Xuyên không: sống một cuộc đời khác

chương 3606: cảnh tượng tương tự

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

Con trai ông ấy nhanh chóng cầm lấy công văn, đọc xong lại méo mặt nói: “Cha, cha định cho con đi chạy vặt sao?”

"Con không đi thì chẳng lẽ là cha à?” Lão trưởng trấn để bút viết lên giấy nghiên, chẳng buồn ngẩng đầu lên hỏi.

"Cha, không phải trong huyện có phân công thư ký cho cha sao? Để bọn Tiểu Trương, Tiểu Lưu đi đi!"

“Bọn Tiểu Trương, Tiểu Lưu bận rộn đến nỗi ăn cơm cũng không có thời gian mà ăn. Sao có rảnh mà đi thông báo!"

“Vậy thì cha cũng không thể sai con như vậy!" Người con trai nhăn mặt nói: "Con chỉ là một người bình thường, không phải quan viên cũng không lấy bổng lộc triều đình, mà sao cha cứ sai con thế này? Con còn phải mở quán để kiếm tiền đói"

Lão trưởng trấn nghe con trai nói vậy, đã tức giận đến mức đập bàn: “Mở quán, mở quán, trong mắt con chỉ có tiền thôi!”

“Cha ơi, con không kiếm tiền, vậy cây bút lông sói mà cha dùng ở đâu mà có?” Đứa con trai chỉ vào cây bút lông trong tay ông lão: "Thứ này rất đắt tiền, con không mở quán để kiếm tiền thì làm sao mà có cây bút lông tốt vậy cho cha đây?"

Lão trưởng trấn nghe vậy, suy nghĩ đầu tiên là muốn vứt cây bút lông đi nhưng †ay vừa nhấc lên đã hạ xuống.

Ông ấy giận nổ đom đóm đá con trai mình một cái: “Không có Kim tiên sinh đuổi địch ngoài kia thì làm sao con có thể yên ổn mở quán? Không có tiêu cục Trấn Viễn trấn áp bọn thổ phỉ thì sao con dám một mình ra ngoài mua này bán kia? Bây giờ mới sống được mấy ngày lành đã quên ân nghĩa của triều đình rồi à?”

"Không quên, không quên, Đứa con trai thấy lão trưởng trấn nổi giận đã vội nói: “Chợ phiên kết thúc con sẽ đi, được chứ?”

Thời phong kiến, giao thông lạc hậu, người dân muốn ra ngoài một chuyến cũng không dễ dàng. Nhiều thương nhân trong trấn cũng không hoàn toàn là tham gia mua bán, bình thường cũng sẽ trồng trọt chỉ khi đến phiên chợ mới có thể tới đây mở cửa để buôn bán.

Vì vậy, các phiên chợ trong trấn không được tổ chức hàng ngày mà chỉ diễn ra vào các ngày mồng ba, sáu và chín âm lịch.

Trưởng trấn cũng biết phiên chợ lớn là lúc buôn bán tốt nhất của con trai mình nên cũng không hề nói gì, xua tay bảo con trai cút đi.

Đứa con trai thở dài rồi chạy về quán. Ăn trưa xong, đứa con trai đã đạp xe lên đường. Phía sau xe đạp treo hai cái rương gỗ lớn, ngoài ghế sau cũng chở một cái.

Anh ta mở một tiệm tạp hóa, đi ra ngoài đưa thông báo cũng tiện để bán một số hàng hóa.

Cảnh tượng tương tự cũng xảy ra khắp Xuyên Thục.

Thực phẩm là thứ quan trọng nhất đối với người dân, ở thời đại này không ai mà không quan tâm đến lương thực.

Nghe nói ủ phân có thể tăng sản lượng lương thực, hôm đó ai không đến nghe báo mà nghe đến tin ủ phân, là hôm sau đều dậy thật sớm và chạy đến nơi đọc báo gần nhất

Vụ thu hoạch mùa thu còn chưa đến, gần đây người dân đang được lúc nhàn rỗi, mấy ngày sau đó, cơn sốt ủ phân nhanh chóng lan ra ở Xuyên Thục.

Nhiều nhà của người dân đều xuất hiện một hầm phân nhỏ ở phía trước và sau hè.

Cỏ dại bị cắt, phân người lẫn phân động vật và rác thải sinh hoạt sinh hoạt đều vứt vào hầm phân bón, sau đó chôn lấp bằng đất rồi đổ nước để chúng tự lên men.

Nhiều đứa nhỏ cũng có thêm công việc nhặt phân và cắt cỏ sau giờ học.

Đồng thời, xưởng nông cụ của xưởng thép mới cũng nhanh chóng bước vào giai đoạn làm việc hết công suất.

Mặc dù Mãn Thương không dừng các dự án khác nhưng đã nâng cao mức độ ưu tiên của xưởng nông cụ, nếu có xung đột giữa nguyên liệu mà xưởng nông cụ cần với các xưởng khác thì mọi thứ sẽ được ưu tiên cho xưởng nông cụ.

Với sự hỗ trợ và giám sát của Mãn Thương, xưởng nông cụ ban đầu đã bắt đầu giai đoạn ba ca có hiệu suất tối đa vào ngày hôm đó, xưởng mới cũng thay đổi từng ngày và sẽ được đưa vào sử dụng trong mấy ngày tới.

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio