Trương Hằng...
Ngày tháng năm , tại Trùng Khánh, một đứa bé rất bình thường sinh ra, tên là Trương Hằng...
Khi Trương Hằng bắt đầu có ký ức, ước chừng là khoảng hai ba tuổi, hắn cũng không phải loại thiên tài một tuổi có thể nói, hai tuổi có thể làm thơ, chỉ là một đứa bé rất bình thường, điểm khác biệt duy nhất với những đứa trẻ bằng tuổi chính là, hắn rất thích tưởng tượng, đủ loại tưởng tượng, trời, đất, vũ trụ, quá khứ, tương lai…
Đương nhiên, đối với một đứa bé hai ba tuổi mà nói, không có khả năng tưởng tượng ra vô cùng vô tận những thứ vượt ra khỏi nhận thức cùng tri thức của bản thân, đủ loại tưởng tượng chủ yếu tập trung ở thế giới bên ngoài cửa sổ, thế giới bên ngoài lối đi nhỏ, tóm lại đều là những tượng tượng chỉ trẻ em mới có, tuổi thơ của hắn cứ an tĩnh trôi qua cùng các loại tưởng tượng như vậy.
Năm , đối với Trung Quốc mà nói là một thời điểm vừa mới thoát khỏi sự thống khổ gây bởi cuộc Cách mạng văn hóa, xã hội biến đổi mỗi ngày, ngoại trừ cơ quan nhà nước ra, toàn xã hội không ngừng mọc lên các loại kỳ ngộ, chỉ cần ngươi có đầu óc linh hoạt, dám làm dám chịu, trong thời điểm đó rất dễ dàng trở nên giàu có, cũng tức là cái gọi là đại gia.
Chỉ có điều, Trương Hằng lại được sinh ra trong một gia đình bình thường, cha của hắn, Trương Hòa Bình, là công nhân khoa điện trong một nhà máy, sau khi ông nội của Trương Hằng qua đời, vị trí công tác cũ do Trương Hòa Bình thay thế, hoàn cảnh cứ duy trì như vậy hơn mười năm, mãi cho đến khi Trương Hằng sinh ra mới thôi.
Mà mẹ của Trương Hằng lại không có nghề nghiệp, do ảnh hưởng của những năm tháng thống khổ, hơn nữa mẹ hắn trời sinh không thích đọc sách vở, cho nên ngay cả tiểu học cũng không có tốt nghiệp. Sau này do xí nghiệp của Trương Hòa Bình chiếu cố công nhân viên chức, nhận nàng làm trong bộ phận nhà bếp, lúc ấy công việc như vậy cũng tương đối béo bở, cho nên sinh hoạt của gia đình không đến nỗi nào, ít nhất cũng có thể duy trì ấm no.
Cha của Trương Hằng, Trương Hòa Bình, vốn cũng không phải họ Trương, mà là con trai thứ ba của nhà họ Vương. Bởi vì sinh ra trong một năm nhiều thiên tai bão lũ, nhà họ Vương thật sự là không thể nuôi nấng nổi năm đứa con, ba con trai cùng hai con gái, rơi vào đường cùng chỉ có thể phó thác hai đứa con trai đầu lòng cho họ hàng thân thích ở xa, hai vợ chồng chỉ có thể nuôi được hai đứa con gái vốn không ăn nhiều, còn đứa con trai thứ ba, bị đem cho nhà họ Trương, một gia đình công nhân không có con nối dõi. Lúc đó nhà họ Trương cũng có thể xưng là tầng lớp trung lưu công ăn việc làm ổn định, đoán chừng hai vợ chồng nhà họ Vương cũng là hi vọng tương lai con yêu có thể sống đỡ khổ cực một chút, cho nên tên của Vương Hòa Bình cũng chuyển thành Trương Hòa Bình.
Hai vợ chồng nhà họ Trương xác thực là rất thích ôm ấp đứa con này, coi hắn giống như con đẻ, chỉ tiếc là năm Trương Hòa Bình được sáu tuổi, mẹ nuôi của hắn gặp phải bạo bệnh mà chết. Năm Trương Hòa Bình lên bảy tuổi, cha nuôi của hắn tái hôn với một phụ nữ khác làm cùng nhà máy, nhưng chỉ mới kết hôn được nửa năm, mẹ nuôi mới của Trương Hòa Bình bị ngã từ trên cầu thang xuống biến thành tê liệt, nửa người dưới hoàn toàn không cách nào cử động, chỉ có nửa người trên miễn cưỡng có thể nhúc nhích hai tay, gia đình lập tức rơi vào cảnh thống khổ.
Nhưng mà cha nuôi của Trương Hòa Bình lại vốn là một người tốt bụng lương thiện, không vì vậy mà ghét bỏ người vợ bị tê liệt, vẫn như cũ đi làm kiếm tiền nuôi sống gia đình, chỉ có điều do cha nuôi bận đi làm, cho nên trách nhiệm chăm sóc mẹ nuôi mới lại rơi vào trên người Trương Hòa Bình, cũng là lúc giai đoạn cực khổ của hắn bắt đầu…
Có lẽ là do đột ngột trở nên tê liệt, tính tình của mẹ nuôi Trương Hòa Bình càng lúc càng nóng nảy khó chịu, động một chút là vừa đánh vừa mắng chửi. Toàn bộ mọi việc trong nhà cơ bản cũng đều do Trương Hòa Bình một thân gánh vác, nấu cơm, làm đồ ăn, quét dọn, phục vụ mẹ nuôi, đối với một đứa bé bảy tám tuổi mà nói, những việc này quả thực là rất khó khăn. Mà tính tình của mẹ nuôi hắn vẫn càng ngày càng cay nghiệt, một lần kinh khủng nhất, khi đồ ăn hơi nhạt một chút, mẹ nuôi không vừa ý liền hất bát canh nóng lên người hắn...
Không lâu sau cha nuôi của Trương Hòa Bình cũng phát hiện không đúng, nhưng hắn cũng không có cách nào, đối với người sống trong thời đại đó ly hôn thật sự là một từ vô cùng lạ lẫm, vì vậy chỉ khổ cho Trương Hòa Bình, chỉ có thể lau nước mắt trong lặng lẽ mỗi ngày, chậm rãi vuốt ve vết thương trên người, mọi chuyện cứ tiếp diễn như vậy hơn hai năm, cho đến khi hắn lên mười, rốt cuộc mẹ nuôi bị tê liệt cũng qua đời, Trương Hòa Bình mới xem như được giải thoát…
Sau đó mọi chuyện cũng dần tốt lên, cho đến khi hắn tầm mười hai tuổi, cha nuôi của hắn lại một lần nữa dẫn một phụ nữ khác về nhà, bổn ý kỳ thực cũng là để chăm sóc Trương Hòa Bình trong khi cha nuôi hắn đi làm, người phụ này mang đến ba đứa con một nam hai nữ, lúc này, Trương Hòa Bình lại được thể nghiệm một loại thống khổ khác…
Người phụ nữ này cũng không hành hung hắn như mẹ nuôi lúc trước, mà dùng một loại thủ đoạn khác, mấy chục năm sau Trương Hòa Bình kể lại cho Trương Hằng, chuyện khắc sâu nhất trong trí nhớ hắn là trải nghiệm về bữa cơm... Do cha nuôi của hắn là tổ trưởng khoa điện của nhà máy, lúc ấy đây đã là một chức vụ vô cùng nổi tiếng, cho nên tiền lương mỗi tháng không hề ít, chỉ là từ sau khi người phụ nữ này đến, mỗi ngày khi Trương Hòa Bình tan học về nhà, liền ngay lập tức bưng cho hắn một chén khoai lang, một đĩa dưa muối cùng rau luộc… Một đứa bé có thể nuốt trôi bao nhiêu? Ăn hết một chén khoai lang này trên cơ bản đã hoàn toàn no căng. Sau khi Trương Hòa Bình ăn xong chén khoai, người phụ nữ này mới ăn cơm cùng mấy đứa con của mình, bữa cơm trắng đầy đủ cá thịt…
Đây là một chuyện khắc sâu nhất trong hồi ức của Trương Hòa Bình, những chuyện còn lại như trang phục quần áo, chỉ có mấy đứa con của bà ta được mua đồ mới, còn Trương Hòa Bình thì mặc những bộ quần áo cũ bỏ đi, hơn nữa bà ta còn hót như khướu nói cái gì mà tiết kiệm đồng nào hay đồng đó... Những chuyện như vậy kỳ thực vô cùng nhiều, lúc này những thống khổ Trương Hòa Bình trải qua không còn là trên thân xác, mà là thống khổ trên phương diện tinh thần. Không chỉ vậy, người lớn làm gương cho con trẻ, ba đứa nhỏ một nam hai nữ cũng đều lấy cười nhạo cùng khi dễ Trương Hòa Bình làm trò vui, cho dù không hành hung các loại, nhưng cái gia đình này đã khiến cho Trương Hòa Bình cảm thấy lạ lẫm cùng đau khổ, khi được mười sáu tuổi, hắn mặc kệ ngăn cản của cha nuôi, gia nhập vào Phong trào Tiến về nông thôn, theo chân đám thanh niên cùng nhau xuống nông thôn. Cho đến lúc này, cha nuôi mới từ trong miệng các bạn hàng xóm của hắn biết đến bộ dạng vô đạo đức của người phụ nữ kia...
Phong trào Tiến về nông thôn kéo dài từ cuối thập kỷ đến đầu thập kỷ đã huy động hàng trăm ngàn trí thức trẻ sống ở các thành phố đi về các vùng nông thôn, lao động và học hỏi kinh nghiệm của những người công nhân và nông dân. Từ "trí thức" lúc đó được dùng với nghĩa rộng nhất là những học sinh mới tốt nghiệp trung học. Cuối những năm , những "trí thức trẻ" này cuối cùng cũng được phép trở về thành phố quê nhà. Xét khía cạnh nào đó thì phong trào này là một cách thức điều chuyển các thành viên Hồng vệ binh từ thành phố về nông thôn, nơi mà họ ít có khả năng gây loạn nhất.
Thời gian dần trôi, Trương Hòa Bình đã đi đến Vân Nam, ngoại trừ học tập cùng rèn luyện theo tư tưởng Mao Trạch Đông, kỳ thực cũng không có chuyện gì đặc biệt, mãi cho đến khi cha nuôi của hắn được chẩn đoán mắc ung thư dạ dày mới thôi, qua nhiều năm, rốt cuộc hắn liên lạc với gia đình lần đầu tiên.
Cha nuôi Trương Hòa Bình xác thực là thật tâm yêu thương hắn, sau khi biết mình bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối, chuyện đầu tiên ông làm là đi mua một con dao, tiếp đó trực tiếp cầm dao đi đến phòng nhân sự, yêu cầu trưởng phòng để Trương Hòa Bình tiếp nhận công việc trong khoa điện. Con cái thay thế vị trí công tác của cha mẹ, chuyện như vậy lúc ấy mà nói vô cùng phổ biến, chỉ là hiện tại bản thân đã ung thư giai đoạn cuối, sẽ chết lúc nào không biết, hơn nữa Trương Hòa Bình vẫn còn đang ở Vân Nam, cho nên cha nuôi hắn mới làm ra một chuyện tất cả mọi người đều không thể tưởng tượng nổi, một người ngày thường hiền lành tốt bụng, ngay cả một câu lớn tiếng cũng không dám nói, rõ ràng dùng dao cưỡng ép trưởng phòng nhân sự…
- Dù sao lão tử cũng là người sắp chết, các ngươi ký cùng đóng dấu vào tất cả các văn bản tài liệu cho ta, nếu không thì ta chết cũng nhất định sẽ kéo theo vài người...
Mấy chục năm sau, mỗi lần Trương Hòa Bình nhắc về cha nuôi đều là hai mắt đỏ ngầu, câu nói lưu truyền một thời gian dài trong nhà máy này... một mực khắc thật sâu vào tâm linh của hắn, cho đến khi chết cũng không thể nào quên...
Khi Trương Hòa Bình trở về từ Vân Nam, hắn đã không kịp nhìn thấy cha nuôi của mình lần cuối. Sau đó Trương Hòa Bình lại một lần nữa quay lại Trùng Khánh, trải qua huấn luyện của nhà máy, trở thành công nhân khoa điện, rồi gặp gỡ mẹ của Trương Hằng, thời gian cứ chậm rãi trôi qua như vậy.
Mẹ của Trương Hằng tên là Hình Phan Dung, là con gái lớn nhà họ Hình, cha của Hình Phan Dung là người làm công tác địa chất, thời đó chức vụ này còn tốt hơn rất nhiều so với công nhân khoa điện, cho nên dù gặp phải một năm thiên tai bão lũ, nhà họ Hình cũng không ai chết đói, chuyện như vậy lúc ấy đã là rất rất giỏi. Cả nhà tổng cộng tám miệng ăn, ông bà nội ngoại của Hình Phan Dung đã qua đời, cha của nàng quanh năm công tác tại biên giới Tây Tạng Tứ Xuyên, cho nên trong nhà kỳ thực chỉ có mẹ nàng cùng sáu anh chị em, với tư cách con gái lớn thứ hai, ngoại trừ trên đầu có một người anh ra, phần lớn những chuyện trong nhà đều do nàng gánh trên lưng.
Lúc này không thể không đề cập sơ qua về mẹ nàng, cũng tức là bà ngoại Trương Hằng, đây là một... hình dung như thế nào… đây là một nữ nhân cay nghiệt, vô tình, ích kỷ. Đúng vậy, tuy là mẹ, nhưng kỳ thực toàn bộ mọi chuyện trong nhà đều do con cái gánh vác, nghe nói trước kia nàng là người hầu của một gia đình đại địa chủ, tuy không được nuông chiều từ bé giống như tiểu thư, nhưng so với dân chúng bình thường mà nói đã là phúc phận rất lớn rồi, sau đó không biết như thế nào, nàng được gả cho con thứ của nhà họ Hình, một người trẻ tuổi có học vấn, chính là cha của Hình Phan Dung.
Mẹ của Hình Phan Dung chính là một người như vậy, có thể sinh ra không mang dòng dõi cao quý, nhưng lại rất biết hưởng thụ, mọi chuyện trong nhà đều do con cái chịu trách nhiệm, có chuyện gì không hài lòng thuận ý là lại một chầu đánh đập, của ngon vật lạ đều do bản thân hưởng thụ, con cái thường chỉ có thể ăn những thứ còn lại. Tuy nghe rất khó có thể tưởng tượng, nhưng hiện thực lại chính là như vậy, mẹ của Hình Phan Dung quả thực là một nữ nhân tư lợi, cay nghiệt, vô tình, mà cha của Hình Phan Dung lại là một người rất sợ vợ, sợ đến mức không thể tưởng tượng nổi, do đó chỉ dám cho con cái một ít tiền tiêu vặt, còn lại căn bản không dám ra mặt nói gì. Dưới hoàn cảnh như thế, những đứa con trong nhà dần lớn lên, chuyện đầu tiên mỗi người làm sau khi đủ tuổi đều chính là rời khỏi cái gia đình này, từng người từng người ra riêng, bất kể là đi tình nguyện, vào nhà máy làm việc, hay lập gia đình.
Mà sau khi Hình Phan Dung lớn lên không lâu, quen biết Trương Hòa Bình sau đó liền kết hôn, cho đến năm , Trương Hằng sinh ra...