Tiếp theo, Kim Phi và Ngụy Vô Nhai thảo luận về một số ý tưởng về học viện nông nghiệp, học viện y học và tổ chức quản lý y tế, mãi cho đến tận nửa đêm, Ngụy Vô Nhai và Thiết Thế Hâm mới rời đi. Sáng sớm hôm sau, Lão Đàm dẫn một nhóm binh phủ tiến vào kho hàng chứa khoai tây, và tiến hành lựa chọn khoai tây. Giữ lại một phần của những củ lớn nhất để làm giống cho đợt ươm giống tiếp theo trên ruộng thí nghiệm, phần còn lại sẽ được gửi đến quận Tế Thủy. Lưu Thiết ở quận Tế Thủy xa xôi cũng đã nhận được tin tức. Bây giờ anh ta đang phải đối mặt với vấn đề tương tự như Hàn Trầm vào lúc trước, trước đó quận Tế Thủy gặp phải tình cảnh hỗn loạn, bây giờ vừa mới ổn định lại, ngành sản xuất còn chưa phục hồi, trước đó đều duy trì hoạt động dựa vào những lương thực đoạt được, một khi lương thực đoạt được bị ăn hết thì sẽ cần đến sự giúp đỡ của Xuyên Thục hoặc Đông Hải. Tính tổng tất cả binh lính và dân chúng của quận Tế Thủy, số lượng lương thực cần tiêu thụ mỗi ngày đều là một khoản lớn, cho dù có thuyền lầu, trong quá trình vận chuyển cũng sẽ phát sinh rất nhiều chi phí. Cách tốt nhất chính là làm cho quận Tế Thủy phục hồi được ngành nông nghiệp, nhưng vì sự hỗn loạn trước đó, nên người dân không quan tâm đến việc trồng trọt, thậm chí còn không có một hạt giống nào, đa số dân chúng đều bỏ lỡ dịp gieo hạt vào mùa xuân, nhanh nhất thì cũng chỉ kịp gieo hạt vào mùa hè để thu hoạch vào mùa thu. Theo tài liệu được gửi đến từ Xuyên Thục, thời gian từ khi khoai tây được gieo trồng cho đến khi trưởng thành chỉ mất bảy mươi đến chín mươi ngày, hơn nữa còn có sản lượng cao, hơn nữa gieo trồng trên đất cát là vô cùng phù hợp, đúng là lương thực được chế tạo riêng cho quận Tế Thủy. Lưu Thiết rất coi trọng việc này nên lập tức gọi Điền tiên sinh và huyện lệnh cũ của huyện Gia Trí là Chu Khả An tới để cùng nhau tổ chức một cuộc họp và thảo luận về việc này. Bây giờ Chu Khả An đã được giao nhiệm vụ quan trọng nên tràn đầy sự nhiệt tình, sau khi kết thúc cuộc họp thì lập tức dẫn đoàn tùy tùng đi sâu vào các cấp thị trấn, phổ biến khoai tây cho dân chúng biết. Dù sao thì đây cũng là một loại cây lương thực mới mà trước đó người dân chưa từng gieo trồng, nên không tránh khỏi có hơi do dự, để xua tan sự lo lắng của người dân, Chu Khả An đã hứa với người dân rằng nếu bọn họ gieo trồng theo yêu cầu mà không thể thu hoạch được khoai tây hoặc không ăn được thì mỏ than sẽ căn cứ vào sản lượng trên mẫu đất của năm trước để bồi thường cho nhà nông. Mặc dù mỏ than Phong Lăng mới bắt đầu khai thác cách đây chưa đầy nửa năm, nhưng để cố gắng giải quyết vấn đề việc làm của người dân, Lưu Thiết đã tuyển dụng một số lượng lớn công nhân, nuôi sống hàng nghìn dân chúng. Nếu tính cả khoản thu nhập từ các ngành nghề liên quan thì càng có nhiều người được ăn cơm nhờ mỏ than Phong Lăng. Bây giờ, trong đám dân chúng ở quận Tế Thủy không có ai không biết mỏ than Phong Lăng? Tiêu cục Trấn Viễn lại liên tục phát cháo, để lại danh tiếng tốt trong lòng dân chúng, cộng thêm sự đảm bảo của Chu Khả An, cuối cùng thì dân chúng cũng đã xua tan nỗi lo lắng, và tràn đầy mong đợi đối với khoai tây mà Chu Khả An đã nói. Dưới sự ảnh hưởng của Kim Phi, các thế lực dưới quyền đều đặc biệt coi trọng năng suất, bên này, khi Chu Khả An vừa mới động viên người dân ổn rồi thì đội vận chuyển đã gửi hạt giống khoai tây đến, còn có Lão Đàm cũng theo đến đây. Thực ra bây giờ cũng không phải là thời điểm tốt nhất để gieo trồng khoai tây, nhưng khoai tây có tính thích ứng cực cao, về lý thuyết thì chỉ cần nhiệt độ trong không khí không quá thấp thì đều có thể trồng khoai tây. Gieo trồng vào cuối mùa xuân, phát triển vào mùa hạ, còn có thể rút ngắn chu kỳ sinh trưởng của khoai tây lại. Khi Chu Khả An biết được rằng hạt giống khoai tây đã được gửi đến đây thì chạy về trước, đích thân chủ trì công việc thúc mầm với Lão Đàm. Việc trồng khoai tây cũng không quá phức tạp, Lão Đàm đã tham gia vào toàn bộ quá trình trồng trước đó, có sự hướng dẫn của ông ta, và sự hợp tác của người dân địa phương, công việc gieo trồng diễn ra rất suôn sẻ. Quận Tế Thủy đang bận rộn gieo trồng khoai tây, trong ruộng thí nghiệm ở Xuyên Thục, lứa bắp đầu tiên cũng đã bước vào giai đoạn trưởng thành. Thực ra, mùa vụ thích hợp nhất để gieo giống bắp là mùa hè, nhưng gieo hạt vào mùa hè mà nói sẽ làm chậm một quý. Thế nên Kim Phi và Ngụy Vô Nhai đã bắt kịp thời điểm cuối cùng của vụ gieo xuân, loại một tháng cuối xuân và bay giờ mới bước vào giai đoạn trưởng thành. So với khoai tây mọc dưới lòng đất, bắp lại trông oai phong hơn nhiều, trước khi trưởng thành trông giống như một rừng mía, xanh biếc tươi tốt, bây giờ tới lúc trưởng thành, lá bắp lại chuyển sang màu xanh lục đậm, những lõi bắp to lớn mọc trên thân dày, trông rất khả quan. Điều hoành tráng hơn vẻ ngoài của nó chính là cái tên bắp, nghĩa từ mặt chữ, nghĩa đen là hạt gạo trông giống như ngọc, nghe rất oai. Lần đầu tiên Cửu công chúa nghe nói đến bắp còn tò mò hỏi Kim Phi tại sao lại có cái tên này. Lúc đó y cũng ngây ra, tuy rằng từ nhỏ đã gọi là bắp nhưng y cũng không biết tại sao bắp lại được gọi là bắp. Thế là lại gạt sang một bên, nói là đấng trên cao gọi như thế nên cứ gọi như thế.