Thấy sắc mặt Thẩm Phụ dần dần trở nên không dễ nhìn, Kiều Nguyễn đột nhiên muốn trêu ghẹo anh một chút.
Cô học giọng điệu của mấy cô gái đứng đường, ngoắc ngoắc cánh tay anh: “Đi cùng em không anh giai, em giảm giá cho.”
“Được.”
Thẩm Phụ hoàn toàn không có bất kỳ cảm giác không thoải mái nào.
Ngược lại còn chủ động nắm tay cô.
Người hoảng loạn lại thành Kiều Nguyễn.
Cô rút tay ra, ánh mắt né tránh nhìn về nơi khác: “Anh thuần thục thế.”
Thẩm Phụ cười cười: “Đại khái là không thầy dạy cũng hiểu.”
Lại còn đắc ý nữa, nghĩ là cô khen anh thật chắc.
Thẩm Phụ không để Kiều Nguyễn tiếp tục tiễn anh nữa, anh sợ lát nữa cô về nhà không an toàn: “Em về đi.”
Kiều Nguyễn nói: “Đường xuống núi không dễ đi, anh nhớ cẩn thận.”
“Ừ, anh biết rồi.”
Anh dịu dàng đáp.
—–
Tối hôm đó, Kiều Nguyễn ngủ không ngon.
Trong nhà có chuột cứ chạy tới chạy lui trong phòng, cô hơi sợ nên mở đèn suốt cả một đêm.
Ở nông thôn phần lớn đều dậy sớm, năm sáu giờ đã ra ngoài ruộng làm việc.
Kiều Nguyễn bị tiếng nói chuyện bên ngoài đánh thức.
Giọng của bà nội rất lớn, lúc này đang khoe với hàng xóm: “Bác sĩ chủ nhiệm của bệnh viện số , hình như còn là cái gì mà cố vấn tiến sĩ, tôi cũng không hiểu, chắc là thầy giáo. Mua nhà ở Giang Bắc rồi, người cũng cao ráo, cao hơn Đại Mãn nhà cô nhiều.”
Lập tức có người đón ý nói hùa: “Sức quyến rũ của Tiểu Nguyễn nhà thím được đấy.”
“Tiểu Nguyễn nhà chúng tôi cũng là cao tài sinh, là tiến sĩ! Thừa sức xứng với cậu ta.”
Kiều Nguyễn đột nhiên cảm thấy hơi đau đầu.
Cô biết ngay là sẽ thành thế này mà.
Bà nội làm xong bữa sáng, lên nhà gọi Kiều Nguyễn dậy.
Trời lạnh, cô chậm rì rì mặc quần áo xong đi ra ngoài rửa mặt.
Trên bàn có bánh bao thịt và cháo thịt nạc.
Thịt là nhờ người xuống dưới chân núi mua hộ.
“Vỏ bánh bao bà tự cán đấy, da mỏng nhiều nhân, ở bên ngoài không ăn được cái ngon thế này đâu.”
Kiều Nguyễn cầm bánh bao, cắn từng miếng nhỏ một ăn.
Bà nội vẫn ngồi ở ghế đối diện nhìn cô chằm chằm.
Biết bà có chuyện muốn hỏi, Kiều Nguyễn bỏ miếng bánh bao cuối cùng vào trong miệng: “Sao vậy ạ?”
Bà hỏi cô: “Người bạn kia, về rồi à?”
Quả nhiên là hỏi cái này.
Kiều Nguyễn uống một ngụm cháo: “Còn ở Đa Trấn ạ.”
Bà nội yên tâm, oán trách Kiều Nguyễn không hiểu phép tắc: “Người ta tới Đa Trấn một chuyến mà con cũng không làm hết lễ nghĩa chủ nhà, không biết đường đưa người ta đi chơi.”
Kiều Nguyễn trả lời không chút để ý: “Đa Trấn có chỗ nào chơi được đâu ạ.”
“Ở đê dạo này hay có người thả đèn Khổng Minh, con cũng có thể dẫn cậu ta đi.”
“Đèn Khổng Minh có gì hay, còn dễ xảy ra hoả hoạn.”
Bà nội lại nổi nóng, hùng hùng hổ hổ nói: “Cái gì mà dễ xảy ra hoả hoạn, nhà nào cũng thả, đến lượt con thì không được? Đi học đại học lại học ra được cảm giác ưu việt về nhà.”
Cho dù có già đi nhưng tính tình của bà một chút cũng không thay đổi.
Kiều Nguyễn cuối cùng chỉ có thể gật đầu đáp ứng.
Cơm nước xong, bà nội gói mấy cái bánh bao bảo cô mang xuống núi.
“Đồ ăn chỗ chúng ta người ta ăn chưa chắc đã quen, con mang mấy cái bánh bao xuống cho cậu ấy nếm thử.”
Thấy bà hoàn toàn coi Thẩm Phụ thành cháu rể, Kiều Nguyễn vô lực giải thích: “Con với anh ấy thật sự không có quan hệ gì, bọn con chỉ là bạn học cấp ba thôi.”
“Vậy con càng phải tranh thủ nắm chắc.” Bà nội nói với cô: “Nha đầu Kiều Mỹ kia con còn nhớ không, hồi nhỏ hai đứa hay chơi chung đấy, mấy năm trước nó lấy chồng rồi, nhà trai cũng là do xem mắt, nghe nói có nhà ở Giang Bắc thì người trong nhà vội vội vàng vàng gả nó qua. Chỗ đó sao gọi là nhà được, nhà ngang thì có, rách nát tả tơi, một nhà sáu người chen chúc trong một phòng.”
Bà thấy Kiều Nguyễn không có phản ứng gì, cũng không biết cô có đang nghe hay không, vì thế duỗi tay véo một cái vào eo cô: “Con đừng có mà nghĩ con có bằng cấp cao thì có thể tìm được người tốt hơn, người ngày hôm qua rất tốt, bằng cấp cao, dáng dấp cũng đẹp, tuy rằng không cha không mẹ, nhưng nhìn cậu ta cũng là người biết thương người, con gả qua ít nhất cũng có người nuôi.”
Kiều Nguyễn bị đau rụt người lại: “Con không cần người khác nuôi.”
Bà nội hận sắt không thành thép cắn răng: “Người từng trải nói không nghe, gả cho ông chồng có năng lực tốt hơn nhiều tự mình có năng lực, trong nhà thuê giúp việc, việc nhà con cũng không cần phải làm.”
Kiều Nguyễn: “Sao bà biết mấy cái này?”
“Trong TV không phải đều diễn như vậy à?”
“…….”
Kiều Nguyễn cuối cùng bị bà nội đuổi xuống núi, nhưng cô cũng không dự định thật sự đi tìm Thẩm Phụ.
Nhìn bánh bao trong tay, cô lấy ra một cái, vừa đi vừa ăn.
Tới gần tết, thanh niên ra ngoài làm việc cũng đã trở lại.
Đầu tóc nhuộm thành đủ màu sắc, tốp năm tốp ba thành đàn.
Thậm chí đến cả phòng bida lộ thiên ven đường ngày xưa tiêu điều mà bây giờ cũng đông đúc.
Kiều Nguyễn cắn bánh bao, nước thịt trong đó chảy ra, cô lấy khăn giấy lau đi.
Vừa hay đúng lúc này thì gặp Thẩm Phụ.
Có vẻ như anh vẫn chưa quen với bánh bao to như bàn tay và màn thầu to tướng ở đây, anh chỉ cần một bát cháo gạo kê và một ly sữa đậu nành không đường.
Kiều Nguyễn vốn dĩ xoay người muốn chạy, nhưng nhìn Thẩm Phụ một thân một mình ở một nơi không liên quan đến mình, không hiểu sao lại cảm thấy có chút đáng thương.
Cô ngồi xuống đối diện, nhắc nhở anh: “Ở đây, mặc tây trang sẽ bị coi là bán bảo hiểm hoặc môi giới bất động sản.”
Thẩm Phụ đầu tiên là kinh ngạc cô đột nhiên xuất hiện, nghe được lời cô nói cũng chỉ cười cười: “Bởi vì về quê em, anh cảm thấy nên mặc chính thức một chút, cho nên cũng không mang quần áo khác, đều là tây trang.”
Hóa ra là có âm mưu.
Kiều Nguyễn hỏi anh: “Anh đến vì bà nội em à?”
Thẩm Phụ lắc đầu, cười nói: “Vì em, nhưng cũng phải để cho trưởng bối có ấn tượng tốt.”
Thật ra Thẩm Phụ không hề giống bán bảo hiểm hay môi giới bất động sản.
Tây trang định chế, dáng người tam giác ngược quá rõ ràng, chân cũng rất dài.
Bất kể đứng ở nơi nào cũng là sự tồn tại chói mắt nhất.
Trên người Thẩm Phụ, thứ không cho phép người khác nghi ngờ thì ngoại trừ chỉ số thông minh của anh, chắc chắn là vẻ bề ngoài.
Kiều Nguyễn nhìn cái bánh bao cuối cùng trong tay mình, có chút chột dạ lấy khăn giấy lau miệng.
Đưa túi giấy cho anh: “Bà nội bảo em đưa cho anh, bà tự làm.”
Thẩm Phụ nhìn dầu mỡ trên môi cô, nhẹ giọng cười cười, lau khô giúp cô: “Bà nội chỉ đưa cho em một cái à?”
Kiều Nguyễn theo bản năng né tránh anh đụng vào, Thẩm Phụ cũng hoàn toàn không để ý, dùng túi giấy cách ngón tay, cắn một miếng.
Kiều Nguyễn chột dạ nói sang chuyện khác: “Ăn ngon không?”
Anh nhai kỹ nuốt chậm gật đầu: “Cũng được.”
Kiều Nguyễn nói: “Yêu cầu của anh cao quá.”
Thẩm Phụ cười cười, sửa miệng nói: “Ăn rất ngon.”
Thời gian cao điểm ăn sáng, Kiều Nguyễn chiếm vị trí cũng không tiện không gọi món gì.
Cô gọi một bát mì và một bát tào phớ: “Thêm nhiều đường.”
Người ở đây thích ăn tào phớ mặn nhưng Kiều Nguyễn không thích ăn mặn, cho nên mỗi lần đều thêm đường.
Cháo trong bát của Thẩm Phụ chưa uống được mấy ngụm, anh buông muỗng, rút tờ giấy khăn lau miệng.
Kiều Nguyễn hỏi anh: “Không hợp khẩu vị anh à?”
Anh lắc lắc đầu: “Không muốn ăn.”
Ẩm thực Phái Thành và Giang Bắc khác nhau một trời một vực, hơn nữa bản thân Thẩm Phụ vốn là người bắt bẻ.
Vừa tới Giang Bắc nhất định ăn không quen, cũng ăn không nổi.
Kiều Nguyễn nói: “Còn không bằng cứ ngoan ngoãn ở Phái Thành.”
Thẩm Phụ lại cười: “Dù sao cũng phải cân nhắc thiệt hơn.”
Kiều Nguyễn nghi hoặc ngước mắt: “Hửm?”
Anh cười với cô: “So với cái lợi trước mắt thì việc không thích ứng với nơi này cũng chẳng đáng gì.”
Ít nhất cũng có hiệu quả, không phải sao.
Ít nhất Kiều Nguyễn đã không giữ khoảng cách cách với anh giống như trước đây nữa.
Mì nóng bưng lên, Kiều Nguyễn quấy một chút, tay vừa cầm lấy cái muỗng của lọ ớt cay, lại đột nhiên nhớ tới cái gì.
Cô buông tay, sang bên cạnh cầm bát giấy dùng một lần.
Xẻ một nửa mì sang, đặt trước mặt Thẩm Phụ: “Không cay.”
Thẩm Phụ nhìn Kiều Nguyễn đang thả ớt vào trong bát mình, rũ mắt cười khẽ.
“Em đang lo lắng anh ăn không no à?”
Ngữ khí rất nhẹ, lại mang theo một ít chờ mong.
Không biết vì sao, tự nhiên Kiều Nguyễn không muốn làm anh thất vọng.
Cho nên cô không trả lời.
Không phủ nhận, cũng không thừa nhận.
Nhưng với Thẩm Phụ, đây đã là đáp án tốt nhất.
Thẩm Phụ ăn hết sạch nửa bát mì kia.
Kiều Nguyễn nhớ tới bà nội nói, hỏi anh lần đầu tiên tới Đa Trấn có chỗ nào muốn đi không?
Thẩm Phụ bị hỏi đến nghẹn họng: “Anh đi đâu cũng được.”
Kiều Nguyễn không nói.
Thẩm Phụ bổ sung: “Có em đi cùng, đi đâu cũng được.”
Kiều Nguyễn nói: “Chỗ chúng em nhỏ hẹp cũng không có chỗ nào đẹp, quán bida bên đường rất nhiều người, một người chơi mười người xem, phỏng chừng anh cũng không muốn đi.”
Cho nên cô đương nhiên dẫn anh đến đê.
Lúc này trời vẫn còn sáng, không có cách nào thả đèn Khổng Minh.
Nhưng ở đê vẫn có rất nhiều người.
Kiều Nguyễn tùy tiện tìm vị trí trống ngồi xuống, hai người phía trước kia có lẽ đang xem mắt, tuy rằng ngồi cùng một cái ghế nhưng khoảng cách rất xa.
Kiều Nguyễn không có đam mê nghe lén, nhưng bất đắc dĩ vị trí quá gần, muốn không nghe cũng khó.
“Tôi nghe dì Chu nói, nhà em còn có hai em trai.”
“Vâng, một đứa học đại học, một đứa học cấp ba.”
“Học phí mỗi năm cũng không ít nhỉ?”
“Không ít.”
“Về mặt lễ hỏi em có suy nghĩ gì không?”
“Mẹ em nói ít nhất vạn.”
“ vạn quá nhiều, nếu em có thể mang về thì tôi có thể thương lượng với người nhà.”
“Lễ hỏi sao có thể mang về, đương nhiên là cho người nhà em.”
Đại khái là bởi vì chuyện lễ hỏi không hợp, hai người một phách hai tán, nháo đến không vui sướng.
Cảnh tượng như vậy Kiều Nguyễn cũng thường xuyên nhìn thấy.
Nơi xa xôi hẻo lánh, lễ hỏi chào giá cũng cao.
Cô nhìn Thẩm Phụ, trên mặt anh không có gì khác thường, phảng phất căn bản không nghe thấy.
Cũng có khả năng là nghe thấy, nhưng chuyện không liên quan đến anh, anh sẽ không lãng phí vào đó, cho dù là một giây.
Tò mò, nghi hoặc.
Tất cả đều không có.
Thẩm Phụ nhìn phía trước, có chút chăm chú.
Một lát sau, anh đột nhiên nói với Kiều Nguyễn: “Anh muốn ngồi cái kia.”
Kiều Nguyễn nhìn theo ánh mắt anh, thấy được con thuyền bỏ neo ở bên bờ.
“Bờ sông bên kia không có gì hay, toàn cát thôi, còn có mấy người nấu cơm dã ngoại, nhiều khói lắm.”
“Nấu cơm dã ngoại.” Anh như suy tư gì thu hồi tầm mắt: “Anh cũng muốn nấu cơm dã ngoại.”
Kiều Nguyễn: “……”
Cô không nhịn được: “Sao anh lại như trẻ con thế, thấy cái gì muốn cái đó.”