Vào bệnh viện, đến trước cổng cấp cứu thì taxi dừng lại, lúc này đã gần giờ đêm, nhưng hành lang bệnh viện thì hãy còn có người qua lại, ko âm u như tôi tưởng tượng. Tôi vừa bước được mấy bước thì có bác sĩ với cô y tá đẩy giường inox bệnh nhân đến, chắc là do ba tôi gọi phone nhờ, bác sĩ hỏi mẹ tôi vài câu rồi bảo tôi nằm lên giường, đẩy thẳng vô khoa cấp cứu.
Nói thật chứ tôi dù có hơi mệt nhưng cũng vẫn tỉnh táo đi đứng được, chứ nằm trên giường có bác sĩ đi trước, y tá một bên, gia đình một bên thì cứ như tôi bị gì thập tử nhất sinh vậy, đi ngang qua dãy hành lang mà tôi nằm liếc thấy hầu như ai ngồi quanh cũng dòm, quê không chịu được,
Vào một căn phòng lớn có khoảng chiếc giường nằm thì y tá đẩy tôi vào đó rồi đi sang các giường bệnh khác, tôi nằm còn mẹ tôi đứng cạnh bên. Giường kế bên hình như là ông nào nhậu say xỉn bị té xe, nằm la hét ỏm tỏi vì đau mà nghe nồng nặc mùi bia rượu, tôi ghé mắt nhìn sang thì thấy tấm drap giường ổng nằm đã đỏ thẫm cả máu, chân thì quặp sang bên mà lộ hẳn xương ống quyển ra ngoài.
Bên khác thì có cô y tá đang ngồi cầm dao lam đã cạo được nửa đầu một người đang ngoi ngóp, lâu lâu miệng lại phún máu, mẹ tôi bảo người đó chắc bị chấn thương sọ não, giờ phải cạo sạch tóc mới mổ đầu được, nghe tiếng cạo đầu rột rột phát ghê.
Và ở bên khác, có thằng nhóc cũng trạc tuổi tôi, hình như cũng bị tông xe xây xát khắp người, các vết thương đang rỉ máu và cả mỡ da thịt, cô y tá cẩn thận bóc từng lớp quần áo đang dính bết vào vết thương ra nhưng thỉnh thoảng thằng này lại gào lên đau đớn, chốc sau thì nó đã bị….lột sạch trơn trước mặt bàn dân thiên hạ là thân nhân và các người bệnh trong phòng.
Đến đây tôi bắt đầu hoảng thật sự, hông lẽ hễ vào khoa cấp cứu nằm là xong xuôi hết như vậy sau, bất giác tôi tự ngồi dậy không nằm nữa.
- Con thấy còn khoẻ mà sao bỏ vô phòng cấp cứu chi vậy? – Tôi làu bàu.
- Thì bước đầu chẩn đoán bệnh phải vậy chứ! – Mẹ tôi giải thích.
Vừa nói xong thì y tá tới ấn tôi nằm xuống, tôi đưa mắt sang mẹ cầu cứu, thầm nghĩ chẳng lẽ mình sắp bị…lột, dè đâu cô này chỉ cầm chai nước biển rồi đâm kim vào tay tôi, móc chai nước lên giá rồi lại đi.
Tôi thở phào nhẹ nhõm, giờ mới thấy ý nghĩ vui thích khi được vô bệnh viện khi nãy là hết sức ngu si, nơi đây toàn những hiểm hoạ khó lường không biết trước được!
Một hồi thì có bác sĩ đến hỏi mẹ tôi đủ thứ, đại loại như tình hình, triệu chứng và khoảng thời gian trước khi vào viện tôi ra sao, lại nằm đợi thêm hồi nữa thì y tá đến cùng với chiếc xe lăn, tôi được di dời từ giường nằm sang xe lăn ngồi, và y tá đẩy vào thang máy.
Tôi được đưa lên lầu , dọc theo hành lang thân nhân người bệnh ngồi nằm la liệt trên chiếu hay mền cá nhân, bên cạnh là các vật dùng để thăm nuôi như bình thuỷ, cà mèn giữ nhiệt, ai nấy trông cũng đều có vẻ mệt mỏi, có lẽ phần vì lo lắng và thức khuya.
Tôi vào phòng , phòng này thì có giường bệnh, lúc tôi được đẩy vào thì cả người nằm trên giường vẻ như đã ngủ cả, chỉ có cạnh mỗi người là người nhà bệnh nhân thì hãy còn thức, thấy tôi vào họ ngước ra nhìn. Tôi được nằm giường trong góc cạnh cửa sổ, cạnh bên phải là giường của một bà cô trung niên đang nằm ngủ vẻ mệt nhọc, anh thanh niên đang ngồi có lẽ là con trai của cô này, đứng dậy nhường ghế ẹ tôi ngồi rồi ra ngoài hành lang lấy cái ghế khác.
- Em nó bị gì vậy cô? – Anh ta cười xã giao hỏi thăm.
- Cô cũng chưa biết, bác sĩ bảo cần thời gian theo dõi thêm! – Mẹ tôi đáp.
Rồi anh này nhìn tôi gật đầu cười thân thiện, tôi cũng chào lại, nhưng trong bụng thì chẳng muốn chút nào, tâm lý tôi lúc bệnh chỉ muốn yên tĩnh chứ không cần quen thêm người này nọ.
- Chị đây là mẹ của con à? – Mẹ tôi nhìn sang hỏi.
- Dạ, mẹ con bị đau dạ dày, nhập viện cũng được tuần nay rồi, vừa mổ xong hôm trước nên cũng còn hơi yếu! – Anh ta ái ngại nhìn về cô kia đang ngủ.
- Ở đây mấy giờ là hết được thăm bệnh nhỉ? – Mẹ tôi thắc mắc.
- Chắc khoảng h cô à, sau giờ đó thì chỉ có người nhà có thẻ nuôi bệnh mới được ở lại, còn muốn thăm bệnh thì phải đợi h sáng hôm sau! – Anh này đáp rồi đưa mẹ tôi tờ nội quy thăm bệnh trên bàn.
Đối diện tôi là giường bệnh của một ông cụ cũng già lắm rồi, chốc chốc lại ho khan và nói như mê sảng, chị người nhà cạnh bên lại phải tất tả ra ngoài tìm gọi y tá nhờ giúp đỡ.
Bác sĩ lại đến chẩn đoán bệnh, người này thì nhà tôi có quen biết vì ổng là học trò của ông bác tôi cũng là bác sĩ trong bệnh viện Chợ Rẩy, nên ổng hỏi thăm khá nhiệt tình và vui vẻ.
- Sao? Giờ con thấy sao rồi? - Ổng sờ lên trán tôi cười hỏi.
- Dạ chỉ hơi mệt thôi, chắc con ko có bệnh gì đâu! – Tôi đía thêm để mong được về nhà sớm.
- Có bệnh hay ko thì phải nằm lại vài ngày để theo dõi mới chẩn đoán được! – Rồi ổng quay sang mẹ tôi! – Bây giờ chị xuống dưới lầu theo hướng dẫn của cô y tá này sẽ làm thủ tục nhập viện cho bệnh nhân nhé!
Thế là tôi nằm lại một mình, ba tôi thì đã về nhà từ trước để lấy đồ đạc nuôi bệnh các thứ. Phòng bệnh ko rộng lắm, giường bệnh giường này đối diện giường kia, kế bên mỗi giường là một cái bàn nhỏ để chất đồ đạc thuốc men lên thì hành lang trong phòng chỉ vừa khoảng viên gạch, may là tôi nằm cạnh cửa sổ chứ nằm giữa hay ngay lối vào thì chắc ngột ngạt lắm.
Tôi nằm nghĩ lại về mấy triệu chứng từ hồi chiều đến giờ để tự trấn an mình rằng là tôi không bị HN, vì tôi chẳng ăn gà hay trứng suốt gần cả tháng nay rồi, gần nhất là lỡ ăn kem Flan hồi noel thôi, nhưng em Vy cũng ăn mà đâu có sao. Nghĩ đến đây tôi tự nhiên…ước gì em nó cũng bệnh luôn mà vô viện chung với tôi cho vui, ngày nào cũng gặp nhau thì thích phải biết, hình như đầu óc mụ mẫm rồi nên tôi mới lòi ra cái suy nghĩ ích kỉ quá thể như này, thế là tự cốc mình một cái rõ…nhẹ!
Được lúc thì mẹ tôi lên, tay đã lỉnh kỉnh cầm theo các thứ bình thuỷ ly tách chén đĩa chăn mền, rồi sắp xếp các thứ để lên bàn cạnh đầu giường.
- Ba về rồi à mẹ? – Tôi nằm ngước mắt hỏi.
- Ừ, mẹ nói ba mai lên trường xin cho con nghỉ học khoảng tuần rồi! – Mẹ tôi gật đầu.
- Cái gì nghỉ dữ vậy? Rồi mất bài vở sao? – Tôi la oai oái, thật ra tôi cũng chẳng lo mất bài vở gì, chỉ lo ở lại đây cả tuần thì nản chết được.
- Bác sĩ bảo phải nằm viện ít nhất tuần! – Mẹ tôi tiếp lời, rồi nhìn sang bình nước biển đang truyền cho tôi xem đã hết chưa.
- Èo, lâu vậy! – Tôi ngao ngán thở dài.
- Bệnh thì chịu thôi, nằm đây mẹ ra lấy nước ấm! – Rồi mẹ tôi cầm bình thuỷ ra hành lang lấy nước.
Mới giờ kém mà phòng đã tắt đèn, anh khi nãy ngồi bên cạnh giải thích mọi hôm là h tối đã tắt đèn trong phòng rồi vì bệnh viện ko để bệnh nhân thức khuya, hôm nay có tôi mới vào nên phòng tắt đèn trễ hơn chút để người nhà sửa soạn.
Tôi lại chán nản lắc đầu, mới h tối mà đã tắt đèn bắt ngủ thì có mà tôi buồn chết trong đây mất, không tivi không mp không sách truyện, không lẽ suốt ngày chỉ toàn nhìn bác sĩ y tá với người bệnh rồi tối ngủ hay sao?
Tối đó tôi nằm nhắm mắt mãi mà chẳng ngủ được, mẹ tôi thì đã mượn được chiếc giường xếp của bệnh viện nằm ngủ kế bên, tôi mắt mở thao láo nhìn lên trần nhà, thầm nghĩ một tuần không gặp em Vy thì chẳng biết em nó có nhớ mình không đây? Hay là trù ếm cho em ấy bệnh rồi vô đây thể để ngày nào cũng gặp nhau? Không biết ai sẽ chép bài dùm, rồi lại mong ngoài em Vy ra thì đừng có đứa nào vác mặt lên tận đây mà thăm tôi, vì tôi chẳng muốn để ai thấy bộ dạng tôi đang mặc đồng phục bệnh nhân lúc này chút nào, gì mà áo quần sơ mi màu hồng rộng thùng thình nhìn dị chết đi được, bọn thằng K mập mà nhìn thấy thể nào cũng cười lăn bò càng ra cho xem!
Sáng hôm sau y tá đánh thức tôi lúc h, rồi rút máu ra để làm xét nghiệm, nghe bảo lấy máu thử thì phải lúc bệnh nhân chưa ăn gì, tôi lờ đờ nhìn máu trong tay chảy vào ống kim mà…tiếc đứt ruột. Sau đó thì tôi chẳng thể ngủ tiếp được, lò mò dậy rửa mặt rồi ngồi nhìn quanh quất, hết nhìn phòng rồi đến nhìn ra cửa sổ. Ăn tô cháo buổi sáng mà mẹ tôi mua dưới cổng bệnh viện mãi mà nuốt không vô, cứ lạt nhách mà nhão nhão nhìn phát kinh, đến khoảng h thì bác sĩ lại vào, khám hết một lượt bệnh nhân trong phòng, chưa đầy phút thì đi ra. Cơ mà tôi thấy hiện trạng của cụ già đối diện có vẻ nặng, chỉ nằm thở oxy mà ko nói được câu nào, mắt mở hé yếu ớt. Còn người cô kế bên thì có vẻ khoẻ hơn, đã tự ngồi dậy được, anh con trai đang tận tình đút thức ăn.
h bắt đầu giờ thăm bệnh, tôi cũng bắt đầu thấy nản, phòng đông dần, hết lượt người nhà này thăm giường này thì đến lượt giường kia có người thăm, nhưng giường cạnh bên tôi thì lại đông người thăm nhất, người thân hay đồng nghiệp cũng có. Anh thanh niên hết đứng lên lại ngồi xuống tiếp khách, tôi cũng phục tài xã giao của ổng thật, nói gần trọn tiếng rưỡi mà vẫn luôn tươi cười chẳng có gì gọi là sa sút phong độ ăn nói. Riêng tôi thì chỉ có mẹ vẫn ngồi cạnh, ba tôi lên thăm một lúc rồi lại về lo công việc, còn ông anh thì bận học luyện thi nên được miễn đi thỉnh an tôi rồi, vậy mà lại hay, tôi thích yên tĩnh thay vì cứ phải hết người này đến người kia vô thăm nhìn mình bằng ánh mắt cảm thông mà tôi cố chấp cho rằng đó là đầy thương hại.