Xuyên Đến Cánh Đồng Lúa Xanh Xanh

quyển 1 chương 25: vay tiền

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

tiến vào tháng mười, thời tiết đã rất lạnh, người lớn trẻ con trong nhà đều mặc vào áo bông quần bông mỏng. Trong thôn có nhà không có điều kiện làm cả áo bông mỏng và dày, liền làm một bộ thật dày, cả mùa đông sẽ mặc một bộ này. nhà Tây Viễn dựa theo lời Tây Viễn, trong nhà vô luận người lớn hay tiểu hài tử, bình thường ngoài một bộ áo bông quần bông mỏng vừa người, áo bông quần bông dày ra, còn làm một bộ áo bông to, chuyên dùng để mặc xuất môn khi thời tiết rét lạnh.

Hiện giờ, Tây Văn Minh cách mỗi ba ngày phải đến thành Ngạn Tuy, đi sớm về trễ, bên ngoài càng lạnh hơn. kiện áo bông dày kia bà nội sớm làm cho ông, khi đưa đồ ăn thì mặc lên người, một chút cũng không lạnh. Tây Viễn dặn dò Tây Văn Minh, hỏi Kỳ chưởng quầy xin lông ngỗng sau khi Tụ Đức Lâu giết ngỗng về, chuẩn bị cùng bà nội và mẹ nghiên cứu xem có thể làm ra một món áo lông cho cha mặc không. dù sao hiện tại vừa mới đầu đông, chưa tới lúc trời lạnh chân chính, vào đông ngày rét Tây Văn Minh còn chạy như vậy thì thực chịu tội, áo bông dày trên người có thể cũng không chống cự nổi hàn khí phương bắc. giầy trên chân, khi Tây Viễn đến trấn Vạn Đức thấy có bán giày da dê bèn mua cho cha một đôi, Tây Văn Minh đi một hồi lại cởi xuống, nói là nóng đến chân vã mồ hôi, đợi khi nào lạnh hơn lại mặc.

cuộc sống trong nhà bình đạm trôi qua, mỗi ngày Tây Viễn đứng lên dạy ba gia hỏa học chữ, sau khi học chữ mới xong thì ôn tập một chút những chữ trước kia đã học qua, sau đó lại bảo ba đứa bé dùng vở chữ mẫu tập viết chữ. Ba gia hỏa rất cố gắng, cốt lõi anh trai dạy đều có thể nắm giữ, ngẫu nhiên có một lần Tây Viễn hỏi mà không đáp đc, chưa đợi Tây Viễn nói gì thì tiểu tử kia tự nó đã gấp đến muốn khóc trước, làm hại Tây Viễn còn phải đi dỗ.

Bởi vì đệ tử bớt lo, Tây Viễn dạy cũng thoải mái. Mỗi lần dạy học xong, Tây Viễn hay dùng chậu than trong nhà đun một ít chè lê, ông nội có tật ho khan, vừa đến mùa đông liền phát tác. Cho nên vào mùa thu, Tây Viễn cùng cha đã đến rừng một chuyến, hái về thiệt nhiều lê dại cất vào trong hầm ngầm. mặc dù có một ít bị nát hỏng, bất quá phần lớn đều bảo tồn hoàn hảo, cđ lâu ngày sẽ mất đi hàm lượng nước, ăn không mọng nước nhưng dùng để đun chè thì vừa khéo. lê dại vốn có chút mềm, Tây Viễn cắt lê thành khối nhỏ, bên trong cho thêm đường phèn, sau khi đun xong uống lên sẽ thấy chua chua ngọt ngọt vừa tiêu đàm vừa trừ hoả. cũng không biết là tác dụng của chè lê hay là tác dụng tâm lý, ông nội cũng nói mình năm nay ho khan ít hơn những năm qua. Tây Viễn đoán vẫn là tác dụng tâm lý lớn hơn một chút.

Mỗi lần đun chè lê cho ông nội, Tây Viễn đều mang cho hai đứa nhóc một phần, hiện tại lại tăng thêm một đứa Trụ Tử. Ban đầu Trụ Tử không chịu uống, hắn biết lê mặc dù là quả dại nhưng có thể bảo tồn đến hiện tại cũng không dễ dàng, mặt khác bên trong có đường phèn rất đắt tiền, xa hoa, nhà hắn quanh năm suốt tháng cx chưa chắc mua một lần. cho nên mỗi lần Tây Viễn cho hắn, tuy miệng thèm đến chảy dãi ròng ròng, hắn vẫn lắc đầu không chịu lấy, Tây Viễn cho hắn nữa, hắn liền xoay người chạy trốn cực kỳ nhanh. Sau này vẫn là bà nội nói với Vương Tam bà, bảo bà về nhà nói cho cháu đích tôn, sau này Tây Viễn cho cái gì thì không nên khách khí, cứ cầm là đc. Vương Tam bà cũng biết, hiện giờ Tây Viễn đã chấp nhận Trụ Tử, cũng không coi hắn là người ngoài, nếu tự khách khí ngược lại trở nên mất thân, cho nên về nói đạo lý với Trụ Tử, Trụ Tử mới thoải mái cùng Tây Vi Vệ Thành hưởng thụ thức ăn ngon Tây Viễn làm.

Bất quá, đám người Vương Tam bà luôn lấy một ít đồ ăn nhỏ, ít thấy cho nhà Tây Viễn. Đều là người sống đứng đắn, ai cũng ngại ăn chùa uống chùa đồ của người ta chứ không chỉ có tiểu hài tử.

Hôm nay, Tây Viễn đang ở trên giường xem mấy tiểu tử kia viết chữ thì cánh cửa gian giữa loảng xoảng vang lên một tiếng, Tây Viễn chỉ nghe hình như là tiếng của thím họ Từ hàng xóm phía đông. nhà Tây Viễn tuy cùng nhà họ Từ kế cận nhưng cũng không quá thân cận. người nhà họ Từ trước kia không nhìn trúng nhà họ Tây, ông cụ bà cụ nhà họ Tây thật ra anh dũng (ý là tài giỏi), đáng tiếc lớn tuổi, vợ chồng Tây Văn Minh đều hiền lành, vừa nhìn chính là không có tiền đồ gì, cho nên gặp mặt làm như không thấy, bình thường rất ít kết giao thực chất.

Nhà họ Từ có tứ đứa con trai, ba người sau khi thành thân đã phân ra ngoài, ở thôn khác xây nhà gạch mộc, hiện tại thím Từ và con cả Từ Lâm cùng sống. trong mắt nhà họ Từ, con cả Từ Lâm so với con cả nhà láng giềng Tây Văn Minh mạnh hơn nhiều, lớn lên thân cao mã lớn, lại giao tế rộng rãi, đều từng có qua lại cùng phần lớn nam nhân có bản lĩnh trong thôn, bình thường không có việc gì còn có thể đến trấn Vạn Đức làm công, so với trang hộ nông gia bình thường kiếm đc nhiều tiền hơn. Cho nên bọn họ đối với nhà họ Tây sống thành thật ở mặt ngoài khách khí, trên thực tế ở trong lòng có chút không để vào mắt. Bà nội và ông nội trong lòng tựa như gương sáng, biết một vài nhà mắt nhìn cao nên bình thường cũng không chủ động đi lại.

Hôm nay thím Từ đến cũng không biết có chuyện gì. Thím Từ kỳ thật so với bà nội nhỏ không được mấy tuổi, cũng không biết người trong thôn xưng hô thế nào, thật sự so với ông nội bà nội vai vế nhỏ hơn. Tây Viễn cũng không quá để tâm, dù sao bình thường qua lại không nhiều lắm, nhưng nhà mình cùng nhà họ Từ cũng không phải là không có một chút lui tới.

Qua nửa ngày, bà nội từ gian giữa vào nhà chính, sắc mặt có chút khó chịu. Bởi vì có mấy tiểu tử ở đó nênTây Viễn nhẫn nhịn không hỏi, thấy bà nội nhấc đầu vói vào trong tủ treo quần áo, sờ soạng nửa ngày lấy ra một cái áo choàng ngắn vải xanh bọc thành bọc nhỏ. Tây Viễn biết bên trong áo choàng ngắn vải xanh là một bao vải bông, trong bao vải là một cái khăn cũ, bên trong khăn gói tiền vụn tiêu vặt trong nhà.

Bà nội lấy tiền làm gì? Tây Viễn thấy bà nội quay lưng đi, mở khăn ra cầm lấy tiền từ bên trong, chẳng lẽ thím Từ đến đây vay tiền bà nội ư?

Tây Viễn mang theo nghi hoặc nhìn bà nội cất áo choàng ngắn vải xanh lại trong tủ quần áo, dùng một tấm khăn vải gói tiền đồng lại rồi ra ngoài.

Một lát sau, Tây Viễn nghe được tiếng tiễn khách của bà nội và mẹ. Hắn dặn dò mấy hài tử còn đang nghiêm túc viết chữ xong, mình thì xuống kháng đi vào gian giữa.

Trong gian giữa, bà nội tiễn xong khách, đang ngồi ở trước khay đan trên bàn, vừa xát ngô vừa xuất thần.

“Bà ơi, vừa rồi thím Từ đến là có chuyện gì thế ạ?” Tây Viễn nhỏ giọng hỏi.

“Đến vay tiền!” Bà nội cũng nhỏ giọng trả lời.

“Vay tiền ư? nhà họ chẳng phải rất tốt sao, vay tiền làm gì ạ?” Tây Viễn có chút tò mò, lấy bộ dạng mắt cao hơn đầu của nhà họ Từ sẽ chạy đến nhà người ta vay tiền ư?

“Nói là Từ lão đại đến thị trấn giao địa tô tử bị người đánh, phải bồi người ta mấy lượng bạc.” ngô trong khay đan gần đầy, bà nội bưng khay đan đi, Tây Viễn giữ túi bên cạnh giúp bà nội cất ngô vào trong túi.

“Hắn đi hiến lương, đánh người để làm chi?”

“cháu còn không biết đó thôi, lúc giao thuế má có đôi khi gặp đc công sai trong nha môn dễ nói chuyện, giao đủ số là đc, có đôi khi đụng tới kẻ thiếu đạo đức liền thiệt thòi lớn.” cái n ày Tây Viễn thật ra đã nghe ông nội và cha nói qua.

Triều đình chia ruộng đất thành ruộng thượng đẳng, ruộng trung đẳng và ruộng hạ đẳng, trong tam đẳng lại chia làm thượng trung hạ tam đẳng, và chín cấp, mỗi cấp ruộng thu thuế không giống nhau, căn cứ chế định triều đình chia theo sản lượng trên mẫu để tính, bất quá đều là ba mươi phú nhất, cũng chính là tỉ lệ :, tỷ như một mẫu sinh sản xuất ra ba mươi đấu lương thực thì phải dâng cho nha môn một đấu.

Theo lý mà nói thuế má này cũng không tính là nặng, nhưng thường xuyên có nhà dịch trong nha môn phụ trách thu thuế lương thực lại mưu lợi bất chính từ bên trong, bọn hắn sẽ nói màu sắc lương thực không tốt không đạt, phải giao thêm để bù vào; hoặc là khi cân dùng hộc to làm dụng cụ, dân chúng dâng lương phải bỏ lương thực vào hộc để tính mức lương thực, cho lương thực vào không chỉ cần đầy mà còn phải có ngọn, sau đó chủ quản thuế lại dùng chân đá mấy lần, khi đá sẽ có lương thực tràn ra rớt xuống đất, lương thực tràn ra này dân chúng không được quét về, nghe nói là để bù lại hao tổn trong quá trình chứa đựng và vận chuyển, trên thực tế đều do người trong nha môn chia chác lẫn nhau. Đây gọi là “Lâm tiêm đá hộc”. Đôi khi đụng tới quan lại nhỏ nhẫn tâm, giao thêm mấy đấu lương thực đều là chuyện thường.

Cho nên năm nay thuế ruộng nhà Tây Viễn không giao lương thực mà là dùng tiền để nộp, một là vì lương thực trong nhà vốn không nhiều lắm, mặt khác là vì tránh chịu cơn giận không đâu này.

Hôm nay Từ lão đại Từ Lâm cùng với các anh em đi dâng thuế đất, kết quả đụng phải tên công sai có lòng tham, bị người ta đá hộc kinh quá, Từ lão đại trong lòng nóng nảy, bất quá biết mình là dân chúng bình thường không thể trêu vào người trong nha môn cho nên nhẫn nhịn không hé răng. Bởi vì tâm tình không tốt nên lúc đi ra không chú ý cùng với thôn dân cũng dâng lương thực động chạm một chút, hai người ai cũng không nghẹn liền đánh nhau, ba anh em khác nhà họ Từ gì cũng không nói, đồng loạt mà lên đánh người ta một trận ra trò. khi đánh người thì thống khoái nhưng người ta cũng có thôn dân cùng thôn cùng họ thân thích ở đó, cuối cùng song phương trải qua điều giải, nhà họ Từ đánh người phải bồi thường người bị đánh ngân lượng làm tiền thuốc men.

“Ôi, quanh năm suốt tháng trồng ra chút đồ không dễ dàng mà!” Bà nội thở dài.

“Bà ơi, bà nhìn xem, đâu đến lượt nhà mình lo chuyện nhà người ta.” Tây Viễn khuyên bà nội.

“vậy cũng phải, vẫn là cháu đích tôn của bà nói rất đúng.” Bà nội cười cười.

“Bà ơi, trong lòng bà có phải còn có chuyện khác làm bà cần suy nghĩ phải không?” Tây Viễn thấy bà nội không giống đã thật sự buông hết toàn bộ.

“cái gì cũng không giấu diếm được thằng Viễn nhà mình mà.” Bà nội cười khổ một cái.

“Chuyện gì vậy ạ? bà nói đi.” Tây Viễn vội la lên.

“Cũng không có chuyện gì, bà giữ quy tắc cùng nhà họ Từ ít qua lại, bình thường đi lại cũng không nhiều, thím Từ hôm nay làm sao lại bỗng nhiên chạy đến nhà chúng ta vay tiền!” Bà nội lại thở dài.

“Bà ơi, bà có phải lo sau này trong thôn nhà ai có việc gì lại chạy đến nhà chúng ta vay tiền phải không? đưa cho lại sợ vạn nhất không đòi lại đc, không cho mượn thì lại vô duyên vô cớ đắc tội người ta đúng ko?” Tây Viễn cân nhắc hỏi.

“đúng vậy, bà cũng chỉ đoán vậy, cháu nói nếu đều đến nhà chúng ta vay tiền thì làm sao bây giờ!” Bà nội lo lắng nói.

“bà hôm nay đưa cho thím Từ bao nhiêu thế ạ?” Tây Viễn hỏi.

“Nàng công phu sư tử ngoạm hỏi mượn bà hai xâu tiền, bà nói nhà chúng ta không có nhiều như vậy, toàn bộ tiền đều dành ra mua lừa, trong nhà chỉ còn lại năm trăm văn, giữ lại ứng phó nhu cầu bức thiết và mua hàng tết. Cho nên chỉ cho nàng mượn đc bốn trăm năm mươi văn. bà còn tưởng rằng nàng ngại ít sẽ không nhận, không ngờ vẫn cầm.” Bà nội lo sợ bất an nói.

“Bà ơi, thế này không được, có tới vay tiền hay không thì tùy người khác, nhưng có cho muợn hay không còn không phải chính nhà ta nói mới tính, bà cần gì lo lắng ạ!” Tây Viễn bất đắc dĩ nhìn bà nội.

“Ai u, đúng vậy đấy, bà không để tâm vào chuyện vụn vặt, lúc trước khi chúng ta vay tiền người khác, bọn ho lúc đó chẳng phải có tiền không cho mượn ư? bà thật đúng là có hai đồng tiền liền không biết phải làm sao!” Bà nội cười nói.

“vâng ạ, chúng ta phải thương lượng cùng ông nội và cha mẹ một chút, sau này kiềm chế cho vay tiền, tránh được bao nhiêu thì tránh, bằng không làm bà nội lo hỏng người thì sao!” Tây Viễn vẻ mặt đau khổ, lắc đầu dỗ bà nội.

“cháu đứa nhỏ này!” Bà nội bất đắc dĩ lay đầu Tây Viễn, tự mình nghĩ cũng không nín được vui vẻ.

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio