HỎI: Trong giai đoạn hiện tại, Tổng thống có thấy cách nào vượt qua những sự bất đồng chính kiến giữa Tổng thống với các đồng minh của Tổng thống không?
ĐÁP: Hiện đang có một âm mưu quốc tế lớn lao, song song với âm mưu Cộng sản quốc tế chống lại Chính phủ Việt Nam.
Khi thi hành tình trạng giới nghiêm, quân đội đã tịch thu tại các chùa nhiều tài liệu, hiện đang còn được nghiên cứu. Những tài liệu này chứng tỏ một âm mưu rộng lớn đã được sắp đặt chống Chính phủ chúng tôi. Một trong những căn bản của âm mưu ấy là chiến dịch đầu độc dư luận quốc tế như hiện đang diễn ra trước mắt ông.
Các bạn hữu của Việt Nam có bổn phận làm sang tỏ dư luận nhân dân nước họ, giải độc thế giới tự do, hơn là đòi hỏi chúng tôi phải làm việc đó, vì chúng tôi chỉ là nạn nhân của chiến dịch đó mà thôi. Nếu không có sự giúp đỡ đó, chúng tôi quả thật không thể vừa làm được công việc đó, vừa tiếp tục cuộc chiến tranh chống Cộng sản.
HỎI: Tổng thống có thể cho chúng tôi biết ý kiến về các tin đồn rằng có những người trong gia đình Tổng thống muốn đảm nhiệm việc điều khiển quốc gia thay Tổng thống không?
ĐÁP: Những tin đồn ấy là một trong những khí giới chính yếu của chiến dịch đầu độc khổng lồ nhắm nhiều mục tiêu cùng lúc: làm nản lòng những người có thiện chí, cắt đứt Việt Nam với các đồng minh, gây chia rẽ giữa nhân dân và Chính phủ, gieo rắc sự ngờ vực và hoang mang khắp nơi v.v... Đó là cuộc chiến tranh cân não phụ họa vào cuộc chiến tranh nóng mà tôi cần vượt qua.
Tôi có thể bảo đảm với ông rằng, không có một người nào trong gia đình tôi muốn chiếm đoạt địa vị của tôi. Trong tình thế hiện tại, địa vị ấy thật không có gì đáng mong muốn cho lắm!
Những kẻ muốn thay thế tôi chỉ nghĩ đến việc ấy khi trong thâm tâm họ tưởng rằng có một cường quốc bảo hộ nào đó sẽ đảm nhiệm trên thực tế những trách vụ nặng nề của vị nguyên thủ quốc gia. Nhưng cường quốc ấy không bao giờ có.
ĐẠI SỨ CABOT LODGE KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI ĐE DỌA RỔNG TUẾCH
(Bài của báo New York Forum)
Tổng thống Kennedy đã hoạt động một cách sốt sắng và vất vả trong vụ khủng hoảng ở Việt Nam, nhưng ông đã thất bại.
Trước hết là Tổng thống Kennedy đã không nhận thức được sớm hơn tính cách quan trọng của cuộc khủng hoảng và các Phật giáo đồ đã châm ngòi vào kho thuốc súng. Tổng thống đã để cho tình thế rối nát đến mức ông không còn biết xử sự cách nào nữa.
Vì không biết xử sự cách nào nên dĩ nhiên là Tổng thống đã làm những việc không nên làm. Đáng lẽ đừng làm gì cả khi người ta không biết chắc cần phải làm gì. Tổng thống lại bắt đầu lên tiếng. Việc đó đã làm cho tình trở nên tệ hại hơn nữa, bởi vì Tổng thống đã nói những điều không đúng, không đúng lúc và cũng không đúng chỗ.
Ngoài ra, cũng có nhiều người khác lên tiếng nữa. Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao đã tuyên bố về nhiều việc rất tế nhị, chẳng hạn như việc thay thế và lật đổ một Chính phủ ngoại quốc. Và chỉ cốt để cho nhân dân Việt Nam thấy rõ điều đó, Đài tiếng nói Hoa Kỳ liền phát thanh những lời tuyên bố ấy. Kết quả, cả Tổng thống Kennedy và các cộng sự viên của ông với những lời tuyên bố lảm nhảm đó, đã không làm được gì hơn là để lộ cho người ta thấy rõ sự thất bại, sự mất bình tĩnh và sự phân vân của họ.
Đây quả thật là những đám mây mờ Á châu.
Họ đã nói rõ là họ muốn tổ chức lại hoặc lật đổ Chính phủ “độc tài” của Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Và cũng sau đó, họ lại nói một cách không kém rõ ràng là họ không muốn lật đổ chể độ của Tổng thống Ngô Đình Diệm, nếu việc này là một sự mạo hiểm có thể dẫn tới việc đưa toàn thể miền Nam Việt Nam vào chế độ Cộng sản.
Tổng thống Kennedy bây giờ có thể nhận ra rằng tình thế nghiêm trọng đến nỗi ông cần phải đề cao các nhà chuyên nghiệp trách nhiệm giải quyết. Nói cho cùng, chúng ta đã có một nhà ngoại giao giàu kinh nghiệm ngay tại chỗ là Đại sứ Cabot Lodge. Đại sứ là người không khờ dại công khai đe dọa rỗng tuếch.
Dùng biện pháp ngoại giao ôn hòa, đại sứ có thể đem lại yên ổn nội bộ tại Việt Nam và giữa Sài Gòn và Washington.
TUYÊN BỐ CỦA CỐ VẤN NGÔ ĐÌNH NHU
(Tại cuộc họp báo ở Dinh Gia Long)
Theo cái đà tiến triển chung hiện nay của nước nhà, tôi tin rằng trong hai năm nữa, mình (người Việt miền Nam nói chung) sẽ có đủ tự do, tự do ngôn luận, tự do hội họp v.v... Tuy nhiên mình cũng phải biết tránh sự phá hoại của Cộng sản lợi dụng tự do của mình mà đập mình. Thời gian hai năm không phải cái mức nhất định, mà mình tranh đấu tới cấp nào thì hưởng tới cấp đó. Không phải tranh đấu tới với Chính phủ Ngô Đình Diệm, mà mình phải biết đặt đối tượng tranh đấu. Đối tượng tranh đấu của chúng ta hiện nay là Phong – Thực – Cộng. Mà Phong – Thực – Cộng ở đâu? Chính ở ngay trong mình và ở chung quanh mình.
Trả lời phỏng vấn vô tuyến truyền hình NBC của Tổng thống Mỹ Kennedy (tóm tắt)
- Không có sự rút lui của quân đội Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam trong điều kiện hiện nay.
- Nếu Việt Nam Cộng hòa sụp đổ thì toàn miền Đông Nam Á sẽ sụp đổ theo.
- Hoa Kỳ không thể mong mỏi Việt Nam làm bất cứ điều gì theo ý muốn của Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, Chính phủ Hoa Kỳ mong Chính phủ miền Nam Việt Nam áp dụng những biện pháp cần thiết hầu có thể lấy lại sự ủng hộ của dân chúng; việc này cần một khoảng thời gian và chúng ta cần phải kiên nhẫn. Bất kể như thế nào, không thể để tình hình phát triển như đã phát triển ở Trung Quốc sau Thế chiến thứ hai. Trung ương tình báo Mỹ không làm bất cứ điều gì để chống lại Chính phủ của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Giám đốc trung tâm, ông McCone thường xuyên tham dự Hội đồng An ninh Quốc gia và chính tôi – Tổng thống Mỹ - quyết định chính sách chứ không phải ai khác. Có nhiều người Mỹ sốt ruột trước các diễn biến ở Đông Nam Á, khuyên Chính phủ Mỹ nên rút lui. Như vậy, chỉ có lợi cho Cộng sản. Tôi tưởng, chúng ta nên ở lại. Chúng ta nên sử dụng ảnh hưởng của chúng ta một cách hết sức hữu hiệu nhưng chúng ta không nên rút lui.
CUỘC ĐẢO CHÍNH BẤT THÀNH ĐÃ ĐẶT HOA KỲ VÀO MỘT TÌNH TRẠNG LÚNG TÚNG VỀ VẤN ĐỀ VIỆT NAM
(Washington Post).
Bây giờ đã rõ ràng là trong tuần lễ trước, một số nhà lãnh đạo dân chính và quân sự Việt Nam, với sự khuyến khích của Hoa Kỳ, đã dự định hoạt động để lật đổ chế độ của Tổng thống Ngô Đình Diệm hay ít nữa cũng loại ra khỏi chế độ ấy ảnh hưởng của ông Ngô Đình Nhu, bào đệ Tổng thống.
Nhưng vào khoảng giữa tuần, vì những lí do mà ở Washington người ta chưa biết được rõ rệt, các nhà lãnh đạo dân chính và quân sự ấy đã quyết định bỏ rơi tất cả. Tuy vậy, vào ngày thứ Hai tuần này, Tổng thống Kennedy lại tuyên bố rằng chế độ ở Việt Nam cần phải thay đổi “về chính sách hoặc có thể về nhân viên.”
Sự thật là sự khuyến khích một cuộc đảo chính của Hoa Kỳ không có nghĩa đó phải là một cuộc đảo chính do cơ quan tình báo Trung ương điều khiển. Các nhân vật hữu trách ở đây quả quyết như thế.
Điều đó có nghĩa là Hoa Kỳ đã minh xác – và hiện nay vẫn còn tiếp tục minh xác như thế - rằng Hoa Kỳ quan tâm hơn hết một Chính phủ cương quyết theo đuổi cuộc chiến tranh chống Việt Cộng một cách thắng lợi.
Như thế, đường lối của Chính phủ Hoa Kỳ hiện nay tóm tắt như sau: Hoa Kỳ quan tâm nhiều đến những việc đang xảy ra hơn là việc ai cầm quyền. Rõ ràng là những người đang nắm quyền chính hiện này là Tổng thống Ngô Đình Diệm và ông cố vấn Ngô Đình Nhu cùng phu nhân, đã bắt đầu làm trở ngại cuộc điều khiển chiến tranh vì họ, đã làm cho dân chúng Việt Nam thất vọng.
Những lời nhận xét của Tổng thống Kennedy, sau khi cuộc đảo chính không xảy ra, nhằm mục đích để cho Tổng thống Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu biết rằng Hoa Kỳ vẫn chưa hài lòng. Có thể Tổng thống Ngô Đình Diệm đã trả lời về vấn đề này trong cuộc phỏng vấn ngày hôm qua dành cho hãng thông tấn Associated Press về vụ Phật giáo và sinh viên.
Điều người ta nghi ngờ ở đây là ông Ngô Đình Nhu có thể tin rằng ông có thể điều đình với Bắc Việt và lời tuyên bố của Tổng thống Pháp De Gaulle hôm gần đây có thể khuyến khích ông Nhu đi theo một đường lối như vậy. (L.T.S. – Trong cuộc phỏng vấn ngày -- dành cho các kí giả ngoại quốc, ông cố vấn Ngô Đình Nhu đã nói rằng việc thành lập một Chính phủ liên hiệp với Bắc Việt phải có nhiều điều kiện tiên quyết, và lúc này không phải là lúc đề cập tới vấn đề đó).
Tuy nhiên, các nhân vật hữu trách ở đây cho rằng ý định dùng Pháp để thay thế Hoa Kỳ - như một vài người nghĩ rằng ông Ngô Đình Nhu có thể cho là việc ấy làm được – là một sự khôi hài rõ rệt, vì chỉ có một mình Hoa Kỳ mới có đủ quân sự và muốn dùng quân lực ấy trong cuộc chiến tranh chống Việt Cộng (L.T.S. – Trong cuộc phỏng vấn dành cho kí giả ngoại quốc hôm --, ông cố vấn Ngô Đình Nhu đã nói rằng các lời tuyên bố của tướng De Gaulle có thể nhắm vào những viễn ảnh xa xôi của vị Quốc trưởng Pháp).
Ngày nay, Hoa Kỳ trong tình trạng lúng túng, mặc dù không ai muốn thú nhận như thế. Nếu ông Ngô Đình Nhu vẫn còn giữ chức vị thì dù cho Tổng thống Ngô Đình Diệm nói thế nào đi nữa, Washington vẫn thắc mắc về vấn đề không biết cuộc chiến tranh (chống Cộng) có thể tiếp tục một cách thắng lợi nữa không.
Và việc tiếp tục cuộc chiến tranh ấy, mà ở ngay Washington người ta cảm thấy có sự tiến triển hết sức tốt đẹp trong mấy tháng gần đây, chính là bí quyết của quyền lực và uy tín của Mỹ tại Đông Nam Á, một khúc rẽ quan trọng của cuộc chiến tranh lạnh chống Cộng sản trên toàn thế giới.
HỌ YÊU NƯỚC HƠN CẢ TÔI?
Sài Gòn.
Tổng thống Việt Nam Cộng hòa đã dành cho ông Peter Hunt, đại diện Hãng liên hiệp vô tuyến truyền thanh và truyền hình (Associated Rodifusion Ltd) một cuộc phóng vấn mà sau đây là bản dịch.
HỎI: Các thông tín viên ngoại quốc từ Sài Gòn viết tin đi, tố cáo Chính phủ quý quốc đàn áp Phật giáo đồ Việt Nam và như vậy, phá hoại nỗ lực cuộc chống Việt Cộng. Xin Tổng thống bình luận về những sự tố cáo ấy.
ĐÁP: Các thông tín viên ngoại quốc tự phụ rằng họ yêu nước tôi hơn cả tôi. Đó là một điều rất lạ lùng. Các Phật giáo đồ không là nạn nhân của một chính sách đàn áp nào cả: họ là nạn nhân của chính sự thành công của họ, của sự phát triển quá mau lẹ, ngoài khả năng của họ về mặt cán bộ; do đó đã không tránh được việc đi sai chính đạo. Kể từ ngày tôi chấp chính năm , nhờ ở chính sách khuyến khích tín ngưỡng tôn giáo của Chính phủ tôi, một nghìn hai trăm bảy mươi lăm ngôi chùa mới đã được xây dựng và moojtn ghìn hai trăm chín mươi lăm ngôi khác được trùng tu, tính ra tất cả hơn gấp đôi số chùa có trước năm .
Vì vậy mới có vấn đề khủng hoảng về sự phát triển mau chóng mà chính các Phật giáo đồ có bổn phận phải tự giải quyết lấy trong nội bộ của họ; Chính phủ chỉ có thể đảm bảo cho họ những điều kiện tự do à an ninh cần thiết để cho Tăng thống Phật giáo khỏi bị bọn quá khích và phần tử ngoại lai tràn ngập lấn át. Đó là điều mà Chính phủ đã làm. Tăng thống Phật giáo đã nắm lại được các sư sãi và chùa chiền theo đường lối của riêng họ.
HỎI: Chính phủ quý quốc đã theo chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ hay hình như đã làm như thế. Hiện nay tướng De Gaulle chủ trương một đường lối khác. Vậy kính xin Tổng thống cho chúng tôi được biết tôn ý về vấn đề này.
ĐÁP: Nói rằng chính sách ngoại giao của Chính phủ tôi nghiêng theo chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ thì thật không đúng. Hoa Kỳ là nước giúp chúng tôi mạnh nhất trong cuộc tranh đấu giải phóng chúng tôi, chúng tôi xét rằng tỏ rõ sự liên đới của chúng tôi với quốc gia này là một sự ngay thẳng tối thiểu. Tuyên bố của tướng De Gaulle không gửi cho Chính phủ tôi, vì vậy Chính phủ tôi không thấy cần bình luận gì về tuyên bố đó.
TUYÊN BỐ CỦA TỔNG THỐNG DE GAULLE
Đông Dương luôn luôn chiếm một khoảng quan tâm rất lớn đối với nước Pháp. Những liên hệ lịch sử và văn hóa hàng thế kỉ đã khiến ọi người Pháp vui mừng hoặc lo lắng trước các biến động ở khu vực này. Sự tranh chấp, đôi khi đẫm máu, ở Đông Dương mang tính chất xung đột bộ phận trong một thế giới phân chia nhiều cực như hiện nay. Tôi không xem các chuyển biến đang xáo trộn tình hình Nam Việt Nam như một cái gì đơn độc, riêng lẻ. Lối ra của một thực tế như vậy chỉ có thể xuất phát từ chính sách khôn ngoan nhất của những người có trách nhiệm tại đây - ấy là chính sách trung lập. Mặc dù theo con đường không phải lúc nào cũng suôn sẻ, Vương quốc Lào đã tránh được hiểm họa nội chiến cùng sự đụng độ của các thế lực bên ngoài tại địa bàn này nhờ vào chính sách trung lập. Vương quốc Cambodie là một tấm gương đầy giá trị thuyết phục về sự đứng bên ngoài mọi tranh chấp ý thức hệ quốc tế. Nước Pháp, trong bổn phận cao quý của mình, sẵn sàng hỗ trợ cho nỗ lực của toàn bán đảo Đông Dương theo phương hướng mang đến phồn vinh và ổn định ấy...
HÃY CHẤM DỨT “TRẬN GIẶC” BẰNG VÔ TUYẾN TRUYỀN THANH, BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN HÌNH
(Trả lời báo chí của Tổng thống Mỹ Kennedy)
HỎI: Tổng thống có thể cho biết chính sách của Chính phủ Hoa Kỳ đối với Chính phủ hiện hữu ở Việt Nam hay không?
ĐÁP: Tôi đã từng tyên bố quan điểm của tôi như thế nào rồi. Chúng ta chủ trương áp dụng những hành động và chính sách khả dĩ giúp được cuộ chiến tranh ở đó. Đó là lí do tại sao hai mươi lăm nghìn người Mỹ đã vượt . dặm để sang tham gia cuộc chiến đấu tại đây. Chúng ta ủng hộ những gì giúp chiến thắng cuộc chiến tranh đó. Và chúng ta chống lại những gì ngăn cản nỗ lực chiến đấu ở đó.
Tôi đã từng tuyên bố rằng, bất cứ một hành động của bất cứ một Chính phủ nào có thể làm hại đến sự chiến thắng trong cuộc chiến tranh đó cũng đều không phù hợp với chính sách và mục tiêu của chúng ta. Đây là sự thử thách mà tôi cho rằng, tất cả các cơ quan và các nhân viên trong Chính phủ Hoa Kỳ cần phải đối phó trong tất cả mọi trường hợp. Và chúng ta sẽ đối phó với mối thử thách đó bằng nhiều đường lối khác nhau trong những tháng sắp tới, mặc dầu tôi không cho rằng, chúng ta nên trình bày tất cả mọi quan điểm của chúng ta trong lúc này. Theo ý tôi, những quan điểm này sẽ trở nên rõ rệt hơn về sau. Nhưng chúng ta có một chính sách rất giản dị ở đó.
Và về một vài phương diện khác, tôi cho rằng dân chúng Việt Nam và chúng ta (dân chúng Hoa Kỳ) đều đồng ý: chúng ta muốn chiến thắng trong cuộc chiến tranh đó, muốn chận đứng Cộng sản và muốn người Mỹ trở về nước. Đó là chính sách của chúng ta và tôi tin chắc đó cũng là chính sách của nhân dân Việt Nam. Nhưng chúng ta không thể ở đây để chứng kiến một sự thất bại. Và chúng ta sẽ theo đuổi chính sách mà tôi vừa nói đến hôm nay, xúc tiến những chính nghĩa và những vấn đề sẽ giúp chiến thắng trong cuộc chiến tranh đó.
HỎI: Theo như ban nãy Tổng thống đã nói, phải chăng Tổng thống cho rằng, chừng nào mà ông Ngô Đình Nhu vẫn còn làm cố vấn cho Tổng thống Ngô Đình Diệm thì chừng đó, sẽ không có một sự thay đổi có ý nghĩa nào trong chính sách của Chính phủ Việt Nam?
ĐÁP: Ngoài những lời nói tổng quát đã từng được đưa ra cho Đại sứ Lodge và những người khác thảo luận đến. Tôi không thấy có một ích lợi nào để đem vấn đề này ra thảo luận trong lúc này.
HỎI: Khi chỉ trích những chính sách và những lời bình luận của Tổng thống về Việt Nam có một vài điều nói rằng, Tổng thống hành động dựa theo những tin tức sai lầm và không được đầy đủ. Vậy xin Tổng thống cho biết ý kiến.
ĐÁP: Tôi hành động dựa theo những quan điểm theo những ý kiến đồng nhất của những người Mỹ có kinh nghiệm hiện có mặt ở Việt Nam thuộc các giới quân sự, ngoại giao, cơ quan viện trợ và những người mà chỉ có một mối quan tâm duy nhất: mong muốn chiến thắng càng sớm bao nhiêu càng hay bấy nhiêu. Tôi xin nói rằng, tôi đã không nói nhiều đến mối quan tâm của họ đối với các vấn đề ở Việt Nam và chúng ta không có một mối quan tâm nào khác.
Ngoài ra, như tôi đã từng nói trước đây, tôi cho rằng chúng ta may mắn có Đại sứ Lodge ở đó và tôi xin nói rằng, bất cứ một lời tuyên bố nào mà tôi đã đưa ra để bày tỏ mối quan tâm về tình hình Việt Nam cũng đều phản ánh quan điểm của ông Lodge và phản ánh một cách rất ôn hòa.
HỎI: Tổng thống nghĩ như thế nào về bản nghị quyết của Thượng nghị sĩ Church định đệ trình, yêu cầu Tổng thống đừng viện trợ thêm cho Việt Nam nếu Chính phủ Việt Nam không thay đổi chính sách và nhân viên của họ?
ĐÁP: Bản nghị quyết của Thượng nghị sĩ Church phản ánh mối lo ngại của ông. Ông Church đặc biệt quan tâm tới Viễn Đông cũng như Thượng nghị sĩ Turson và một vài thượng nghị sĩ khác.
Tôi đã từng trình bày quan điểm của tôi là chúng ta nên ở lại đó và tiếp tục trợ giúp miền Nam Việt Nam. Nhưng tôi cũng đã trình bày, tỏ rõ quan điểm của tôi là sự trợ giúp mà chúng ta cung cấp cho họ cần phải được sử dụng làm sao cho có hiệu lực nhất. Tôi nghĩ rằng, dường như đó cũng là quan điểm của Thượng nghị sĩ Church.
HỎI: Tổng thống có nghĩ đến việc cho gia đình của các nhân viên Mỹ ở Việt Nam trở về nước hay không?
ĐÁP: Như tôi đã nói, tôi cho rằng bất cứ một vấn đề nào mà chúng ta hiện đang cứu xét, tốt nhất cũng nên để cho Chính phủ cứu xét và bất cứ một quyết định nào mà chúng ta đạt tới cũng sẽ được công bố vào lúc nào thích hợp nhất.
HỎI: Gần đây, báo chí, các đài truyền thanh và truyền hình liên tục công bố các ý kiến rất trái ngược của các nhân vật Hoa Kỳ và Việt Nam về tình hình Nam Việt Nam. Tổng thống có cho đó là phương pháp thông tin mang ý nghĩa xây dựng hay không?
ĐÁP: Tôi cho là nên chấm dứt các hình thái tạm gọi là “trận giặc” giật gân bằng báo chí, đài phát thanh và đài truyền hình ấy để các bên suy nghĩ và tìm đáp số cho những vấn đề tuy phức tạp nhưng vẫn chứa sẵn trong lòng nó những nhân tố giải quyết thỏa đáng.