Xuyên Đến Nữ Tôn Quốc

chương 197

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

Phan viện trưởng sáng hôm sau tỉnh giấc còn nghĩ hôm qua có lẽ mình uống say quá nên mới huyễn hoặc ra chuyện Hiểu Linh định cải tạo lại nơi này. Bà có chút không yên lòng mà thận trọng hỏi lại:

- Hiểu Linh. Ta hỏi trò cái này, nếu không đúng thì thôi nhé. Ngày hôm qua ta uống quá chén nên cũng không biết những gì mình nhớ được có đúng không.

Hiểu Linh lễ phép đáp:

- Dạ. Phan viện trưởng cứ hỏi, học trò sẽ trả lời thật ạ.

Phan viện gật gù rồi nói:

- Ta có nhớ trò nói sẽ thêm tiền vào và cải tạo lại thư viện Lam Kinh. Điều đó có thật chăng?

Hiểu Linh mỉm cười:

- Dạ thưa, điều đó là sự thật. Thật ra lần trước tới đây, học trò đã nhìn thấy vài thứ không được thuận mắt học trò lắm. Khi đó trong đầu học trò đã nghĩ, nếu ta có một thư viện riêng cho mình sẽ không để những thứ này xảy ra. Hôm qua khi nghe viện trưởng tâm sự như vậy.. học trò liền nghĩ tới bằng không bản thân cải tạo lại Lam Kinh thư viện một phen xem sao. Chính vì thế, học trò mới nói ra ý kiến đó.

Hiểu Linh không thể nói với Phan viện rằng cô đã nhắm tới Lam Kinh thư viện từ lần trước tới đây đi. Như thế thì dù ý tốt của bản thân bao nhiêu đi chăng nữa cũng vẫn để lại trong tâm người khác một cái gai vì nhòm ngó đồ vật của họ. Phan Sư Khương trong lòng mừng rỡ nhưng vẫn có chút thấp thỏm. Bà hỏi:

- Vậy… trò định cải tạo như thế nào?

Hiểu Linh nhẹ đáp:

- Học trò chưa có một kế hoạch cụ thể, chi tiết cho các công việc cần làm nên chưa thể nói cho Phan viện. Nếu thầy không chê cùng học trò đi dạo một vòng. Học trò sẽ chỉ ra vài cái bản thân không thích và muốn cải tạo. Còn chi tiết thế nào, ra tết học trò gửi Phan viện bản kế hoạch. Như vậy có được không ạ?

Phan Sư Khương không đợi được mà gật đầu:

- Tốt.. tốt… Vậy chúng ta đi dạo.

Vừa nói bà vội vàng vơ lấy chiếc áo định khoác tạm để ra ngoài. Hiểu Linh bất đắc dĩ giữ chặt tay bà ấy lại nói:

- Viện trưởng. Ngài lớn tuổi rồi. Đi dạo cũng không cần vội vàng như vậy. Ngài mặc lại cho ấm áp rồi chúng ta từ từ đi.

Phan viện trưởng khựng lại, ngẩn người nhìn bàn tay Hiểu Linh đang nắm chặt cánh tay bà. Một cái gì đó ấm áp len lỏi vào trong tâm. Bà đập nhè nhẹ lên mu bàn tay nàng:

- Được rồi. Ta không vội.

Hiểu Linh kiên nhẫn ngồi chờ Phan viện trưởng thêm áo, tất, giày, găng tay và cả mũ đội đầu rồi mới cùng nhau đi ra ngoài. Gió tháng Chạp lạnh đến cắt da cắt thịt. Hiểu Linh vô thức siết chặt hai tà áo lại. Cô quay sang hỏi Phan viện:

- Phan viện mặc vậy đã đủ ấm chưa? Cần mặc thêm không ạ?

Phan viện trưởng lắc đầu:

- Không cần.. vẫn ấm lắm. Một lát chúng ta còn đi bộ. Không sợ lạnh.

Hai người chầm chậm bước đi. Nơi gần với tiểu viện nhất chính là nơi nghỉ ngơi của các học giả và học sinh. Học giả thì không phải nói, mỗi người một tiểu viện nhỏ riêng với một phòng khách, hai gian nghỉ hai bên. Nhà ngang làm thư phòng. Phía đối diện chính là nhà bếp. Nơi này vừa vặn cho một gia đình nhỏ hoặc một chủ nhân và vài gia đinh sinh sống.

Đi tiếp một chút là chỗ nghỉ của học trò. Bên trong phòng cực kỳ đơn giản. Một tấm phản lớn được ghép lại trải dài từ đầu đến cuối phòng. Mỗi học trò diện tích chỉ có đủ trải một chiếu và ngăn cách với nhau bằng một bàn. Bàn đó cũng chính là nơi học tập của bọn họ. Đồ đạc cá nhân chỉ để ở cuối giường. Người nhiều đồ một chút liền có thể khiến mọi thứ trông thật hỗn loạn.

Hiểu Linh nói:

- Học trò trước tiên là muốn cải thiện chỗ ăn ở của học viên. Chỗ của các học giả thì không có gì để nói. Nhưng với học viên thế này thật quá bất tiện. Ít nhất phải để họ có không gian riêng một chút. Ai có nhu cầu làm gì cũng không quá ảnh hưởng đến người khác.

Hiểu Linh cũng không ngay lập tức nói ra phương án của mình. Cô đương nhiên nghĩ đến giường tầng ở ký túc xá trước đây. Giường tầng vừa có chỗ ngủ nghỉ lại đảm bảo tính riêng tư cho từng cá nhân. Hiểu Linh tính toán một phòng như thế này có thể để bốn giường, số lượng người không tăng mà không gian sinh hoạt tăng sẽ giúp người ta thoải mái hơn một chút.

Đi hơn một chút chính là sảnh ăn chung. Hiện giờ mọi người đã về hết nên mọi thứ vắng tanh, đìu hiu. Cô chỉ vào cái bàn gỗ dài thường dùng để các khay thức ăn và nói:

- Nơi này cách xa bếp nấu, lại không có thiết bị giữ ấm. Đồ ăn sẽ nhanh chóng nguội đi, học sinh đến sau ăn sẽ không được ngon miệng, đặc biệt là mùa đông xuân lạnh lẽo này. Học trò tính rời bếp nấu tới ngay sau sảnh ăn chung này để tiện chuyển đồ ăn cho nóng. Hơn nữa cải tạo lại chiếc bàn này thành chiếc bàn giữ ấm bằng hệ thống nước sôi luân chuyển liên tục với bếp nấu phía sau kia để cơm, đồ ăn cho học trò luôn được nóng sốt ngon miệng.

Phan viện vừa nghe vừa gật gù. Bà có chút trêu ghẹo nói:

- Trò thật lo lắng nơi ăn chốn ở.. chỉ còn thiếu điều lo cả chỗ đi vệ sinh nữa thôi.

Hiểu Linh gương mặt thản nhiên đáp:

- Thực ra học trò cũng đã nghĩ đến rồi. Nhà vệ sinh kia thật quá bẩn và lộn xộn. Ta sẽ cho xây dựng lại mới, đặt quy chế vệ sinh nghiêm ngặt. Viện trưởng… chỉ cần điều kiện sống được cải thiện. lượng học trò chắc chắn sẽ trở lại. Việc giữ chân các vị học giả phải nhờ đến ngài rồi.

Phan viện vui vẻ gật đầu:

- Được… ta tin tưởng kế hoạch của trò. Ta sẽ mặt dày viết thư cho các vị học giả để nói với họ những sự thay đổi sắp tới để họ ở lại với chúng ta.

Khi cơ sở vật chất đã hoàn thiện theo những gì cô mong muốn, Hiểu Linh mới bắt đầu bước tiếp theo: cải tạo lại phương thức dạy và học. Với cô phương châm quan trọng nhất chính là: học những thứ có thể giúp ích cho dân cho nước, học để làm quan tốt, xóa nhòa mâu thuẫn văn - võ. Chỉ cần lớp lớp những con người như vậy tỏa đi các xứ: dù là làm quan hay buôn bán làm ăn cũng sẽ dần kéo đất nước này đi lên, tạo phước cho thiên hạ.

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio