Vạn Vật Hấp Dẫn

chương 112: 112: xâm nhập não bộ hai mươi tư

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

***

Câu chuyện của Inger có tên “Cô bé giẫm trên ổ bánh mì”.

Inger là một cô bé rất kiêu ngạo.

Cô bé giống như một chú rồng nhỏ, ham hư vinh, tính cách xấu xa, thích những vật phẩm xa hoa sáng lấp lánh.

Khi cô bé về quê thăm người thân có đi ngang một đầm lầy, vì sợ làm bẩn đôi giày xinh đẹp của mình cho nên cô bé đã dùng bánh mì mà người chủ tốt bụng tặng để lót giày.

Giẫm trên chiếc bánh mì, cô bé không may chìm sâu xuống, rơi thẳng vào địa ngục.

Những con cóc xấu xí bẩn thỉu bao vây Inger, con rắn trơn nhẫy quấn lấy cổ cô bé.

Cô bé trở thành một bức tượng đá không thể cử động, thậm chí không thể cúi người, miệng ngậm miếng bánh mì đã bị cô bé giẫm dưới đất.

Vì quá đói, cho nên dạ dày của cô bé đã ăn sạch chính bản thân cô.

Sau đó, nội tạng của cô bắt đầu cắn xé lẫn nhau.

Inger mất tích, truyện xấu về cô bé cũng bắt đầu được lưu truyền trong dân gian.

Mẹ cô bé khóc nức nở, chủ thuê cô bé tiếc thương, vô số những kẻ xa lạ đùa cợt hèn mọn.

Chỉ có một đứa trẻ thật lòng rơi nước mắt vì Inger.

Đứa trẻ đó hỏi, nếu như Inger biết sai thì phải làm sao?

Inger chịu sự dày vò ở địa ngục trong suốt một thời gian dài.

Cho tới khi đứa trẻ từng khóc vì cô già đi, trước khi mất đã nhìn thấy Inger trong địa ngục, vì cô mà rơi nước mắt thêm lần nữa.

Inger hiểu ra, cô bé gào khóc, về sau, cô bé biến thành một chú chim nhỏ, bay tới chân trời xa xôi.

Cô bé cần mẫn thu thập những mẩu bánh mì bị mọi người đánh rơi hay lãng phí, gom góp lại tặng cho những chú chim bị đói khác.

Cho tới khi số vụn bánh mì mà cô bé thu thập được dài đúng bằng chiếc bánh mì ban đầu mà cô bé đã giẫm lên.

Cô bé dang rộng đôi cánh, bay vút lên cao, hướng về phía mặt trời tự do giống như Icarus trong thần thoại, cuối cùng biến mất từ đó.

… Cổ tích kết nối với nhau.

Nam Chu thể hiện bất mãn:

– Đáng lẽ tôi phải phát hiện ra từ sớm rồi mới đúng.

Có rất nhiều những chi tiết trùng lặp giữa “Căn nhà kẹo” và “Cô bé giẫm lên ổ bánh mì”.

Cơn đói, vụn bánh mì là hai chi tiết rõ ràng nhất.

Một bên dùng để về nhà, một bên dùng để chuộc tội.

Ngoài ra, những điểm trùng lặp khác cũng đã được thể hiện trước mắt bọn họ.

Tỉ như, trong “Căn nhà kẹo”, chú vịt trời đã đưa hai anh em qua sông nhưng bọn họ lại chỉ nhìn thấy một chú chim không mấy xinh đẹp.

Sau khi hai anh em trốn thoát khỏi căn nhà kẹo, bọn nó gặp một con sông chắn ngang đường về, nhưng ở đây bọn nó chỉ gặp một đầm lầy hôi thối.

Nam Chu tự nhận mình là nhà học giả cấp 10 của “Căn nhà kẹo” im lặng nghiêm khắc tự kiểm điểm bản thân.

Giang Phảng nhìn bộ dạng cúi đầu nhắm mắt của Nam Chu, không nhịn được xoa xoa gáy cậu, dịu dàng an ủi.

Trong lòng hai người đều suy nghĩ về tình tiết xảy ra tiếp theo, đưa ra được phỏng đoán về tổng thể.

Sau khi Giang Phảng đeo choker lên, cuối cùng Lý Ngân Hàng chui vào ô chứa vật phẩm ngủ thiếp đi cũng bị ép buộc lôi ra ngoài, điểm danh trả lời câu hỏi.

Hiểu được những nội dung diễn ra sau khi mình chui vào ô vật phẩm, Lý Ngân Hàng dụi mắt, đưa ra được thông tin quan trọng trước mắt:

– Hóa ra tổng cộng có hai câu chuyện cổ tích à?

Giang Phảng bổ sung:

– So sánh nội dung hai câu chuyện, chắc hẳn Inger chỉ là một nhánh nội dung thôi.

Thầy Nam yêu cầu nghiêm khắc:

– Anh không nên nhắc nhở cô ấy.

Giang Phảng giơ hai tay, khẽ cười ra hiệu Ok.

– Tại sao chỉ có màn chơi này đặc biệt?

Lý Ngân Hàng ngủ một giấc say, đã khôi phục khá nhiều từ bóng ma tâm lý nhìn thấy người sống bị ăn thịt.

Tư duy của cô dần dần trở nên linh hoạt hơn, cùng dần dà học theo Nam Chu đưa ra vấn đề vòng qua những thông tin rườm rà, đi thẳng vào nội dung chính:

– Những câu chuyện cổ tích mà chúng ta từng đi qua chỉ là một đường thẳng, không có nhánh tình tiết thế này.

Tại sao nhỉ….

Tự lẩm bẩm một hồi, Lý Ngân Hàng bừng tỉnh, thoáng cao giọng:

– Lẽ nào do âm thanh nhấm nuốt bên ngoài hành lang…

Nam Chu và Giang Phảng đồng thời ra hiệu “suỵt” với cô.

Bấy giờ, Lý Ngân Hàng mới ý thức được bọn họ còn đang bám đuôi, vội vàng bụm miệng.

Tiều phu ở phía trước đã nghe thấy gì đó, ông ta căng thẳng quay đầu lại, khuôn mặt đỏ bừng toát mồ hôi giống như một quả trứng gà vỏ đỏ.

Ba người cúi thấp xuống, ngồi thành hàng phía sau bụi cây.

Nam Chu ấn đầu Lý Ngân Hàng, Giang Phảng ấn đầu Nam Chu tựa vào vai mình.

Người tiều phu nhìn khắp xung quanh, ông ta cảm thấy mình đã nghe được một giọng nữ.

Nhưng lo lắng người vợ mới sẽ tới đây, sợ bà ta mắng mỏ mình không dứt khoát bỏ hai đứa con của vợ trước trong rừng, ông ta bế hai đứa trẻ, bước đi nhanh hơn vào sâu trong rừng rậm mà không quay đầu lại.

Lý Ngân Hàng nấp sau bụi cây, vừa căng thẳng vừa hưng phấn.

Trái tim đập thình thịch trong lồng ngực.

Cảm giác này giống như khi đi thi đại học bất ngờ phát hiện ra mình có hướng giải quyết một câu đề lớn mà trước giờ cô đều bỏ qua đầu tiên theo chiến thuật làm bài thi.

Cô nhìn thầy Nam, mong chờ cậu kiểm chứng suy nghĩ của mình có đúng hay không.

Nam Chu im lặng gật đầu.

Quả thực lời của Lý Ngân Hàng đã chạm đến vấn đề cốt lõi.

Nhìn như thể bọn họ đang chơi năm màn chơi riêng lẻ.

Nhưng trên thực tế tên tổng thể của phó bản này là “Xâm nhập não bộ”.

Trên lý thuyết, bọn họ đang xâm nhập vào trong đại não của một người.

Các phân khu của đại não đều kết nối với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, vô thức phản ánh sở thích của một người.

Đại não có thứ gì sẽ thể hiện người đó có thứ gì.

Tính chất của phó bản “Xâm nhập não bộ” thoạt nhìn chỉ như một trò chơi “thăm dò manh mối” vô hại.

Tuy vậy, quá trình dạo chơi chẳng khác nào quá trình thăm dò một người.

Sau khi vào phó bản, thứ làm Nam Chu ấn tượng nhất đó chính là âm thanh cắn xé thực vật theo quy luật văng vẳng trên hành lang não.

Cảm giác tồn tại của âm thanh này cực mạnh, duy trì trong thời gian khá dài, chỉ sau khi bọn họ ra khỏi cánh cửa thứ ba mới dừng lại một khoảng thời gian.

Chuyện này trùng hợp với tính chất của câu chuyện trước mắt.

Bởi vì chủ nhân của bộ não đang vô cùng đói, cho nên đã đưa ra hai câu chuyện chủ đề đói bụng là “Căn nhà kẹo” và “Cô bé giẫm lên ổ bánh mì” trong cùng một màn chơi.

Xem ra, ba màn chơi trước đây mà bọn họ từng đi qua, đều đang thể hiện đặc tính của đại não mà bọn họ thăm dò bằng cách hữu hình hay vô hình.

Thực ra, ngay từ khi phó bản bắt đầu, biểu hiện của Lý Ngân Hàng cũng không tệ.

Trong thư viện, trong lúc Nam Chu và Lý Ngân Hàng nấp sau giá sách, cô đã đưa ra một phát hiện với Nam Chu.

Khi ấy, Lý Ngân Hàng dè dặt đưa ra ý kiến: “Thầy Nam, cậu có cảm thấy sách ở đây hơi nhiều không?”

Người thế nào mới đọc được nhiều sách đến vậy?

Là ai mới có thể đọc hơn trăm giá sách cao đồ sộ, đủ hình thành nên một mê cung giá sách đây?

Có điều trải qua màn chơi, Lý Ngân Hàng đã quên mất vấn đề mình đưa ra.

Bởi vì mỗi màn chơi đều có một câu chuyện cổ tích phân tán tinh thần và thể lực, cô đã coi mỗi màn chơi như một trò chơi nhỏ độc lập.

Nhưng Nam Chu thì không quên.

Đi qua mỗi màn chơi, cậu đều không ngừng thu thập thông tin giúp bản thân phác họa ra hình ảnh của chủ nhân bộ não.

Từng nét vẽ ra lại dần hình thành một quái thai dị dạng.

Nét vẽ thô sơ, quá nhiều mâu thuẫn, khiến cho hình ảnh của người này càng trở nên khó nắm bắt trong mắt Nam Chu.

Đương nhiên, phó bản có tính chất hạn chế thời gian thế này chỉ thích hợp dẫn dắt tư duy chứ không thích hợp để bình tĩnh phân tích sâu hơn.

Biết dừng lại đúng lúc là được.

Nam Chu cũng cần nhanh chóng đổi mới hoàn cảnh, giúp đỡ tư duy của cậu.

Cơn đói vừa đủ sẽ khiến cho tốc độ tư duy trở nên nhanh hơn.

Đói quá mức cũng sẽ chỉ khiến người ta phát điên.

Lý Ngân Hàng:

– Vậy chúng ta cứ đi theo họ thế thôi à?

Cô vẫn có phần lo lắng.

Nếu như trong nhà kẹo có mụ phù thủy thì phải làm sao?

Lẽ nào nguyện vọng của hai anh em là giết chết mụ phù thủy?

Nếu mụ phù thủy cũng là người bình thường bị căn nhà kẹo khống chế, chỉ đành ăn thịt người để lấp đầy bụng, có lẽ bọn họ còn sức để chiến đấu.

Bọn họ có cần phải nắm bắt thời gian chạy đến trước mặt tiều phu không?

Chuyện sách lược không phải chuyện nằm trong phạm vi năng lực của Lý Ngân Hàng.

Cô nhìn sang Nam Chu với ánh mắt cầu cứu.

Nam Chu suy nghĩ một lúc lâu mới nói:

– Tôi cũng cho rằng có liên quan tới mụ phù thủy.

Dứt lời, cậu nhìn sang Giang Phảng.

Nhưng Giang Phảng không tán đồng với cậu ngay lập tức.

Tiều phu và hai anh em rời đi không bao lâu, dần dần có tiếng chim kêu tập trung tới đây.

Bốn năm chú chim nhỏ vây lên, vùi đầu vào mổ vụn bánh mì anh trai rắc trên đất để làm dẫn đường về nhà.

Giang Phảng đưa ra một câu hỏi:

– Tại sao lại có thêm câu chuyện của Inger?

Lý Ngân Hàng cũng thấy khó hiểu.

Không phải vì chủ nhân của bộ não này quá thèm ăn cho nên mới đẩy mạnh lan truyền tín hiệu đói cho khắp các khu chức năng của não ư?

Bọn họ vừa mới thảo luận vấn đề này rồi cơ mà?

Nhưng sau khi Nam Chu suy nghĩ một lát, cậu dứt khoát từ bỏ suy luận của mình, mà quay sang khen ngợi gợi ý của Giang Phảng:

– Anh nói đúng.

Lý Ngân Hàng:

– Hả?

Mỗi lần thế này, Lý Ngân Hàng đều cảm thấy bản thân mới là người nước ngoài trong số ba người.

– Chúng ta đã đi qua ba tuyến thời gian, bây giờ là tuyến thứ tư.

– Giang Phảng nói – Tuyến thời gian thứ tư có điểm chung.

Lý Ngân Hàng dè dặt đưa ra suy đoán:

– Bọn họ đều rất đói đúng không?

Giang Phảng:

– Đúng.

Đây là một trong số điểm chung.

Trong tình tiết câu chuyện ở thời điểm chạy thoát khỏi nhà mụ phù thủy, anh trai sợ mình mập lên bị mụ phù thủy ăn mất, cho nên mấy ngày liền không ăn uống gì.

Còn em gái sống trong sợ hãi, sợ hãi tới mức không ăn được gì.

Lý Ngân Hàng đoán tiếp:

– Còn nữa… lẽ nào trong mỗi tuyến thời gian đều là thời điểm hai anh em chuẩn bị rơi vào nguy hiểm?

… Vừa nói ra, cô đã phủ định suy luận của mình trước.

Trong tuyến thời gian đầu tiên, hai anh em đào bẫy, xoa tay chờ đợi ăn thịt người, rõ ràng ba người khách mới nguy hiểm hơn.

Cho nên điểm chung còn lại là gì đây?

Giang Phảng đưa ra phán đoán của mình:

– Nếu như trong bốn tuyến thời gian đều thể hiện trạng thái dần xa “nhà” thì sao?

– Trong tuyến thời gian đầu tiên, hai anh em không thể chiến thắng cơn thèm khát của mình, cho nên đã tiếp quản căn nhà kẹo, trở thành chủ nhân mới của nó.

Thoạt nhìn bọn nó có vẻ tự do nhưng sẽ bị ràng buộc vĩnh viễn bởi cơn đói và khát vọng sống ngay trong căn nhà ấy.

– Trong tuyến thời gian thứ hai, hai anh em không thể chiến thắng được cơn đói, ăn luôn người bố của mình.

– Trong tuyến thời gian thứ ba, đầm lầy đã chặn đứng con đường về nhà của chúng.

– Theo lý mà nói, nếu như chúng gặp phải “thời khắc sợ hãi nhất trong cuộc đời”, tôi cho rằng trong tuyến thời gian thứ tư, hai anh em sẽ bị mụ phù thủy giam cầm, đáng lẽ ra chúng ta phải chứng kiến bọn họ giết mụ phù thủy thế nào.

– Nhưng không hề có chuyện đó.

Lý Ngân Hàng bừng tỉnh:

– Chúng ta bước đến tuyến thời gian hai đứa trẻ bị bố mình vứt bỏ…

Đối với hai đứa trẻ, những tuyến thời gian kia đều đại diện cho thời khắc bọn nó rời bỏ gia đình trong cuộc sống của mình.

Bị cơn đói quấn lấy, chúng không thể không rời khỏi nơi được gọi là “nhà”.

Bị cơn đói thống trị, chúng tự tay hủy đi “nhà”.

Bị đầm lầy cản bước, chúng không thể về “nhà”.

Bị người bố vứt bỏ, chúng cũng biết được điều này nhưng vẫn nằm trên lưng người bố, càng ngày càng xa “nhà”.

Trong tuyến thời gian hai anh em làm nhân vật chính, sự tồn tại của mụ phù thủy đang uy hiếp tới sinh mạng của bọn nó.

Có lẽ điều này khiến bọn nó cảm thấy sợ hãi, song sẽ không mang tới cảm giác đau khổ.

Hai anh em dìu nhau, cất bước lảo đảo đi thẳng trên con đường sai lầm không thể vãn hồi.

Người chơi cũng giống như bọn nó, trải nghiệm cơn đói cắn nuốt cơ thể cùng với sự bất an, đi ngược lại con đường mà hai anh em từng đi qua.

Lời khẩn cầu ẩn sâu trong những nguyện vọng kia chỉ là muốn về nhà mà thôi.

Mặc dù không ấm áp, nhưng đối với đứa trẻ mà nói, đó là ngôi nhà có bố.

Ở tuyến thời gian đầu tiên, hai anh em không thể nói ra nguyện vọng của mình.

Khi ấy ngoài việc ăn thịt người ra, hai anh em không có nguyện vọng nào khác.

Bởi vì thứ chúng thực sự cần đã không còn nữa rồi.

Giang Phảng nói:

– Tôi cho rằng sự tồn tại của Inger trong màn chơi này là một tuyến tình tiết ngầm.

Cuối cùng Lý Ngân Hàng cũng hiểu ra:

– Chim nhỏ là nhân vật “người giải cứu” đúng không?

Cô kích động hơn:

– Vậy chứng minh rằng nó có thể cứu chúng ta, chỉ cần chúng ta tìm được nửa miếng bánh mì…

– Nhưng phải là bánh mì ăn được.

– Nam Chu bổ sung – Nó nói nó không cần bánh mì trong căn nhà kẹo.

Lý Ngân Hàng tích cực hơn, cảm giác đói khát trong dạ dày cũng giảm bớt đi nhiều:

– Vậy chúng ta tới đầm lầy tìm chim nhỏ trước, hỏi nó xem…

Nam Chu không nói gì, giơ tay chỉ về phía xa.

Không biết từ khi nào đã có chú chim nhỏ màu sắc hỗn tạp trà trộn vào trong đống chim đến mổ vụn bánh mì.

Nhưng nó chỉ vươn cổ ra, mổ chút vụn bánh mì trong lùm cỏ, dáng vẻ như thể một thiếu nữ rụt rè.

Tiều phu và hai anh em đã đi xa.

Cho nên Nam Chu ung dung đi ra khỏi chỗ trốn, dừng trước mặt chim nhỏ.

Cậu nói thẳng luôn:

– Nếu như tôi cho đằng ấy nửa miếng bánh mì làm thù lao, đằng ấy có thể mang chúng tôi đến cánh cửa rời khỏi đây không?

Lý Ngân Hàng thầm nghĩ, có thể đừng trực tiếp vậy không?

Chim nhỏ dừng động tác, lẳng lặng nhìn ba người.

Nó phát ra giọng êm tai của thiếu nữ:

– Có thể.

Nam Chu:

– Đằng ấy sẽ luôn ở đây à?

Nó nói:

– Anh có thể đến đầm lầy tìm tôi.

Dứt lời, nó dang đôi cánh ngắn tũn, bay về phía xa.

Thấy được mục tiêu, nhìn thấy khả năng có thể thoát khỏi địa ngục cơn đói này, Lý Ngân Hàng vội nói:

– Vậy chúng ta đi thôi!

Thấy Lý Ngân Hàng đi về phía căn nhà gỗ nhỏ, Nam Chu không lập tức theo sau.

– Có cần nói với cô ấy không? – Nam Chu hỏi Giang Phảng – Chuyện của tôi ấy?

Giang Phảng hỏi ngược lại:

– Ở đây? Bây giờ?

Nam Chu nghĩ một lát:

– Ừ, mang cô ấy ra ngoài hẵng nói.

Còn mười mấy tiếng nữa mới kết thúc phó bản này.

Ít nhất trong khoảng thời gian còn lại, bọn họ cần tin tưởng lẫn nhau, cũng cần cảm xúc ổn định.

Đợi khi ra khỏi phó bản “Xâm nhập não bộ” thì nói với Lý Ngân Hàng sau vậy.

Hết chương 111

Lời tác giả:

Anh Phảng xoa xoa gáy mèo, hiệu quả bất ngờ w

Cát: Tóm tắt câu chuyện về đôi cánh Icarus (Chắc ai đó sẽ cần): Icarus là con trai của Daedalus một kiến trúc sư vĩ đại.

Sau một vài rắc rối thì hai bố con bị vua Minos nhốt trên đảo Crete.

Daedalus đã tìm cách trốn thoát bằng việc chế tạo đôi cánh từ sáp ong và lông chim thu thập được.

Khi hai bố con đang bay, Icarus phấn khích quá không nghe lời bố dặn, bay cao hơn nữa về phía mặt trời.

Mặt trời làm nóng chảy sáp ong, và cuối cùng thì Icarus rơi tòm xuống biển.

Đôi cánh của Icarus đại diện cho tham vọng ngông cuồng hay những ước muốn mà không có khả năng thực hiện nhưng vẫn lao theo.

------oOo------

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio