Vương Mệnh

chương 433: 433: thuyền thượng mật đàm

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

Dòng sông Giang cuồn cuộn chảy, sóng gợn nhấp nhô, tung bọt sóng trắng xóa.

Từ bao đời nay, dòng sông Giang vẫn xuôi chảy về đông, mang đến sự phì nhiêu cho cả vùng lưu vực.

So với sông Hà hung hãn ở phía bắc, sông Giang có vẻ hiền lành hơn nhiều, ít gây ra thiên tai lũ lụt, là con sông mẹ hiền hòa của những cư dân sinh sống ở hai bên bờ sông, cũng như cả một vùng lưu vực rộng lớn.

Trường Giang, Hoàng Hà là những tên gọi có từ thời sau này.

Trước đây, ít nhất cho đến cuối thời Bắc Ngụy, Ly Đạo Nguyên tiên sinh (sinh năm hoặc – mất năm ) viết bộ sách “Thủy Kinh chú”, đã gọi Trường Giang là Giang thủy, Hoàng Hà là Hà thủy, tức sông Giang, sông Hà; cũng giống như Lạc thủy, Vị thủy, Hán thủy, Hoài thủy, ...!là sông Lạc, sông Vị, sông Hán, sông Hoài, ...

“Thủy Kinh chú” (水 經 注) có nghĩa là chú giải cho bộ sách “Thủy Kinh” (được viết vào thời Tam quốc).

Nhưng thực tế, “Thủy Kinh chú” chỉ lấy “Thủy Kinh” làm đề cương, ghi chép rõ ràng con sông lớn nhỏ (“Thủy Kinh” chỉ ghi chép con sông), cùng những di tích lịch sử, sự tích nhân vật, thần thoại, truyền thuyết, ...!có liên quan, là bộ sách được cho là “tổng hợp tính địa lý trước tác”, “tối toàn diện, tối hệ thống” của Trung Hoa xưa.

Trong sách còn ghi chép lại nhiều văn bia, thơ văn, dân ca ca dao, nhiều văn hiến sau này đã bị thất lạc, nên không chỉ rất có giá trị văn học, mà còn được xem là một đại danh tác, một nguồn tư liệu quan trọng.

Ly Đạo Nguyên tiên sinh được xem là một nhân vật quan trọng trong văn hóa Trung Hoa, thậm chí từ thời Minh, Thanh đã hình thành môn “Ly học”, chuyên nghiên cứu “Thủy Kinh chú”; rồi sau này lại phân chia thành ba học phái : khảo cứ học phái, từ chương học phái và địa lý học phái; đủ thấy địa vị của Ly Đạo Nguyên tiên sinh và “Thủy Kinh chú” cao đến mức nào.

Bộ sách gồm có quyển, thì trong đó từ quyển nhất đến quyển ngũ đều có tựa đề là “Hà thủy”, viết về sông Hà, tức Hoàng Hà ngày nay; và từ quyển đến quyển đều có tựa đề là “Giang thủy”, viết về sông Giang, tức Trường Giang ngày nay.

Mọi người nên biết, trong tiếng Hán cổ thì sông nhỏ gọi là “xuyên” (川), sông lớn gọi là “thủy” (水), còn giang, hà sau này mới có.

Ngôn quy chính truyền, trên dòng sông Giang lúc này có một đội thuyền gồm chiếc Đại Lâu thuyền, loại thuyền lớn nhất thời bấy giờ, đang giương buồm thẳng tiến.

Đội thuyền này có chiếc thuộc về Thần Thánh quốc và chiếc thuộc về Kinh triều, đang xuôi dòng sông Giang tiến thẳng đến Tam Giang Khẩu, nơi hợp lưu giữa sông Giang và sông Hán.

Trong tịnh thất trên chiếc lâu thuyền hoa mỹ nhất, Giang Phong đang cùng các thủ hạ thân tín luận bàn công việc.

Theo hộ giá lần này, đáng gọi là thân tín thì có Giang Thạch Khê, Hàn Thế Kiệt và mưu sĩ Ngô Bang (hào xưng Ngô đại biến thái).

Lúc này, Giang Thạch Khê đang cầm một mảnh da dê nhỏ, đọc những thông tin ghi trên đó, rồi nói :

- Đại nhân.

Có tin tức rằng tối hôm nay bọn Hán quốc sẽ có đại hành động, chiếu theo những dấu tích điều động binh mã, thuộc hạ suy đoán rằng bọn chúng sẽ cử đại quân tập kích quốc đô của Đại Sở quốc là Dự Nam trấn.

Mỗi một đại quốc đều có hệ thống tình báo của riêng mình, Thần Thánh quốc cũng không ngoại lệ.

Mà Thần Thánh quốc chỉ có một mình Giang Phong là người chơi, lại ít quản lý việc triều chính, gần như là một NPC thế lực, nên đương nhiên hệ thống tình báo toàn do NPC cấu thành, hiệu suất rất cao (trong game, người chơi thu thập tình báo không tiện lợi bằng NPC).

Giang Thạch Khê theo Giang Phong từ rất sớm, là một trong những nguyên lão của Thần Thánh quốc (tức những người theo Giang Phong từ trước khi Giang Phong kiến quốc xưng vương), rất được Giang Phong tin tưởng, được giao cho phụ trách hệ thống tình báo này.

Nghe Giang Thạch Khê nói vậy, Ngô Bang hỏi :

- Lực lượng song phương thế nào ?

Giang Thạch Khê nói :

- Tổng quân lực của Hán quốc là ba vạn, với . kỵ binh tinh nhuệ.

Tổng quân lực của Đại Sở quốc là hai vạn rưỡi, với . kỵ binh, toàn là ô hợp.

Tuy quân lực của Đại Sở quốc kém hơn Hán quốc cả về số lượng và chất lượng, nhưng có thêm sự viện trợ của Dĩnh Thủy Liên minh nên vẫn còn tạm cầm cự được.

Ngô Bang nói :

- Nói vậy nghĩa là nếu bọn Hán quốc tập kích thành công thì Đại Sở quốc sẽ có cơ mất nước ?

Giang Thạch Khê gật đầu nói :

- Đúng thế.

Và lần này bọn Hán quốc rất có cơ hội thành công.

Bọn Đại Sở quốc quá ngu muội, bị bọn Hán quốc dương công thu hút đại lượng quân lực về phía Tùng Dương trấn ở biên cương, thành ra ở quốc đô chẳng còn lại bao nhiêu binh mã cả, có giữ nổi quốc đô hay không cũng còn là vấn đề.

Quốc đô của Đại Sở quốc chỉ ở cấp độ trấn, nên bờ tường bao quanh không được kiên cố như tường thành, đương nhiên sức phòng thủ cũng không cao.

Lại thêm quân đội của Đại Sở là quân ô hợp, nếu bị tập kích, không có sự chuẩn bị từ trước thì khó lòng chống nổi đại quân tinh nhuệ của Hán quốc, và rồi quốc đô thất thủ là điều khó tránh khỏi.

Một khi quốc đô thất thủ, thì uy tín của quốc chủ và quốc gia đại giảm, dù đối với người chơi ảnh hưởng không nhiều, nhưng đối với NPC thì cả quân tâm và dân tâm đều suy giảm nghiêm trọng; đối với NPC phổ thông dân chúng thì năng lực sản xuất giảm, đối với NPC sĩ binh thì sĩ khí và chiến lực giảm, hậu quả đều rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quốc lực, quốc vận.

Ngô Bang nghe rồi, ngẫm nghĩ một lúc rồi quay sang hỏi Giang Phong :

- Đại nhân có định can thiệp vào vụ này không ạ ?

Giang Phong nói :

- Đương nhiên phải can thiệp.

Chủ trương của bản triều ngay từ đầu là duy trì chiến tranh ở Hán – Hoài lĩnh địa để xuất khẩu vũ khí vật tư, vì vậy không thể để Đại Sở quốc bị diệt quốc được.

Trầm ngâm giây lát, Giang Phong lại nói :

- Bản triều bị điều kiện địa lý hạn chế, sức hưởng đối với các thế lực ở vùng Hán - Hoài kém hơn các nước khác nhiều.

Nếu không sử dụng chút thủ đoạn, e rằng chút ít ảnh hưởng hiện tại sau này cũng không còn tồn tại.

Chỉ khi nào các thế lực ở đó tranh chiến liên miên, phải cầu ở bản triều, thì mới có thể duy trì ảnh hưởng của bản triều được.

Giang Thạch Khê nói :

- Phải đấy ạ.

Dị nhân thế lực thường không thành tín, rất dễ theo gió trở cờ.

Chỉ có thể dùng lợi ích hay nguy cơ mới có thể chi phối được bọn họ.

Mà bản triều không tự nhiên mang lợi ích ra cho không bọn họ.

Chỉ có chiến tranh, chỉ có khiến cho bọn họ lâm vào nguy cơ thì mới là cách duy trì ảnh hưởng của bản triều tốt nhất.

Giang Phong gật đầu nói :

- Không sai.

Chính diện trùng phong hãm trận chỉ là hạ thừa.

Ngồi trong màn trướng định việc ngoài nghìn dặm mới là thượng thừa.

Tranh bá thiên hạ không chỉ dựa vào man lực mà thành đại nghiệp được.

Ngô Bang cũng nói :

- Vâng ạ.

Chính diện trùng phong hãm trận, làm sao sảng khoái cho bằng đứng sau lưng tính kế hại người.

Khiến cho địch nhân đến khi chết cũng vẫn không biết đối thủ là ai, bực tức đến trào máu, thế mới thật là sảng khoái.

Nên biết rằng đứng trong bóng tối, bí mật thao túng đại cục, trước mặt thì bình thường, nhưng sau lưng thì phiên vân phúc vũ; thiên hạ tưởng rằng đã biết ta, nhưng thật ra chẳng ai biết rõ ta cả; đó mới chính là cảnh giới thượng thừa.

Khiến cho địch nhân chết đi trong vô tri, trong bực tức, trong hồ đồ, chính là lạc thú lớn nhất của thuộc hạ đấy ạ.

Hàn Thế Kiệt nhìn Ngô Bang, lắc đầu lẩm bẩm :

- Ngô đại biến thái.

Giang Phong mỉm cười nói :

- Không đâu.

Đó chỉ mới là trung thừa mà thôi.

Ngô Bang ngạc nhiên hỏi :

- Vậy thế nào mới là thượng thừa ạ ?

Giang Phong mỉm cười nói :

- Dương mưu.

Địch nhân biết rõ ràng là mưu kế, nhưng không thể không chui vào, đó mới là cảnh giới thượng thừa.

Còn âm mưu quỷ kế chỉ là trung thừa mà thôi, khi gặp tuyệt đối thực lực sẽ không còn mấy tác dụng.

Nên biết rằng, Gia Cát Lượng thời Tam quốc nổi tiếng lắm mưu nhiều kế, nhiều lần dùng kế chiến thắng địch nhân, nhưng rồi cuối cùng vẫn không thể tránh khỏi kết cục binh bại thân vong, Thục triều mất nước.

Ngô Bang ngẩn người một thoáng, rồi gật đầu nói :

- Đại nhân dạy phải ạ.

Thuộc hạ cần phải tu tập thêm nữa mới được.

Giang Phong nói :

- Được rồi.

Phái người báo tin cho phía Đại Sở quốc biết, để còn có thời gian đề phòng.

Ngô Bang hỏi :

- Nếu như bọn họ vẫn bại trận, Dự Nam trấn thất thủ thì sao ạ ?

Giang Phong nói :

- Nếu như bọn họ đã có chuẩn bị thỏa đáng, mà vẫn bại trận, để mất quốc đô, thì không đáng để bản triều tiếp tục phù trì nữa.

Bản triều sẽ chọn đối tượng khác, như Dĩnh Thủy Liên minh chẳng hạn.

Ngô Bang gật đầu nói :

- Vâng ạ.

Hy vọng bọn họ dù có bại trận cũng khiến cho Hán quốc phải chịu thiệt hại nặng nề.

Giang Phong nói :

- Thật ra đã có ưu thế chủ chiến trường, địa lợi nhân hòa gồm đủ, mà còn bại trận nữa thì có thể nói trí mưu của bọn họ có vấn đề, khiến ta rất thất vọng.

Ngô Bang, Giang Thạch Khê đều khen phải, rồi Ngô Bang lập tức truyền tin đi.

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio