Hóa Huyết Thần Công

chương 20: lão giang hồ lo mưu thiết kế

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

A Liệt nghe nói tới việc Bang Thiết Hài, chàng đã đích thân dính vào trong cuộc này nên hiểu rõ đầu đuôi. Vì vậy mà Tô đại thư nhắc tới thiếu nữ chàng hiểu ngay là Phùng Thúy Lam.

Ngoài ra còn chứng cớ khác là mới đây Phùng Thúy Lam cải dạng nam trang và nàng đã nói là muốn đi tìm Cái Bang để báo thù cùng đoạt lại báu vật.

Bề ngoài chàng giả vờ như không biết gì, lại hỏi :

- Tại hạ càng nghe càng hồ đồ. Vì lẽ gì mà Cái bang lại lượm được tin tức từ nơi khác mới biết ra người con gái đó? Phải chăng song phương đều có mối thù cừu hận chua cay?

Tô đại thư đáp :

- Con nhỏ đó xuất thân từ một gia phái trong võ lâm. Kiếm thuật của thị cực kỳ cao thâm. Những năm gần đây phái đó ra tay một cách tàn độc mà hành tung lại không nhất định.

Thanh danh họ chấn động cả miền bắc võ lâm. Huống chi họ phải đề phòng Cái Bang hạ thủ nên việc thu nạp nhân tài kiệt sĩ họ giữ rất bí mật. Cả Cái Bang cũng khó lòng thám thính ra được.

Mụ ngừng lại một chút rồi nói tiếp :

- Cái Bang gia tâm phòng phạm rất gắt gao. Mỗi khi do thám ra được một nhân vật hậu bối mà tài ba xuất chúng là nhất định trừ khử cho bằng được bất cứ với một thủ đoạn nào.

Thiểu nữ kia tuy hiện giờ còn lọt lưới, nhưng chỉ trong thời gian ngắn là Cái Bang sẽ điều động mấy chục tay cao thủ lùng bắt tới cùng để giết đi. Nói cách khác là thị chẳng thể nào sống sót được.

A Liệt liếc mắt nhìn xuống đất thấy người mụ đẫy đà, chàng không khỏi nghĩ tới khoảnh khắc đê mê vừa qua. Nhưng chàng không có tình yêu mà mụ này bản tính dâm đãng, nên lòng chàng càng nguội ngắt. Mụ lại còn thêm hành động thất đức phản bội sư môn mà chàng đều biết cả. Nếu không thế thì con người xinh đẹp đã có một giai đoạn ái ân với chàng trai nào là chàng trai đó ghi một mối tình cảm sâu xa vào trong đầu óc.

A Liệt cảm thấy mình chẳng thể nào yêu mụ được, bất giác chàng hối hận lắc đầu hỏi :

- Tại hạ coi đại thư kỉểu cách như vậy thì làm sao hợp với nhân cách người Cái Bang.

Tô đại thư ban đầu sửng sốt, nhưng rồi mụ nhăn nhó cười đáp :

- Dĩ nhiên ta không phải là người Cái Bang. Con người ta thế này mà bảo ta đi xin cơm để sinh sống được ư ? Hỡi ơi.

Mụ buông tiếng thở dài rồi không nói nữa.

A Liệt thoáng lộ một tia hy vọng. Chàrg nghĩ rằng giả tỷ mình tìm cách khích cho mụ hối hận rút lui khỏi giang hồ cũng đủ khiến cho mụ có cảm giác biến đổi tâm tính.

Chàng liền hỏi :

- Đại thư ! Đại thư đã không phải là người Cái Bang, lại cũng chẳng có danh phận gì thì còn theo họ làm chi ?

Tô đại thư đáp :

- Ta đã nói là không thể bỏ được lão oan gia họ Lục.

Mụ nhìn A Liệt bằng con mắt lãnh đạm đáp :

- Ta cũng biết ngươi quyết chẳng chủ ý lấy ta làm vợ. Mà dù ngươi có chí muốn lấy ta thật, ta cũng không chịu.

A Liệt hỏi :

- Đại thư nói vậy thì tại hạ không bằng lão hay sao ?

Tô đại thư đáp :

Cũng không phải thế. Nên biết hiện tại chẳng có gì quý bằng thanh xuân mà không có gì vô tình bằng thời giờ. Thanh xuân ta đã qua rồi, thời giờ không lưu lại được. Ngươi còn nhỏ tuổi thì sánh duyên với ta thế nào được. Huổng chi ngươi xuất thân ở một nhà thế gia thì không hợp với hạng vợ con như ta. Vì thế ta quyết không có ý niệm thành vợ chồng với ngươi.

Mụ nói rất hợp tình hợp lý, nên A Liệt chẳng còn ý kiến gì nữa.

Chàng lẳng lặng không nói gì. Tô đại thư bảo chàng :

- Ngươi hãy nằm yên một lúc. Ta cũng ngồi nghỉ dưỡng thần...

A Liệt nhắm mắt lại điều hòa chân khí theo phép rèn luyện Kim đan thần công, Gả cảm thấy một luồng nhiệt khí từ huyệt đan điền bổc lên như ngày thường rồi chu lưu khắp thân thể, không có sự gì khác.

Trong lúc yên lặng A Liệt bỗng nghe thấy tiếng chân người từ đằng xa vọng lại. Tiếng bước chân người đi đầu rất nhàn và đều đặn. Quả nhiên chẳng bao lâu có người tiến vào đền nói chuyện với Tô đại thư.

A Liệt chú ý lắng tai. Chàng nghe rõ tiếng ba người đang nói chuyện với Tô đại thư.

Tiếp theo lại một người nữa tiến vào. Tiếng bước chân người thứ năm lại giống người vào đầu tiên.

A Liệt ngạc nhiên nghĩ thầm:

- Người đầu trên là lão già gầy nhom và thấp lùn bắt ta hôm trước. Theo lẽ thường mà đoán thì võ công lão này còn thâm hậu hơn những người kia. Chắc lão là một vị trưởng lão mà Tô đại thư đã đề cập đến. Còn người thứ năm võ công cũng tương đương. Hiển nhiên hắn cũng là trưởng lão. Có điều khẩu âm hắn chưa phải là người già..... Trong đền đã thắp đèn sáng. Năm người đàn ông và Tô đại thư nồi chuyện với nhau rất khẽ. A Liệt chú ý lắng tai nghe không sót câu nào. Chàng biết bọn chúng có rất nhiều tai mắt. Sau một đêm thu nhận những tin tình báo, họ cùng nhau tham khảo nghỉên cứu.

Theo kết luận của bọn họ thì Phùng Thúy Lam đã lọt vào mắt chúng, chàng đi trốn về phía đông.

Sau cùng lão già lên tiếng :

- Thị mà đi về phía đông là chạm trán với bọn người mà chúng ta triệu về. Chỉ lát nữa là họ sẽ cấp báo cho ta hay là họ đã giăng lưới quyết thị không thể thoát được.

Tô đại thư đột nhiên xen vào :

- Giả tỷ thị được tin tức lẹ hơn chúng ta mà chạy trước rồi, thì thị còn cơ hội khác.

Lão lùn nói :

- Không được đâu. Cách truyền tin của bản bang còn lẹ hơn cả những nhà quân dịch cấp báo. Thị làm sao mà biết trước được.

Một tên trong bọn hỏi :

- Vậy bây giờ chúng ta phát lạc gã Tiểu Bạch này bằng cách nào ?

A Liệt thấy gã nói tới vận mệnh mình cũng chú ý lắng tai nghe.

Một người khác đáp :

- Chúng ta cần phải đề phòng đừng để tin tức lọt ra ngoài là hơn.

Lại một người nữa nói :

- Nếu vậy chỉ có cách xử tử là yên hơn hết.

A Liệt nghe người nói câu này đúng là người thứ năm mà võ công cao thâm hơn hết.

Bất giác lòng chàng nổi lên mối thù nghịch khôn tả. Chàng nghĩ rằng nếu bọn này thông qua vụ giết chàng để bịt miệng thì dù không có sức chống cự cũng thử liều mạng chạy trốn, chẳng lẽ cứ bó tay chịu chết.

Bỗng thanh âm của Tô đại thư vang lên :

- Việc gì mà các vị phải hốt hoảng lo sợ ? Thằng lỏi này còn có đáng để chúng ta phải quan tâm không ?

Lão lùn trịnh trọng hỏi :

- Lục phu nhân có cao kiến gì xin nói cho nghe?

Tô đại thư đáp :

- Một khi chúng ta đã phóng tin ra là lập tức tiến về phía đông thành thế tiền hậu giáp công. Vậy cứ bỏ thằng lỏi này lại đây, bất luận gã dùng cách gì đưa tin được đến nơi thì chúng ta cũng đã xong việc trở về rồi. Có đúng thế không? Huống chi ta lại không biết gốc gác gã và gã cũng không hiểu lai lịch cùng mục đích của chúng ta. Vậy dù gã có truyền tin ra chốn giang hồ thì cũng chẳng gì đầu đuôi câu chuyện ra sao.

Lão lùn trầm ngâm một lúc rồi nói :

- Lời Lục phu nhân rất có lý. Chúng ta nên theo phu nhân mà làm.

Những người kia không ai phản ứng.

Tô đại thư lại lên tiếng :

- Huỳnh trưởng lão ! Việc nầy không nên chậm trễ mà phải lên đường ngay tức khắc.

A Liệt mưốn trở mặt ra coi đề ghi nhớ lẩy tướng mạo năm người mới trở về. Nhưng lại nghĩ rằng cử động này có thể làm cho mình thêm rắc rối, có khi còn phải uổng mạng cũng chưa biết chừng. Vì thế mà chàng giả vờ ngủ say nằm yên không nhúc nhích. Tới chừng nghe bước chân quanh trớ lại mà đúng là tiếng bước chân của người thứ năm.

A Liệt thấy bước chân người này nhẹ nhàng như tiếng mèo đi. Hắn tiến gần lại tự hỏi :

- Thằng cha này bề ngoài có ý nghe theo lời Huỳnh trưởng lão mà sao lại còn ngấm ngầm quay trở lại ? Phải chăng hắn có ý muốn gia hại ta ?

Nên biết A Liệt đã biết qua những nhân vật giang hồ thường có thủ đoạn cực kỳ lợi hại, vì thế mà chàng không muốn giây vào. Bọn chúng giết người như một trò đùa.

Tiếng bước chân tiến đến gần A Liệt thì dừng lại rồi không thấy động tĩnh gì nữa, tựa hồ hắn đứng lại mà cũng giống như hắn bỏ đi rồi:

A Liệt không dám nhúc nhích. Thực ra trong mình chàng đã không có võ công tuyệt kỹ để chống cự thì chỉ còn cách lẳng lặng để coi diễn biến muốn ra sao thì ra.

Sau một lúc tiểng bước chân lại vang lên đi lẹ ra cửa đền.

A Liệt thở phào một cái nghĩ bụng :

- Thằng cha này cũng không động thủ đụng vào mình ta. Thế thì hắn quay lại làm chi ?

Thật khó mà lường được...

Bỗng chàng ngồi bật dậy đảo mắt nhìn quanh thấy bọc áo của mình vẫn còn đó.

Chàng liền lượm lấy rồi chạy ra ngoài cửa.

A Liệt sực nhớ tới Phùng Thúy Lam hiện đang lâm vào tình trạng rất nguy hiểm, chàng nóng lòng chạy đi báo tin cho nàng hay nên không nghĩ gì sự an nguy cho mình.

Dè đâu chàng không biết hiện thời mình ở chỗ nào, cứ cắm đầu chạy về phía trước cho tới trời sáng. Sau chàng hỏi thăm người qua đường mới biết là mình đi lạc phương hướng và hiểu rằng đã lọt vào phía sau bọn Cái Bang. Nhưng chàng chẳng làm thế nào hơn được, đành gắng sức tim đường mà đi.

Hôm sau vào khoảng giờ ngọ, A Liệt đi tới tỉnh Lạc Dương. Lúc này người chàng nhuộm đầy gió bụi biến thành đen sì. Gương mặt chàng già đi bằng người hơn hai chục tuổi.

A Liệt vào thành lật đật tìm chỗ ăn trưa rồi ra khỏi? thành Lạc Dương nhằm phía đông mà đi. Chàng đi trên đường lớn thấy xe ngựa qua lại đông như mắc cửi chứ không thưa thớt như ở miền tây bắc.

A Liệt đi chừng hai giờ, bỗng thấy bên đường có một dẫy cây cổ thụ. Dưới bóng cây một lá cờ bán rượu bay phất phới.

Nơi đây còn có rẩt nhiều xe ngựa đỗ lại. A Liệt thả bước từ từ đến bên đoàn xe ngựa thì dừng lại để quan sát địa hình những nơi phụ cận.

Bên kia đường có bốn năm căn nhà thông thường. Chỉ có hai gỉan thông nhau là quán rượu, còn ngoài ra toàn hàng tạp hóa. Phía sau những cửa tiệm dường như cũng có phòng ốc.

A Liệt không để ý đến những gian phòng phía sau mà chỉ nhìn vào tửu quán thì thấy đã có mười mấy người đang ngồi uống rượu. Trong bọn này có mấy người ăn mặc ra kiểu giang hồ, còn toàn là dân quê hoặc khách buôn qua đường vào ăn uống.

A Liệt biết những nơi này rất dễ nghe tin tức. Chàng ngó lui ngó tới một lúc rồi vào hàng để nghe ngóng. Chàng phát giác ra trong quán rượu số người không nhiều mà cũng không ít. Cứ coi những cỗ xe ngựa ở gốc cây thì ngoài những người nhà quê và một ít khách bộ hành chàng xác định còn hai con ngựa và một cỗ xe chưa thấy chủ đâu.

A Liệt còn hiểu khách giang hồ khi ra cửa có nhiều qui củ. Trên xe đóng cửa mà người không xuống hết là xe chở nhiều người. Còn ngựa đóng đủ yên cương thì dĩ nhiên có người cưỡi đến không sai.

A Liệt coi một lúc bất giác sinh lòng nghi hoặc. Ánh trăng soi tới ba cỗ xe, chàng phát giác trong một cỗ hãy còn có người. Điều này thực là khó hiểu vì sao họ không vào quán ăn uống lại ngồi ở trên xe. Nhưng rèm xe buông rủ chàng không nhìn rõ là hạng người thế nào.

A Liệt cũng không tiết lộ vết tích gì. Chàng cứ ngồi yên ra chiều mệt nhọc, dựa lưng vào gốc cây mà nhắm mắt lại.

Chỉ trong khoảnh khắc lòng chàng bình tĩnh lại. Đột nhiên chàng phát giác trong quán có tiếng người.

Quán này cách xa chỗ gã chừng năm, sáu trượng, nhưng người trong quán nói gì chàng đều nghe rõ hết.

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio