Vậy là vì tương lai của Phạm lão sư có thể nhập các thuận lợi hay không mà tên nào đó bị ép khô cả đêm để khai báo toàn bộ kiến thức mà hắn đã bị nhồi nhét trước đó. Cán ca ở lại phủ họ Phạm, nhưng sau này anh ta có thú thật lại và thốt lên một câu “ Văn quan quả nhiên đáng sợ”. Đúng vậy văn quan có một đặc điểm chính là cố chấp, khi họ đã nhận định chuyện gì đó thì sự cố chấp của họ vượt qua võ quan nhiều lần. Cho Cán ca múa đao múa kiếm mấy canh giờ hắn không thấy mệt, nhưng để ngồi lỳ một chỗ chơi theo kiểu tra tấn tế bào thần kinh thì hắn sợ đến khóc thét lên rồi. Nhưng sợ thì sợ Cán Ca cũng không dám di động mảy may, vì lão sư họ Phạm giờ chơi thật, lão đang ngồi nghiêm túc trên thư án mà chép lại những gì “tra hỏi” được từ mồm Cán ca. Nhưng bắt mắt nhất trên bàn vậy mà có một thanh thước gỗ lim dài đến hai thước, thô to không thôi. Nhìn qua cũng biết thanh thước gỗ kia có tác dụng gì, quả thật vì tương lai nhập các của mình mà Phạm lão chơi thật đấy, giờ đây lão dám cắn người như chơi. Vậy ra Cán ca chỉ còn cách ngoan ngoãn ngồi nghe hỏi cung rồi vắt óc nho ra trả lời.
Cũng may trong cái hoàn cảnh nhàm chán khủng bố này cũng có ý đẹp tình hay cho Cán ta thưởng thức. Không biết vô tình hay cố ý mà Phạm lão đại lại để cho nhi nữ là Phạm Mỹ Như mài mực. Phạm Mỹ Như năm nay đã hai mươi tuổi rồi, cô là một người con gái đã góa chồng. Phạm Mỹ Như được gả cho con trai của Lại Bộ thượng thư Bùi Văn Dị tên Bùi Văn Viện. Tên quỷ bệnh xấu xố Bùi Văn Viện cưới mĩ nhân về nhà được ba tháng thì lăn đùng ra chết, hóa ra tên này bị bệnh lao từ nhỏ ốm yếu quặt quẹo nhưng Bùi Văn Dị dấu tiệt, chỉ nói với bên ngoài là cơ thể hư nhược chút thôi. Sự việc đến thì cũng đến Phạm Phú Thứ chửi ầm lên là nhà họ Bùi làm lỡ dở đời con gái ông. Tức mình Bùi Văn Dị cũng kêu toáng lên rằng Phạm Mỹ Như số sát phu. Vậy là hai nhà từ chỗ thông gia thành oan gia kẻ thù, vốn dĩ Phạm Phú Thứ cũng rất có tài thơ ca nên kết bạn thơ cùng Tùng Thiện Vương, Phan Thanh Giản,, Bùi Văn Dị…. nhưng giờ thì hay rồi, bạn thơ cái mẹ gì nữa, giờ dùng thơ chấm biếm đả kích nhau.
Nhưng trâu bò đánh nhau ruồi muỗi mang vạ, Phạm Phú Thứ vì quá tức giận mà nghĩ không thông nên làm to chuyện. Tiếng “lành” đồn xa, cái danh sát phu của côn gái ông bốc mùi cả kinh thành rồi lan ra mấy tỉnh lân cận. Vậy là Phạm Mỹ Như góa phụ năm mười sáu tuổi mà ở đến giờ, cuộc đời này có lẽ nàng vô vọng có được một đấng trượng phu.
Phạm Phú Thứ môn đệ đâu phải chỉ có một hai người, nhưng kẻ thì đã thành gia lập thất, kẻ thì quyết không chịu lấy con gái lão. Vừa là góa phụ quá lứa, lại vừa là tiếng sát phu, quả thật mệnh sư khó cãi nhưng nói họ can tâm tình nguyện cưới Mỹ Như là rất khó. Cụ Phạm cũng biết dưa ép không ngọt nên cũng chịu thôi.
Thế nhưng hi vọng còn thì lão vẫn thử, do vậy hôm nay cụ Phạm cho Mỹ Như hầu mài mực. Còn một bên tra hỏi Cán ca như tù nhân. Quả thật Cán ca rất giống hầu tử tinh nghịch bi ép ngồi một chỗ nên ngứa ngáy khó chịu, hết quay ngược quay xuôi lại gãi đầu gãi tai. Có điều gã nhìn Mỹ Như cũng là thưởng thức một chút vì căn phòng nhàm chán chẳng có gì ngoài mỹ nhân. Vậy thì Cán ca thưởng thức thôi, cái danh sát phu của Mỹ Như hắn cũng biết, thân làm đệ tử đến cả năm trời mà Cán ca không biết mới lạ đấy. Nhưng Cán ca cóc sợ, nhìn thôi có cưới về đâu mà lo.
Gan to bằng trời, chỉ cần lúc nào cụ Phạm không để ý là Cán ca “trừng” mắt chiếu tướng mỹ nhân. Sự to gan lớn mật của Cán ca làm Mỹ Như bồn chồn xấu hổ không khôi. Mặt nàng đỏ bừng như nặn ra máu vậy, cũng may cụ Phạm đang chăm chú “hỏi cung” “tội phạm” nên nhìn không có ra.
Cuộc hỏi cung phải đến cuối giờ hợi mới kết thúc.( h đêm) Lúc này thì Cán ca cũng mệt đên không còn muốn trêu gẹo mỹ nhân nữa rồi. Lết cái thân ủ rũ theo hạ nhân đi về phòng nghỉ mà Cán ca rên rỉ không thôi. Tất nhiên Cán ca không thể biết được có một cặp mắt đen lay láy đang thẹn thùng nhìn trộm hắn từ phía sau.
Phải công nhận một điều đó là sức làm việc của cụ Phạm Phú Thứ đúng là siêu việt thường nhân. Hỏi cung hai canh giờ Cán ca chỉ là các thông tin rời dạc mà thôi. Lúc này Phạm đai nhân đang chấp bút mà viết lại tam pháp của Cán ca một cách văn phạm và rành mạch hơn.
Trên ngự án của Tự Đức lúc này là sách quyển mới tinh mà Phạm Phú Thứ gần như thức trắng đêm để làm việc. Nhưng kể cả chẳng chợp mắt được chút nào ngày hôm nay lão thần này vẫn tưng bừng sinh khí không thôi. Khi này còn cách phiên làm việc cùng nội các một canh giờ, Tự Đức đang ngồi nghiêm trang mà đọc tam sách do Phạm Phú Thứ viết.
- Ha ha… đọc tam sách của Phạm ái khanh thật dễ hiểu. Nghe cái tên môn đệ của khanh nói chuyện thật quá tốn công sức đi.
Tự Đức không thể không cảm khái một hồi. Mà ông nói cũng không phải vô lý, cái mà Cán ca ngày hôm qua trình tấu là văn nói, lộn xộn đến rồi tinh rối mù. Khi nghe Cán ca, Tự Đức huynh toàn phải căng hết lỗ tai ra để lọc ý chính, phân ý phụ. Nhưng bản trình của Phạm đại nhân đã giúp Tự Đức làm được việc này nên dễ hiểu hơn nhiều.
- Cách tính lưu lượng nước không ngờ đơn giản đến vậy… tốt a… có được phương pháp này thì có thể tính chính xác nhân lực vậy lực không gây lãng phí. Còn về độ nghiêng thủy lực thì cần đo đạt và tính toán rất công phu, Trẫm e rằng trong triều khó có người làm được.
- Khởi bẩm thánh thượng, cởi nút thì giao người thắt nút, cha con họ Trần hẳn là hiểu rõ phương pháp này. Thế nhưng cha con họ trọng trách trấn thủ phỉ tặc cũng không thể bỏ, vậy nên cần cử nhân tài đến Vạn Ninh học hỏi kĩ càng. Vi thần bất tài có một đứa con lêu lổng năm nay mười lăm tuổi. Tên này có thông minh vặt nhưng ham chơi bời, Thần xin phép thành thượng cho hắn nhập ngũ tại Vạn Ninh, vừa rèn mình trong quân đội, vừa học các phương pháp tính toán kia. Vi thần nguyện ý để tên lêu lổng này làm từ bộ tốt mà học hỏi lên.
- Điều này đại thiện. – Tự Đức cũng rất tán thành phương pháp dạy con này của Phạm lão. Nói đến con cái thì Tự Đức lại chạnh lòng, hắn còn không có nổi con hư để mà dạy đây.
Sự kiện Tam sách của Cán ca sẽ gây nên một trận sóng gió long trời lở đất tại Kinh thành nhưng lúc này Cán ca chẳng quan tâm được. Hắn đang tung tăng rời đi Phạm Phủ để về quê thăm vợ con. Cán ca quá sợ Phạm phủ rồi.
Trong khi Kinh đô đang nhốn nháo kẻ đi người ở thì Vạn Ninh lại tất bật kẻ vác người khiêng. Vạn Ninh đang trong giai đoạn bách phế đãi hưng nên cái gì cũng thiếu thốn nhưng có một thứ Vạn Ninh thừa mà không thiếu đó chính là nhân công lao động. Hơn năm vạn lưu dân tập chung tại Vạn Ninh khiên cho nơi đây trở nên chật chội vô cùng. Không còn cách nào khác Diêu thiếu phải tổ chức nhân công khai hoang ruộng đất. Cũng may trong vòng năm tháng vừa qua thì Vạn Ninh buôn muối lậu chưa bao giờ ngưng cả, chính vì lý do này Diêu thiếu cũng có đế hơn bảy vạn lạng bạc để có thể duy trì sự tồn tại của số lượng lưu dân khổng lồ.
Mua bán lương thực từ nơi khác để nuôi sống đám nhân công khổng lồ này là điều không tránh khỏi. Nhưng Bắc Kỳ thiên tai liên miên, lương thực dự trữ cũng không có là bao. Trung Kỳ một mảnh dài hẹp đất đai cằn cỗi tự lo được cho bản thân đã là khó rồi. Tính đi tính lại kế hoạch trước mắt Diêu thiếu chỉ có thể mua lương từ các thương nhân người Hoa.
Làm ăn với lũ thương nhân người Hoa thì Diêu thiếu cực kì căm ghét nhưng quả thật không còn cách nào khác cả, tình thế lă bắt buộc đấy. Cái lũ thương nhân nhà Thanh này có một đặc chưng đó là làm ăn dối trá, tìm mọi cách để hãm hại lường gạt đối phương. Và căm tức hơn là lũ này luôn có mục tiêu làm đủ mọi cách để đánh sập nền kinh tế của các nước lân bang. Cách làm của tụi này khá đơn giản nhưng hiệu quả. Lợi dụng nền kinh tế phát triển hơn của Đại Thanh so với các quốc gia trong khu vực, chúng sẽ tìm mọi cách xuất khẩu hàng hóa để đổi về tiền đồng, tiền kẽm hoặc vàng bạc. Vàng bạc thì chúng giữ lại, tiền đồng kẽm thì chúng cho nấu chảy đúc làm tiền giả kém chất lượng. Sau đấy lũ này sẽ mua chuộc quan viên của các nước lân bang sau đó tuồn tiền giả vào các quốc gia ấy nhằm làm rối loạn nền kinh tế của họ.
Trong lịch sử thì Đại Nam đã chịu tổn thất nặng nề không chỉ dưới một lần bởi các chiêu trò này. Sau khi quân Pháp đánh Nam Kỳ, tình hình càng hỗn loạn, thương nhân người Thanh lợi dụng làm tiền kém phẩm chất. Tự Đức ra lệnh khám xét các tàu buôn nhà Thanh, chặn các đồn ải để kiểm soát và cấm thương nhân di chuyển với số tiền quá lớn. Nhưng tình thế quá khó khăn nên cuối cùng triều đình Huế cũng phải châp nhận một số loại tiền dị dạng này, với điều kiện đồng tiền đó khá giống đồng tiền Việt về phẩm lượng.
Thời Kiến Phúc, phụ chính Nguyễn Văn Tường nhận hối lộ của người Hoa, cho thương nhân nhà Thanh mang "tiền sềnh" niên hiệu Tự Đức của họ đúc sang, bắt nhân dân phải tiêu, ai không tiêu thì bắt tội. Tiền này rất xấu, quá mỏng và nhẹ (chỉ trên dưới gram), có thể nổi trên mặt nước. Tất nhiên lúc này là thời Tự Đức nên chuyện đáng tiếc kia vẫn chưa diễn ra. Nhưng Diêu thiếu là người biết rõ chuyện này nên ấn tượng của Diêu thiếu về Nguyễn Văn Tường rất là không tốt.
Lúc này Diêu thiếu cầm tiền đi mua lương thực là tiền đồng thật kẽm thật. Lũ thương nhân người Thanh sẽ không nhận tiền kém chất lượng mặc dù phần lớn những đồng tiền đó là do chúng chú tạo ra. Diêu thiếu tất nhiên ác hàn không thôi, nhưng hắn thề rằng sẽ mau thôi khiến cho cả Đại Thanh phải trả cả gốc lẫn lãi cho hắn.
Cuối tháng năm cuối cùng thì các nhà máy dưới sự lao động hăng say không mệt mỏi của hơn vạn nhân công khỏe mạnh đã được dựng lên hoàn tất. Tất nhiên công lao không thể không nhắc đến các đốc công, các chuyên gia người ngoại quốc được Robert thuê về. Những người này mới là đầu não để có thể lắp giáp hoàn chỉnh các dây truyền sản xuất.
Lần này Diêu thiếu đúng là phải cầu cạnh vị Phạm Phú Thứ kia một phen rồi, số là những mối quan hệ của Diêu thiếu hầu hết đều là thương nhân, địa chủ cả. Số người đọc sách thì nhà họ Trần không có quen biết nhiều lắm. Lần này Diêu thiếu quả thật cần một số lượng không nhỏ thành phần trí thức của Đại Nam cũng như các công tượng lành nghề các ngành khác nhau. Những đối tượng này mới thực sự có khả năng học hỏi và tiếp cận công nghệ mới nhanh nhất. Các lưu dân tại Vạn Ninh chỉ có thể đảm nhiệm vai trò lao động phổ thông và cần rất nhiều thời gian để làm quen cùng công việc mới.