Sau khi Tả Phi Phi đi vào phòng Kim Phi, đêm đó không thấy ra nữa.
Còn quy trình sấy rong biển Kim Phi dạy cô ấy, và cả một vài kiến thức về hải sản, người ngoài không thể biết được.
Dù sao nhân viên hộ tống nữ gác đêm nói, đèn trong phòng Kim Phi đến tận tối muộn mới tắt.
Người bận rộn giống Kim Phi, còn có cả Trịnh Trì Viễn.
Vấn đề chuyên môn phải giao cho người có chuyên môn đi làm, công việc chính của Cục quản lý hàng hải đều liên quan đến biển, việc thành lập ngành như vậy, tất nhiên phải cần những người thực sự hiểu biết về biển.
Trịnh Trì Viễn đã dẫn dắt thủy quân nhiều năm, hàng năm đều bôn ba trên biển, Kim Phi biết anh ta là người hiểu rõ nhất về biển.
Vì vậy xế chiều hôm nay ở trong thư phòng, Kim Phi đã bổ nhiệm Trịnh Trì Viễn làm cục trưởng đầu tiên của Cục quản lý hàng hải, toàn quyền chịu trách nhiệm về việc chuẩn bị các công việc liên quan đến Cục quản lý hàng hải.
Để xoa dịu mối quan hệ giữa Hồng Đào Bình, cũng như tìm người để quản thúc Trịnh Trì Viễn, Đường Tiểu Bắc đã đề nghị cho Hồng Đào Bình đảm nhiệm chức vụ phó cục trưởng, nhưng Hồng Đào Bình đã từ chối.
Lý do là xưởng đóng thuyền rất bận rộn, lịch làm việc không đều đặn, thường xuyên không gặp được người, nên không phù hợp với vị trí quản lý.
Đường Tiểu Bắc vốn còn muốn kiên trì thêm, để anh ta ghi tên mình ở đấy, nhưng lại phát hiện Hồng Đào Bình thật sự không muốn làm việc cho cô ấy, Kim Phi cũng chưa bao giờ bày tỏ lập trường, nên cũng không nói thêm gì nữa, chuyện này coi như đã giải quyết xong.
Vì vậy tất cả quyền hành của Cục quản lý hàng hải tạm thời đều rơi vào người Trịnh Trì Viễn.
Thật ra khi Đường Tiểu Bắc đề nghị để Hồng Đào Bình đảm nhiệm chức vụ phó cục trưởng, Trịnh Trì Viễn lập tức hiểu được Đường Tiểu Bắc vẫn chưa hoàn toàn tín nhiệm anh ta, mà Kim Phi không bày tỏ thái độ gì, tức là quyết định cho anh ta một cơ hội.
Nếu Cục quản lý hàng hải làm tốt, có lẽ sẽ có một chân trong giai cấp trọng yếu của Đại Khang.
Cho nên Trịnh Trì Viễn vô cùng để ý chuyện này.
Lúc họp ở trong thư phòng, anh ta vẫn luôn ghi chép, sau khi trở về doanh trại vẫn luôn nhốt mình trong phòng, dựa theo sự hướng dẫn của Kim Phi, viết lại các điều khoản cơ cấu và phạm vi chức trách của Cục quản lý hàng hải.
Trước mắt Cục quản lý hàng hải có hai công việc chính, một là vớt rong biển trên đảo Mạo Lãng, hai là tìm địa điểm thích hợp cho rong biển phát triển trên biển, phân chia bãi biển, để chuẩn bị trồng rong biển.
Hôm nay Kim Phi đã nói rất rõ về hai chuyện này, Trịnh Trì Viễn chỉ cần tóm tắt lại là được.
Viết xong hai mục này, Trịnh Trì Viễn suy nghĩ rất lâu, cuối cùng vẫn viết thêm một mục nữa, thành lập bộ Viễn Dương, để chịu trách nhiệm về những vấn đề liên quan đến các chuyến đi.
Thật ra thì Trịnh Trì Viễn còn muốn xác nhận thủy quân và xưởng đóng thuyền vào Cục quản lý hàng hải, nhưng sau đó đã từ bỏ ý định này.
Bởi vì nếu làm như vậy, Cục quản lý hàng hải sẽ có quá nhiều quyền lực, anh ta lo lắng Kim Phi sẽ không đồng ý, anh †a cũng lo lắng Hồng Đào Bình sẽ chống đối.
Hơn nữa thủy quân là một đường lui của Trịnh Trì Viễn, anh ta cũng không muốn giao nó ra.
Sau khi viết xong phạm vi chức trách của Cục quản lý hàng hải, Trịnh Trì Viễn bắt đầu suy nghĩ người sẽ phụ trách mỗi bộ phận, nên phân công bao nhiêu vị trí cho mỗi bộ phận, mỗi vị trí sẽ phụ trách công việc gì.
Công việc này tốn rất nhiều thời gian, Trịnh Trì Viễn bận rộn đến tận nửa đêm mới nghĩ ra được ý tưởng sơ bộ.
Anh ta đứng dậy duõi người, uống hớp nước để tiếp tục công việc, ngoài cửa truyền đến giọng nói của phó tướng: “Tướng quân!”
“Vào đi!" Trịnh Trì Viễn nhìn phó tướng đi vào, hỏi: “Bắt được chưa?”
“Đã bắt được.” Phó tướng phấn khích nói: “Tướng quân đúng là suy đoán như thần, bắt được hai người!”
Trên đường từ lều cháo trở về, Trịnh Trì Viễn đã sắp xếp cho phó tướng dẫn người ẩn nấp ở bờ biển và trên biển, chỉ cần ai ra biển vào ban đêm đều bắt sạch!
Đám người phó tướng đợi ở bờ biển đến tận nửa đêm, quả nhiên bắt được hai ngư dân đang ra biển.
“Không phải ta suy đoán như thần, mà đây là mưu kế của quốc sư đại nhân!”
Trịnh Trì Viễn không dám cướp công, mà chuyển công lao cho Kim Phi.