"Không có gì, mau ăn đi".
Quan Hạ Nhi mỉm cười, múc cho Tiểu Nga một bát cháo.
Tiểu Nga vừa thức dậy, không có cảm giác ngon miệng nên chỉ uống vài ngụm, sau đó cầm một chiếc
bánh kếp trong đĩa và chạy ra ngoài.
Hôm qua đã bàn với các bạn rồi, hôm nay định lên núi sau bắt chim, không thể đi trễ được.
“Dừng lại cho ta!”, Quan Hạ Nhi lạnh lùng gọi Tiểu Nga.
“Tỷ, sao vậy?”, Tiểu Nga nghỉ hoặc hỏi. “Ăn cơm xong rồi mới được đi ra ngoài!", Quan Hạ Nhi chỉ vào nửa bát cháo trắng còn lại một nửa nói: “Để lại nhiều như vậy cho ai ăn hả?
"Tỷ, muội không muốn ăn, để Nhuận Nương tỷ đổ đi đi".
Tiểu Nga nói một cách thờ ơ.
Sau đó vẫy tay định đi ra ngoài, nhưng đã bị Quan Hạ Nhi túm lại.
"Anh rể đã nói rồi, một lần hai lần, không được có lần thứ 3, đây đã là lần thứ 3 rồi!"
Quan Hạ Nhi chỉ vào ghế đẩu: "Hôm nay ăn không xong không được ra ngoài
"Anh rể..." Tiểu Nga nhìn Kim Phi một cách đáng thương.
Kim Phi thường rất thích Tiểu Nga, mỗi khi Tiểu Nga gặp rắc rối và bị Quan Hạ Nhi khiển trách, Kim Phi là người giúp cô bé giải vây.
Nhưng lần này Kim Phi không giúp, chỉ vào bát cháo trắng còn thừa, khuyên nhủ:
"Tiểu Nga, lãng phí đồ ăn là không đúng. Muội có biết có bao nhiêu đứa trẻ trong làng nằm mơ cũng muốn. ăn cháo trắng không?"
Nếu ở thế kỷ 21, trẻ con kén ăn là chuyện bình thường vì dù sao nguồn tài nguyên cũng đồi dào, không ai thiếu miếng ăn cả.
Tuy nhiên, ở Đại Khang, nơi sức sản xuất vô cùng lạc. hậu, hàng năm có biết bao người chết đói, lãng phí lương thực chính là một tội ác.
Thậm chí Kim Phi cũng ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu, chưa từng để thừa.
"Đúng đấy, muội mới được ăn no mấy ngày mà đã bắt đầu lãng phí đồ ăn rồi à?"
Quan Hạ Nhi vỗ mạnh vào trán Tiểu Nga: "Nếu muội còn tái phạm chuyện này, ta sẽ đuổi muội về để chị dâu chăm đấy!"
"Tỷ tỷ, muội ăn, từ sau sẽ không để thừa đồ ăn nữa, đừng đuổi muội về chỗ chị dâu!"
Cuộc sống trước kia đối với Tiểu Nga là một cơn ác mộng, khi nghe tin Quan Hạ Nhi sẽ trả mình về, mặt cô bé tái đi vì sợ hãi, sau đó nhanh chóng ngồi lại và ngoan
ngoãn bưng bát cơm lên.
"Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần....."
Khánh Mộ Lam cắn đũa và lặp lại: "Câu thơ rất hay, có phải là một bài ca dao không".
Đường Đông Đông cũng gật đầu đồng tình. "Không hổ là xuất thân quý tộc, nghe cái là biết liền". Kim Phi cười và khen ngợi.
"Ta từ nhỏ đã bị cha ép học, đã qua tay biết bao thầy, nghe không biết mới lạ?”
Khánh Mộ Lam hỏi: "Hai câu trước đó là gì?"
“Cày đồng đang buổi ban trưa, mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”.
Kim Phi thuận miệng đọc ra hai câu khác của câu ca dao.
“Cày đồng đang buổi ban trưa mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày, ai ơi bưng bát cơm đầy dẻo thơm một hạt đăng cay muôn phần!".
Khánh Mộ Lam đọc xong, trầm giọng khen ngợi: "Lời văn tuy đơn giản mà trong sáng, thấu lòng người. Thật là một bài thơi"
"Đúng là thơ hay!". Truyện Trinh Thám
Đường Đông Đông gật đầu nói: "Bốn cây thơ khiến người ta như nhìn thấy mồ hôi của người nông dân nhỏ giọt trên mặt đất".
“Tiên sinh, bài thơ này tên là gì?" Khánh Mộ Lam sáng mắt lên, hỏi.
Do ảnh hưởng của việc thúc đẩy văn học và trấn áp võ thuật, phong cách văn học của Đại Khang rất thịnh hành, thi từ ca phú là những kỹ năng cơ bản của người đọc sách.
Tầm ảnh hưởng của các thi nhân còn cao hơn cả các minh tỉnh sau này, chỉ cần viết được một, hai bài thơ xuất sắc thì lập tức có một lượng lớn người hâm mộ.
Có nhiều học giả dựa vào một hoặc hai bài thơ xuất sắc mà tiền đồ rộng mở.
Mặc dù Khánh Mộ Lam không thích đọc sách nhưng cô ấy cũng rất ngưỡng mộ những nhà thơ đó.
"Mãn Nông!"
Kim Phi đáp lại, trong lòng âm thầm tự an ủi: "Ông trời đã cho ta xuyên không, chắc cũng không ngại cho ta chép vài bài thơ đâu nhỉ?"
Có hai bài thơ trong "Mẫn nông”, là tác phẩm tiêu biểu của Lí Thân, một nhà thơ thời Đường, và là một trong những bài thơ mà tất cả học sinh tiểu học đều phải thuộc lòng.
Tuy nhiên, lịch sử của Đại Khang khác hẳn với trái đất, không có nhà Đường chứ đừng nói đến Lý Thân.
Đây là đều là kho tàng lịch sử văn hóa của trái đất và đã giáo dục không biết bao nhiêu thế hệ người Hoa Hạ về sau.
Trong thời đại phong kiến, nông dân luôn là tầng lớp dưới cùng bị áp bức và bóc lột, Kim Phi đang giúp những người nông dân lên tiếng.
"Mãn nông?", Khánh Mộ Lam nói: "Tên và nội dung rất hợp nhau".
"Nhà ăn gần đây cũng có người bắt đầu lãng phí thức ăn. Tôi sẽ dán bài thơ này lên tường nhà ăn".
Đường Đông Đông nói theo. "Lần trước khi ta từ sau núi trở về, đã thấy một nữ công nhân đổ cháo rau dại còn dở xuống mương, phải chỉnh đốn lại mới được", Khánh Mộ Lam nói.
Dục vọng của con người là vô tận.
Khi các công nhân nữ mới bước vào nhà máy dệt, được ăn một bữa no là họ đã cảm kích đến mức muốn quỳ xuống lạy Kim Phi rồi.
Bây giờ đã vài tháng trôi qua, một số nữ công nhân đã quen với việc ăn ở căng tin và bắt đầu lãng phí đồ ăn. Dù sao cũng không phải của mình nên lúc mua cơm
sẽ lấy nhiều một chút, về không ăn hết sẽ đổ đi.
“Ta không sợ mọi người ăn, nhưng không được phép lãng phí thức ăn".
Kim Phi nhìn Đường Đông Đông: "Đông Đông thảo luận với trưởng làng và ông ba để đưa ra giải pháp đi".
“Được”, Đường Đông Đông để bát cơm xuống: “Ta đi ngay dây".
“Ta cũng no rồi”, Khánh Mộ Lam và phần còn lại của bát cơm vào miệng: “Đông Đông, ta đi cùng”.
Đường Đông Đông rất coi trọng lời nói của Kim Phi, khi đến xưởng dệt, cô ấy lập tức phái người đi gọi trưởng làng của hai làng đến.
Cả ba thảo luận trong văn phòng suốt nửa buổi sáng, đến lúc tan ca đêm đã tập hợp mọi người lại.
Đường Đông Đông đã thông báo tại cuộc họp rằng bất cứ ai lãng phí thức ăn sẽ bị phạt tiền.
Đều là những người chịu nhiều cực khổ, cũng chỉ có mấy người lãng phí miếng ăn, quyết định này là hợp tình, hợp lý, hầu như không ai phản đối mà còn rất nhiều người ủng hộ.
"Đông Đông cô nương, tôi ủng hộ quyết định này. Cả mẹ tôi và bố tôi đều chết vì đói, không nhìn nổi ai đó lãng phí lương thực, về sau nếu ta nhìn thấy ai đem cơm đi đổ, ta sẽ không tha cho người đó, đến lúc đó đừng trách ta mách lẻo!"
"Mỗi người đứng ở đây đều là những người từng chịu đói, nếu không có Phi ca thì chúng ta có cơm mà ăn à?"
"Đúng vậy, mới ăn no có mấy ngày đã quên mất rồi, sau này ai dám để đồ ăn thừa, ta là sẽ tuyệt đối không thai"
"Cô Chu, nhìn cái gì thế? Là cô, ta thấy cô để thừa hai bữa đấy, ăn không hết thì đừng lấy nhiều thế!"
"Còn cô Lý, lần trước cũng đã ném một nửa cái bánh cao lương đi đấy!"
"Mọi người đừng nói nữa, ta biết ta sai rồi!"
Hai người phụ nữ bị phơi bày tại chỗ đỏ mặt xấu hổ cầu xin sự thương xót.
"Gì qua rồi sẽ không nói nữa, đừng tái phạm là được".
Đường Đông Đông từ sau lưng lấy ra một tấm biển gỗ: "Thiết Ngưu, giúp ta treo cái này lên tường như một lời nhắc nhở với mọi người".
"Cô Đông Đông, trên đó khắc cái gì vậy?"
Một thôn nữ tò mò hỏi.