Lại nói, sau khi chuyển quân về bờ nam sông Hoài, từ đó, quân đội của Thần Thánh quốc chia hai đường cùng tiến về phía Hồng Trạch Hồ.
Kỵ binh và Tượng binh hành quân trên bộ, còn lại thì ngồi thuyền, đồng loạt tiến quân.
Khi đến được Hồng Trạch Hồ thì tiếp theo là việc chiếm đất.
Hiện giờ nơi đây đang trong cảnh binh hoang mã loạn.
Tuy rằng trước kia nơi đây cũng là lãnh thổ của Viêm triều, nhưng giờ đây quân đội Viêm triều đều co cụm phòng thủ Bình Nguyên, vùng này không ai quản cả, trên danh nghĩa là lãnh thổ tạm chiếm của Bắc quân (hiện tại, trừ khu vực xung quanh Viêm đô Bình Nguyên, những nơi nào có Bắc quân xuất hiện đều bị xem là lãnh thổ tạm chiếm).
Giang Phong chiếm đất từ Bắc quân, dù rằng chỉ là vùng Bắc quân tạm chiếm, lý do không được thỏa đáng cho lắm, nhưng Viêm triều đã suy yếu lắm rồi, có bất mãn cũng chẳng làm gì được.
Cả Đông Hải Liên minh cũng đang làm vậy đấy thôi.
Giang Phong tâm an lý đắc mà tranh chiếm đất đai.
Đại quân trú đóng bên bờ phía đông của Hồng Trạch Hồ, lân cận Thúy Vi Đảo, tổ chức thành căn cứ địa.
Sau đó Giang Phong cho quân lấn dần xuống phía nam, mở mang đến tận bờ bắc sông Giang.
Sở dĩ không mở mang sang phía tây là vì Giang Phong muốn tránh trực tiếp diện đối Bắc quân.
Viêm triều quá yếu, Giang Phong không sợ xung đột, nhưng Bắc quân lại là chuyện khác.
Định xong kế hoạch, Giang Phong giao lại cho Tiêu Kỵ Nguyên soái Vương Minh chấp hành, Giang Phong còn phải trở về Nguyên Đô lo việc di dân lên đây.
Cư dân ở đây nguyên bản là thần dân của Viêm triều, đối cố quốc ít nhiều đều chút hoài niệm, do đó Giang Phong định cho di dân xuống phương nam hết, sau đó đưa lưu dân ở phương nam lên đây định cư.
Thần Thánh quốc có khoảng vạn cư dân, mỗi ngày thu hút khoảng vạn rưỡi lưu dân đến định cư (quốc gia ổn định, kinh tế phát triển, tỷ lệ lưu dân chuyển đến mỗi ngày đạt – %).
Giang Phong định sẽ đưa hẳn số lưu dân đó lên đây định cư mở đất.
Đã là lưu dân, định cư ở đâu cũng vậy, không ảnh hưởng nhiều đến tín phục độ.
Mục đích xuất đại quân bắc chinh lần này, bản ý của Giang Phong không phải là công thành chiếm đất mà chủ yếu là vì tranh giành tín ngưỡng.
Địa vị của Thần Miếu ở vùng tây nam rất vững chắc, không thể lay chuyển, nhưng còn ở các vùng khác thì ảnh hưởng không đáng kể.
Giang Phong định chiếm lấy một mảnh đất ở vùng đông nam này, xây dựng thành trung tâm tôn giáo, sau đó mở rộng dần ảnh hưởng ra các vùng xung quanh.
Vùng duyên hải này xa xôi hẻo lánh, cư dân chẳng có bao nhiêu, mấy chục thôn trấn trong vùng mà tổng cư dân chưa đến nghìn.
Dù vậy, nhờ thêm sự phát hiện Thúy Vi Đảo, kế hoạch của Giang Phong chắc chắn sẽ thành công trên cả mong đợi.
Địa cung bên dưới Thúy Vi Đảo nếu được công bố chắc chắn sẽ thu hút vô số người chơi, mà hễ có người chơi sẽ có giao dịch, tạo cơ hội cho các thành trấn nơi đây phát triển.
Sắp xếp bố trí xong hết, Giang Phong lo có sự bất trắc, nên giao Thúy Vi Thảo Diệp cho Tiêu Kỵ Nguyên soái Vương Minh, nhằm bảo đảm an toàn tính mạng của lão, sau đó mới lên đường trở về phương nam.
Giang Phong vẫn theo đường cũ, đi thuyền đến Vu Hồ (thuộc lãnh thổ Kinh triều), rồi sử dụng Truyền tống trận đi về Nguyên Thành.
Truyền tống trận trong Vương Mệnh có phạm vi truyền tống hữu hạn, chỉ trong nội bộ quốc gia, và cự ly không quá nghìn dặm ( kilômét), nếu xa hơn thì chỉ có thể truyền tống nhiều lần.
Giữa Kinh triều và Thần Thánh quốc độ không thể trực tiếp truyền tống, do đó đoạn đường giữa Lục Hoa Thành và An Phú Trấn luôn tấp nập người chơi qua lại, ngựa xe nhộn nhịp.
Về đến Nguyên Thành, công việc đầu tiên Giang Phong phải làm là cho khởi công xây dựng Xưởng đúc tiền, một kiến trúc mới thu được ở Thúy Vi Đảo, chỉ cần có thợ rèn đạt đến đại sư cấp là có thể vận hành.
Dù sao cũng là đại quốc, đại sư cấp thợ rèn đương nhiên không thiếu.
Sau một giờ chờ đợi, cuối cùng kiến trúc cũng được xây dựng xong, nhưng … khi xem thuộc tính của nó đã khiến Giang Phong vỡ mộng phát tài.
Tiền tệ trong Vương Mệnh không phải là tiền giấy, mà là kim tệ, ngân tệ, đồng tệ.
Tất cả đều đẳng trị, tức kim tệ được đúc từ chỉ vàng, và cũng có giá trị tương đương chỉ vàng.
Giá trị của kim tệ là giá trị của tài liệu tạo nên nó.
Ngân tệ, đồng tệ cũng tương tự.
Do đó Xưởng đúc tiền không thể giúp Giang Phong phát tài, mà nếu vận hành còn phải tốn thêm tiền, bởi theo như thuyết minh, Xưởng đúc tiền có thể in tên quốc gia hoặc các ký hiệu đặc trưng lên trên tiền tệ, có điều phải tốn chi phí ,% giá trị tiền tệ.
Ví dụ như muốn in dòng chữ “Thần Thánh quốc” lên kim tệ, phải tốn thêm chi phí đồng tệ.
Quả là dùng tiền mua danh a.
Sau khi bàn bạc, cả Chính vụ đại thần Lâm An và Ngoại vụ đại thần Âu Khang Tử đều ủng hộ việc phát hành tiền tệ để phô trương quốc lực và thanh thế của bản triều.
Chỉ tốn thêm ít kim tệ chi phí, với quốc lực hiện tại, chẳng mấy ảnh hưởng.
Giang Phong quyết định tạm thời cho đúc . kim tệ, vạn ngân tệ và triệu đồng tệ (tổng cộng tương đương . kim tệ, không nhiều), rồi phát hành ra bên ngoài.
Xưởng đúc tiền sẽ sử dụng tiền tệ của hệ thống phát hành, in thêm dòng chữ “Thần Thánh quốc độ” ở một mặt, mặt kia in thêm quốc huy là hình con rùa.
Tổng chi phí chỉ có kim tệ, không đáng kể.
Thời gian còn lại Giang Phong tranh thủ xử lý quốc sự, chờ đến chiều Nữ Oa Tổ Miếu sẽ hoàn công.
Mỗi tòa Tổ Miếu đều phải mất ngày xây dựng, là kiến trúc xây dựng tốn thời gian nhất mà Giang Phong được biết.
Cuối buổi chiều, cũng như lần trước, cư dân của Nguyên Thành tề tụ về trước Tổ Miếu tham dự lễ hoàn công.
Giang Phong cũng thống lĩnh văn võ quan viên chuẩn bị sẵn sàng.
Khi tất cả các bộ phận của Tổ Miếu hoàn toàn quy vị, viên đá cuối cùng được đặt xuống đúng vị trí, lập tức mây trắng hiện khắp bầu trời, kim quang chiếu rực mặt đất.
Cầu vồng bảy sắc hiện ra.
Trời giáng điềm lành.
Thiên không ngũ âm réo rắt, tiếng ca ngâm truyền xuống nhân gian :
“Hãy uy nghi trang nghiêm kính cẩn
Trống chuông khua rộn rã tưng bừng
Thâm trầm tiếng trống vang lừng
Thanh cao chuông khánh nhịp nhàng vang lên.
Tấu nhạc để tổ tiên nghe đến
Yên lòng mà hiển hiện về đây,
Cúng sao trang trọng đủ đầy,
Tổ tiên vĩ đại, thiêng liêng vô cùng.
Chư thần được hưởng chung lễ vật
Chủ tế thì rõ thật phúc thay !
Tổ tiên chúc phúc ban ngay
Trăm năm thọ mệnh phúc trời đền cho.
Việc cúng tế hợp thời thuận lễ
Mọi sự đều triệt để tận tình
Cho nên con cháu hậu sinh
Chớ nên phế bỏ, giữ gìn dài lâu.”
Âm nhạc ca thanh từ trên không trung truyền xuống, chúng quân dân đồng loạt phục xuống vái lạy.
Toàn trường lặng im phăng phắc.
Không khí đầy vẻ trang nghiêm thành kính.
Giang Phong một mình bước vào Tổ Miếu, đến trước Thần tượng nghiêng mình vái lạy.
Lập tức, vạn trượng hào quang từ Tổ Miếu chiếu thẳng lên không trung, soi sáng cả vùng.
Thiên địa linh khí hội tụ, ngưng lại thành sương, không gian thoáng mát thanh tân.
Âm nhạc, ca thanh lại trỗi lên giữa trời cao :
“Hùng cường lãnh thổ sửa sang,
Trị vùng đất nhỏ, đàng hoàng thuận xuôi.
Nước to nhận cũng êm trôi,
Lễ nghi gìn giữ, quân dân một lòng.
Chín châu tề chỉnh yên lành,
Phong Khê, An Phú, Nguyên Thành giàu sang.
Đông phương Giang bắc mở mang,
Gây nên công đức vạn năm lưu truyền.”
Tiếp đó, Giang Phong nghe thấy hệ thống thông báo :
- Đinh.
Chúc mừng Thiếu Quân hoàn mỹ hoàn thành duy nhất đặc thù nhiệm vụ “Trùng chấn Tôn miếu”, công đức vô cùng, đặc tưởng lệ vạn công đức, Bản vẽ đặc thù kiến trúc.
- Đinh.
Chúc mừng Thiếu Quân khai khải duy nhất đặc thù liên hoàn nhiệm vụ “Tam Tổ đồng nguyên”.
Tiếp đó, một đoạn ảnh tượng hiện lên trong mắt Giang Phong.
Một ngọn núi cao, quanh năm mây phủ, linh khí tụ hội, cảnh sắc tú lệ, vạn vật tràn đầy sức sống.
Đó chính là Thần Sơn.
Trên đỉnh Thần Sơn có quần thể Tôn miếu, thờ phụng tổ tiên nam phương chư tộc.
Giữa quần thể Tôn miếu, đứng hàng thứ ba là Đế Giang Tôn miếu, cũng là nơi thờ phụng tổ tiên Giang tộc.
Đoạn ảnh tượng đến đấy là kết thúc.
Nhiệm vụ của Giang Phong là đến Thần Sơn thỉnh cầu Giang tộc tặng cho Bản vẽ Đế Giang Tổ Miếu (thiết kế từ Đế Giang Tôn Miếu), rồi mang về Nguyên Thành xây dựng.
Ba tòa Tổ Miếu đại diện cho Tam đại Cổ Thần tộc hoàn thành, liên hoàn nhiệm vụ cũng sẽ kết thúc.
Đây chính là nhiệm vụ cuối cùng trong loạt liên hoàn nhiệm vụ này.
Kiểm tra đặc thù kiến trúc được tưởng lệ, Giang Phong vừa thất vọng lại vừa vui mừng :
“Bản vẽ thần bí : đặc thù vật phẩm; yêu cầu : trung vị thần hoặc tương đương.”
Bản vẽ này không biết là kiến trúc gì, nhưng đã là thần bí, lại yêu cầu cao như vậy, chắc chắn không phải tầm thường, đành phải chờ vậy.
Giang Phong cẩn thận cất vào Mật khố.