Uy Phong Cổ Tự

chương 1: dụng văn hay dụng võ?

Truyện Chữ
Trước
Sau
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

Không như những vương tôn công tử khác, đoàn nhân mã của Hứa thiếu gia chỉ vỏn vẹn có bốn người.

Tuy nhân số ít nhưng với tài kỵ mã và xạ tiễn bấy lâu nay đã vang danh khắp vùng, khi cùng mọi người bàn định phân chia phương hướng cho ngày săn cuối cùng hôm nay, đơn phương Hứa gia đã tự mình đảm nhận cánh phía bắc, giao ba phía còn lại cho sáu công tử thiếu gia, cũng là những nhân vật thuộc dạng vọng tộc thế gia.

Hứa thiếu gia tuy có niên kỷ chỉ độ đôi chín nhưng cung tiễn lúc nào cũng lăm lăm trêи tay, vóc hình gọn ghẽ trêи lưng tuấn mã, thần sắc và nghi biểu của Hứa thiếu gia rõ ràng là có khí độ bất phàm, thật khác xa vớt bậc thiếu gia văn nhân nho nhã mà thường nhật ai ai cũng đều nhìn thấy.

Nhìn khí phách và nghi biểu uy lẫm đó của Hứa thiếu gia, một trong ba gia nhân được tháp tùng cùng Hứa thiếu gia trong dịp săn bắn cuối mùa này chợt chép miệng lên tiếng :

- Nếu lão gia nhìn thấy thiếu gia lúc này có lẽ sẽ không hài lòng, lão gia nào muốn thiếu gia xao nhãng việc văn, mãi mê với những thú vui thô thiển của hạng võ biền.

Gương mặt của Hứa thiếu gia đang tươi vui hớn hở vụt trầm hẳn lại :

- Mọi người đang lúc hưng phấn thế này. Tạ thúc thúc nỡ nào nhắc đến chuyện văn từ thi học khiến cho bao cao hứng tan biến đi!

Vị Tạ thúc thúc mỉm cười :

- Tạ mỗ chỉ sợ thiếu gia càng lúc càng vui dễ dàng quên đi những lời lão gia đang kỳ vọng vào thiếu gia. Đến lúc đó, kẻ sẽ bị lão gia mắng vẫn lại là Tạ Phương Điền này. Thiếu gia đừng quên một năm được làm khách ở Hứa gia trang cũng là một năm Tạ mỗ đã gây không biết bao nhiêu phiền nhiễu cho Hứa lão gia. Và lần nào cũng vậy, mỗi khi có chuyện đề cập đến chuyện thiếu gia sắp phải vào Kinh ứng thí, để bắt đầu bước đoạn đường lộ rộng thênh thang của thiếu gia, thì không cách này cũng cách khác Hứa lão gia lại mắng khéo Tạ mỗ, cho Tạ mỗ đã vô tình làm hư hỏng thiếu gia. Nỗi lo của Tạ mỗ lẽ nào thiếu gia không hiểu.

Hứa thiếu gia vụt chau mày :

- Tiểu điệt thừa nhận gia phụ có phần nào đổ trách nhiệm cho Tạ thúc thúc. Nhưng đáng lý ra gia phụ phải hiểu thật thấu đáo, rằng gia phụ đã quá lo xa và đó lại là nỗi lo quá đáng. Vì có bao giờ tiểu điệt xao nhãng việc văn chương thơ phú, có bao giờ mỗi khi gia phụ bàn luận việc văn, tiểu điệt lại tỏ ra kém cỏi không đủ lý lẽ để cùng gia phụ tranh luận? Hay nói đúng hơn, suốt một năm qua, từ khi Tạ thúc thúc nể mặt, chịu ở lại tệ gia, chịu truyền thụ kiến văn và võ học cho tiểu điệt, nói thật đó cũng là một năm mà lúc nào tiểu điệt cũng sẵn sàng cho việc ứng thí. Thế mới hiểu, văn và võ tuy là hai thái cực trái ngược nhưng lại có thể bổ sung lẫn nhau, một thể lực sung mãn mới có một trí tuệ minh mẫn.

Tạ Phương Điền cười gật :

- Nếu sự thật thiếu gia đã thấu triệt như vậy, chính Tạ mỗ cũng mãn nguyện. Vì ít nào Tạ mỗ cũng có công, không phải có tội khi giúp thiếu gia hoàn thành kỳ vọng của lão gia. Nhân đây, Tạ mỗ cũng có một lời nói thật lòng, nếu ngay những ngày đầu chỉ điểm chút căn cơ võ học cho thiếu gia, giả như thiếu gia quá kém cỏi, không thể lĩnh hội những gì được chỉ điểm, ắt hẳn Tạ mỗ đã nói lời từ biệt từ lâu, đâu phải nấn ná duy trì suốt một năm như lời thiếu gia đã nài nỉ? Vả lại cũng phải nói thêm, thiếu gia như là người bẩm sinh vốn được trời phú cho thiên tài võ học. Nay văn võ kiêm toàn, sau này thiếu gia được bảng hổ đề danh, nếu Tạ mỗ được tin này sau khi thiếu gia được triều đình bổ làm một vị đại quan, có lẽ Tạ mỗ sẽ không lấy đó làm lạ.

Hứa thiếu gia vụt tròn mắt, nhìn sững vào Tạ Phương Điền :

- Lời của thúc thúc như muốn ám chỉ đã đến lúc phải ra đi?

Tạ Phương Điền gật đầu :

- Thời gian thấm thoát trôi nhanh thật. Mới đó mà đã tròn một năm kể từ khi Tạ mỗ lâm nạn và vô tình được thiếu gia không nề hà bao công khó và tổn phí để cứa mạng Tạ mỗ. Ta...

Hứa thiếu gia vừa nhăn mặt vừa xua tay :

- Lại như thế nữa! Chính Tạ thúc thúc từng khuyên dạy và đúng như lời cổ nhân răn bảo: quân tử thi ân bất cầu báo. Việc cứu nguy cho Tạ thúc thúc độ nào chỉ là việc tiểu điệt không thể không làm. Huống chi một người có thể chất khoẻ mạnh như Tạ thúc thúc giả như lần đó không có sự giúp đỡ của tiểu điệt, thiết nghĩ, người như Tạ thúc thúc cũng không dễ dàng mất mạng, ân đó có xá gì mà Tạ thúc thúc cứ mãi để tâm?

Tạ Phương Điền nhìn Hứa thiếu gia bằng ánh mắt thần phục :

- Nếu không phải Tạ mỗ đã là khách của Hứa gia trang trong suốt một năm qua, nếu chưa biết thiếu gia xuất thân là người thuộc chốn thế gia quan lại thì những lời lẽ vừa rồi của thiếu gia chính là lời của bậc nam tử hán đại trượng phu thuộc giới võ lâm chuyên hành hiệp trượng nghĩa.

Hứa thiếu gia kinh ngạc :

- Giới võ lâm? Thế nào gọi là giới võ lâm?

Tạ Phương Điền chợt tỏ ra bối rối :

- Tạ mỗ vừa nói đến giới võ lâm à? Nếu là vậy, hừ, có lẽ Tạ mỗ đã dùng không đúng ngôn từ và diễn đạt không đúng ý của Tạ mỗ. Thiếu gia hãy còn hiểu như thế này. Tạ mỗ chỉ muốn ám chỉ giới chuyên học võ, cũng như giới chuyên học văn như giới của thiếu gia, thường được gọi là văn nhân chứ thật ra làm gì có giới võ lâm như Tạ mỗ vừa buột miệng nói bừa?

Hứa thiếu gia đủ thông tuệ để hiểu những gì Tạ Phương Điền vừa chống chế chỉ là những lời giải thích quá ư khiên cưỡng.

Đang định hỏi lại và hỏi cho thật rõ, bất chợt Hứa thiếu gia nghe hai lão gia nhân còn lại hô hoán ầm lên :

- Có một lão hổ kìa!

- Không sai! Dường như lão hổ đã bị trúng tiễn và đang chạy về phía chúng ta.

Hứa thiếu gia lập tức đưa mắt nhìn. Từ phía đông đang ào ào đến quả nhiên là một mãnh hổ, và mãnh hổ này vì vẫn còn lủng lẳng trêи đầu vai một mũi tiễn, nơi bị mũi tiễn cắm vào không phải là chỗ nhược, nên mãnh hổ còn trong đang tâm trạng bị khích nộ đến cực độ.

Đưa hai chân thúc nhẹ vào hai bên sườn tuấn mã, Hứa thiếu gia vừa giương cao trường tiễn vừa định giục tuấn mã chạy đến đón đầu mãnh thú.

Chợt Tạ Phương Điền tri hô :

- Thiếu gia không được khinh suất! Chính đây là lúc mãnh hổ đang hồi thịnh nộ, đối đầu với nó là tự chuốc họa vào thân.

Hứa thiếu gia cười vang :

- Tiểu điệt tự biết rõ điều này. Tạ thúc thúc đừng quá lo, mãnh hổ dù hung dữ nhưng nếu bị trúng một mũi thêm một mũi tiễn nữa vào ngay tam tinh mãnh hổ còn làm gì được tiểu điệt? A Phúc, A Bảo, hai người cũng nên thúc ngựa, dồn cho mãnh hô chạy thẳng vế phía ta. Nhanh lên!

Hai gia nhân có tên gọi A Phúc và A Bảo vì có lệnh chủ nhân đành ra roi giục tuấn mã chạy tản về hai phía.

Tuy nhiên, khi nhìn thấy mãnh hổ càng lao đến càng để lộ dã tánh cuồng nộ với hàng tràng những tiếng gầm gừ ghê rợn, hai gã đồng loạt kêu lên :

- Không được đâu, thiếu gia? Nhân lực như chúng ta không đủ đương đầu với mãnh hổ.

- Sao thiếu gia không rúc còi, gọi mọi người cùng đến tiếp sức? Một mình thiếu gia không làm nổi đâu?

Hứa thiếu gia sắc mặt cũng tỏ ra phấn khích lạ kỳ :

- Ai bảo là không kham nổi? Hai ngươi không nhớ ta có tài xạ tiễn bách phát bách trúng thư thế nào sao? Chớ nhiều lời, hai ngươi cứ từ từ ép vào hai bên và nên tự lo cho bản thân hai ngươi thì hơn. Phần ta, ta biết tự lo liệu. Nào!

Hứa thiếu gia càng thúc tuấn mã càng nhanh hơn và lao thẳng về phía con mãnh hổ đang hung hãn lao cuộn đến như một cơn lốc.

Mãnh hổ như nhận ra ý định của hứa thiếu gia, chợt hả to miệng gầm lên :

À... ươm...

À... ươm...

Tiếng gầm của mãnh hổ vì vang đến theo phía trực diện nên con tuấn mã Hứa thiếu gia gia đang cưới bỗng loạn động tứ phía.

Tuấn mã lồng lên và khϊế͙p͙ hãi tung cao bốn vó.

Hí...í...í...

Dùng một tay ghì chặt dây cương, Hứa thiếu gia vừa lấy hai chân siết chặt mình ngựa, miệng lẩm bẩm gọi tuấn mã :

- Chớ hoảng sợ, tiểu hắc. Ta không để mãnh hổ hại ngươi đâu. Im nào! Ngươi lồng lên như vậy làm sao ta có thể giương cung xạ tiễn? Im nào, im nào...

Được trấn an, được vỗ về, con tuấn mã Hứa thiếu gia đang cưỡi có phần nào lướt khẩn trương bớt hoảng sợ.

Buông dây cương ra, Hứa thiếu gia dùng cả hai tay để giương thẳng cung tiễn.

Đúng lúc Hứa thiếu gia định xạ tiễn, từ mãi phía sau, nơi mãnh hổ đang lao đến chợt có nhiều người quát tháo :

- Hứa Phong, không được xạ tiễn! Mãnh hổ là do bọn ta dồn đuổi nãy giờ, ngươi không được phỗng tay trêи, không được cướp công của bọn ta.

- Phải đấy, Hứa Phong! Ngươi chớ tư thị tài xạ tiễn định làm bẽ mặt bọn ta. Từ sáng cho đến giờ, đây là mãnh thú đầu tiên bọn ta săn được, Hứa Phong ngươi chớ...

Hứa thiếu gia nghe thấy thế, tuy chưa xạ tiễn nhưng vẫn chưa vì thế mà hạ cung tên xuống!

Đúng lúc đấy có tiếng Tạ Phương Điền từ phía xa vang đến :

- Đúng đấy, Hứa thiếu gia! Hãy nhường mãnh hổ cho bọn họ kẻo lại gây thêm hiềm khích. Huống chi họ đang đuổi ngay sau mãnh hổ, chỉ cần thiếu gia xạ tiễn sai, phương vị chắc chắn sẽ gây họa cho ai đó trong bọn họ. Hãy lùi lại đi thiếu gia!

Lời của Tạ Phương Điền tuy là lời lo lắng hộ cho Hứa thiếu gia, vì nếu mũi tiễn của Hứa thiếu gia không bắn đúng vào mãnh hổ thì mũi tiễn theo đà tiếp tục lao đi ắt sẽ vô tình cắm nhằm vào kẻ nào đó trong tốp đông người đang đuổi theo mãnh hổ, nhưng không ngờ lại có tác dụng hoàn toàn trái ngược.

Hứa thiếu gia vụt cười lớn :

- Thứ nhất, vì mãnh hổ đã chạy sang phần đất được phân sẵn của chúng ta. Thứ hai, có lẽ nào chính Tạ thúc thúc cũng không tin vào tài xạ tiễn của tiểu điệt? Nếu là vậy, mọi người hãy xem đây!

Hứa thiếu gia lập tức buông dây cương.

Véo...

Mũi trường tiễn cử thế xé gió lao đi, gây kinh hoàng cho Tạ Phương Điền và gây phẫn nộ cho tốp người vừa nhao nhao phản kháng.

Mãnh hổ cũng tiếp tục lao ào đến ngược chiều với mũi trường tiễn đang lao đi.

Và...

Phập!

Đúng vào lúc mũi trường kiếm cấm vào mãnh hổ, đà lao đến của mãnh hổ vì quá mạnh nên cứ xồng xộc lao xô tuấn mã Hứa thiếu gia đang cưỡi.

Tuấn mã kinh hãi vừa lồng lên vừa tìm cách quay ngang để bỏ chạy.

Hí...í...í...

Động tác của tuấn mã làm cho Hứa thiếu gia mất thăng bằng phải rơi xuống!

Phịch!

Mãnh hổ lao đến và cứ thế ngã ập lên người Hứa thiếu gia.

Bung!

Bị mãnh hổ đè, Hứa thiếu gia chưa kịp kêu thì đã nghe Tạ Phương Điền gầm to :

- Thiếu gia hãy thoát ra mau! Chớ để...

Đúng lúc này, tốp người kia cũng kịp chạy đến, họ hô hoán loạn xạ!

- Hay lắm! Vậy là Hứa Phong ngươi dù có muốn cũng không còn kịp nữa.

- Bất tất phải phí lời! Mặc kệ Hứa Phong chết hoặc sống, mãnh hổ là của chúng ta, tất cả hãy xông lên diệt mãnh hổ.

Họ xông cả vào tiếp!

Kẻ gươm, người giáo, kẻ gậy gộc người giương tiễn, tất cả đều nhào nhào vây kín mãnh hổ lẫn Hứa thiếu gia vẫn đang bị mãnh hổ đè.

Gươm giáo gậy gộc và nhiều mũi tiễn cứ thế lao đến cắm loạn vào mãnh hổ.

Tạ Phương Điền chạy đến với sắc mặt nghiêm trọng, vừa gào lên vừa dùng tay vẹt mọi người ra!

- Chư vị thiếu gia xin dừng tay! Chớ làm phương hại đến tệ thiếu gia.

Bọn họ vẫn tiếp tục vây kín mãnh hổ, còn có kẻ lớn tiếng bảo :

- Hứa Phong, Hứa thiếu gia của người một khi đã bị mãnh hổ vồ thì là gì còn sinh mạng để sợ bị bọn ta gây phương hại?

- Ai bảo thiếu gia ngươi cao ngạo, bấy lâu nay cứ xem thường bọn ta, bảo bọn ta chỉ là hạng văn nhân bạc nhược vô dụng.

- Đúng đấy! Hứa Phong có bị thế này cũng là đáng cho y. Chẳng phải ngay từ đầu bọn ta đã bảo y đừng xen vào rồi sao. Ai bảo?

Thật lạ, tự dưới thân mình đẫm máu của mãnh hổ, bỗng có tiếng Hứa thiếu gia cười vang :

- Ai bảo Hứa Phong ta đã chết? Hãy vào đây nào, Tạ thúc thúc, hãy giúp tiểu điệt hất thi thể quá nặng nề của mãnh hổ ra nào?

Nghe vậy, tốp người nọ có phần kinh ngạc và có sửng sốt.

Lẽ nào Hứa Phong dù bị mãnh hổ vồ vẫn an tường lên tiếng?

Không bỏ lỡ cơ hội, thừa lúc tốp người nọ còn kinh ngạc, Tạ Phương Điền vội lách người tiến vào giữa.

A Phúc, A Bảo cũng chen vào.

Cả hai định phụ Tạ Phương Điền nhấc xác mãnh hổ lên thì nghe Tạ Phương Điền nạt lớn :

- Mọi người lùi lại mau, kẻo bị thi thể nặng ba trăm cân của mãnh hổ đè phải!

Nào!

Cùng với tiếng nạt sau cùng, khi thấy A Phúc, A Bảo và tốp đông người vẫn chưa chịu lùi, Tạ Phương Điền dùng một tay chộp vào một chân mãnh hổ và hất thật mạnh lên cao.

Vù...

Mãnh hổ bị tung bắn lên cao đến một trượng, sau đó là đà bay ra ngoài vòng người để cuối cùng nặng nề gieo xuống nền đất tạo thành một tiếng động kinh nhân.

Binh!

Trước thần lực không thể nào ngờ đến của Tạ Phương Điền, A Phúc và cả A Bảo và tốp người nọ đều thất kinh.

Tuy nhiên, họ càng thất kinh hơn từ nơi mãnh hổ đang nằm, Hứa Phong đang từ từ đứng lên...

- Ôi chao! Thật nhẹ biết chừng nào! Không ngờ dù đã chết mãnh hổ vẫn có cách suýt giết chết Hứa Phong ta. Mà mãnh hổ có thân hình to nặng khϊế͙p͙ thật.

Nghe vậy, dù biết Hứa Phong vẫn còn sống nhưng khi thấy A Phúc, A Bảo sau khi lau qua toàn bộ dấu huyết tích có trêи người Hứa Phong, cho thấy Hứa Phong không bị bất kỳ thương tích nào, chỉ là huyết tích của mãnh hổ thấm vào mà thôi, tốp đông người nọ lại có dịp kêu lên ầm ĩ :

- Thế này là thế nào? Không lẽ Hứa Phong không hề bị mãnh hổ vồ?

- Quái lạ, nếu là vậy, không lẽ mãnh hổ đã chết trước khi bị chúng ta loạn đả sát thương?

Hứa Phong bấy giờ mới hoàn toàn tươi tỉnh, vội bước đến nhìn vào thi thể mãnh hổ.

Và Hứa Phong mỉm cười chỉ vào hai mũi tên vẫn còn cắm trêи thân mãnh hổ :

- Mũi thứ nhất ở đầu vai chỉ càng khiến mãnh hổ thêm cuồng nộ. Còn mũi thứ hai cắm đúng vào tam tinh nên dù bị mãnh hổ ngã đè nhưng công hạ mãnh hổ cũng là công của Hứa Phong ta.

Đưa mắt nhìn tốp đông người, nhát là nhìn sáu nhân vật vận y phục cao sang Hứa Phong hỏi :

- Chư nhân huynh nghĩ sao nếu tiểu đệ chiếu theo quy định: thú do ai săn, người đó chiếm giữ, để bảo A Phúc, A Bảo đưa mãnh hổ hồi trang?

Tốp đông người lại nhao nhao và sáu nhân vật nọ lập tức có phản ứng :

- Nhưng mãnh hổ là do bọn ta phát hiện...

- Không sai! Chính bọn ta sáu người đã cho gia nhân hiệp lực dồn đuổi mãnh hổ.

- Chưa hết! Khắp người mãnh hổ đều có nhiều thương tích, đâu thể nào mãnh hổ chết là do mũi trường tiễn của Hứa Phong ngươi?

- Cho dù có đúng như thế đi nữa, công là công của mọi người, Hứa Phong ngươi đâu thể một mình chiếm giữ?

- Mũi tiễn đầu tiên là mũi tiễn của Liễu Thi Nhân ta, đâu phải một mình Hứa Phong ngươi có tài xạ tiễn điêu luyện.

Hứa Phong mỉm cười :

- Chư huynh nhân đã từng đi săn, ắt sẽ biết mũi tiễn cắm vào đâu sẽ làm thú to thú nhỏ chết. Sự thật ai là người có công hạ mãnh hổ, tự thâm tâm Chư nhân huynh đã biết rồi, tiểu đệ hà tất phải phí lời biện giải.

A Phúc, A Bảo cùng kêu lên :

- Không sai! Rõ ràng mãnh hổ là do Hứa thiếu gia đắc thủ.

Tốp người đông càng huyên náo hơn :

- Lần đi săn nào cũng vậy, bao nhiêu công trạng đều do một mình Hứa Phong độc chiếm. Lần này bọn ta không dễ dàng nhân nhượng nữa đâu.

- Không sai! Ai ai cũng có công sát hại mãnh hổ. Nếu Hứa Phong ngươi đòi chiếm giữ một mình chớ trách bọn ta trở mặt, không xem ngươi là bằng hữu nữa!

Hứa Phong sa sầm nét mặt :

- Càng xem nặng tình bằng hữu bao nhiêu Chư huynh càng nên tôn trọng sự thật bấy nhiêu. Mãnh hổ sự thật đã chết ngay từ lúc trúng mũi tiễn của tiểu đệ. Nếu Chư huynh định trở mặt thế nào xin cứ tùy tiện.

Bọn người kia ào ào vung loạn khí giới lên :

- Hứa Phong ngươi dám thách thức bọn ta thật sao? Vậy y đừng trách bọn ta phải dùng biện pháp này để trừng trị ngươi.

- Đánh! Cứ đánh y một mẻ, cho y chừa thói cao ngạo, xem người bằng vung.

- Đánh! Đánh!

Thấy trận ẩu đả sắp diễn ra mà nhân số đôi bên quá chênh lệch, A Phúc, A Bảo hoảng sợ kêu lên :

- Thôi nào! Hãy nhượng họ đi thiếu gia! Họ làm hỗn thế này chúng ta đánh không lại đâu!

Nhưng Hứa Phong bỗng bật cười kɧօáϊ trá :

- Ai bảo chúng ta đánh không lại! Cần phải để cho họ biết Hứa Phong ta ngoài việc giỏi văn có võ lợi hại thế nào. Xem đây!

Dứt lời, Hứa Phong tay quyền chân cước, ngang nhiên tả xung hữu đột giữa trùng vây, gạt ngọn chưởng này, hất bay thanh kiếm kia, còn thừa cơ hội nên cho sáu vị công tử thế gia kia mỗi tên một quyền vào mặt mũi.

Binh... binh...

Bị trúng quyền, sáu vị công tử thêm phẫn nộ :

- A... Ngươi giỏi thật đấy, Hứa Phong! Bọn ta... ôi chao.

Binh... binh...

Nhìn vào trận loạn đả, Tạ Phương Điền thoáng cau mặt.

Chợt nảy ra một ý, Tạ Phương Điền vội dùng tay nhấc bổng thi thể mãnh hổ lên, miệng gào to :

- Dừng tay đi thiếu gia! Chớ gây thêm hiềm khích với họ, kẻo lão gia hay được lại mắng thiếu gia. Hãy giao mãnh hổ này cho họ.

Đưa mắt nhìn ra, Hứa Phong vụt hiểu Tạ Phương Điền định làm gì.

Hứa Phong lại bật cười và tìm cách nhảy lùi lại thật xa :

- Được! Nể lời Tạ thúc thúc, tiểu điệt tán thành việc giao mãnh hổ cho bọn họ một lần này!

Bọn kia nghe thế lấy làm đắc ý, vì ngỡ Hứa Phong sợ nên phải bỏ cuộc.

Bất ngờ, bọn họ lại nghe Tạ Phương Điền hô :

- Phần của chư vị đây! Hãy gắng đỡ lấy!

Và Tạ Phương Điền hất thi thể mãnh hổ về phía họ.

Vù...

Thấy một mình Tạ Phương Điền nhấc nổi mãnh hổ, huống chi họ có đông người. Bọn họ xúm lại, định đỡ lấy mãnh hổ sắp sửa rơi xuống.

Nào ngờ, đến lúc tối hậu, thấy vật to rơi xuống là một con mãnh hổ có vóc dáng to mộng, không khác nào một quả núi, bọn họ có phần chợn chợn.

Vì thế tất cả đều không dám dùng đủ lực để đón đỡ.

Và...

Bung!

Mãnh hổ rơi vào, đè bọn họ ngã lăn và máu huyết từ mãnh hổ được dịp vấy bẩn khắp người họ.

Đắc ý Hứa Phong cười giòn giã :

- Chư nhân huynh lúc nào cũng đứng về một phe, đến ngã cũng ngã một lượt. Thật đúng là đông tay vỗ nên kêu!

Cứ để bọn họ vất vả với thân hình mãnh hổ mấy trăm cân của mãnh hổ đè, Hứa Phong ra hiệu cho Tạ Phương Điền, A Phúc, A Bảo cùng đi.

Khi đi ngang một dòng suối, Tạ Phương Điền bỗng gọi :

- Thiếu gia không nên để lão gia nhìn thấy nhân dạng của thiếu gia lúc này. Không khéo đây lại là cớ để lão gia mắng thiếu gia vì học đòi võ công của hạng võ biền nên cứ chuốc lấy phiền nhiễu.

Hứa Phong gật đầu :

- Tiểu điệt cũng có ý muốn này. Được rồi, để tiểu điệt xuống suối kia, gột rửa sạch y phục để gia phụ khỏi sinh nghi.

Để một mình Hứa Phong đi dài theo triền núi, xuống đến chỗ có dòng suối, Tạ Phương Điền bỗng nghe âm thanh của Hứa Phong từ dưới vọng lên :

- Tạ thúc thúc mau xuống đây. Có người bị nạn, chúng ta không thể không cứu?

Cạnh dòng suối, lẩn khuất sau một rặng liễu xanh um, cả ba đều nhìn thấy Hứa Phong đang nâng đỡ một thân hình bất động trêи tay.

Tạ Phương Điền lo ngại :

- Vị đại sư này...

Hứa Phong ngắt lời :

- Có lẽ vị hòa thượng đang trêи đường khất thực đã sa vào tay lũ cường sơn thảo khấu. Khắp người hòa thượng đều vấy máu. Thật chẳng khác nào cảnh ngộ của Tạ thúc thúc độ nào.

Hứa Phong sau đó hối hả bảo A Phúc, A Bảo :

- Hai ngươi mau đưa tuấn mã đến đây. Với bao nhiêu thương tích như thế này, ta phải nhanh nhanh đưa hòa thượng về trang chữa trị.

Thần thái của Tạ Phương Điền từ lúc đó trở đi càng trở nên kỳ lạ, không nói một lời, cũng không hề động đậy tay chân, Tạ Phương Điền cứ để ba người Hứa Phong xoay sở, đặt vị hòa thượng vẫn hôn mê bất động trêи lưng con tuấn mã.

Tuy có lấy làm lạ về thần thái kỳ quái của Tạ Phương Điền, nhưng Hứa Phong vẫn thản nhiên.

Không những thế Hứa Phong còn tươi cười, tìm cách lôi Tạ Phương Điền thoát khỏi bao ký ức vì Hứa Phong nghĩ Tạ Phương Điền do nhìn thấy tình cảnh của vị hòa thượng nên ray rứt nhớ lại cảnh đã xảy ra cho chính Tạ Phương Điền một năm về trước.

Hứa Phong bảo :

- Tạ thúc thúc bảo sao nào? Vậy là tiểu điệt khỏi phải phí công gột rửa y phục. Chỉ cần gia phụ nhìn thấy điều gì đã xảy ra cho vị hòa thượng này, ắt người phải nghĩ đó là do máu huyết của hòa thượng vây bẩn sang y phục của tiểu điệt. Hà... hà... Như gia phụ thường dạy, cứu một mạng người còn hơn xây bảy cấp phù đồ. Chắc hẳn gia phụ phải khen tiểu điệt, không còn bảo tiểu điệt vì học võ nên hư hỏng.

Tạ Phương Điền nhờ thế quả nhiên qua khỏi tâm trạng lặng lẽ. Y chợt bảo :

- Nhìn hành vi luôn luôn trượng nghĩa, cứu giúp bất kỳ ai có lâm nạn của thiếu gia. Tạ mỗ chợt có cảm nghĩ thiếu gia dường như là thái cực đối nghịch với lão gia, chỉ là người luôn chí thú với việc văn chương và việc quan.

Hứa Phong mỉm cười :

- Thì gia phụ đang là quan nha của triều đình, đương nhiên gia phụ phải chí thú với việc quan, nào dám tắc trách với bổn phận.

Tạ Phương Điền lắc đầu :

- Thiếu gia không rõ ý của Tạ mỗ rồi! Tạ mỗ muốn nói, người có tính khí như thiếu gia phải có xuất thân khác với xuất thân hiện nay. Thiếu gia dường như được sinh ra chỉ để hành hiệp trượng nghĩa, thế thiên hành đạo, diệt gian trừ tà, duy trì chính đạo.

Hứa Phong cười xòa :

- Tạ thúc thúc đã quá lời rồi. Vả lại những lời vừa rồi, Tạ thúc thúc chớ để lộ cho gia phụ biết. Bằng không, phần tiểu điệt sẽ bị mắng là con nhà văn lại không chuyên chú việc văn, phần thúc thúc sẽ bị quy kết là đã mê hoặc, khuyến dụ tiểu điệt bỏ văn theo võ. Đã đến nhà rồi, mọi chuyện nên chấm dứt ở đây thì hơn.

Truyện Chữ
Trước
Sau
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio