*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
‘Cỏ đơm kết hạt giống
Gió đong đưa lá cây
Chúng ta đứng đó không nói gì
Đã vô cùng tốt đẹp.’
—— C ố T hành.
***
Những ngày giữa hè, mới bảy giờ sáng trời đã bắt đầu ươm nóng.
Trong tiểu khu, các cụ ông cột dây ở thắt lưng dắt chó đi dạo, trên tay cầm đài radio hát vang vang, ‘Dựng lên lò Thất tinh, ấm đồng nấu Tam giang’*. Dưới tàng dẻ, một chú nhóc ngậm bánh mì, cong gập người thành góc nhọn, nhấn mạnh pedal xe đạp, lao vút đi như cơn gió. Ngay sát cổng, vài ba quầy thức ăn sáng dựng lên bán bánh crepe, mì lạnh nướng, sữa đậu nành, bánh quẩy, uyển đậu hoàng…
(*Bài ‘Xuân đến kênh Sa Giang’
– Bánh crepe: cũng gần giống bánh tráng nướng của mình nhưng không sử dụng bánh tráng sẵn, mà đổ bột lên khuôn rồi cho trứng lên, bên trên là xúc xích, các loại nhân, hành lá, hành tây, xà lách, muối dấm đường…
– Mì lạnh nướng: cũng tương tự bánh crepe nhưng thay bằng mì lạnh cán sợi ép thành tấm và các loại nhân.
– Uyển đậu hoàng làm từ đậu hà lan vàng.)
Sương khói lượn vòng, hương thoảng nơi nơi, cả thành phố như bừng tỉnh khởi đầu một ngày mới năng động.
Tô Nam đến quầy mua hai cái bánh crepe, băng qua đường, đứng ở phía bên kia xe.
“Thầy Trần, còn nóng lắm nè.”
Cô ngồi vào ghế phụ, tháo ba lô trên lưng xuống, đưa túi bánh crepe qua cho Trần Tri Ngộ.
“Đừng có ăn mấy thứ này nọ ở các quán ven đường, bụi bặm, dầu thải.”
Tô Nam cong mi cười, há miệng cắn một cái: “Anh không ăn ạ?”
Tối qua anh uống rượu, sáng nay thức dậy chưa có gì vào bụng, mùi hương thơm ngát nóng hôi hổi, khiến người ta hơi thèm ăn.
Đấu tranh hồi lâu, rốt cuộc cũng cắn một miếng.
… Sau đó, một phút bất cẩn, ăn xong rồi.
Tô Nam ngồi bên cười trộm.
Trần Tri Ngộ nghiêm mặt: “Anh đây là thể nghiệm khó khăn gian khổ của dân sinh.”
“Khó khăn ạ? Gian khổ sao?” Tô Nam dịch người sang một bên cách anh thật xa, cười hỏi: “Anh ăn no chưa? Hay là em đưa cho anh một cái nữa nhé?”
Trần Tri Ngộ khẽ nhướng mày: “Trốn xa như thế, tưởng anh không dạy dỗ được em hử?”
Tô Nam xuất đòn sát thủ: “Chương 752, nội dung là…”
Trần Tri Ngộ duỗi một tay tóm cánh tay Tô nam, chồm người qua, tay kia chống lên cửa sổ phía sau cô.
Lưng Tô Nam ép sát vào thành ghế, không còn đường trốn: “Anh… anh làm gì?”
“Dùng cách xử phạt thể xác.”
Theo kế hoạch Trần Tri Ngộ sẽ ở Bắc Kinh một tuần, tham gia xong hôn lễ của Cốc Tín Hồng, tiện đường ghé qua trường đại học nào đó ở Bắc Kinh giải quyết công việc.
Xe là mượn của Cốc Tín Hồng, một chiếc thể thao mui trần màu đỏ, có phần xênh xang chói mắt.
Chạy thẳng một đường đưa Tô Nam đến khách sạn tối qua.
Trần Tri Ngộ kéo rèm cửa sổ, để ánh nắng bên ngoài rọi vào.
Giơ tay chỉ bàn làm việc bên cạnh: “Em ngồi đó viết đi.”
Tô Nam lấy máy tính xách tay ra ngồi xuống, vừa mở tài liệu vừa hỏi Trần Tri Ngộ: “Em viết bản thảo, anh thì sao ạ?”
“Em còn sợ anh không có chuyện gì làm hửm?”
Trần Tri Ngộ nhặt cái laptop bên cạnh, ngồi xuống mép giường, đặt máy lên đùi.
Tô Nam liếc mắt nhìn anh một cái.
Áo sơ mi trắng, quần tây đen, lúc vào phòng đã cởi vớ ra, bàn chân trần.
Tác phong làm việc nhanh nhẹn dứt khoát thường ngày của Trần Tri Ngộ khiến người ta không chút nào liên tưởng đến hai chữ ‘ốm yếu’, hơn nữa cô cũng đã âm thầm ‘do thám’ bờ lưng anh, trăm phần trăm ‘mặc quần áo, có vẻ gầy’, ‘cởi đồ ra, thịt đầy đủ’.
Nhưng trên mắt cá chân của anh có một nốt ruồi rất nhỏ, nhất thời khiến cho mặt nghiêng từ mắt cá đến mu bàn chân lộ ra vẻ trắng xanh hơi yếu ớt, cùng …
… cấm dục.
Trần Tri Ngộ mắt cũng không nhấc lên: “Nhìn đủ chưa?”
Mặt Tô Nam nóng rẫy, lật đật xoay lưng đi: “Anh là Tiết Thiệu, Trương Dịch Chi.”
Trần Tri Ngộ nhướn mày: “Anh là ai?”
Tô Nam nghiêm nghị: “Em nói, trong suy nghĩ của em, anh chính là Wilbur Schramm, Carl Hovland.
(*Tiết Thiệu: là người chồng đầu tiên của công chúa Thái Bình. Cũng giống như mẹ mình, mặc dù được g ả chồng tử tế nhưng Thái Bình công chúa vẫn ngày đêm mê tưởng trai lạ và thường xuyên nuôi ‘ nam sủng ’. C uộc sống chăn gối với người chồng Tiết Thiệu không làm Thái Bình công chúa vui vẻ, nàng công chúa này triệu thêm rất nhiều chàng trai sung mãn khác nuôi trong cung tiện bề phục vụ việc chăn gối của mình.
– Trương Dịch Chi tuổi ngoài hai mươi, tướng mạo trắng trẻo khôi ngô, giỏi vận luật ca từ, là nam sủng của nữ hoàng Võ Tắc Thiên. Sau này khi Võ hậu lâm bệnh, Trương Dịch Chi nắm quyền trong cung, coi giữ mọi việc, là gian thần mọi người muốn diệt trừ – Editor: đến lạy cái so sánh của cô nàng.
(**Wilbur Schramm (1907 – 1987): là Hiệu trưởng trường Báo chí, người đầu tiên thiết kế chương trình đào tạo tiến sĩ ngành truyền thông đại chúng ở Mỹ; ông sáng lập Viện Nghiên cứu Truyền thông của Đại học lllinois, cũng là nhà sáng lập Viện nghiên cứu Truyền thông của Đại học Stanford, Giám đốc Cơ quan Truyền thông Tây – Đông, Trung tâm Tây – Đông (Honolulu).
– Carl Hovland (1912 – 1961): là một ng ười theo tr ườ ng phái ‘hành vi mới’ hay ‘hành vi xã hội’.)
Trần Tri Ngộ nén cười: “Mau làm việc đi!”
Việc Tô Nam phải làm là viết thông cáo báo chí tổng kết hoạt động lần này, cập nhật tweets lên Wechat, không khó nhưng rườm rà lộn xộn, yêu cầu phải văn hay ảnh đẹp, tối qua cô phải lựa hơn một trăm bức ảnh đã chụp để chọn ra những tấm hình phù hợp nhất.
(* Thông cáo báo chí – Press Releases: là một bài viết của bộ phận đối ngoại thông tin của một tổ chức, hiệp hội, cơ quan doanh nghiệp… gửi đến nhà báo hoặc cơ quan báo chí nhằm thông tin chính sách, sáng kiến hay hoạt động của ngành đến với công chúng. Thông cáo báo chí thường gắn với các sự kiện (khai trương, động thổ, tiệc mừng…) hoặc xảy ra vấn đề (thay đổi chính sách, khủng hoảng doanh nghiệp…) nhằm thu hút sự quan tâm của truyền thông.
– T weets: là các mẩu tin nhỏ, một dạng tiểu blog. Những mẩu tweet được giới hạn tối đa 140 ký tự được lan truyền nhanh chóng trong phạm vi nhóm bạn của người nhắn hoặc có thể được trưng rộng rãi cho mọi người. Những tweet có thể chỉ là dòng tin vặt cá nhân cho đến những cập nhật thời sự tại chỗ kịp thời và nhanh chóng hơn cả truyền thông chính thống.)
Đang viết đến đoạn thứ hai, phía sau vang lên tiếng khua nhẹ sột soạt, có vẻ như Trần Tri Ngộ đứng dậy đi ra ngoài.
Chốc lát, một cánh tay duỗi tới, đặt lon cola mát lạnh bên tay cô.
“Trong sự kiện ký tặng sách lần này, nhà văn nổi tiếng xxx đã có buổi giao lưu và trò chuyện thân mật kéo dài hơn hai giờ đồng hồ với độc giả…”
Tô Nam quẫn bách: “Anh đừng đọc mà!”
Trần Tri Ngộ khẽ cười.
“Anh biết ba điểm em ghét nhất ở giáo viên các anh là gì không?”
“Nói anh nghe thử xem.”
“Viết bài giảng lên bảng, săm soi lúc coi thi… Còn một cái nữa đó là, đường đường chính chính đọc bài viết của sinh viên!”
“Sao em không nói sớm chứ, tới chỗ anh học tiến sĩ, anh cho em trải qua ba chuyện này nghiện luôn.”
Tô Nam lời lẽ dâng tràn chính nghĩa: “Dụ dỗ cũng vô dụng, em là người có ý chí kiên định vững vàng.”
Trần Tri Ngộ chống tay lên lưng ghế, hơi thở phả sát tai cô.
Cô giơ tay đẩy anh ra: “Làm việc của anh đi, đừng quấy rầy em.”
Trần Tri Ngộ nhướng mày, nhưng nhìn thấy dáng vẻ học trò ngốc đang tập trung chuyên chú làm việc nên không trêu chọc cô nữa.
Một giờ sau, Tô Nam soạn xong bài viết, copy vào giao diện wechat để chỉnh sửa up lên.
Phía sau lại lần nữa vang lên giọng nói Trần Tri Ngộ: “Em viết xong rồi à?”
“Dạ sắp rồi, nửa tiếng nữa.”
“Làm xong qua giúp anh trả lời email.”
“Email gì vậy anh?”
“Mấy trăm cái, làm sao anh biết được.”
Tô Nam ôm nỗi tò mò trong bụng, hiệu suất làm việc tăng veo véo, chẳng mấy chốc đã làm xong tất tật, gửi cho trưởng nhóm phụ trách tổ phương tiện truyền thông xem qua, sau đó đăng lên, gập nắp lại, đẩy laptop sang một bên, biếng nhác duỗi thắt lưng.
“Lại đây với anh.”
Tô Nam quờ chân tìm đôi dép lê không biết đã bị mình đá văng từ khi nào, mang vào rồi đi tới ngồi xuống bên cạnh Trần Tri Ngộ.
Trần Tri Ngộ đưa máy tính cho cô, còn mình thì ngả người nằm xuống giường.
Tô Nam xếp bằng hai chân, ngồi trên giường, đặt laptop lên đùi, mở email đầu tiên ra.
“Giáo sư Trần Tri Ngộ, em là Nghiễm Điện sinh viên năm ba khoa xxx, em đang quay một đoạn phim ngắn, muốn mời thầy xuất hiện trong ống kính…” Cũng không thèm xem hết, trực tiếp đóng tắt, lẩm bẩm: “Không xuất hiện. Phí lên sàn của ‘ngài’ rất đắt.”
Lại mở tiếp email thứ hai.
“Làm sao để anh nhìn thấy em ở thời khắc em xinh đẹp nhất… Cái quỷ gì vậy!” Tô Nam nghiêm túc hồi âm từng câu từng chữ: “Đại học là quãng thời gian tốt đẹp nhất trong đời, không bao giờ trở lại lần nữa, cần phải tập trung hết tinh thần vào việc học.”
Email thứ ba.
“Thầy Trần, em là chủ trì chương trình phát thanh của khóa xxx năm hai, em có một vấn đề khổ não đã nhiều năm, hy vọng có thể nhận được lời khuyên từ nơi thầy. Beauvoir nói, ‘thiên hướng tình dục là trời ban’… Nói hươu nói vượn Beauvoir không nói câu này!”
(* Simone de Beauvoir (1908 – 1986): Nhà sáng lập phong trào nữ quyền. L à triết gia, nhà văn theo chủ nghĩa hiện sinh và nhà hoạt động chính trị, một trong những phụ nữ Pháp nổi tiếng nhất thế kỷ 20; được gọi là người làm thay đổi giới phụ nữ phương Tây thế kỷ 20.
Một câu nói nổi tiếng của bà: ‘Ta không sinh ra là phụ nữ. Mà ta trở thành phụ nữ.’ Câu này nói lên ảnh hưởng, và hơn thế nữa, sự quyết định của xã hội trên thân phận của phụ nữ.)
Trần Tri Ngộ cười đến sắp điên rồi.
“Hộp thư của anh biến thành cái gì vậy chứ? Chị gái tri kỷ sao? Vì sao vấn đề thiên hướng tình dục cũng tìm anh?”
“Mấy cái này chưa là gì, anh còn nhận được những cái khiếm nhã hơn.”
“Của nam hay nữ ạ?”
“Nam nữ đều có.”
Tô Nam mở to mắt tròn xoe: “Khiếm nhã đến mức, đến mức nào…?”
“Em có thể nghĩ đến loại siêu cấp nhất.”
Tô Nam: “…”
Trần Tri Ngộ nhìn cô cười.
Tô Nam ho nhẹ một tiếng: “Osho nói, ‘Ngọn nguồn thân thể chúng ta là dục, tâm trí chúng ta luôn khao khát dục… Nhưng qua quá trình sáng tạo, dục sẽ được tinh lọc’… Cho nên đây là chuyện rất đỗi bình thường.”
(*Osho nói:: ‘Cơ thể là dục, khao khát dục là khát khao sáng tạo.’
‘Tôi đã nói rằng năng lượng dục bản thân nó có thể được biến đổi thành tình yêu.
Nếu người ta mua phân bón, bản thân nó bẩn thỉu và bốc mùi hôi hám, và chất đống nó trên phố ngay trước nhà bạn, nó sẽ làm cho mọi sự thành khó khăn cho bất kì ai đi qua. Nhưng nếu người đó rải phân trong vườn thế thì hạt mầm của người đó sẽ lớn lên. Hạt mầm sẽ trở thành cây và cây sẽ cho hoa và hương thơm của chúng sẽ là lời mời cho tất cả. Khách qua đường sẽ ngợi ca. Bạn có lẽ chưa bao giờ nghĩ về điều đó, nhưng hương thơm của hoa chẳng là gì ngoài mùi hôi hám của phân – vươn lên từ hạt mầm qua cây cối, mùi hôi thối của phân trở thành mùi thơm của hoa. Mùi khó ngửi có thể được biến đổi thành hương thơm dịu ngọt.
Theo cùng cách này, dục có thể trở thành tình yêu.’ (Theo tinhyeutudomotminh.blogspot)
– Editor: mình trích dẫn câu này để làm rõ thêm câu Tô Nam nói. Vì bản chất cơ thể là dục, chúng ta luôn khao khát nó, nên khi dục được tinh lọc biến thành tình yêu, chúng ta yêu thương, có tình cảm với ai đó là điều rất bình thường.)
**Osho (1931-1990) là một vị đạo sư hết sức kỳ lạ của thế kỷ hai mươi. Tên thật của ông là Rajneesh Chandra Mohan Jain. Khoảng trong thập kỷ 70 người ta biết đến ông với tên Bhagwan Shree Rajneesh. Tháng 2 năm 1989, ông tự đổi tên là Osho. Osho vốn là danh xưng tiếng Nhật Bản cổ, có nghĩa là “đạo sư” của một dòng Thiền.
Ông là nhà thần bí và bậc thầy tâm linh người Ấn Độ. Ông là một trong những người có sức ảnh hưởng rất lớn đến tôn giáo thế giới.
Osho từng là giáo sư triết học tại Đại học Jabalpur và đi khắp Ấn Độ trong những năm 1960 để thuyết giảng trước đông đảo quần chúng. Quan điểm của ông chống lại tôn giáo được thể chế đã gây ra nhiều tranh cãi. Ông cũng chủ trương một thái độ cởi mở hơn với tình dục, và vì thế mà ông có biệt danh là sex guru – đạo sư tình dụ c.
Osho có một tài hùng biện đầy ma lực, một sự hấp dẫn cá nhân mà người nghe hầu như không thể cưỡng lại.
‘ Giáo huấn của tôi là hướng theo tình yêu. Tôi có thể vứt bỏ từ Thượng đế rất dễ dàng – chẳng vấn đề gì – nhưng tôi không thể vứt bỏ được từ Tình yêu. Nếu tôi phải chọn giữa Tình yêu và Thượng đế, tôi sẽ chọn tình yêu, tôi sẽ quên hết tất cả về Thượng đế, bởi lẽ những người biết tới tình yêu thì nhất định biết tới Thượng đế. Nhưng không có điều ngược lại. Nhưng người nghĩ về Thượng đế và triết lý hóa về Thượng đế chẳng bao giờ biết về tình yêu cả – và chẳng bao giờ biết về Thượng đế nữa. ’ – Trích ‘Tình yêu – Tự do – Một mình’ của Osho.)
Trần Tri Ngộ: “…”
Học trò ngốc đang trịnh trọng nghiêm túc thảo luận với anh về ‘Dục’ sao?
“Tô Nam.” Trần Tri Ngộ tựa người vào gối, muốn cười nhưng cố nín xuống nhìn cô: “Bây giờ không phải trong lớp học, không phải lúc thảo luận học thuật. Nếu em thật sự muốn hàn huyên tán gẫu đề tài này với anh, anh cũng chỉ có thể cho rằng em đây là…”
Tô Nam tốc hành cắm mặt vào bàn phím: “Em giúp anh trả lời thư tiếp!”
Còn trả lời lại? Học trò ngốc sao thành thật thế này chứ.
Anh duỗi chân gập nắp laptop lại, tay bắt lấy cánh tay cô, kéo một cái.
Tô Nam ngã nghiêng xuống giường.
Trần Tri Ngộ vòng tay ôm cô vào lòng: “Tối qua anh ngủ không ngon, anh chợp mắt một lát, thức dậy cùng đi ăn cơm.”
Thân thể Tô Nam ngay ngắn, nằm thinh như tượng đá, không dám rục rịch.
Qua một hồi lâu, đang tính ngó ngoáy đầu nhìn xem có phải anh ngủ rồi không. Chợt thấy có ngón tay lành lạnh chạm vào trán cô, vuốt tóc cô sang một bên.
Trần Tri Ngộ chống khuỷu tay, cúi đầu hôn cô.
Ánh nắng lướt qua cánh cửa ban công đang mở rộng, rọi sáng một khoảnh nhỏ phía trước.
Máy điều hòa chạy rất nhẹ, nhưng vẫn có thể nghe thấy tiếng rì rì khe khẽ.
Một sáng mùa hè bình thường, cô nghe thấy nhịp đập trái tim mình.
Còn có của anh.
***
Buổi tối, Trần Tri Ngộ mời khách ở một nhà hàng riêng tư, đẹp và yên tĩnh. Ông chủ Cốc đưa bà chủ Cốc đi cùng, chỉ có Trình Uyển đơn thương độc mã. Cô ấy vừa tới liền tập trung hỏa lực oanh tạc Trần Tri Ngộ. Cốc Tín Hồng ngồi xem trò vui, vung một tay lửa đổ thêm dầu.
Trần Tri Ngộ trút hết ba ly rượu trắng xuống bụng, cuối cùng Trình Uyển mới hả giận, đổi chỗ ngồi, chen chúc đẩy Trần Tri Ngộ ra, quàng vai Tô Nam, cười hỏi: “Em gái, em tên gì?”
“Tô Nam, Nam của phía nam ạ.”
“Chị là Trình Uyển, Uyển trong ‘Uyển chuyển nga my mã tiền tử’*, em có nhớ câu thơ này không?”
(*Trích trong ‘Trường hận ca’ của Bạch Cư Dị, nghĩa là ‘Gái mày ngày phải quằn quại chết trước đầu ngựa’
Trường hận ca là một bài thơ rất nổi tiếng của Bạch Cư Dị kể về mối tình giữa Đường Huyền Tông và Dương Quý phi. Tác phẩm này nổi tiếng là một danh tác, không chỉ đưa hình ảnh Dương Quý phi trở nên bất tử bởi vẻ đẹp thi ca, mà còn khiến Bạch Cư Dị trở thành một trong những nhà thơ điển hình của nhà Đường.)
Tô Nam: “… Dạ nhớ.” Chỉ là bài thơ này dường như không may mắn…
Cốc Tín Hồng cười nói: “Trình gia, ngài kiềm chế một chút, đừng có từ phu thê biến thành tình địch của lão Trần.”
“Nói gì đó? Ông nghĩ tôi là phần tử bề ngoài nho nhã lịch sự nhưng bên trong cặn bã bại hoại giống giáo sư Trần sao? Cô nương non nớt như vậy cũng xuống tay được.”
Cốc Tín Hồng cười ha hả.
Tô Nam: “Em hai mươi bốn tuổi…”
“Lão Trần ba mươi bốn, lập tức bước vào thời kỳ mãn kinh.”
Trần Tri Ngộ: “Cậu nối gót tôi một năm, yên tĩnh chút đi.”
Trình Uyển trêu chọc đủ rồi trở lại chỗ của mình, rót cho Tô Nam nửa cốc nước trái cây, còn mình bưng ly rượu lên: “Em gái Tô Nam, kính em. Về sau nhờ em chiếu cố lão già cô độc Trần Tri Ngộ này.”
Tô Nam điềm nhiên bưng ly rượu trước mặt Trần Tri Ngộ lên, cười nói: “Vẫn luôn là thầy Trần chiếu cố em.”
“Lão Trần có thể chiếu cố người sao? Hoa không cần tưới nước, có thể bị hắn giày xéo đến chết…” (*Hoa không cần tưới nước: con gái)
Ánh mắt Trần Tri Ngộ chứa đựng nét cười nhìn Tô Nam, nhẹ giọng nói: “Em cứ uống nước trái cây đi.”
Tô Nam hạ thấp giọng: “Không sao đâu ạ…”
Cô bé con ngốc cậy mạnh, không chịu uống nước trái cây mà nhất định uống rượu, nhưng Trình Uyển đã luyện rượu đến trình độ thượng thừa, bọn họ mà tụ tập với nhau đều uống từ mức địa chấn trở lên. Rượu này đến bản thân anh nhiều lắm cũng chỉ có thể uống được bốn ly, Tô Nam mà uống ly này vào, không biết chuyện gì sẽ xảy ra.
Cánh tay anh vòng qua ôm nhẹ eo cô: “Uống một ngụm thôi, đừng tham.”
Tô Nam và Trình Uyển khẽ chạm cốc, nâng chén uống một hớp.
Cay xè, xông thẳng vào cổ họng.
Vẻ mặt cô đau khổ nuốt xuống, đặt cái ly lên bàn.
Cốc Tín Hồng hô lên ‘Tốt’: “Kế hoạch của chúng ta hôm nay là ăn cơm nói chuyện phiếm, Trình gia cậu cũng giống mọi người đi, đừng có khoác một bộ phong cách quan liêu đó nữa.”
Trình Uyển nhìn hắn: “Tôi quan liêu? Tôi mà quan liêu, cậu còn chưa xách giày cho tôi gọi một tiếng ông nội.”
Trước giờ Tô Nam chưa từng gặp qua người phụ nữ nào giống Trình Uyển.
Dáng người nóng bỏng, gương mặt đẹp tinh tế, không trang điểm nhưng khóe mắt ẩn chứa nét quyến rũ khó tả, kết hợp mái tóc ngắn càng làm tăng lên khí chất hào sảng khảng khái, mang đến cảm giác tồn tại rất rõ, khiến người ta rất khó không chú ý tới cô ấy.
Trần Tri Ngộ xích lại gần: “Em nhìn ai thế hả?”
“Nhìn phụ nữ cũng không được ạ?”
“Trình Uyển bao nhiêu năm, số cô gái bị bẻ cong ngang với một khoa của đại học Đán, hai mắt em nhìn ít chút đi.”
Tô Nam không nhịn được phì cười: “Trước đây sao không phát hiện ra, tâm nhãn* của anh chỉ lớn một tẹo thế này.” Cô bẹp sát ngón trỏ và ngón cái thành khe hở nhỏ.
(*Tâm nhãn có rất nhiều nghĩa: nội tâm, bụng dạ, tính toán trong lòng, tầm nhìn hiểu biết, khả năng thấu hiểu… trong Phật giáo là con mắt của tâm, chỉ hoạt động tư tưởng. Ở đây Tô Nam dùng với nghĩa bụng dạ.)
Trần Tri Ngộ: “…”
Hai ngón tay Tô Nam lại dịch ra tí chút: “Vậy thì lớn thế này?”
Trần Tri Ngộ dán sát vào tai cô: “Ăn cơm xong, giáo huấn em.”
Hơi thở vờn qua, vành tai cô tê dại, loáng cái đỏ bừng như bị thiêu cháy.
Phía đối diện, Trình Uyển và Cốc Tín Hồng giương cung bạt kiếm đấu khẩu một phen, cuối cùng dời hết sự tập trung chú ý lên Tô Nam: “Chắc em sẽ đi theo lão Trần học tiến sĩ phải không? Nói cho em biết, cái người này chính là ‘rùa mọc lông’, bất thường, nghiêm túc, nhàm chán vô vị, toàn làm những chuyện khiến người ta phát điên. Em đừng nuông chiều hắn, hắn mà khó chịu trái tính trái nết em cứ trực tiếp phớt lờ đi là xong.
Tô Nam: “Dạ không… Tốt nghiệp xong em sẽ đi tìm việc làm.”
Trình Uyển ngạc nhiên: “… À, vậy cũng rất tốt.”
Cốc Tín Hồng hỏi: “Tô tiểu thư là người ở đâu?”
“Người thành Túc ạ.”
Trình Uyển liếc nhìn Trần Tri Ngộ một cái.
“Thành Túc… thành Túc tốt,” Cốc Tín Hồng cười ha ha một tiếng: “Anh nhớ chỗ đó phong đỏ không tệ?”
Tô Nam nhìn thấy ánh mắt lướt nhìn anh của Trình Uyển, cũng nghe ra Cốc Tín Hồng cười trong gượng gạo lúng túng.
Trong lòng đột nhiên, có chút không rõ mùi vị gì.
***( Cố Thành – Gu Cheng (1956-1993) là một trong những nhà thơ lớn nhất của Trung Quốc cuối thế kỷ XX. Cùng với Bắc Đảo và Mang Khắc, Cố Thành đã thực hiện cuộc cách tân thơ ca toàn diện; và cũng từ đó, ông bị xếp vào nhóm ‘ mông lung thi ’. Cuộc đời của Cố Thành ngắn ngủi và ly kỳ, làm thơ ngay từ lúc chưa biết chữ, kết thúc cuộc đời năm 37 tuổi, dùng rìu hạ sát vợ rồi treo cổ tự tử.)
(Bánh crepe)
(Mì lạnh nướng)
(Uyển đậu hoàng)
(mui trần đỏ)