Cổ Đạo Kinh Phong

chương 345: cửu long chi bích

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

Đại Đồng, trước gọi là Vân Trung, là nơi có lịch sử lâu đời, nơi đây là trọng trấn phía tây kinh thành, đông liền Thượng Cốc, nam tới Tịnh Hằng, tây giáp Hoàng Hà, bắc kề đại mạc, là nơi binh gia phải tranh đoạt, được xưng là "Kinh sư chi phiên bình, Trung Nguyên chi bảo đảm!"(1)

Sở Phong và Lan Đình men theo đường lớn mà đi, hai bên đường cửa hàng san sát, người đi đông đúc rộn ràng, vô cùng phồn hoa náo nhiệt. Hai người cứ thế đi thẳng tới trước một ảnh bích(2) thật lớn.

- Cửu Long Bích!

Lan Đình kinh hô.

Sở Phong thấy thế liền tiến đến tỉ mỉ xem xét bức ảnh bích.

Chỉ thấy ảnh bích cao đến bốn trượng, dài chừng hai mươi trượng, dày cũng tới một trượng. Chân ảnh bích là tu di tọa(3), cao gần một trượng, chắc chắn tráng lệ, mặt trên khắc bốn mươi mốt hoa văn nhị long hí châu(4). Đỉnh ảnh bích được che bằng ngói lưu ly, đỉnh được lưu ly đấu củng(5) chống đỡ. Mặt ảnh bích do mấy trăm khối ngọc lưu ly năm màu tạo thành, hai bên ảnh bích là đồ án nhật nguyệt, còn ngay chính diện ảnh bích có khắc chín con rồng bay lên rất đều nhau, giữa những con rồng được thêm vào những hoa văn núi đá, đồng cỏ và suối nước, kết hợp với nhau càng thêm nổi bật. Chín con rồng bay lên khí thế hào hùng, mạnh mẽ bay lên phía trên ảnh bích, con thì uốn lượn thân mình, con thì thoải mái tranh châu, lại có con vươn đầu dấn thân, có con phun mây nhả khói, vô cùng sống động. Phía sau long bích là hai giếng mắt rồng, mà tuyệt diệu ở chỗ, phía trước Long bích có một cái ao vừa sâu vừa rộng, hình ảnh chín con rồng bay lên được phản chiếu trong nước, nước chỉ cần hơi gợn sóng, là chín con rồng cũng lay động theo, giống như rồng bơi giỡn nước, giống như có sinh mạng.

Sở Phong không nhịn được than:

- Ao trước ảnh bích quả thật là giống bút của thần tiên, vẽ cả tòa ảnh bích trở nên sống động!

Lan Đình nói:

- Đây là Đảo Ảnh Trì(6). Truyền rằng lúc Cửu Long Bích làm xong, bởi vì rồng trên ảnh bích quá giống thật nên đã dẫn dụ hai con rồng một vàng một đen bay xuống, tối sầm cả bầu trời, làm cho sấm sét nổi lên, tiếp đó mưa to tầm tã, hai con thần long phía trước ảnh bích nhả nước như suối. Dông tố qua đi, phía trước Long bích xuất hiện một vũng nước sâu và rộng, mọi người thấy vậy liền xây thành một cái ao, chính là Đảo Ảnh Trì này.

Sở Phong nói:

- Thì ra còn có truyền thuyết như vậy!

Lan Đình chỉ tay về phía hai giếng mắt rồng đằng sau Long bích, nói:

- Nghe đâu hai giếng kia cũng là do thiên lôi đánh xuống, lại do long tiên(7) đổ vào, một đắng một ngọt, giếng ngọt mọi người lấy nước uống, giếng đắng mọi người lấy làm thuốc chữa bệnh!

Sở Phong cười nói:

- Thế thì Y Tử bớt vất vả rồi, sau này cứ có người đến xem bệnh, chỉ cần cho họ uống một chén nước đắng là được!

Lan Đình mỉm cười, không nói gì.

Hai người đứng sát bên Đảo Ảnh Trì ngắm cảnh, bỗng Sở Phong cúi đầu hô:

- Y Tử cô xem, chúng ta đang cưỡi một con rồng cưỡi mây đạp gió kìa!

Lan Đình cúi đầu nhìn, thì ra bóng ngược của hai người trên mặt ao vừa khéo ở phía trên bóng một con rồng, nước gợn lăn tăn quả thật cũng giống với cảnh cưỡi rồng cưỡi mây đạp gió.

Hai người nhìn theo bóng của mình trên thân một con rồng theo gợn nước đang phiêu lãng bay lên, nhất thời mê đắm, chợt bóng của hai người trên lưng rồng biến mất, rồi trời đất tối sầm lại, lập tức lôi điện đánh tới, sau đó mưa như trút nước đổ thẳng xuống, trong dông tố hai con rồng một vàng một đen đột nhiên từ trên trời giáng xuống, bay tới phía trước Cửu Long Bích, phun nước xối xả lên Long bích, rồi bỗng nhiên hai con thần long quay đầu, lao thẳng tới phía hai người!

Sở Phong cùng Lan Đình chợt bừng tỉnh, quay sang nhìn nhau sợ hãi, mồ hôi lạnh đã chảy ra đầm đìa.

Sở Phong nói:

- Cô có thấy gì không?

Lan Đình gật đầu:

- Chẳng lẽ chuyện thần long tặng nước là thật?

Sở Phong sợ hãi:

- Có khi là thật, cũng không biết đã mấy trăm nghìn năm trước, sao chúng ta lại thấy?

Lan Đình nhìn Đảo Ảnh Trì, vẻ đăm chiêu:

- Có thể nước trong ao đã lưu lại tình cảnh lúc đó, vừa rồi hiện lại cho chúng ta thấy!

- Hả? Không huyền bí như thế chứ?

Đột nhiên Sở Phong nhớ tới Thiên Ma Nữ, nàng ở trong một sơn động cũng vô tình nhìn thấy hình Thôi Bối Đồ(8), không nhịn được thầm nghĩ: chẳng lẽ huyền bí như vậy?

Lúc này cái bụng của Sở Phong rất đúng giờ kêu "ục ục" một tiếng, Lan Đình không nhịn được cười:

- Xem ra chúng ta phải tìm chỗ dừng chân trước đã, rồi kiếm chút gì để ăn thôi!

Sở Phong vội gật đầu nói:

- Đúng! Đúng! Ăn một chút gì đã! Đi đâu cho tốt bây giờ?

- Phượng Lâm các!

Lan Đình buột miệng nói.

Phượng Lâm Các chỉ cách Cửu Long Bích một con ngõ, nơi đây là tửu lâu nổi danh nhất Đại Đồng, trước cửa có một bức tường tạo hình tứ phượng bằng ngọc lưu ly rất lớn, tứ phượng màu sắc rực rỡ đang giương cánh bay lượn, rướn cao cổ hót, khiến cho muôn chim vui mừng, khí thế phi phàm. Chỉ cần nhìn một bức tường này là biết những tửu lâu tầm thường không thể sánh bằng Phượng Lâm các.

Hai người vừa bước vào Phượng Lâm các, lập tức đã có tiểu nhị tiến đến chào hỏi. Phía sau quầy hàng là một kế toán tiên sinh, dáng người vừa phải, sắc mặt hơi vàng, da đã điểm mồi, còn mấy chòm râu, đang cúi đầu gẩy bàn tính "lách cách".

Phía trong vang lên một tiếng cười sang sảng, là tiếng cười của một phụ nữ, tuổi khoảng ba mươi, người mặc miêu phượng phục(9) bằng gấm, tóc để thúy loa kế, mặc quần áo thiếu phụ, dung mạo xinh đẹp, thuỳ mị động nhân, mắt xanh thẳm chỉ nhìn đã thấy yêu.

Hóa ra nữ tử này là nữ chủ nhân Phượng tỷ của Phượng Lâm các, nàng đang chào hỏi thực khách xung quanh, chuyện trò rất vui vẻ.

Lúc này một tiểu nhị bưng một đĩa thức ăn vội vã đi qua, nàng nói:

- Tiểu Lục, ngươi gấp cái gì, cẩn thận...

Lời còn chưa dứt thì dưới chân tiểu nhị kia có gì trơn trượt, mâm nhỏ trong tay tuột rơi xuống, lập tức Phượng tỷ liền nhẹ nhàng duỗi chân ra, đầu ngón chân đã đỡ được mâm kia, chân khẽ hất nhẹ, cái mâm nhỏ liền bay lên, sau đó nàng đưa tay ra nhẹ nhàng đỡ lấy, một giọt nước cũng không bị bắn ra.

- Phượng tỷ hảo thân thủ!

Thực khách bốn phía lập tức lớn tiếng hoan hô.

Phượng tỷ cười đến mặt hoa rạng ngời, đưa mâm thức ăn trả lại cho tiểu nhị:

- Tiểu Lục, ngươi lại chân tay lúng túng, lần sau ta có nên trừ tiền công của ngươi không?

Tiểu Lục cười nói:

- Tiểu nhân thấy thân thủ Phượng tỷ rất cao, nên mới cả gan làm trò một chút!

Hắn nói vậy làm cho mọi người cười vang.

Phượng tỷ trừng mắt:

- Hay cho ngươi! Không ngờ miệng lưỡi lại giảo hoạt thế!

Tiểu Lục thè lưỡi, vội vàng bưng món ăn lên lầu.

- Phượng tỷ!

Lan Đình khẽ gọi.

Phượng tỷ xoay người vừa thấy Lan Đình đi vào, giật mình nói:

- Ôi! Lan muội tử, muội tới thật rồi, muội vẫn còn nhớ tới Phượng tỷ này à!

Vừa nói vừa bước nhanh tới đón.

Lan Đình lại cười nói:

- Ta vừa mới tới Vân Trung, đặc biệt tới thăm Phượng tỷ!

Phượng tỷ vui vẻ nói:

- Lan muội tử, từ biệt đã ba năm, sao giờ mới đến thăm Phượng tỷ? Vị này chính là...

Nàng thấy Sở Phong mang theo cái hòm thuốc đứng cạnh bên Lan Đình, hiên ngang đứng thẳng, phong thái phi phàm, bèn hỏi Lan Đình.

Lan Đình nói:

- Vị này chính là Sở công tử!

- Thì ra là Sở công tử, Phượng tỷ có lễ!

Phượng tỷ cúi người hành lễ với Sở Phong, Sở Phong vội vàng chắp tay đáp lễ, cười nói:

- Chẳng trách Y Tử vừa nói đã bảo đến Phượng Lâm các, thì ra hai người là bạn cũ!

Phượng tỷ nắm tay Lan Đình, cười nói:

- Y Tử tới Đại Đồng mà không tới Phượng Lâm các của ta, thì ta cũng không bỏ qua cho Y Tử! Mau đến đây, để ta tẩy trần cho hảo muội tử của ta!

Nói xong quay đầu nói tiếp với trướng phòng tiên sinh:

- Kế toán Tiêu, thay ta để ý dưới này!

- Được!

Kế toán Tiêu hơi ngẩng đầu đáp một câu, rồi lại cúi đầu gẩy bàn tính "lách cách". Sở Phong liếc mắt nhìn lại, vẫn cứ cảm thấy sắc mặt hơi vàng của vị kế toán tiên sinh kia có gì đó hơi kỳ lạ.

Chú thích:

(1) Kinh sư chi phiên bình, Trung Nguyên chi bảo đảm: lá chắn của kinh thành, bảo hộ của Trung Nguyên!

(2) ảnh bích: tường xây làm bình phong ở cổng.

(3) tu di tọa: còn gọi là "Kim cương tọa", "Tu di đàn", bắt nguồn từ Ấn Độ, giống với đài sen mà bồ tát, như lai ngồi. Truyện Tiên Hiệp - TruyệnFULL.vn

(4) nhị long hí châu: hai con rồng tranh ngọc.

(5) đấu củng: một loại kết cấu đặc biệt của kiến trúc Trung Hoa, gồm những thanh ngang từ trụ cột chìa ra gọi là củng và những trụ kê hình vuông chèn giữa các củng gọi là đấu.

(6) Đảo Ảnh Trì: ao phản chiếu ảnh ngược của ảnh bích.

(7) long tiên: dãi rồng.

(8) Thôi Bối Đồ: là một trong những kỳ thư tiên đoán nổi tiếng nhất Trung Quốc, tương truyền là do Lý Thuần Phong và Viên Thiên Cương viết ra vào năm Trinh Quán đời Đường. Chỉ có một quyển, vẽ sáu mươi cảnh nhân gian, lấy quẻ phân hệ chi. Dưới mỗi bức vẽ đề có lời tiên tri: "Sấm viết", còn có "Tụng viết" bốn câu thơ kèm theo, tiên đoán thịnh suy của hậu thế.

"Thôi Bối Đồ" là bức vẽ thứ sau mươi, có hình hai người, một người đứng quay lưng, còn người kia đứng sau áp hai tay lên lưng người trước.

Sấm viết:

Nhất âm nhất dương vô thủy vô chung

Chung giả tự chung thủy giả tự thủy

Nghĩa nôm na:

Một âm một dương không đầu không cuối

Người cuối là người cuối, người đầu là người đầu

Tụng viết:

Mang mang thiên sổ thử trung cầu thế đạo hưng suy bất tự do

Vạn vạn thiên thiên thuyết bất tẫn bất như thôi bối khứ quy hưu

Nghĩa nôm na:

Thiên đạo mịt mờ thói đời hưng suy đều do số

Nghìn lời vạn lời nói không hết, quay lưng mà ngơi nghỉ đi thôi.

(9) miêu phượng phục: áo vẽ phượng

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio