Thật ra việc Diêu thiếu mười bốn tuổi thi khắp cao tầng tại Huế đô không được coi là bí mật nữa rồi. Việc Tự Đức nhảy mặt quan viên tự ý truyền lệnh cho Binh Bộ điều phối tướng lãnh cát cứ một phương mà không thông qua nội các, Xu Mật Viện thực ra là không hợp pháp. Nhưng Tự Đức tự tay đòi dấu từ Nội Các mà đóng cái rụp, điều này khiến cho các lão trợ mắt há mồm. Ngoại trừ lão nhân Lâm Duy Tiếp.
Mặc dù Tự Đức làm việc điên loạn như vậy nhưng lạ thay lần này quan viên chẳng ý kiến gì. Lớn tiếng nhất trong vụ cho thuê mỏ khai khoáng như Trương Đăng Quế, Nguyễn Tri Phương, Võ Văn Giải… đều tắt hơi mà không lên tiếng. Lúc này các đại thần đều đã biết rằng vụ khoáng sản họ làm hơi quá, vậy nên Tự Đức sắc phong cho Quang Diêu chính là một sự tỏ thái độ bất mãn. Lúc này chính là lúc mà quân thần cần hàn gắn vết rách quan hệ, khiến cho họ thôi không phản đối chuyện của Diêu thiếu. Vả lại Diêu thiếu mang tiếng là được cầm binh quản một phương nhưng đó là Bắc Kan châu. Đây con mẹ nó nói thẳng ra là vùng dân tộc tiểu số, rừng rú núi non chưa khai phá. Lúc này dân tộc Việt-Kinh lại chính dân tộc thiểu số tại các vùng núi non như Bắc Kan, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang..v.v…. Tại nơi này chính thức mà nói dân số người Việt_Kinh lại chiểm tỉ lệ rất thấp. Chính vì lý do này thật ra làm quan trấn thủ tại Bắc Kan không khác mấy với làm thổ ty quan tại đây. Nó không hề ảnh hưởng tới lợi ích của nhóm nào trong triều đình Huế nên họ cũng mắt nhắm mắt mở. Không ai muốn vì một vị trí chả quan trọng gì mà làm căng cùng Tự Đức lúc này.
Tự Đức thăng bậc cho Diêu thiếu và cất nhắc hắn thành trấn thủ mọt phương có dụng ý của ông. Thứ nhất ông muốn dằn mặt đám người cơ hội kia. Ý nói nhân tài trẻ tuổi có thể làm việc tại Đại Nam không thiếu, các ngươi đừng được thể mà làm quá tiến lên ép Trẫm.. nếu không thì. Thứ hai, Tự Đức muốn làm trái quy định mà ban bố bổ nhiệm để chứng minh, con mẹ nó Đại Nam vẫn là họ Nguyễn nói tính mà không phải các ngươi. Cuối cùng có lẽ là một nguyên nhân quan trọng nhất, lần này quần thần đã làm Tự Đức lạnh lòng, ông thấy mình quá cô đơn mà sinh bệnh, lúc này ông lại nghĩ tới thời gian gặp mặt cậu bé lúc hiếu động, lúc tinh minh, lại như rất gần gũi kia. Khiến ông như cảm giác có được đồng minh trong cái triều đường lạnh lẽo này. Vậy nên Tự Đức vô lý mà chiếu cố Diêu thiếu. Cũng có lẽ vì Diêu thiếu quá trẻ tuổi khiến Tự Đức không đề phòng mà nảy sinh tình cảm trên, hay có lẽ vì Diêu thiếu đã khơi dậy một tình cảm gì đó đặc biệt trong Tự Đức. Tất cả đều không biết điều gì trừ chính bản thân vị hoàng đế này. Đế tâm khó dò không phải là câu nói ngoa.
Ngày tháng đoàn người ngựa đồ sộ của Diêu thiếu lên đường. Con đường nội tỉnh từ Vạn Ninh đi lên tây bắc hướng không quá xấu, nếu xét mặt bằng chung lúc này thì con đường đất nện này khá đẹp. Chính vì lý do này Diêu thiếu quyết định hành quân km trong ngày. Trong đầu của Diêu thiếu thì km quả thật rất gần, trong kiếp trước của hắn thì phóng ô tô đi km chỉ mất gần một tiếng đồng hồ mà thôi. Mà trong hanh quân binh pháp sách vở thì km tức dặm cũng được nhắc lại nhiều lần. Từ đó hắn suy tính ra đội quân đã được rèn luyện cẩn thận như Vạn Ninh quân hoàn toàn có thể di chuyển km/ ngày.
Khốn nạn là những thứ viết trên giấy là chết, là giáo điều, còn con người là sống, là thực tế. Binh sĩ đi km/ ngày trong sách giáo khoa là quân trang bị nhẹ, hành quân cấp tốc trong lúc có nguy cơ cao của đất nước. Việc di chuyển như vậy của các đội binh sĩ thường là trang bị rất nhẹ, không mang theo lương thực. Lương thực của họ một là được cấp dưỡng ở nơi đến, hoặc giả có đại đội binh mã đi theo sau cung cấp lương.
Diêu thiếu nào biết được điểm này, cắm đầu cắm cổ mà đi. Hắn cưỡi ngựa mà đi thì nào có mệt mỏi gì cho cam. Nhưng binh sĩ đi theo hắn từ Vạn Ninh thì mệt thối thây, nhưng quân luật Vạn Ninh quả là rất ghê gớm, tất cả mọi người đều cắn răng chịu đựng mà di chuyển. kg đồ trên vai hiện giờ biến thành tấn đè nặng lên thân thể nhỏ bé của họ.
Cuối ngày quân của Quang Diêu cũng đến được địa giới giữa tỉnh Quảng Yên và Tỉnh Bắc Ninh ( Bao gồm Bắc Ninh và Bắc Giang, một phần đất Hà Nội và Vĩnh Phúc ngày nay). Lúc này thì Diêu thiếu mới phái hiện trong quân có nhiều binh sĩ thoát lực một cách nghiê trọng, nếu không sớm có biện pháp sẽ gây nên hậu quả rất xấu.
Vậy là không còn cách nào khác Diêu tướng quân gà mờ đành tìm một con sông nhỏ vô danh làm nơi đóng quân gần đó. Hắn làm đúng theo sách giáo khoa, lưng tựa đồi cao mé tả áp sông bố trí phòng thủ mé hữu và tiền phong. Thật ra Diêu thiếu chẳng cần phải quá trinh trọng như vậy trong bố trí, nhưng hắn muốn quân đội của mình là chính quy vạn phần, luôn không lơ là trước mọi tính huống nên sẽ làm như vậy. Các binh sĩ không mấy mệt mỏi hoặc các binh sĩ ban sáng cưỡi ngựa còn nguyên sức lực sẽ tham gia xây dựng doanh trại. Các binh sĩ mệt mỏi thoát lực sẽ được các đại phu cấp cứu. Nói trung trong quân của Diêu đại thiếu gia thì đại phu cũng là có không ít. Căn bản là thiếu gia ta có tiền, chính vì thế hắn mướn khá nhiều đai phu giỏi có tiếng đi vào trong quân.
Nói thật thì Diêu thiếu không mấy tin tưởng các đại Phu Đông y là bao, không phải họ không giỏi, không tốt. Mà là họ không đáng tin cậy, Đại phu Đông y người giỏi thì giỏi như thần, người dở thì lại như cẩu. Có sự nghịch lý đến phát điên này vì Đông Y không có một hệ thống đào tạo một cách bài bản và khoa học vào lúc này. Nói chính xác thì Đông Y giờ đây chưa có một giáo trình cụ thể nào mang tính giáo khoa cho ngành nghề này. Điều đó dẫn tới hệ thống đào tạo của Đông Y thường đi theo kiểu bái sư học nghệ nhỏ lẻ, hoặc cha truyền con nối trong gia tộc. Vì lý do trên nên trình độ đông y của các bác sĩ phương đông chênh lệch rất lớn. Chính điểm này khiến Diêu thiếu kém tin tưởng các vị Đông Y đại phu. Nhưng Đông Y có một điểm mạnh, đó chính là những bào thuốc bồi dưỡng thể lực của họ hiệu quả cực cao, nhưng về ngoại khoa thì Đông Y quả thật khá yếu. Mà quân y chính là cần nhất về ngoại khoa. Cũng may là thời gian Diêu thiếu phải chờ đợi sẽ không lâu. Y học cũng là một môn mà Diêu thiếu nhắm tới trong chuyến đi này của Robert đến Châu Âu. Hi vọng tình hình thiếu quân y ngoại khoa sẽ sớm được cải thiện tại Đại Nam.
Quân Vạn Ninh..à không lúc này nhánh quân này đã thuộc biên chế quân Bắc Kan phải dừng lại ngày tại vùng giáp ranh Quảng Yên và Bắc Ninh. Vậy nhưng lúc này mọt chuyện động trời diễn ra.
Cũng trong ngày Diêu thiếu đột ngột xuất binh đi Bắc Kan nhậm chức thì cũng là ngày mà tên đầu sỏ phản loạn Lê Duy Phụng phát động tấn công trên toàn mặt trận. Số là việc Diêu thiếu xuất binh rất bất ngờ vì mệnh lệnh của Tự Đức. Thêm vào đó Quang Cán vẫn đánh mạnh Cát Bà đảo nên Lê Duy Phụng không hề nghĩ đến việc Quang Diêu sẽ suất quân Tây tiến. Vì vậy lão ca có tư tưởng rảnh rỗi ăn no dửng mỡ muốn đổi chỗ ngồi với Tự Đức này tiến hành phát động một đợt tấn công trên toàn tuyến Thái Nguyên, Hải Dương, Bắc Ninh, Lạng Giang.
Số là trong lịch sử cuộc tổn tiến công đường bộ này của giặc cỏ Lê Duy Phụng phải được tiến hành vào năm . Nhưng biến cố trận chiến tại Huyện Phùng Nhiên và Huyên Tiên Lãng khiến cho Lê Duy Phụng đã sớm hơn so với lịch sử mà về Thái Nguyên. Ở đây hắn đã móc nối được rất nhiều lộ “anh hùng” mà tiến hành được một cuộc tổng phản công quy mô lớn vô cùng.
Người đầu tiên mà Lê Duy Phụng thu nạp được là Nguyễn Văn Thịnh có tục danh là Vàng vì có thời làm cai tổng nên được gọi là Cai Vàng hay Cai Tổng Vàng. Cai Vàng sinh trưởng tại xã Vân Sơn, huyện Phượng Nhãn, Bắc Ninh (nay thuộc xóm Kẻn, thôn Vân Sơn, xã Phương Sơn, huyện Lục Nam, Bắc Giang), trong nhà một hào mục giàu có. Bên cạnh đó hắn lại có tư tưởng chống đối chính sách của nhà Nguyễn nên âm thầm tụ tập dân tráng tiến hành huấn luyện. Nay có được Lê Duy Phụng lên hệ nên dã tâm ngày càng banh chướng mà theo Phụng phất cờ..”tạo phản”. Sau khi đầu nhập quân của Lê Duy Phụng thì Cai Vàng tự xưng nguyên soái, lập tên Lê Duy Uẩn và tự xưng mình là hâu duệ nhà Lê. Chiêu bài phò Lê diệt Nguyễn được những tên phản tặc này tận dụng rất ác.
Người thứ hai mà Lê Duy Phụng thu nhận là Tuần Nhỡn, Tuần Nhỡn hay tên thật là Vũ Văn Nhỡn là học sinh của cụ Cao Bá Quát và cũng là mọt trong những thống binh của cuộc khởi nghĩa Mý Lương. Lực lượng của Vũ Văn Nhỡn là tàn dư của quân khởi nghĩa Mỹ Lương sau đó được Nhỡn tụ tập lại và bí mật gây dựng, luyện tập. Đây là một nhánh quân có lực chiến đấu không tầm thường vì họ đã có linh nghiệm giao phong nhiều lần cùng quân triều đình trong những năm khởi nghĩa ( -).
Đến giữa thế kỷ , nền kinh tế Đại Nam hết sức suy đốn trì trệ. Thêm vào đó, các nạn chiếm đoạt và tập trung ruộng đất của giới địa chủ, sự tham nhũng của nhiều quan lại, chế độ tô thuế và lao dịch khắc nghiệt; nạn bão lụt, hạn hán, ôn dịch và vỡ đê xảy ra liên miên. Tất cả đã đẩy người dân lao động xuống tận đáy khốn cùng. Một bài vè lưu hành ở thời vua Tự Đức có đoạn mô tả cảnh đói khổ, lưu vong của dân chúng như sau:
Cơm thì chẳng có
Rau cháo cũng không
Đất trắng ngoài đồng
Nhà giàu niêm kín cổng
Còn một bộ xương sống
Vơ vất đi ăn mày
Ngồi xó chợ lùm cây
Quạ kêu vang bốn phía Xác đầy nghĩa địa
Thây thối bên cầu
Trời ảm đạm u sầu
Cảnh hoang tàn đói rét
Dân nghèo cùng kiệt
Kẻ lưu lạc tha phương
Người chết chợ chết đường...
...Là cái thời Tự Đức.
Tất nhiên chiêu bài này là của nhừng người có tư tưởng bất mãn với triều đình làm ra để làm chiêu bài thu hút “nghĩa quân”. Khoan hãy nói bài vè này đúng hay sai, nói quá hay không. Nhưng không có lửa dĩ nhiên không thể có khói. Sự thối nát của hệ thống chính quyền lúc này là có, nhưng đổ hêt lỗi chi Tự Đức lại con mẹ nó là sai. Cái tình thế bết bát rối ren này là hệ quả từ thời Minh Mệnh tiêu hao quốc khố với những trận chinh phạt các quốc gia láng diềng nhưng toàn thua lỗ về mặt lợi ích kinh tế. Cái tình thế bết bát này là Từ thời Thiệu trị với kinh phí hoa cho Thủy lợn quá nhiều nhưng lại chẳng hiệu quả vào đâu. Cái tình thế đau răng này là do thời đại vận mệnh lịch sử mang lại. Như thiên tai địch họa liên miên không ngớt, như quan lại thối nát đã là ung nhọt tồn tại góp nhặt từ thời Thiệu Trị kế thừa cho Tự Đức. Cớ sao tất cả những tội lỗi trên lại trút lên đầu một cá nhân. Nếu Tự Đức ăn chơi vô độ, tàn sát trung lương, không do triều chính thì còn có thể nói thông luận điệu kia. Nhưng Tự Đức lại là người con hiếu thảo, không hề ăn chơi, lại chăm lo việc nước với hoài bão trấn hưng Đại Nam. Đổ tất cả tội lỗi cho ông ta là không nên chút nào.
Vào tháng , tháng năm tại Bắc Kỳ, xảy ra nạn dịch châu chấu, mùa màng bị phá sạch, nạn đói hoành hành, mọi người đều ca thán. Cao Bá Quát đã đứng lên tập hợp các tầng lớp sĩ phu, các thổ hào thổ mục và nhân dân (hoặc tham gia lãnh đạo) bí mật chuẩn bị một cuộc nổi dậy chống triều Nguyễn tại Hà Nội. Thực ra, cũng như bao sĩ phu khác, Cao Bá Quát vào đời bằng con đường khoa cử và muốn giúp đời bằng con đường làm quan, nhưng càng ngày ông càng cảm thấy bế tắc. Hàng ngày, ông nhìn thấy bao cảnh đói khổ của nông dân và bất công của xã hội. Tuy có lúc ông tỏ ra bi quan chán nản, nhưng vốn tính kiên cường, ông không thể tìm lối thoát nào khác ngoài con đường vùng dậy đấu tranh. Và cuộc khởi nghĩa do chính ông vận động và tổ chức là một hệ quả tất yếu.
Công cuộc còn đang trong giai đoạn chuẩn bị, thì bị người tố giác. Vua Tự Đức liền lệnh cho Tổng đốc Hà Ninh Lâm Duy Hiệp, Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên Nguyễn Bá Nghi, hiệp cùng Tổng đốc Bắc Ninh là Nguyễn Quốc Hoan đi truy bắt "đảng nghịch"
Trước cục diện này, Cao Bá Quát đang ở Bắc Ninh vội trở về Sơn Tây bàn ngày khởi sự. Do lực lượng ở các tỉnh chưa được chuẩn bị chu đáo, nên khi lệnh khởi nghĩa được phát ra thì chỉ có nghĩa quân ở Mỹ Lương (huyện Mỹ Lương tỉnh Sơn Tây, nay là phần đất phía Tây huyện Chương Mỹ Hà Nội và đất huyện Kim Bôi Hòa Bình) do Cao Bá Quát và Đinh Công Mỹ trực tiếp chỉ huy là kịp nổi lên.
Trong buổi đầu khởi nghĩa thì nghĩa quân của Cao Bá Quát dành rất nhiều thắng lợi như: đánh chiếm huyên Ứng Hòa, Thanh Oai… Nhưng vì đây cuối cùng cũng chỉ là một cuộc nổi dậy mang đậm tính địa phương riêng rẽ, tổ chức chưa được chu đáo, chiêu bài phò Lê đã mất tính chất hấp dẫn, thiếu một phương thức chiến đấu, thế lực hào mục yếu ớt, vũ khí hãy còn thô sơ. Vậy nên cuối cùng Cao Bá Quát vẫn thất bại….
Vào tháng Chạp năm Giáp Dần (]), Cao Bá Quát đem quân tấn công huyện lỵ Yên Sơn lần thứ hai. Phó lãnh binh Sơn Tây Lê Thuận Đại đem quân nghênh chiến. Cuộc đối đầu đang hồi quyết liệt tại vùng núi Yên Sơn, thì Cao Bá Quát bị Suất đội Đinh Thế Quang bắn chết tại trận. Đến đây nghĩa quân gàn như tan rã. Mặc dù mất “Quốc sư” Cao Bá Quát và nhiều thủ lĩnh, nhưng nghĩa quân vẫn cố gắng hoạt động. Tháng âm lịch năm Ất Mão (), Vũ Văn Ức, Vũ Văn Nhỡn và Vũ Văn Đổng (đều là học trò Cao Bá Quát) dẫn quân đi đánh phá huyện Phù Cừ. Bị trấn áp, hai ông đều bị bắt giết. Vũ Văn Nhỡn trốn thoát và cố gắng gây dựng lại nghĩa quân.
Đến lúc này thì Lê Duy Phụng gần như chưng dụng được hết các thế lực phản quân mạnh nhất tại Bắc Kỳ, do đó ông ta quyết định tổng tiến công trên toàn mặt trận. Với sách lược “ đánh cho nhà Nguyễn trở tay không kịp, tách Bắc Kỳ khỏi Đại Nam và thực hiện tự lập”.