? Xin mời Quan lão anh hùng đứng ở giữa điều khiển, vạn nhất đối phương xâm nhập, cứ dùng toàn lực mà ngăn cản được giờ nào hay giờ ấy.

Bằng Cách mỉm cười đáp:

- Trần lão sư cứ yên tâm.

Thân Phùng Xuân đã đem hơn trăm tay cao thủ đến.

Nói về nhân lực thì chúng ta đã hơn chúng, nhất thời chúng không làm gì nỗi chúng ta đâu.

Bách Thành từ biệt đi luôn.

Bằng Cách tiến ra phía đông tức thì.

Một tiếng đồng hồ sau, quả đúng như lời Bách Thành nói, sương mù tan dần, ánh nắng đã chiếu xuống.

Bên phía chính nam trong bụi cây, đột nhiên có bọn người xuất hiện.

Bọn người đó là Tam Tài Cát Chủ với Khương Huân Tổ các người.

Chúng nhanh nhẹn xâm nhập vào trong cù lao.

Trong bụi cỏ cách đó không xa, đột nhiên có tiếng cười vọng lên, tiếng cười đó cùng với một số người nhô ra cản trở.

Bọn người đó cũng có đến năm sáu chục người, thân pháp người nào cũng nhanh nhẹn vô cùng, chứ không phải tầm thường.

Người đi giữa là một ông già áo đen cao lớn, râu tóc trắng bạc, mặt rất oai vệ, hai mắt như điện, nhìn thẳng vào mắt bọn Huân Tổ các người rồi lớn tiếng và nói:

- Khương Huân Tổ, đám lửa ở bờ sông ngày nọ đốt cho ngươi tơi bời như vậy mà ngươi vẫn còn chưa hoảng sợ hay sao? Huân Tổ mặt đỏ bừng giận dữ lớn tiếng đáp:

- Ngày hôm nay Huân Tổ ta tới đây là để đòi lại món nợ máu cho mấy trăm tính mạng bữa nọ, ngươi biết điều thì thúc thủ đi.

Bằng Cách cười nhạt một tiếng đáp:

- Mồm cứng mà lòng sợ, con người không biết sỉ nhục kia.

Ai chả biết lần này người đến đây chỉ vì lòng ích kỷ muốn độc chiếm nhị báu, và xua đuổi những kẻ vô tri hy sinh tính mạng một cách vô ích, mục đích của ngươi làm như thế là muốn nhổ hết đinh gai sau này.

Huân Tổ mặt đỏ như máu quát lớn:

- Con ta đâu, mau mau dùng loạn kiếm phân thây lão tặc đi! Bằng Cách giơ chưởng lên hất ngang một cái quát lớn:

- Hãy khoan đã! Huân Tổ ngừng tay lại ngạc nhiên hỏi:

- Ngươi còn muốn nói năng gì nữa?

- Ngày hôm nay không thể dùng lời lẽ mà giải quyết câu chuyện này được, luật bất di bất dịch của võ lâm là kẻ mạnh còn kẻ yếu sẽ bị tiêu diệt, hôm nay ta với ngươi chỉ có một mất một còn thôi.

Ông ta đang nói bỗng trầm giọng nói tiếp:

- Chẳng hay các vị là tôn trưởng của môn phái nào, hay là danh túc của võ lâm? Cuộc gặp mặt hôm nay các vị định dùng công lực cá nhân đấu chí chết mới thôi hay là xông cả lên đánh một lúc, hoặc dùng quỷ kế để đắc thắng? Nếu không nói rõ sau này đồn đại ra giang hồ, và lão sẽ mang tiếng là người nhiều bắt nạt ít, dùng âm mưu quỷ kế và ám khí để hạ quý vị.

Huân Tổ chỉ sợ ám khí ác độc, người bị ám khí bắn phải chết hóa ra đống nước máu nên y mới nghe Bằng Cách nói như vậy rất hợp ý muốn của y, liền cả cười đáp:

- Khương mỗ bình sinh quang minh lỗi lạc.

Các người lỗi lạc đây đều là người danh môn chính phái, tất nhiên phải tán thành phương pháp thứ nhất là một đấu một cho chí chết thì thôi.

Tam Tài Cát Chủ mặt lạnh như băng, cả giọng nói cũng lạnh lùng nốt cất giọng hỏi:

- Ngươi là Quan Bằng Cách phải không? Con tiện tỳ họ Hách đâu? Bằng Cách cười nhạt đáp:

- Nếu các ngươi thắng nổi lão sẽ gặp Hách cô nương ngay.

Tam Tài Cát Chủ dùng giọng mũi kêu hừ một tiếng, giơ hữu chưởng lên đang định tấn công.

Thiệu Nghiệp vội nhảy ra lớn tiếng nói:

- Giết gà chẳng phải dùng đến dao mổ bò.

Y vừa nói vừa lướt tới, giơ hữu chưởng lên nhắm hông của Bằng Cách tấn công luôn.

Đại hán áo lam đứng cạnh Bằng Cách cười nhạt một tiếng phi thân ra múa thanh kiếm hóa thành ba điểm sao lạnh nhắm ba nơi yếu huyệt ở dưới hông và cánh tay trái của Thiệu Nghiệp điểm luôn.

Thiệu Nghiệp là môn đệ của phái Nga Mi được Thế Vân thiền sư với Kim Đỉnh thượng nhân người Chưởng môn của phái ấy thân hành truyền thụ võ công cho nên võ công của y rất trác tuyệt, y chỉ xoay người một cái đã tránh được thế công của đại hán nọ đồng thời y còn chỉa năm ngón tay ra như năm cái móc gang phản công lại chỗ yếu huyệt của đối phương.

Đại hán áo lam giật mình kinh hãi vội thâu kiếm lại nhảy sang bên xoay lưỡi kiếm chém ngay vào cổ tay Thiệu Nghiệp.

Thiệu Nghiệp lật ngửa bàn tay nắm lấy trường kiếm của đối phương vặn mạnh một cái mồm thì quát lớn:

- Buông tay.

Đồng thời y dùng tay trái nhằm ngực của địch thủ tấn công luôn.

Chàng áo lam thấy hổ khẩu tay đau như bị nứt nẻ, trường kiếm rời khỏi tay bay ngay đi, y đau quá chỉ kêu được nửa tiếng, ngực đã bị tay trái của địch đánh trúng, y liền phun ngay một khẩu máu tươi ra như một mũi tên máu vậy, và y lui ngay về phía sau ba bốn bước ngã ngửa và chết tốt tại chỗ.

Quan Bằng Cách thấy vậy mặt hơi biến sắc.

Thiệu Nghiệp càng kiêu ngạo thêm miệng cứ cười khỉnh hoài.

Huân Tổ thấy con mình giỏi như vậy đắc chí cười khì và vuốt râu hoài.

Tam Tài Cát Chủ ngấm ngầm và bụng bảo dạ rằng: "Không ngờ tài nghệ bí truyền không chịu truyền thụ cho ai, Thế Vân sư thúc cũng dạy cả cho y." Thiệu Nghiệp cười khì nói tiếp:

- Còn ai không tự lượng sức ra đây chịu chết.

Y vừa nói dứt đã có tiếng người nói lớn đáp:

- Tại hạ là người không tự lượng sức bằng lòng ra lãnh cái chết đây.

Thiệu Nghiệp nghe nói ngẩn người ra đua mắt nhìn về phía có tiếng nói mới hay một thiếu niên tuổi như mình trông rất anh tuấn tay cầm trường kiếm từ từ bước ra.

Thiếu niên ấy không nói năng gì cả vừa ra tới nơi đã múa kiếm nhằm yếu huyệt của Thiệu Nghiệp đâm luôn.

Thiệu Nghiệp cười nhạt một tiếng tuy y thấy kiếm thuật của thiếu niên rất quái dị nhưng y tự thị công lực tuyệt luân, giơ hữu chưởng lên vòng nửa vòng chia năm ngón tay ra chộp kiếm của đối phương, y tưởng cũng như lần nãy thể nào cũng chộp được, ngờ đâu tay của y gần đụng vào lưỡi kiếm của đối phương thì lưỡi kiếm đó lại có một luồng tiềm lực vô hình và mạnh khôn tả hất tay của y trở lại.

Thiệu Nghiệp cả kinh, lúc này y mới biết đối phương không phải là tay thường, y lại nhấn tay thêm năm thành nội lực phản công lại, nhưng khi y xoay tay thiếu hiệp nọ đã biến thế, thân hình chạy nhanh như bay, lưỡi kiếm như hình cái quạt xòe ra, ánh sáng kiếm lóe mắt đã bao vây Thiệu Nghiệp vào giữa liền.

Tam Tài Cát Chủ các người kinh ngạc hết sức nhất là Khương Huân Tổ lại càng kinh hãi thêm, y cứ chăm chú nhìn vào kiếm thế của thiếu niên nọ để đoán xem lai lịch của đối phương ra sao.

Nhưng thiếu niên nọ đã giở kiếm thế ra rồi, bóng kiếm của chàng ta nhanh như điện chớp, thế kiếm nào cũng huyền ảo khôn lường.

Còn một điểm lạ nữa: kiếm của chàng ta múa nhanh bao nhiêu thì lại càng không có tiếng động nào.

Tam Tài Cát Chủ thấy thế cau mày và bụng bảo dạ rằng: "Nếu đối phương người nào cũng lợi hại như thế này, bao giờ mới kết thúc?" Trong lúc y nghĩ ngợi thì kiếm thế của thiếu niên nọ càng yếm thế càng kỳ ảo khiến Thiệu Nghiệp không sao thoát ra được lưỡi kiếm đó dù y giở mọi thế lợi hại của phái Nga Mi ra rồi.

Vì mới ra tay, Thiệu Nghiệp khinh địch sau khi đã cảnh giác nhưng đã muộn rồi, muốn phản công lại để khỏi bị dồn vào thế thủ nhưng tha hồ y giở tuyệt học kỳ ảo ra cùng không sao vãn hồi được.

Thiếu niên đó chính là Chu Luân.

Chàng đã được Tạ Vân Nhạc truyền thụ cho ba mươi hai thế Thái Cực Ảo Ảnh nên kiếm pháp của chàng mới kỳ ảo mạnh mẽ đến thế.

Tam Tài Cát Chủ cau mặt lại, mặt lạnh như băng, đảo ngược một vòng liền phất một cái đã có năm người nhanh như bay nhảy ra.

Bên Bằng Cách cũng có năm người xông ra đấu với các người đó.

Bên kia Huân Tổ, Đồng Cẩm Quang, Phi Long, Hắc Kỳ Chủ, Du Quế Thìn các người nhảy cả ra.

Bằng Cách liền lớn tiếng mắng chửi:

- Vô sỉ! Ông ta liền tiến ra đến đánh Huân Tổ, còn mười mấy tay cao thủ đứng cạnh ông ta cũng nhảy cả ra đánh bọn người kia, chỉ trong nháy mắt cuộc đấu đã trở thành cuộc hỗn chiến.

Tam Tài Cát Chủ tung mình lên cao vượt qua bảy tám trượng vào cù lao nhanh như bay, nhưng y mới đi được vài bước thì phía đằng trước đã có một người quát lớn:

- Đứng yên! Đằng sau cây cổ thụ cành lá rất rậm rạp có một ông già mặt rất thanh tao thủng thỉnh bước ra, phía sau ông ta còn một quái khách mặt rất quái dị tay cầm quạt bước theo ra.

Tam Tài Cát Chủ vội ngừng chân lại nhìn hai người, rồi lạnh lùng hỏi:

- Chết đến nơi mà hai người còn cản lối đi.

Y vừa nói chỉ tay về phía trận đấu và nói tiếp:

- Chỉ trong chớp mắt chúng sẽ chết sạch, hai người không ra lệnh cho chúng rút lui.

Y chưa nói dứt, trong trận đấu đã có những tiếng kêu lớn.

Thì ra thủ hạ của Bằng Cách tuy toàn là cao thủ nhưng đối phương đều là võ lâm danh túc nên đấu có vài hiệp người của Bằng Cách đã có mấy tên bị thương nặng liền.

Đột nhiên quái nhân mặt lạnh lùng dùng giọng mũi kêu hừ một tiếng và giở quạt ra kêu đến soạt một tiếng, rồi dùng quạt đó tấn công Tam Tài Cát Chủ, một thế tấn công mà có bốn thức liền.

Với công lực cao thâm như thế mà Tam Tài Cát Chủ không sao biết được thế quạt của đối phương tấn công vào bộ phận nào của mình nên y hoảng sợ vô cùng, y dùng tay phải giơ chưởng đập mạnh vào cái quạt của đối phương nhưng tay y vừa đụng vào quạt đã thấy Khúc Trì huyệt tê tái, y càng hoảng sợ thêm vội xoay người lui về phía sau tức thì.

Thiếu niên có bộ mặt lạnh lùng ấy chỉ bước nhẹ một cái đã đi xa ba bốn trượng nên không thèm đuổi theo Tam Tài Cát Chủ mà chỉ tiến thẳng về phía trước tấn công Vệ Phi Long thôi.

Lúc ấy Phi Long chuyển vận hai cánh tay như bay, chỉ trong chốc lát y đã điểm ngã năm sáu người rồi, y bỗng thấy mắt hoa một cái đã có một thiếu niên có bộ mặt lạnh lùng hiện ra trước mặt và trầm giọng quát hỏi:

- Vệ Phi Long chẳng lẽ ngươi không muốn cứu con Vệ Ánh Hà hay sao? Phi Long nghe thiếu niên ấy nói như thế thì cả kinh vội lui về phía sau ba bước.

Thiếu niên mặt lạnh lùng lại nói tiếp:

- Ngươi có mau chữa ngay những người bị đả thương và lại đây nói chuyện với ta, hay không? Nói xong, chàng ta xông vào tấn công Du Quế Thìn ngay.

Quế Thìn vừa múa chưởng tấn công một đại hán áo đen, chưởng lực của y như vũ như bão, nhằm vai của đại hán kia tấn công xuống, nếu chưởng đó đánh trúng đại hán áo đen thể nào cũng chết ngay tại chỗ chứ không sai, may thay trong lúc nguy hiểm mảy may đó, thiếu niên quái dị đã ở trên trời giáng xuống, năm ngón tay trái của chàng kỳ ảo khôn lường, chỉ thấy chàng ngửa tay móc một cái.

Quế Thìn liền cảm thấy yếu huyệt ở cổ tay như bị năm cái móc sắt móc chặt cả đối phương chưa thấy rõ là ai, mà đã bị đau đớn kêu la.

Quái thiếu niên ấy quay người đi một vòng và hất mạnh một cái, người y như con diều đứt dây bắn thẳng ra ngoài xa, rớt xuống đất người đã chết liền.

Thiếu niên ấy ra tay một cái đã làm cho quần hung kinh hoảng ngay, ai nấy đều ngừng tay lại không dám tấn công nữa, riêng có Thiệu Nghiệp đang tử chiến với Chu Luân muốn ngừng tay cũng không sao ngừng được.

Quái thiếu niên cười nhạt, nói tiếp:

- Các ngươi đều là những quân bại hoại của võ lâm, không thể nào làm nên việc lớn được, vô sự sinh phi, tác oai tác quái, ngươi tưởng trong võ lâm không ai dám ra tay đối phó với các ngươi hay sao? Nói xong chàng ta nhìn thẳng vào mặt của Huân Tổ, rồi từ từ nhìn trận đấu của Chu Luân với Thiệu Nghiệp.

Dù sao tài ba của Thiệu Nghiệp vẫn cao hơn một mức tuy bị kiếm pháp kỳ dị của Chu Luân bao vây rất chặt, nhưng dù sao đầu óc của y cũng bình tĩnh hơn cho nên thấy khuyết điểm của Chu Luân rồi cả cười một tiếng thật dài, biến thủ thành công và chỉ trong nháy mắt y đã phản công luôn chín thế.

Trong chín thế đã có bên thế khắc phục nơi Thái Cực Ảo Hình Kiếm Pháp của Chu Luân, thế là lưới kiếm kín đáo của Chu Luân bị phá thủng được một lỗ, nhờ vậy Thiệu Nghiệp mới nhảy ra ngoài được.

Chu Luân thâu kiếm thế nhảy ra đằng sau lưng quái thiếu niên, mặt mồ hôi ướt đẫm, hiển nhiên chàng đấu với Thiệu Nghiệp cũng đã tốn hơi sức rất nhiều.

Lúc ấy Huân Tổ giận dữ không sao chịu nhịn được, liền quát lớn:

- Chuyến này Khương mỗ tới đây đã nói rõ rồi, là để đòi lại món nợ máu cho các đệ tử của bổn bang...

Thiếu niên quái dị nghe nói, quát lớn:

- Câm mồm! Huân Tổ còn định nói tiếp thì thiếu niên đó đã lớn tiếng quát tháo:

- Đệ tử của bang phái các ngươi chết là do ngươi đưa họ vào chỗ chết, chỉ tại ngươi vô cớ tầm thù, khiêu động thị phi, như vậy khi nào ta chịu nhịn nổi, cho nên ta mới phải trừng phạt và cảnh giới luôn luôn, không ngờ người không biết sửa lỗi lầm, trái lại càng ngày càng hung hăng, xúi giục đồng đạo đến đây tầm thù, ngày hôm nay ta không giết chết ngươi, trên giang hồ không bao giờ được yên ổn cả.

Thiệu Nghiệp thấy thiếu niên ấy mắng chửi cha mình như vậy, tức giận vô cùng liền nhảy xổ lại quát mắng:

- Người có tài ba gì dám ở trước mặt bấy nhiêu võ lâm cao nhân ăn nói ngông cuồng và vô lễ đến thế.

- Ngươi là ai? Thiếu niên mặt lạnh lùng tỏ vẻ khinh thị quát hỏi lại Thiệu Nghiệp như vậy.

Thiệu Nghiệp nghiến răng mím môi lớn tiếng trả lời:

- Thiếu gia là Khương Thiệu Nghiệp, Thiếu bang chủ của Tam Nguyên Bang xuất thân từ phái Nga Mi.

Thiếu niên quái dị cười nhạt một tiếng và nói tiếp:

- Ta tưởng ngươi là ai, ra là một thằng nhỏ chưa hết hơi sữa, không biết trời cao đất rộng gì hết.

Thiệu Nghiệp nghe nói càng tức giận thêm, hai mắt hầu như đổ lửa, những khớp xương trong người y kêu răng rắc và vận kình lực vào hai chưởng định tấn công.

Đồng Cẩm Quang thấy vậy, tiến lại nói:

- Xin Thiếu bang chủ hãy tạm lui.

Nói xong, y nhìn thẳng vào mặt thiếu niên quái dị, và trầm giọng hỏi rằng:

- Thị phi của võ lâm rất khó phân biệt, buổi gặp gỡ ngày hôm nay, dù sao cũng phải phân cao thấp mới xong, ngươi hà tất phải học đàn bà trẻ con chửi nhau ngoài phố vậy, như thế chỉ mất hết thể diện thôi, chớ không có ích lợi gì đâu.

Quái thiếu niên đáp:

- Có thật phải đấu một phen mới xong không? Nói xong, chàng giơ tay trái ra nhanh như điện chớp chộp ngay vào mặt Cẩm Quang.

Cẩm Quang không ngờ đối phương nói đánh là đánh ngay và nhanh tuyệt luân.

Coi bài học của Quế Thìn hồi nãy, y cũng phải giật mình kinh hãi.

Hai người đứng cách nhau không xa không cho phép y giơ tay ra chống đỡ nữa bắt buộc y phải nhảy sang bên tránh né.

Ngờ đâu, dù y tránh nhanh thế nào cũng không sao thoát khỏi bàn tay của đối phương, nên y đánh liều không tránh né nữa, giơ song chưởng ra phản công lại, định liều mạng một phen.

Mọi người chỉ thấy hai người vừa xáp lại gần một cái đã rời nhau ngay.

Cẩm Quang rú lên một tiếng, người bắn lui về phía sau, rớt ngay xuống đất, mãi mãi cũng không sao ngồi lên được.

Huân Tổ các người thấy vậy cả kinh, đưa mắt nhìn về phía đó, thấy hai bàn tay của Cẩm Quang đã gãy, đốt ngón tay nào cũng lồi xương ra, mặt nhợt nhạt, hai mắt thất thần.

Thiếu niên quái dị lại phi thân tới trước mặt Thiệu Nghiệp lạnh lùng hỏi:

- Thế nào người còn muốn ra tay nữa không? Thiệu Nghiệp mặt biến sắc nhảy ra ngoài xa ba thước, rút luôn một thanh tiểu kiếm dài không đầy hai thước ra, múa động như muôn điểm sao sa.

Hơi lạnh của thanh kiếm đó bao trùm cả một khoảnh đất rộng hơn trượng và nhắm thiếu niên quái dị tấn công luôn, mồm thì quát lớn:

- Ngày hôm nay ta với ngươi, hai người thể nào cũng có một mất một còn.

Quái thiếu niên đó chính là Lạc Dương, chàng luyện trong năm ngày trời, nhờ có thông minh tuyệt vời mà đã học được hết Hiên Viên Thập Bát Giải và mười bốn thức Di Lạc Thần Công, lúc này chàng với trước khác hẳn nhau.

Chàng với Bách Thành đã nghĩ ra được cách đối phó với kẻ địch, nên mới ung dung bước ra.

Chàng không muốn để lộ tuyệt học, sợ Thế Vân thiền sư với Kim Đỉnh Thượng Nhân của phái Nga Mi biết mà chuẩn bị trước, như vậy sau này muốn diệt trừ chúng hơi khó một chút.

Cho nên chàng hạ Quế Thìn với Cẩm Quang hai người cũng chỉ dùng Chế Long Thập Nhị Thủ với bí quyết chữ Chấn của Di Lạc Thần Công thôi, như vậy thì dù người nhanh mắt đến đâu cũng không sao biết được chàng vừa sử dụng môn võ công gì.

Lúc này chàng thấy Thiệu Nghiệp giở pho kiếm đó ra, liền lớn tiếng cười rồi dùng bộ pháp kỳ ảo tránh sang bên khiến những thế kiếm đó trật hết.

Pho kiếm đó của Thiệu Nghiệp là do Thế Vân thiền sư nghiên cứu mấy chục năm mới sáng tác ra, tên là Thập Xảo Chu Ma Kiếm Pháp, thế thức nào cũng tinh kỳ tuyệt luân và không ra tay thì thôi, đã ra tay thì đối thủ không chết cũng bị thương nặng chứ không sai, nhưng lần này y thấy tấn công như vũ như bão vậy mà không làm gì nỗi Lạc Dương.

Nên không những là y kinh hãi vô cùng mà cả các tay cao thủ khác bên y cũng phải kinh hãi nốt.

Thiệu Nghiệp nghiến răng mím môi bụng bảo dạ rằng: "Nếu ngày hôm nay ta không thắng mi, thì ta không còn mặt mũi nào về Nga Mi gặp các sư trưởng nữa." Nghĩ đoạn, y múa kiếm càng nhanh hơn trước, xông lại tấn công tiếp.

Lần này kiếm pháp của y thật là chặt chẽ kín đáo khôn tả.

Lạc Dương thấy bảo kiếm của đối phương có thể chặt ngọc chém vàng nên không dám ra tay bắt, chỉ khẽ quát lớn một tiếng, giơ chiếc quạt nan đen ra, múa tít lên, nhằm các nơi yếu huyệt của Thiệu Nghiệp phản công luôn.

Thế quạt đó rất kinh người lại có tiếng gió veo veo kèm theo.

Đột nhiên Khương Huân Tổ, Bang chủ của Tam Nguyên Bang kinh hãi la lớn một tiếng và cả Tam Tài Cát Chủ cũng biến sắc mặt nốt.

Thì ra Lạc Dương múa quạt phản công lại, coi kiếm của đối phương như là không có vậy.

Thế quạt đó của chàng quả thật là kỳ ảo khôn lường không ai ngờ tới, chỉ nghe thấy kêu bộp một tiếng quạt đó đã vào mu tay đang cầm kiếm của Thiệu Nghiệp.

Bị đánh trúng thế quạt đó, Thiệu Nghiệp cảm thấy như nghìn vạn con dao đâm phải đau nhức tận xương, nên bắt buộc y phải buông tay một cái, thanh bảo kiếm của y rớt ngay xuống đất.

Lạc Dương giơ tay trái ra chộp một cái, thanh bảo kiếm đã vào trong tay chàng rồi.

Chàng múa quạt một vòng, đã điểm trúng luôn chín nơi huyệt của Thiệu Nghiệp tức thì.

Những sự xảy ra đó chỉ trong chớp nhoáng thôi.

Tam Tài Cát Chủ muốn ra tay cứu viện, nhưng đã muộn rồi.

Lạc Dương cười nhạt một tiếng, mắt nhìn Thiệu Nghiệp và nói:

- Nga Mi tự dấn thân vào hố trụy lạc, thông đồng với bọn đạo tặc của giang hồ, làm nhơ bẩn cái tên danh môn chính phái đi.

Sở dĩ ta không muốn lấy ngay tính mạng của ngươi, là muốn tha cho ngươi về để mượn mồm ngươi báo cho tên giặc sói đầu Kim Đỉnh hay, nếu y còn có hành vi trái ngược như thế nữa thì thể nào cũng bị lửa thiêu thân, từ nay trở đi y phải mau mau quản thúc các thuộc hạ không cho chúng làm bậy.

Nếu sau này ta còn thấy môn hạ của phái Nga Mi bắt tay với các nhân vật hắc đạo tác oai tác quái, ta thế nào cũng lên tận trên Thiên Đỉnh kiếm tên giặc sói đầu Kim Đỉnh lý luận cho mà xem.

Lúc ấy Thiệu Nghiệp thấy máu trong người chạy ngược khắp mình mẩy như bị kiến cắn, không sao chịu nổi, mặt biến sắc, muốn trả lời mà không còn hơi sức.

Huân Tổ thấy vậy, lòng đau như cắt, đôi mắt càng oán độc thêm, nhưng y lại sợ Lạc Dương, nên không dám lên tiếng nói nữa.

Tam Tài Cát Chủ đột nhiên ngẩng mặt lên trời lớn tiếng cả cười.

Trong tiếng cười của y chứa đầy phẫn nộ đau đớn.

Một lát lâu mới dứt, y nhìn thẳng vào mặt Lạc Dương và hỏi:

- Lão suốt đời ngông cuồng tự phụ, không ngờ ngày hôm ngay lại thấy các hạ lại còn ngông cuồng tự phụ hơn lão.

Tuy tài ba của các hạ kinh người thật, nhưng đã chắc đâu địch nổi lão mà bạn lại dám đại ngôn như thế? Lạc Dương nghe nói mỉm cười đáp:

- Tại hạ xưa nay vẫn nhân hậu không muốn dùng lời lẽ làm tổn thương tôn nghiêm của ai hết.

Nhưng tình thế ngày hôm nay khác hẳn bắt buộc tại hạ phải làm như vậy.

Nếu Cát Chủ mà coi việc đời thường như xưa kia, chân không bước ra khỏi Nga Mi được tất cả người trong võ lâm tôn ngưỡng.

Bây giờ Cát Chủ không biết thị phi ra sao, lại đi theo bọn gian ác như vậy, tất nhiên tại hạ phải khinh rẻ và cho nhưng tiếng tăm năm xưa kia của Cát Chủ để lừa gạt người đời thôi.

Nói tới đó, chàng ngừng giây lát, rồi lại nói tiếp:

- Các hạ tự nhận công lực hơn tại hạ, có lẽ đó là sự thật cũng chưa chừng, nhưng muốn biết ai hơn ai kém thì phải ấn chứng võ công mới biết ai hơn ai kém được.

Bây giờ có một cách không cần phải ấn chứng võ công cũng đủ biết ai hơn ai kém liền.

Nếu Cát Chủ giải được huyệt cho Thiếu bang chủ thì tại hạ xin chịu phục ngay.

Tam Tài Cát Chủ nghe nói mặt biến sắc luôn luôn, không biết y hổ thẹn hay tức giận, nghe thấy Lạc Dương bảo y giải các huyệt đạo cho Thiệu Nghiệp, y cũng phải giật mình kinh hãi nghĩ thầm: "Y đã dám khoe khoang như vậy, chắc thủ pháp điểm huyệt của y phải có độc đáo như thế nào, mình nghiên cứu võ công suốt đời, cách điểm huyệt của các môn phái đều biết hết, thủ pháp của y dù có quái dị đến đâu cũng ở trong phạm vi của các thủ pháp ta biết thôi, như vậy, có khó gì đâu mà ta giải không nổi." Tuy y nghĩ như vậy, nhưng vẫn sợ giải không được huyệt thì mất hết sỉ diện, vì vậy không dám tiến lên giải huyệt cho Thiệu Nghiệp, mà còn định lên tiếng nói, thì hình như Lạc Dương đã biết rõ tâm lý của y, đôi mắt sắc bén nhìn thẳng vào mặt của y và nói tiếp:

- Thế nào liệu Cát Chủ giải nổi huyệt cho Khương thiếu bang chủ hay không? Lúc ấy, Thiệu Nghiệp đã uể oải nằm lăn ra đất, mặt tỏ vẻ đau đớn, mồ hôi lạnh toát ra như mưa, trông sắc mặt như sắp chết đến nơi vậy.

Tam Tài Cát Chủ thấy vậy thương tiếc vô cùng, liền tiến tới gần giơ tay ra nhanh như điện chớp điểm luôn vào người Thiện Nghiệp mấy cái.

Ngờ đâu, y điểm xong, không những giải không được, mà còn làm cho thiếu niên đó đau đớn thêm, kêu rú thảm khốc vô cùng, lăn đi lộn lại mấy vòng.

Tam Tài Cát Chủ thấy vậy đứng đờ người ra như tượng gỗ, rầu rĩ, thở dài một tiếng và nói:

- Biết trước như vậy, ta hà tất phải đương đầu với y làm chi, chuyện sỉ nhục này có lẽ suốt đời lão không sao quên được.

Nói xong, y cắp Thiệu Nghiệp lên và quát bảo các môn hạ phái Nga Mi rằng:

- Về núi! Rồi y không thèm nhìn Lạc Dương gì hết, vội dẫn môn hạ của Nga Mi rảo bước đi luôn.

Huân Tổ quay mình định đi theo thì chỉ thấy hoa mắt một cái, đã thấy quái thiếu niên đứng sừng sững trước mặt rồi, y hoảng sợ vô cùng.

Quái thiếu niên lạnh lùng nói:

- Khương Huân Tổ, ngươi muốn đào tẩu ta cũng không cản trở làm chi nhưng ngươi phải để lại một chút dấu hiệu để ta truyền bá trong giang hồ và từ nay trở đi, ngươi phải giải tán Tam Nguyên Bang ngay.

Nói xong, chàng lại nhìn vào mặt Hắc Kỳ Hội Chủ cười nhạt một tiếng và nói tiếp:

- Ngươi cũng thế.

Lời nói của chàng ta không khác gì hai con dao bén nhọn đâm thẳng vào ngực Huân Tổ và Hắc Kỳ Hội Chủ, nên sắc mặt hai người trông khó coi vô cùng.

Chúng đều là anh hùng của giang hồ, trước kia dù gặp sự nguy hiểm đến đâu, chúng vẫn có thể trấn tĩnh tự chế được, nhưng hoàn cảnh ngày hôm nay khác hẳn, nên chúng chỉ có một cách là đứng nguyên tại chỗ sắc mặt đổi luôn luôn thôi.

Lạc Dương cứ lớn tiếng cười hoài, tiếng cười của chàng đi rất xa, mạnh không thể tưởng tượng, chấn động làm cho những cây cối gần đó rụng lá luôn.

Đồng thời, tiếng cười của chàng lọt vào tay Huân Tổ với Điểm Ngao không khác gì sấm sét, khiến chúng càng hoảng sợ đến mặt tái mét, chân tay run lẩy bẩy...

Lạc Dương cũng biết chúng khó chịu lắm, nhưng hoàn cảnh bắt buộc chàng, không sao thương hại chúng được.

Huân Tổ đột nhiên ngẩng mặt lên quát lớn:

- Ngươi đừng có ngông cuồng như vậy, hãy đỡ thế võ này của ta.

Y vừa nói vừa đưa mắt ra hiệu cho Điểm Ngao định bảo tên nọ cùng liên tay với mình tấn công Lạc Dương một lúc.

Nếu không địch nổi thì cả hai cùng đào tẩu.

Lạc Dương cười nhạt một tiếng, múa thanh đoản kiếm ở bên tay trái lên, chỉ thấy một luồng ánh sáng xanh chớp nhoáng, và Huân Tổ la lớn một tiếng, cánh tay phải của y bị chặt đứt liền.

Lạc Dương nhanh nhẹn thật đã thuận thế kiếm đó chém chèn một nhát nữa.

Hắc Kỳ Hội Chủ Hồng Điểm Ngao chưa kịp thấy rõ Lạc Dương ra tay như thế nào mà Huân Tổ đã kêu la thảm khốc ngay, y hoảng sợ vô cùng.

Đồng thời y thấy ánh sáng xanh chớp nhoáng một cái biết là nguy tai, vội nhảy sang bên trái tránh né, nhưng tránh sao kịp.

Mọi người chỉ nghe thấy y rú lên một tiếng và dưới mặt đất đã có một cánh tay nữa lăn long lóc đến bên cạnh cánh tay của Huân Tổ liền.

Lúc ấy Huân Tổ và Điểm Ngao máu tươi dính đầy người và còn lai láng xuống đất, sắc mặt của chúng nhợt nhạt như người chết vậy.

Lạc Dương lại nói tiếp:

- Hai vị không tự lượng để lại dấu hiệu bắt buộc tại hạ phải ra tay.

Thôi mời hai vị đi thôi, tại hạ không tiễn nữa đâu.

Quả đất tròn sau này, chúng ta sẽ tái ngộ.

Hai câu sau cùng của chàng đáng lẽ phải do mồm của Huân Tổ và Điểm Ngao nói mới phải, nhưng chàng định tâm làm nhục chúng để chúng sau này không còn bước chân vào giang hồ nữa.

Lạc Dương chờ hai người đi khỏi mới thở dài một tiếng và nói:

- Việc làm của ta hơi quá trớn một chút.

Lúc ấy chỉ còn lại Vệ Phi Long và Đặng Tinh Hải hai người thôi.

Trước tình cảnh ấy, Vệ Phi Long ngày thường tuy độc ác gian giảo giết người như giết gà mà lúc nãy trông thấy tình cảnh rùng rợn như thế cũng phải kinh hoảng.

Lạc Dương lạnh lùng liếc nhìn Phi Long một cái rồi nói với Bằng Cách rằng:

- Quan lão gia, phiền lão gia đưa Vệ giáo chủ đi gặp Vệ cô nương còn người khác thì có thể cho dời khỏi nơi đây mau.

Tinh Hải nghe nói biết Lạc Dương nói mình, vội khẽ nói với Phi Long rằng:

- Thưa Giáo chủ, thuộc hạ ra bờ sông ở phía bên kia đợi chờ Giáo chủ, mong Giáo chủ được bình yên.

Chào Giáo chủ.

Nói xong, y quay mình đi thẳng.

Bằng Cách mặt lạnh lùng tiến đến gần nói với Phi Long rằng:

- Vệ giáo chủ, xin theo lão đi ngay.

Phi Long chắp tay chào và đáp:

- Cảm phiền lão hiệp.

Nói xong y theo Bằng Cách đi như bay chỉ trong nháy mắt đã mất dạng liền.

-oOo-

Trong một tĩnh thất ở trong tây hiên, người ta thấy Vệ Ánh Hà đang cau mày lại, mặt mũi rầu rĩ khôn tả, không hiểu nàng đang lo âu việc gì.

Nàng rất yêu Lạc Dương và đã làm lễ thành hôn với chàng rồi nhưng chỉ lễ trời đất với nhau xong, hai người nói chuyện với nhau đôi ba lời thì Lạc Dương bỏ đi ngay chứ không hiệp cẩn với nàng, và từ đó tới nay không thấy chàng ta đâu nữa.

Đồng thời, nàng lại thấy Tố Lan với tám thị nữ như ẩn như hiện coi chừng mình nên nàng không tiện ra ngoài phòng tìm kiếm người chồng mới cưới ấy.

Quả thật nàng không biết tại sao Lạc Dương lại không quay trở lại gặp nàng mà nàng chỉ nghe thấy mọi người nói Lạc Dương đang bận luyện tập võ công nhưng nàng tin sao được.

Nàng có hỏi Tố Lan, ngờ đâu Tố Lan lại mỉm cười chứ không cho nàng hay.

Điều làm cho nàng phân vân nhất là thấy Bách Thành nói:

- Nàng không phải con của Phi Long, trái lại Phi Long còn là kẻ thù của mình.

Sau cùng nàng quyết định gặp lại Lạc Dương, lúc ấy sẽ hỏi lại Lạc Dương đầu đuôi câu chuyện ra sao.

Vì vậy nàng càng đau lòng và buồn rầu thêm, không sao nhịn được liền thở dài một tiếng.

Lúc ấy bỗng có tiếng chân người đi và đến trước cửa phòng thì ngừng lại, tiếp theo đó nàng thấy cửa phòng mở toang và có hai người bước vào, nàng đã nhận ra người đi sau là Vệ Phi Long mừng rỡ vô cùng, nàng vội đứng dậy mồm định gọi y là cha nhưng không hiểu tại sao không gọi được.

Phi Long thấy Ánh Hà trố mắt nhìn mình và hình như đang suy nghĩ gì vậy, y ngạc nhiên vô cùng hỏi:

- Hà nhi, con không nhận ra cha ư? Ánh Hà tỏ vẻ u oán tủm tỉm cười một cái rồi hỏi lại:

- Sao lại không nhận được, nhưng tôi muốn hỏi cha một việc năm xưa.

Phi Long lại tưởng con gái mình bị người ta ám hại nên thần trí mới ngẩn ngơ như thế, y lo âu vô cùng sau nghe thấy Ánh Hà lên tiếng nói và có vẻ thiếu lễ độ nên kinh hãi vội lùi về phía sau một bước và hỏi lại:

- Hà nhi, con muốn hỏi gì thế? Ánh Hà thở dài một tiếng rồi hỏi tiếp:

- Năm xưa một đêm tháng chạp vào lúc gần tết, trời u ám, tuyết xuống rất lớn, cha có ra tay giết hại tám người ở trong làng họ Tô tại huyện Nhật Chiếu tỉnh Sơn Đông không? Phi Long nghe thấy nàng ta hỏi như vậy, mặt biến sắc, vội nhảy lui ngay ra ngoài phòng.

Ánh Hà không sao nhịn được vội gọi một tiếng:

- Cha.

Phi Long đã bước chân ra ngoài phòng rồi bỗng nghe thấy Phi Hà gọi như vậy, rùng mình một cái, gượng cười đáp:

- Năm xưa cha đã lỡ tay giết lầm, đến giờ lúc nào cũng ăn năn trong lòng hối hận vô cùng, bây giờ con muốn coi ta là người có ơn hay là kẻ thù thì tùy ở nơi con.

Nói xong, y đi mất dạng ngay.

Ánh Hà khóc òa ra, nước mắt trào ra như mưa.

Bằng Cách đứng cạnh đó khuyên bảo rằng:

- Cô nương khỏi đau lòng như vậy, lão phu cũng không rõ việc này đâu.

Cô nương muốn biết rõ chuyện, hỏi Trần đại hiệp sẽ biết hết, rồi lúc ấy nghĩ cách đối phó sau.

Ngoài cửa sổ có bóng người thấp thoáng một cái Lạc Dương đã hiện thân ở trong phòng liền.

Chàng ngắm nhìn hai người một hồi rồi ngạc nhiên hỏi:

- Ủa, Vệ Phi Long đâu? Bằng Cách đáp:

- Y đã rời khỏi đây rồi nhưng chưa đi xa đâu.

Lạc Dương nói tiếp:

- Không thể để cho y bỏ đi một cách dễ dàng như vậy được, để tôi đuổi theo bắt y ngay.

Ánh Hà vội xen lời nói:

- Dương đệ để cho y đi thôi, vì ân oán còn chưa phân minh.

Hơn nữa, dù sao y cũng có ơn nuôi tôi từ hồi nhỏ đến giờ.

Lạc Dương thở dài một tiếng, yên lặng không nói năng gì nhưng chàng ân hận là không làm xong việc này cô phụ lòng Tàn Tú, bây giờ đành chỉ có để chờ sau này đợi cơ hội khác vậy chứ biết làm sao bây giờ...

Bách Thành bước vào nói:

- Người mà chúng ta phái đi núi Nội Phương đã về, theo y nói Tiền Ninh đã nhận lệnh của thiếu hiệp rồi.

Trần mỗ đã táo gan ra lệnh thay.

Chúng chịu ẩn núp không xuất động vội, chờ thiếu hiệp tới chúng mới dám thi hành.

Lạc Dương cười vẻ rất thành thật lên tiếng hỏi:

- Tại hạ trẻ người non dạ, tất cả mọi việc xin Trần lão sư làm chủ cho, hà tất lão sư phải nói hai chữ táo gan làm chi.

Mong từ giờ trở đi, Trần lão sư đừng có khách khứa như thế nữa.

Chẳng hay bọn chúng đã điều tra ra những hành động của Mộc Long chủ trương? Bách Thành mỉm cười đáp:

- Môn hạ chúng phái đi đối phó phân đường của Cái Bang ở Tương Dương đã bị tiêu diệt hết, như vậy Mộc Long Tử không biết chuyện sao được.

Chúng ta đi phen này, nếu không phải đấu một trận kịch liệt thì chúng ta sẽ không thấy hình bóng của chúng ở đâu.

- Lão sư nói có thể Mộc Long Tử dọn cả sào huyệt đi nơi khác hay sao?

- Trần mỗ đoán như vậy thôi chứ chưa dám chắc, nên tốt hơn hết chúng ta phải đi ngay Nội Phương Sơn.

Nhưng nhân số trên cù lao đó rất đông đảo.

Đi toàn đội đông đảo như vậy thể nào cũng bị người ngoài chú ý nên mới chia ra hai ba người một tổ, như vậy mới đỡ chướng mắt, và không ai để ý tới.

Trải qua trận đó, thủ lãnh của Tam Nguyên, Hắc Kỳ hai bang đều bị chặt cụt một cánh tay.

Tin đó làm náo động cả giang hồ, kinh chấn võ lâm.

-oOo-

Núi Nội Phương rộng hằng mấy trăm dặm, ngọn núi cao chọc trời, cây cối um tùm, nhưng rất ít người lui tới.

Chùa Phúc Thọ xây ở trên núi, chung quanh không có một nhà cửa hay chùa chiền nào hết.

Trước chùa là một vực thẳm sâu hơn trượng, còn ba mặt đều là vách núi cao hơn trăm trượng.

Chung quanh chùa trồng rất nhiều cây cao, nếu không nhìn kỹ thì khó mà biết được trong bụi cây đó có chùa như vậy.

Một con đường từ dưới chân núi lên tới sân chùa, vừa nhỏ vừa khúc khuỷu, không khác gì ruột dê, đứng ở trên đỉnh núi nhìn xuống bên dưới không sao trông thấy chân núi cả, như vậy hễ lỡ chân té xuống, là tan xương nát thịt ngay, đủ thấy núi đó hiểm nghèo biết bao.

Sáng ngày thứ ba, sương bao trùm kín cả núi Nội Phương, trông núi đó như không có và cũng tựa như bay lơ lửng ở trên đám mây vậy.

Trong rừng rậm, người ta thấy có nhiều bóng người như ẩn như hiện phi thân lên trên núi.

Tất cả những người đó đều tiến cả lên chùa Phúc Thọ.

Khi họ đi vào đường ruột dê và ở trên tuyệt vách thì khuất bóng không sao trông thấy người nào nữa.

Khi mọi người đi vào trong rừng rậm thấy những cây cổ thụ ngàn năm mọc chằng chịt, thì Lạc Dương đã lên tiếng khẽ nói:

- Chùa Phúc Thọ ở nơi thiên hiểm, một người canh gác, muôn người không sao qua được, chúng ta tất cả cùng mạo hiểm lên núi như thế này, lỡ nửa đường gặp mai phục thế nào cũng bị thương và chết chóc.

Chi bằng để mình tại hạ lên trước như vậy đỡ phải lo âu.

Chờ tới khi tại hạ lên tới trước chùa sẽ rú lên một tiếng thật dài, truyền xuống bên dưới.

Lúc ấy quý vị hãy lên sau.

Bách Thành đáp:

- Thiếu hiệp nên cẩn thận, chúng tôi xin đợi chờ nơi đây.

Nói xong, ông ta lại thấy Tiền Ninh xen lời nói:

- Thuộc hạ có ý muốn theo hầu Trưởng lão, có thêm người tiếp ứng, như vậy có lẽ tốt hơn.

Vì Tạ Vân Nhạc đã trao Thần Long Dư Hổ Tỷ Đồng Lệnh của Cái Bang cho Lạc Dương rồi, vì thế các đệ tử cũ Cái Bang đều tôn chàng làm Trưởng lão.

Lạc Dương đáp:

- Không sao.

Nói xong, chàng đã rảo bước đi luôn.

Chàng vai mang một đôi Hồng Vân Liệt Diệm Kiếm cướp của Gia Hằng, chỉ thấy người chàng khom khom và nhảy nhót mấy cái, đã lên được trên cao mấy chục trượng liền.

Vừa lên tới trên thềm đá, chàng định nhún chân nhảy lên tiếp.

Bỗng nghe trên đầu có tiếng cười nhạt vọng xuống, tiếng cười đó nghe rất rùng rợn.

Lạc Dương khôn ngoan vô cùng, biết sau tiếng cười đó thể nào đối phương cũng ném ám khí.

Quả nhiên chàng nghe thấy có tiếng gió động kêu veo veo tiếp theo.

Chàng bỗng thấy trên huyệt vách có một cây con ở khe đá nhô ra, chàng không suy nghĩ gì hết vội nhún chân nhảy chéo sang bên.

Cây nhỏ đó cách Lạc Dương ít nhất cũng mười mấy trượng, nhưng thân pháp của chàng khéo léo và huyền diệu khôn tả.

Chàng nhảy tới lưng chừng, người như con chim ưng lượn sang bên, hai chân đạp vào nhau lại bắn sang ngang một chút, tay phải đã vội giơ ra víu lấy thân cây nọ liền, thuận thế chàng đu ngay lên, vắt chân vào gốc cây đó.

Đồng thời một tảng đá lớn đã ở bên trên rớt xuống chỗ mà chàng đứng hồi nãy, kêu lên ùm một tiếng, cả sơn cốc cũng phải chuyển động.

Tảng đá đó vỡ làm muôn mảnh lăn xuống chân núi tức thì.

Thời gian chỉ cách nhau có tích tắc thôi, nếu Lạc Dương nhảy chậm một chút, chàng đã bị tảng đá đó rớt trúng, dù chàng có là xương đồng da sắt thì cũng không sao chịu nổi một tảng đá nặng hàng nghìn cân đè xuống như thế.

Dù không chết cũng tan xương nát thịt, thật là nguy hiểm khôn tả.

Lạc Dương ở trên thân cây nọ, liếc mắt nhìn đường núi, thấy một ông già, mặt rất hung ác, như ẩn như hiện đang ló đầu trong khe đá ngó xuống.

Ông già ấy không biết chàng đã thoát hiểm đang ló đầu nhìn.

Chỉ sơ suất một chút đã mang tai họa vào người ngay.

Lạc Dương đã kêu hừ một tiếng, vội giơ hữu chưởng ra, dùng bí quyết chữ Á trong Di Lạc Thần Công ra, đẩy mạnh một cái.

Một luồng sức như bài sơn đảo hải nhằm phía ông già đó lấn át tới.

Ông già nọ đang ngó nhìn xem Lạc Dương chết chưa, chưa kịp thụt đầu trở lại, đã thấy một luồng gió mạnh lấn át tới, y rùng mình kinh hãi, không biết ở đâu tới mà lại mạnh đến thế, nên y vội quay đầu lại xem.

Bị ngay kình lực của Lạc Dương đánh trúng đầu.

Chỉ nghe thấy y rú lên một tiếng rất thảm khốc.

Đầu của ông già nát thành bùn, máu và óc bay tứ tung, người rớt từ trên cao xuống khe núi mấy chục trượng sâu.

Lạc Dương khom lưng đạp mạnh một cái, người đã nhảy tới thềm đá ở bên trên chỗ xác ông già nọ bị chết hồi nãy rồi chàng lẹ chân phi thẳng lên phía trên ngay.

Đường núi khúc khuỷu, chàng đi được vài chục trượng, thì đột nhiên chỗ đường quẹo có một ông già áo xanh, mắt hổ, mái tóc bạc phơ, thân hình vạm vỡ, xuất hiện trước mặt Lạc Dương, quắc mắt nhìn chàng quát bảo:

- Ai lên đó hãy dừng bước.

Tiếng nói của ông ta rất lớn, khiến ai nghe thấy cũng phải đinh tai nhức óc.

Lạc Dương ngạc nhiên vô cùng, ngừng chân lại.

- Thập Lục Danh Sát của thiên hạ để cho người ta chiêm ngưỡng, tại sao các hạ lại ngăn cản không cho tại hạ lên như vậy?

- Sao thiếu niên ăn nói không thành thật như vậy, rõ ràng người tới đây là có mục đích riêng, mà lại dám bảo là chiêm ngưỡng chùa Phật.

Lão năm nay đã ngoài bảy mươi, chứ có phải là đứa lên ba đâu mà người có thể lừa dối được.

- Khỏi cần biết tại hạ lên đây có mục đích gì hay không.

Nhưng xin hỏi lão trượng, núi này có phải là tư thổ của lão trượng không? Nói xong, chàng lại nhanh chân leo lên năm bực.

Ông già nọ biến sắc mặt, múa kiếm phi thân xuống, vừa tấn công vừa quát bảo:

- Đứng lại! Lưỡi kiếm của ông ta đã nhắm mặt Lạc Dương đâm tới.

Lạc Dương thấy kiếm thuật của ông già rất trác tuyệt, liền lớn tiếng hỏi:

- Tại hạ vào núi báo thù, khi nào lại chịu trở về tay không.

Lão trượng, sao lão trượng lại vô lý đến thế...

- Muốn lên núi không khó, nếu tiếp được bảy kiếm của lão phu, thì tha hồ bạn lên núi, lão phu quyết không làm khó dễ.

- Lão trượng nói như vậy là bắt buộc tại hạ phải ra tay đấu phải không?

- Phải! Ông già trả lời một cách rất gọn, không khác gì chém đinh chặt sắt vậy.

Và trông ông ta oai vệ như một vị thiên thần vậy.

Lạc Dương thấy thế, thở dài một tiếng và nói tiếp:

- Nếu vậy tại hạ đành phải miễn cưỡng ra tay, chứ biết làm sao bây giờ đây! Ông già lạnh lùng nói tiếp:

- Lão phu đã không bước chân vào giang hồ từ lâu, ẩn dật trên núi sâu, lần này có người nhờ, lão phu cả nể đành phải hạ san giúp một phen, làm việc cho người thì phải làm cho đến nơi đến chốn, chứ không phải lão phu có ý định cản trở bạn nhỏ đâu.

Xem bạn nhỏ là người cả nhân phẩm lẫn căn bản cùng xương cốt đều đặc biệt hơn người, quả thật là một nhân tài luyện võ rất tốt.

Nếu để bạn nhỏ bị kiếm của lão phu đả thương thì thật đáng tiếc, chi bằng bạn nhỏ mau rút lui hạ san ngay thì hơn.

Phải biết thần kiếm của lão phu không giơ ra thì thôi, đã dùng tới nó thì thế nào cũng phải đả thương người mới tra vào bao được.

- Chưa chắc.

Nói xong, Lạc Dương ngắm nhìn hình thế ở bốn xung quanh một hồi, chàng thấy chỗ ông già đứng là chỗ rẽ của đường núi rộng chừng năm thước, nếu tấn công thì phải xông lên trên đó cướp được địa lợi trước mới có thể ra tay được.

Ông già nọ trố mắt nhìn chàng để ý từng cử động của chàng, ông ta cũng biết chàng không phải là tay tầm thường, vì vậy ông ta cũng hết sức phòng bị.

Nghe thấy Lạc Dương nói như vậy, ông ta trầm giọng nói tiếp:

- Không ngờ bạn nhỏ lại ngông cuồng đến như thế.

Lạc Dương biện bạch:

- Trước tình thế này bắt buộc tại hạ phải làm như vậy, khi nào tại hạ lại để mất uy danh của sư môn.

Lão trượng hà tất phải nối giáo cho giặc như thế làm chi.

Vừa nói dứt, chàng đã rút thanh Hùng Kiếm ra, có tiếng kêu xoẹt tựa như rồng ngâm vậy.

Tiếp theo đó một đạo hồng quang vụt ra làm lóe mắt đối phương.

Ông già thấy vậy cũng phải thất thanh kêu ủa một tiếng....

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio