Diêu thiếu đang ngồi thẫn thờ nhìn bản hiệp ước bất bình đẳng trong tay mình mà lồng ngực như đau nhói từng cơn. Cũng chỉ vì quốc gia yêu đuối, cũng chỉ vì tình thế bất lực mà hắn phải khuất nhục cúi đầu kí vào bản hiệp ước này. Cũng chỉ vì lũ người khốn nạn không màng đến lợi ích quốc gia chỉ vì món lợi trước mắt mà làm ra những chuyện không thể cứu vãn. Cũng chỉ vì bánh xe vận mệnh khiến hắn phải vẫy vùng trong tuyệt vọng. Đôi mắt Diêu thiếu đỏ bừng sau đó nhòa đi trong nức nở. Hắn lần đầu tiên phải rơi nước mắt kể từ khi đến với thời đại này. Giọt nước mắt của uất hận, của nhục nhã của căm hờn, và của một chút bất lực.
- Thưa Thống lãnh, trời đã tối đến không nhìn thấy gì cả, chúng ta có nên dừng lại nghỉ ngơi.
Hạm đội là đang băng đi trong đêm tối, cái thời này không có hải đăng, hay nói đúng hơn là hải đăng ở Đại Nam chưa xây dựng, đi thuyền trong đêm tối quả là quá nguy hiểm với đá ngầm, cũng như dễ lạc lối.
- Ngươi muốn chết…
Diêu thiếu lần đầu tiên mất kiểm soát mà gầm lên với tên sĩ quan kia, khiến cho tên này sợ hãi đến quên cả quân quy mới lập mà quỳ mọp xuống theo lễ quân trước đây.
Diêu thiếu biết mình thất thố, hắn cố nén lại một hơi mà hạ giọng lại:
- Cho tiểu hạm đi trước dò đường, bám theo bờ biển mà đi. Đá ngầm cũng phải đi, mắc cạn thì để lại. Tiến lên cho ta, dù hi sinh vài tiểu hạm cũng phải tiến lên… đây là quân lệnh tối cao.
Diêu thiếu nhìn thất tên sĩ quan sợ hãi thất thểu chạy ra ngoài mà thở dài một hơi. Hắn phải dẫn dắt Hạm đội này như thế nào bây giờ.
giờ tối này tháng . Cửa đông và cửa Nam của Hoàng thành Huế bị công phá đồng thời, phản quân tràng vào nội Hoàng Thành. Cứ nói là quân của Trương Đăng Trụ cũng như Nguyễn Hùng, Lê Binh, và Lê Sĩ ô hợp và chỉ có một phần là tinh nhuệ mà thôi. Nhưng nhánh một vạn quân của Đoàn Hữu Ái chỉ huy cũng có khá hơn là bao, họ cũng chính là từ Kinh quân Tây lộ tách ra vậy.
Đến lúc này thì chém giết rung trời lại diễn ra trên đường phố của Hoàng thành, quân thủ thàn do Đoàn Hữu Ái, Tôn Thất Giác chỉ huy thà chết không lùi mà chiến đấu ngoan cường vô cùng. Lúc này trên các đoạn đường Hoàn thành hai nhánh quân chia ra rất nhiều lộ nhỏ đánh tới đánh lui trên các con lộ.
Quân của Đoàn Hữu Ái vẫn phải tách ra hai ngàn quân, một nửa thủ Tây Môn, một nửa thủ Bắc môn. Thành thử ra lúc này phản quân là lấy gần ba vạn tiến đánh ngàn binh thủ thành.
Nhưng chiến đấu trên đường phố lại không như chiến đấu dàn trận trên địa hình lớn, chém giết phạm vi hẹp này lại dựa nhiều vào sĩ khí, lòng can đảm, cùng độ tinh huệ. Trên các đoạn đường phía đông và nam hoàng thành những dòng binh sĩ như những con tiểu long lao vào nhau sau đó cố sức đẩy lui đối phương. Lúc thì phản quân đẩy được quân thủ thành lui lại, nhưng cũng có lúc họ cũng bị đẩy bật lại phía sau. Chém giết bằng vũ khí lạnh nếu đã là cường quân cùng cấp độ gặp nhau thì nhất thời thực sự rất khó phân định thắng thua.
Phần tiên phong của các con tiểu long trên đường phố chính là các tinh nhuệ binh thực sự của cả hai nhánh quân này.
Lúc này chỉ thấy Đoàn Hữu Ái uy phong lẫm lẫm cưỡi trên chiến mã đứng hơi lui về phía sau đoàn chiến loạn mà hét lớn.
- Con chó Trương Đăng Trụ kia, hổ danh cha ngươi trọng thần ba triều trung thành cẩn cẩn, ngươi dám làm ra chuyện đại nghịch bất đạo này.
Ở phí bên kia chiến tuyền Trương Đăng Trụ Đang giơ cao chiến đao chỉ huy binh sĩ cũng gào lớn:
- Con mẹ nó họ Đoàn ngươi nói như rắm thối, anh em ngươi mới là đại nghịch bất đạo hãm hại thánh thượng, lập nên cái gì đó con hoang làm hoàng đế. Lão tử không phục. Thái tử Nguyễn Phúc Ưng Chân còn nơi này đâu đến lượt tên Đinh Đạo kia lên tiếng.
Khí thế của Đoàn Hữu Ái lập tức giảm đi ba phần. Đúng thật anh em họ Đoàn dấy binh tạo phản nửa đêm nhập cấm cung bức Tự Đức thối vị, người làm mùng một, người ta ngày rằm, Đoàn Hữu Ái lấy cái gì ra mà trách cứ Trương Đăng Trụ, quan trọng nhất là con nuôi của Tự Đức là Nguyễn Phúc Ưng Chân đang trong tay phản quân, lúc này họ là nắm đạo lý trong tay.
- Họ Trương kia ngươi ngu dốt, Thái thượng hoàng đã nhận hoàng đế Tân Trị là con trai, thánh thượng mới là chính thống. Ngươi là người trung thành cùng Thái Thượng Hoàng ta cũng biết. Thái Thượng Hoàng đã mật lệnh cho ngươi sao ngươi lại còn bất tuân.
Lúc này Lê Binh ở gần đó cũng gào lên:
- Con mẹ nó họ Đoàn kia ngậm miệng. Không phải các ngươi dùng cực hình bức cung thì làm sao thái thượng có thể nói những lời vô lý đó.
- Phải rồi, tiến lên, giết chết mẹ chúng đi, phò thái tử lên ngôi, cứu ra thái thượng hoàng.
- Phò thái tử lên ngôi, cứu ra thái thượng hoàng.
- Phò thái tử lên ngôi, cứu ra thái thượng hoàng.
Quần tình phản quân bỗng nhiên sôi lên, đạo lý luôn đi kèm sĩ khí, quân triều đình thủ thành bại lui m. Chiến cuộc diễn ra khốc liệt vô cùng. Chiến tranh bằng vũ khí lạnh có điểm đặc sắc của nó đó chính là những cái chết rất tàn khốc, chân tay đứt đoạn, máu chảy như suối, cái cảm giác đao chạm thịt xương là vĩ khí nóng hoàn toàn không thể lý giải. Những binh sĩ bị cuốn vào cuộc chém giết này dần dần mất đi lý trí và tự chủ, họ chỉ như những con hung thú lao vào địch nhân mà thôi.
Tuy bị mất đi khí thế nhưng quân thủ thành vẫn kiên trì một cách lạ lùng mà chặn đứng thế công của quân đảo chính một lần nữa. Điều này cũng dễ hiểu vì như đã nói từ trước, nhóm người lựa chọn đi theo Đoàn Hữu Ái từ Kinh doanh toàn là những người đầu óc có thần kinh thô to không bình thường. Họ đã nhận định vấn đề là hó đổi,vậy nên tinh thần liều mạng của đám người này là có. Thế cục lại dằng co thêm một lần nữa, từng phút từng giây máu người Việt lại trải dài trên đất Việt, mà kẻ nâng đồ đao lại chính là đồng bào của họ.
Biệt viện thành Đông Kinh sư, khu biệt viện u tĩnh kia vẫn giữ được nét thong dong tự tại trong khi ngoại giới là chiến loạn tưng bứng. Lão giả cầm ly rượu hoa quế tử lên nhấp một ngụm nhỏ mà ung rung vỗ đùi ngâm thơ.
Hiệu lệnh phong đình tấn,
Thiên thanh động bắc tu.
Trường khu độ Hà Lạc,
Trực đảo hướng Yên U.
Mã đạp Yên Chi huyết,
Kỳ kiêu Khả Hãn đầu.
Quy lai báo minh chủ,
Khôi phục cựu Thần Châu.
Không ngờ lão giả này lại ngâm một bào thơ của Nhạc Phi một danh tướng thời Tống của người Bắc. Ngâm song bài thơ này thì lão già cũng nhìn về hướng bắc xa xa mà thì thầm:
- Có lẽ cũng đến lúc rồi nhỉ…. phải thôi… cũng nên đến rồi.
Lão thì thầm như cho chính bản thân nghe, một câu nói không đầu không đuôi.
Bắc Môn Hoàng thành đây là nơi tập trung của một vệ quân cực kì đặc biện của nhà Nguyễn, vệ tượng binh. Từ thời Gia Long thì Bộ Binh xin đặt ở thành bắc Kinh thành Lực lượng tượng binh đặt là cơ tượng binh, mỗi cơ đội, biền binh người, voi thớt voi chiến.
Với Thành Gia Định, Bộ Binh đề xuất có đội, biền binh người, voi thớt.
Số lượng quân và voi thuộc binh chủng này ở các trấn lần lượt như sau: Quảng Nam đội, biền binh người, voi thớt. Nghệ An đội, biền binh người, voi thớt. Quảng Bình, Quảng Ngãi, Thanh Hoa đều đội, biền binh đều người, voi đều thớt.
Quảng Trị, Phú Yên, Bình Hòa, Bình Thuận, Ninh Bình đều đội, biền binh đều người, voi đều thớt.
Như vậy, lực lượng tượng binh dưới thời vua Minh Mạng, nếu được biên chế đầy đủ cơ số, có số voi tối đa là con.
Về vũ khí cấp cho mỗi thớt voi chiến, theo lệ lĩnh lá cờ đỏ thêu, cây cờ có mũi giáo bằng sắt, cuộn dây thu kết thúc đằng trước bằng sắt; cây lao phi mũi bằng sắt, cây lao phóng bằng sắt, câu liêm sắt, quả chuông đồng.
Trong chiến tranh vũ khí lạnh thì Tượng binh là một vũ khí cực kì hiệu quả. Tất nhiên nhà Tây Sơn có loại voi chiến có thể cõng đại bác nhưng thời nhà Nguyễn thì không thấy bóng dáng của loại binh này.
Lúc này đây tại Khu tượng binh Bắc Thành lại là một mảng hỗn độn. Biền binh người, voi thớt ở nơi đây đang bị tấn công dữ dội bởi một nhóm lạ mặt gần tay súng. Quan trọng nhất là súng trong tay họ không ngờ là Minire rifle của quân Pháp. Số người lạ mặt trang bị súng Tây này được lãnh đạo bởi Phan Tĩnh, Đào Trí Phú, Phan Bật.
Đây là những người đã từng phạm trọng tội vào những năm và đã bị cắt chức đi đày. Phải nói lần trọng án đó được xếp vào hàng trọng án ăn tham ô hối lộ lớn nhất của lịch sử Việt Nam thời phong kiến. Cả thảy quan viên liên quan đến án ăn hối hộ thương nhân nhà Thanh với tổng số bạc lên đến vạn lạng bạc. Nhưng không hiểu tại sao khi thẩm tra ra thì kết quả chỉ lèo tèo là Tham tri Bộ Hộ Phan Tĩnh, nguyên Bố chánh Đào Trí Phú, nguyên đốc học Phan Bật chia nhau lạng bạc bị tội lưu đày. Tri phủ Điện Bàn là Nguyễn Bá Đôn ăn hối lộ lạng bạc, án sát Đặng Kham nhận đút lót lạng bạc. Và tất nhiên hình phạt của bọn họ chỉ là nhẹ vô cùng, chỉ có một trường hợp đó là Đặng Kham lên cơn hen suyễn chết trong lao mà thôi.
Phan Tĩnh, Đào Trí Phú, Phan Bật và một số quan viên cùng trong nhóm này bị đày qua Ai Lao, Cao Miên làm quan ở đó không có lênh của triều đinhg không được về. Nhưng sau vài năm sóng yên biển lặng không hiểu lo lót chạy vạy thế nào mà Phan Tĩnh, Đào Trí Phú, Phan Bật có thể quay về kinh đô làm quan. Lúc này đây chúng lại tổ chức được một nhóm quân vũ trang súng Tây tấn công Cơ Tượng Binh.
Tượng binh cơ bị đánh bất ngờ, lại thêm voi cũng sợ súng nên không hiệu quả trong tác chiến, không bao lâu tượng cơ binh rơi vào tay Phan Tĩnh, Đào Trí Phú, Phan Bật. Chúng khống chế các quản tượng tấn công vào Cửa bắc Hoàng cung.
Một ngàn quân trấn thủ Cửa Bắc không có súng ống nên chống không lại được nhánh quân này của Phan Tĩnh, Đào Trí Phú, Phan Bật. Cổng bắc bị Tượng binh công phá nhanh chóng. Lúc xông vào thành nội thì nhóm tên cầm súng Tây đi sau dục tượng binh dàn hàng lao lên phía trước dọn đường mà xông đến thẳng cửa Bắc của Tử Cấm thành. Thế đi của nhánh quân này là đỡ không nổi, chẳng mấy chốc họ đã đến được chân của Tử Cấm thành. Trong khi Trương Đăng Trụ và bè lũ đánh tới đánh lui không tiến lên được bước nào thì nhánh kì binh này vô thanh vô thức vồ đến Tử Cấm Thành. Họ muốn làm gì đây.