Đại hành khiển Trần Khắc Chung – người mà sau này sẽ tới Chiêm Thành để cướp công chúa Huyền Trân về rồi lênh đênh trên biển tới tận một năm, bị gán cho tội tư thông với công chúa, để ngàn đời sau vẫn bị dè bỉu.
Trần Khắc Chung vốn tên thật là Đỗ Khắc Chung, do có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông đã được vua Trần ban cho quốc tính, đổi họ thành Trần Khắc Chung.
Người được quan gia ban cho quốc tính là Trần Khắc Chung chứ không phải gia đình của ông ta, cho nên vợ con anh em vẫn giữ nguyên họ.
Đó cũng là lý do vì sao mà họ tên con gái của ông vẫn là Đỗ Khiết Tâm chứ không phải Trần Khiết Tâm.
Đỗ Khiết Tâm là cháu họ xa của anh em Đỗ Quân và Đỗ Chi, năm nay mới mười lăm tuổi, nghe phong thanh rằng cô bé ấy đang có tình cảm với Đỗ Quân.
Mới đầu nghe Đỗ Chi kể tôi hơi choáng váng vì họ là chú cháu, nhưng rồi nhớ ra hiện tại đang là thời nhà Trần – việc lấy người trong họ cũng là điều bình thường mà thôi.
"Mất tích lúc nào?" Tôi cắn môi, cảm thấy cổ họng khô khốc.
Trần Thanh rót cho tôi một chén trà rồi đáp: "Chiều ngày hôm qua."
Chiều hôm qua? Không phải là Khiết Tâm còn ghé qua phủ ngồi chơi một lúc rồi mới về hay sao? Tôi nói lại suy nghĩ này với Trần Thanh, anh liền thở dài một tiếng vô cùng nặng nề.
"Rất có khả năng nó bị bắt cóc trên đường trở về phủ đệ."
Cả người tôi lập tức nổi lên một tầng da gà, sau lưng lạnh buốt.
Rõ ràng Đỗ Khiết Tâm không hề đi một mình.
Con bé còn có một nô tỳ, hai tên gia nhân cao lớn đi cùng nữa cơ mà.
Trần Thanh lắc đầu: "Mấy đứa người dưới báo lại rằng Tâm...!Khiết Tâm mất tích sau khi cả đám đi vào chợ Quảng Hàn, khi ấy cũng là lúc đang đông người qua lại."
Tôi nhíu mày nhìn anh: "Vậy là khi đi vào chợ thì bằng cách nào đó, Khiết Tâm đã bị tách ra khỏi đám gia nhân.
Sau đó...!thì mất tích."
"Hung thủ nhất định là người có quen biết với Khiết Tâm." Trần Thanh trầm giọng.
Tôi gật đầu đồng tình.
Chợ là nơi đông người qua lại, khả năng Đỗ Khiết Tâm bị bắt cóc bằng vũ lực thực sự không cao.
Người qua đường nhất định sẽ chú ý tới một cô gái giãy giụa, phản kháng đối với người bên cạnh mình.
Bởi vậy hẳn là con bé đã bị thuyết phục để đi theo tên hung thủ.
Trần Thanh lại khẽ khẽ khoát tay.
Người đàn ông với bộ dáng hung dữ nãy giờ vẫn đang đứng cạnh anh liền đi lên một bước, cúi đầu chắp tay chào tôi.
"Người này là Hồ Nguyên Đức – tụng quan dưới quyền Đại an phủ sứ Trần Thì Kiến." Trần Thanh giới thiệu qua loa.
Tôi vội vã đứng dậy, cúi đầu chào theo.
Hồ Nguyên Đức lúc này mới lên tiếng.
Gã đứng thẳng người, mắt chỉ nhìn Trần Thanh.
"Thêm một người mất tích, hơn nữa lại là con gái Ngự sử đại phu, Quan gia trong lúc nóng giận đã ra lệnh nếu trong vòng mười lăm ngày không bắt được hung thủ sẽ..." Gã ngập ngừng.
"...!lấy đầu toàn bộ phủ Kiểm pháp để tạ tội với dân chúng."
Tim tôi đập "thịch" một cái thật mạnh.
Quan gia...!Trần Thuyên? Cậu bé có đôi mắt lấp lánh ánh nắng ngày đó của tôi...!hôm nay ra lệnh chém đầu tất cả người trong phủ Kiểm pháp ư?
Một tay đặt lên tim, một tay tôi chống lên bàn dồn trọng tâm xuống.
Tôi thật sự sợ mình sẽ choáng váng tới mức ngã xuống đất.
Liếc sang Trần Thanh đang ngồi bên cạnh, trên khuôn mặt anh như đang phủ một tầng băng mỏng, lạnh lùng và quyết liệt.
"Tâm." Anh khẽ quay đầu sang phía tôi, chỉ gọi tên tôi như vậy cũng đủ khiến tim tôi rung lên một nhịp.
Hẳn là anh đang sợ hãi lắm.
Hoàng đế chỉ cần một câu cũng có thể lấy mạng kẻ khác, nay anh lại biến thành con cá nằm trên thớt.
Mười ngày sau nếu không bắt được hung thủ...!anh sẽ phải chết sao?
"Ngoài việc hung thủ là người quen của Đỗ Khiết Tâm thì phía phủ Kiểm Pháp không có chút manh mối nào." Trần Thanh chầm chậm nói.
"Anh Đức ở đây giúp ta cùng nàng phân tích lại vụ án từ đầu."
Tôi biết vì sao Trần Thanh lại tìm đến tôi.
Cách suy nghĩ của tôi khác với họ, qua vụ án hoa nương Hoài Đoan, án Tấm Cám...!Trần Thanh đã có thể thấy được điều đó.
Và...!đây cũng là lý do mà Hồ Nguyên Đức có mặt ở đây.
Gã là người của quan phủ, nắm trong tay tất cả những dữ liệu cần thiết của vụ án.
Giờ chỉ cần tôi và Trần Thanh sắp xếp lại thì rất có khả năng sẽ phác hoạ được chân dung kẻ giết người.
"Vậy thì chúng ta quay lại từ nạn nhân đầu tiên đi." Tôi chạy vào gian phòng Đoàn Nhữ Hài, lấy ra một ít giấy bút nhằm ghi lại thông tin cho mạch lạc hơn.
Để không làm Trần Thanh cùng Hồ Nguyên Đức ngạc nhiên về thứ ký tự kỳ lạ, tôi giải thích rằng mình không biết chữ nên phải "vẽ" ra để có thể nhìn nhận vấn đề dễ dàng.
Tôi viết số Một cùng cái tên của nạn nhân thứ nhất: Triệu Thị Mai.
"Trước tiên cần phải xác định được đây là một tên tội phạm có tổ chức rõ ràng.
Hắn thông minh và cũng rất tự tin rằng mình sẽ không bị bắt."
Tôi mở đầu, chấm một chấm màu đen xuống tờ giấy và viết "tội phạm có tổ chức".
Trần Thanh gật đầu: "Ừm, vì thế hắn vẫn tiếp tục gây án trong kinh thành, thậm chí cách thức y hệt nhau."
"Bắt cóc và giết từng ấy nạn nhân...!đến nay là năm người chết phải không?" Tôi quay sang Hồ Nguyên Đức.
Gã trả lời: "Là bốn người chết.
Người thứ năm vẫn bị mất tích."
"Vậy rất có thể người thứ năm vẫn còn sống.
Bốn nạn nhân trước đều là tìm thấy xác rồi khoảng nửa tháng tới một tháng tiếp theo mới có người mất tích..." Tôi ngẫm nghĩ rồi nói.
Trần Thanh đồng tình: "Hung thủ luôn luôn suy tính và lên kế hoạch rõ ràng trước khi gây án.
Thời gian nạn nhân tiếp theo bị bắt cóc là từ một cho tới hai tháng, đó cũng là thời gian cần thiết cho hung thủ đem vứt xác nạn nhân trước đó và theo dõi mục tiêu tiếp theo.
Có nghĩa là hiện tại hung thủ đã rút ngắn thời gian lại."
Hồ Nguyên Đức đứng cạnh chăm chú lắng nghe, gắng ghi nhớ tất cả những gì cần thiết.
Tôi nhắm mắt, tay khoanh tròn vào số "một" trên tờ giấy.
"Nạn nhân đầu tiên là quan trọng nhất, muốn bắt được hung thủ phải dựa vào cô ấy."
Hồ Nguyên Đức mở to mắt, ngạc nhiên hỏi lại vì sao.
Tôi khẽ cười, giải thích với gã: "Bởi đây là một kẻ thông minh, giữa những lần phạm tội của mình hắn sẽ cải tiến, nâng cấp cách thức gây án.
Vậy nên càng về sau các dấu vết càng ít ỏi.
Lần đầu tiên sẽ lộ ra tất cả những lỗ hổng, khuyết điểm của hắn.
Hơn nữa, thông thường hung thủ sẽ chọn nạn nhân gần với nơi mình sống.
Các anh có biết là với những thám tử giỏi, họ chỉ cần đứng ở hiện trường vụ án là có thể phác hoạ hoàn chỉnh hung thủ có vẻ ngoài như thế nào, hắn đã giết nạn nhân ra sao..."
Trần Thanh khẽ chạm vào tay tôi, ra hiệu tôi dừng lại.
Tôi nuốt nước bọt, nếu anh không ngăn lại thì có lẽ tôi sẽ tiếp tục lảm nhảm những thứ không liên quan mất.
Anh không nhìn sang Hồ Nguyên Đức, chầm chậm hỏi: "Các ngươi đã điều tra được những gì về Triệu Thị Mai?"
Dáng người to lớn lại cúi xuống: "Bẩm cậu, năm nay Triệu Thị Mai mới tròn mười sáu tuổi, gia đình thuộc tầng lớp trung nông.
Thị Mai có tính tình nhút nhát, hiền lành, không phải là người mà kẻ khác dễ dàng bắt chuyện."
"Còn nơi tìm được xác nạn nhân có phải hiện trường ban đầu không?"
"Bẩm cậu, hẳn là Triệu Thị Mai đã chết từ trước đó rồi mới bị vứt ra ngoài ngõ hẻm ít người qua lại.
Còn một điểm nữa là, nạn nhân không phải là bị giết chết mà là...!bị bỏ đói cho tới chết."
Tôi lại ghi vào tờ giấy: "Bị bỏ đói tới chết".
"Trên xác nạn nhân có điểm gì lưu lại không? Ví dụ dấu vết bị đánh đập, vết thương do hung khí...?"
Hồ Nguyên Đức ngẫm nghĩ giây lát rồi đáp:
"Hoàn toàn không có, trên cơ thể nạn nhân chỉ có dấu vết bị trói mà thôi."
"Còn dấu hiệu bị xâm..."
Chưa hỏi hết câu, Trần Thanh đã trả lời thay Hồ Nguyên Đức: "Không có." Sau đó còn nhìn tôi một cách ý nhị.
Tôi cụp mắt, từ đầu tới giờ đều là Trần Thanh giúp tôi không trở nên kỳ lạ trước mặt người khác.
Nếu tôi hỏi thẳng ra rằng nạn nhân có dấu vết bị xâm hại hay không chắc chắn sẽ bị Hồ Nguyên Đức đánh giá.
Dù sao tôi cũng là con gái, không nên động đến các vấn đề nhạy cảm quá.
Riêng việc Trần Thanh tới đây để có thể cùng tôi nói về vụ án đã là không thể chấp nhận được rồi.
"Vậy tổng kết lại là từ lúc nạn nhân bị bắt cóc cho tới khi tìm thấy xác là khoảng một tháng.
Trên người nạn nhân ngoài vết trói ra thì không còn dấu vết nào khác, nguyên nhân gây nên cái chết là do bị bỏ đói phải không?"
Hồ Nguyên Đức gật đầu: "Đúng là như vậy."
"Bắt cóc về nhưng lại bỏ đói tới chết, cả bốn nạn nhân đã tìm được xác đều như vậy à?"
Trần Thanh nhìn tôi, thay cho câu trả lời.
Tôi viết hai chữ "mục đích" xuống tờ giấy.
Vậy rốt cuộc hung thủ bắt cóc các nạn nhân để làm gì? Không có bất kỳ dấu vết đánh đập hay xâm hại, nạn nhân chỉ bị bỏ đói cho tới chết.
Chết rồi vô dụng, hung thủ mới vứt xác nạn nhân ra những địa điểm không có ý nghĩa gì như chân cầu, ngõ hẻm...!
Phần lớn những tên tội phạm giết người có tổ chức đều có một ảo tưởng nhất định về hành động của mình.
Bởi vậy hung thủ không thể "bắt chơi" một vài người con gái về để bỏ đói họ mà không có mục đích gì rõ ràng.
Cũng chính vì thứ "ảo tưởng" đó mà cách chọn nạn nhân của hung thủ cũng rất đặc biệt.
Nghĩ tới đây, tôi ngẩng đầu lên hỏi: "Nạn nhân đầu tiên mất tích ở đâu?"
Hồ Nguyên Đức liền trả lời: "Lần cuối cùng nạn nhân được nhìn thấy là ở chợ Báo Thiên.
Nạn nhân mỗi ngày đều cắp hai giỏ trứng ra chợ bán từ sáng cho tới quá trưa mới trở về."
"Vậy nạn nhân ngồi một chỗ bán hay đi rao khắp chợ?"
"Ngồi một chỗ."
"Phía an phủ các anh đã thu thập lời khai của những người ngồi bán cạnh nạn nhân chưa?"
Bị tôi hỏi mấy câu liên tiếp, Hồ Nguyên Đức hơi khựng lại một chút nhưng vẫn trả lời đầy đủ: "Họ đều khai rằng trước khi bị mất tích, nạn nhân không có gì kỳ lạ cả."
Nghe vậy, tôi nhíu mày: "Đây là rất cả những gì mà các anh biết về Triệu Thị Mai?"
Vậy mà tôi cứ nghĩ đám người dưới quyền Trần Thì Kiến làm ăn hiệu quả lắm.
Thấy khuôn mặt tôi lộ vẻ thất vọng, Trần Thanh nghiêng đầu thì thầm: "Đại an phủ sứ Trần Thì Kiến mới nhậm chức chưa được bao lâu."
Tôi gật đầu.
"Anh Đức, nhờ anh quay về bẩm báo lại với Đại an phủ sứ và sắp xếp người tới nhà Triệu Thị Mai điều tra lại.
Xem cô ấy có thói quen đi bán trứng như thế nào, đồng thời xét lại lời khai của những người ngồi bán cạnh cô ấy.
Điều tra xem trước khi cô ấy mất tích có gặp ai khả nghi không.
Phải tra hỏi cho rõ ràng, không được hời hợt như trước nữa."
Giọng tôi có hơi nặng nề, khiến Hồ Nguyên Đức tỏ vẻ bất mãn.
Gã liếc mắt sang Trần Thanh, xem chừng rất muốn hỏi vì sao gã phải nhận lệnh từ một cô gái là tôi.
Trần Thanh không nói gì, chỉ gật đầu một cái.
Tôi cũng không muốn làm không khí căng thẳng thêm, đành cúi đầu rồi nói thêm một câu: "Mong anh cố gắng."
Hồ Nguyên Đức trước mặt Trần Thanh không tiện tỏ ra khó chịu nữa, cũng cúi đầu, chắp tay với tôi.
Chúng tôi tiếp tục bàn bạc về năm nạn nhân, trong đó bốn người đã tìm thấy xác, người thứ năm vẫn tiếp tục mất tích.
Đối tượng bắt cóc của hung thủ là những thiếu nữ tuổi từ mười lăm tới mười tám tuổi, tính tình tương đối giống nhau.
Dù sao thì ở thời cổ đại thế này, các cô gái chưa lấy chồng phần lớn đều nhút nhát, thẹn thùng, không phóng khoáng như hiện đại.
Nghe Hồ Nguyên Đức nói, phần thông tin điều tra về các nạn nhân trước đều rất sơ sài, mãi cho tới gần đây khi Trần Thì Kiến nhậm chức thì việc ghi chép mới đầy đủ hơn.
Lửa giận trong lòng tôi muốn bùng cháy, không biết tên khốn kiếp nào lại dám làm ăn vô trách nhiệm tới như thế.
Ngay ở kinh thành, dưới chân thiên tử mà dám bỏ qua một vụ án động trời, để hơn nửa năm rồi chưa bắt được hung thủ.
Trần Thuyên ở trong cung cấm kia nghe được làm sao có thể không tức giận cơ chứ?
Trần Thanh thay mặt tôi, giao cho Hồ Nguyên Đức nhiệm vụ điều tra lại một lượt về tất cả các nạn nhân.
Không phải là chúng tôi muốn vẽ việc cho phía phủ Kiểm Pháp, nhưng để phác hoạ được chân dung hung thủ giết người liên hoàn thì ít nhất cần phải biết được điểm chung càng chi tiết càng tốt giữa các nạn nhân.
Biết được cách hắn chọn đối tượng cũng sẽ hiểu được ảo tưởng của hắn hơn.
Chúng tôi chỉ ngồi nói chuyện tưởng chừng có một lát mà trăng đã lên cao từ khi nào.
Tôi lộ vẻ mệt mỏi, Trần Thanh liền khoát tay bảo rằng hôm sau tiếp tục, dù sao cũng phải chờ phủ Kiểm Pháp điều tra thêm về các nạn nhân.
Lo cho cái đầu anh trước kia kìa, đang treo lủng lẳng trước gió mà không biết sợ.
Tôi thầm nghĩ.
Hồ Nguyên Đức do không thân thiết gì nên đã xin phép về trước, còn lại tôi và Trần Thanh ngồi đó trầm ngâm.
À nhầm, chỉ có Trần Thanh trầm ngâm mà thôi, còn tôi đang đợi anh ta rời khỏi dòng uy nghĩ của mình mà hỏi một câu là anh có muốn ăn cơm không?
May thay, đúng khi ấy thằng Dần xông vào phòng thông báo Đỗ Quân đã về.
Nó còn nháy mắt với tôi một cái rồi chỉ chỉ vào bụng mình nữa.
Hỡi ôi! Trên đời này ai hiểu được Niệm Tâm bằng Dần?
Tôi mỉm cười cảm kích với nó, không chần chừ một giây liền kêu toáng lên: "Dần, vậy mau mau dọn cơm lên cho cậu Quân ăn.
Chắc cậu Quân đói lắm rồi!"
Ý là: Mau dọn cơm lên cho tôi ăn nữa, bụng tôi lép kẹp cả rồi.
bg-ssp-{height:px}
Cái đầu của Trần Thanh đành để sang một bên, tôi cần phải nạp năng lượng trước cái đã.
Thằng Dần vừa quay người định chạy đi, tôi liền gọi với theo: "Nhớ dọn thêm một bộ bát đũa nhé."
Phù, may quá.
Nếu nói chậm một chút, Dần không nghe thấy lại dọn cơm đủ cho Đỗ Quân ăn thôi thì tôi thảm mất.
Chỉ nghe phía sau có tiếng hắng giọng: "Thêm một bộ nữa."
Tôi quay đầu, thấy Trần Thanh đang nheo mắt nhìn mình.
"Anh không về sao? Muộn thế này rồi mà..." Tôi ngạc nhiên hỏi Trần Thanh.
Anh ho húng hắng, giọng gượng gạo: "Ta cũng cảm thấy hơi đói..."
Lúc này tôi mới chột dạ, đáng ra khi nãy tôi phải lịch sự mời Trần Thanh ở lại cùng ăn cơm mới đúng.
Chậc chậc, để người ta phải mở mồm ra đòi ăn cùng đúng là...!
Đỗ Quân bước vào phòng, mắt mở to khi nhìn thấy Trần Thanh.
Đấy, tôi đã nghĩ hai người này có gian tình mà.
Nghiên cứu đã nói, khi nhìn thấy người hoặc vật mà mình thích thì con ngươi sẽ mở to hơn bình thường.
Xem vẻ mặt của Đỗ Quân kìa, tôi đau khổ muốn chết.
"Cậu Thanh..." Đỗ Quân giật mình, cúi đầu chắp tay chào Trần Thanh.
Anh khoát tay, gọi Đỗ Quân ngồi xuống ghế.
Y rót thêm một chén trà cho Trần Thanh, một chén cho mình rồi quay sang nhìn tôi.
Tôi lập tức lắc đầu, trong lòng tôi hiện tại chỉ một lòng hướng tới đĩa thịt quay mà thằng Dần sắp mang lên mà thôi.
"Muộn thế này mới về nhà sao?" Là Trần Thanh hỏi Đỗ Quân.
Tôi đang định chạy xuống bếp xem có ăn vụng được món gì không, nhưng nhìn hai con người trước mặt đây đang liếc mắt đưa tình hỏi thăm nhau thì không chịu nổi, kìm lòng ngồi yên một chỗ hóng hớt.
Đỗ Quân cúi đầu đáp: "Dạ bẩm, đúng là như vậy.
Thần...!tôi về nhà nghỉ ngơi một lát, giữa giờ Tuất sẽ lại thay ca."
(Giờ Tuất: - h)
Trần Thanh chỉ "ừ" một tiếng, không bình luận gì thêm.
Tôi thấy vậy cũng thở dài một cái.
Thương thay Đỗ Quân, Trần Thanh của y đang lo lắng cho cái đầu của mình nên đương nhiên không thể quan tâm tới y rồi.
Đỗ Quân lại tiếp tục nói gì đó về đám lính của y, tôi cụp mắt không nghe nữa.
Gì mà xác chết, gì mà Trần Thanh với Đỗ Quân, đây mặc kệ.
Tôi thả hồn theo tiếng "xèo xèo" dưới nhà bếp vọng lên, nuốt nước bọt từng hồi.
Đồ ăn được dọn lên, ba người chúng tôi mỗi người ngồi một góc bàn nhưng không ai động đũa.
Họ còn chờ đợi cái gì nữa vậy?
Tôi không thèm để ý tới lễ nghi gì liền đưa đũa ra định gắp một miếng thịt thì Trần Thanh nhanh tay gắp trước.
Không để ý nhiều, tôi lại gắp thêm một miếng nhưng vẫn bị Trần Thanh cướp mất.
Tôi ngẩng phắt đầu lên, thấy anh ta rất bình tĩnh mà nhai thịt.
Được rồi, tôi không ăn thịt nữa, chuyển sang ăn rau.
Thế nhưng còn chưa kịp động đũa đã thấy Trần Thanh gắp mất.
Dường như anh ta cứ thấy tôi định ăn cái gì là lại gắp mất cái đó.
Mới khi nãy còn ngồi bàn bạc vụ án cùng nhau, tới giờ tên này lại muốn gây sự với tôi là cớ làm sao?
Đỗ Quân thấy tôi vẫn chưa ăn được miếng nào, rất tốt bụng gắp lên một miếng thịt định để vào bát tôi.
Nhưng thịt mới chỉ đi được nửa đường, không biết gì sao Đỗ Quân lại đổi ý mà cho miếng thịt vào miệng luôn.
Nhận ra điều bất thường, tôi quay ngoắt sang phía Trần Thanh.
Chỉ thấy anh ta vẫn rất bình tĩnh gắp thêm một miếng, nhưng từ khoé miệng nhếch lên kia tôi biết nhất định anh ta vừa làm trò khỉ với Đỗ Quân, khiến y không gắp cho tôi nữa.
"Ơ kìa, sao nàng không ăn?" Trần Thanh tỏ ra vô cùng quan tâm với tôi.
Tôi cười khẩy, đáp gọn lỏn: "Giờ ăn." Sau đó và đống cơm trắng vào miệng, vừa nhai vừa trừng mắt nhìn anh ta.
Vậy là suốt bữa ăn tôi tôi chỉ cho vào bụng được hai bát cơm, theo đúng nghĩa đen, không có được một miếng thịt hay cọng rau nào vào miệng.
Tên nhóc con kia không biết bị ai chọc giận, cuối cùng trút cả lên tôi như thế này.
Không được ăn đầy đủ, tôi nổi giận, không thèm ra tiễn khi Trần Thanh về nhà nữa.
Nghe Đỗ Chi nói mọi ngày Trần Thanh đều phải thức giấc khoảng cuối giờ Dần, nghĩa là khoảng bốn rưỡi sáng.
Cách tính thời gian này tôi đã phải học trong tận ba ngày, Đoàn Nhữ Hài nói rằng chưa bao giờ gặp ai dốt như tôi, tới cách xem giờ cũng không biết, chẳng bằng đứa trẻ con.
Sáng hôm sau, tôi lại tươm tất xách váy đi theo Đoàn Nhữ Hài ra hội quán.
Thực ra ban đầu tôi định bụng sẽ ngồi ở nhà đọc lại một lượt những thông tin hôm qua mà mình cùng Trần Thanh đã bàn bạc.
Thế nhưng nghe tôi ngỏ ý, Đỗ Chi đã vội vã đòi ở nhà cùng.
Ơ hay, bình thường cô nàng này chỉ muốn được ở cạnh Phạm Bân, thế mà nay lại nhất quyết muốn ở nhà với tôi là thế nào? Xem ra là vì hôm trước, tôi đã bầu bạn cùng cô nàng nên nay Đỗ Chi không nỡ để tôi ở nhà một mình, nói thế nào cũng không chịu đi.
Trước khi Phạm Bân hạ độc vào thức ăn của tôi, trái tim lương thiện đang đập nhẹ nhàng trong lồng ngực đây đành quyết định tiếp tục bám theo Đoàn Nhữ Hài.
Đương nhiên, tên nhóc này lại bị tôi đi theo, miệng lầm bầm chửi bới không ít.
Tới hội quán, tôi gọi riêng một ấm trà rồi một mạch trèo lên tầng hai, nhìn ra ngoài đường phố mà vẩn vơ nghĩ ngợi.
Bỗng nhiên tôi nghe có người gọi tên mình, nghiêng đầu nhìn xuống thì thấy thì ra là Tống Chí Khiêm.
Tôi vẫy vẫy tay, cười với hắn một cái.
Bên cạnh hắn còn có một tên hầu, mặt mũi đen đúa, dáng người thô kệch cao lớn.
Tống Chí Khiêm nghiêng người, nói vào tai tên hầu mấy câu gì đó.
Tên hầu không phản ứng gì đặc biệt, chỉ hướng về phía tôi cúi đầu chào rồi rời đi.
Đám học trò tới hội quán này tới tám phần là con nhà giàu, người nào cũng phải có kẻ hầu đi cạnh.
Tống Chí Khiêm cũng lên tầng hai, bám theo sau là một đám học trò.
Bình thường trên tầng hai vốn là khách tới uống trà, mấy tên học trò ôn luyện bài vở đều ở dưới tầng một cả.
Do biết được điều này nên khi tới tôi mới trèo lên tầng hai cho đỡ phải ở cùng một chỗ với đám người mở miệng chỉ biết văn chương kia.
Chậc, tên Tống Chí Khiêm kia có lẽ thấy tôi ở trên này nên mới lên.
Mà đám học trò kia, vốn đều là bạn bè, cũng bám lên theo.
Mới là buổi sáng, khách uống trà chưa có lấy một mống, vì vậy tầng hai coi như bị chúng tôi bao trọn.
Trước mặt Tống Chí Khiêm, tôi không tiện tỏ ra khó chịu nên chỉ biết cười.
Thằng nhóc Đoàn Nhữ Hài đi phía sau, nháy mắt với tôi một cái.
Ổn định chỗ ngồi xong thì mấy cậu học trò bắt đầu lôi sách vở ra, người viết chữ, người đọc thơ.
Mà Tống Chí Khiêm đang ngồi gần tôi nhất cũng ngâm nga mấy câu.
"Địch địch trúc can,
Dĩ điếu vu Kỳ
Khỉ bất nhĩ tư?
Viễn mạc chí tri."
(Trúc Can , Kinh Thi – Khổng Tử
Bản dịch của Tạ Quang Phát:
Cần câu bằng trúc vót cao
Để ta cầm đến ngồi câu sông Kỳ,
Há rằng ta chẳng nhớ mi?
Xa xôi chẳng thể nào đi tới cùng.)
Tôi nghe câu được câu chăng, hoàn toàn không hiểu lấy một từ.
Về sau hỏi Đoàn Nhữ Hài, cậu ta mới giải thích ý nghĩa của bài thơ này.
Nó vốn trong Kinh Thi, nói về người con gái nước Vệ được gả đi, muốn về thăm cha mẹ mà không đi được nên đã viết nên bài thơ này.
Giọng Tống Chí Khiêm đều đều, tôi nghe được một lúc thì buồn ngủ, ngồi gà gật bên cửa sổ.
"Tiểu thư thấy tôi ngâm thơ thế nào?"
Hắn ta thò mặt tới gần tôi, hỏi một câu.
Tôi đang mơ màng, bị hắn làm cho giật nảy người.
Vốn tôi đã vô cảm với mấy thể loại văn chương từ kiếp trước, giờ đây tôi cũng chẳng có chút tình cảm nào nên hoàn toàn không thể nhận xét nổi một câu.
Tôi luyên thuyên nói: "Anh, anh ngâm thơ rất hay.
Giọng trầm ấm, đọc thơ lên khiến người và cảnh vật như hoà vào một..."
Còn chưa nói xong thì cả đám học trò phía sau cười ồ lên.
Một tên to gan cười lớn, nói về phía tôi: "Lần đầu tiên tôi nghe được lời khen kỳ lạ tới vậy.
Chị của anh Hài thật đặc biệt!"
Tôi biết rõ tên nhóc này chỉ chửi xéo tôi, nhưng dù sao người bị mất mặt cũng là Đoàn Nhữ Hài nên tôi tỏ ra rất hợp tác, cười với họ một cái ngây ngô.
Tống Chí Khiêm sau khi lôi tôi ra làm trò đùa vẫn chưa xong, tiếp tục đưa tôi một mảnh giấy chi chít chữ, hỏi rằng văn hắn viết như thế này đã ổn chưa?
Có đánh chết tôi cũng không đọc nổi một từ, nay tên phiền phức này lại dám hỏi tôi như thế? Chẳng lẽ hắn nghĩ rằng chị của một học trò cũng phải biết chữ, văn hay chữ giỏi như Đoàn Nhữ Hài sao.
Trước mắt thấy Đoàn Nhữ Hài đang lườm tôi từ sau lưng Tống Chí Khiêm, tôi không thể tiếp tục làm cậu ta bẽ mặt được nữa.
Tôi cầm tờ giấy giả bộ chăm chú đọc, nghiêng người về phía cửa sổ rồi thuận tay ném luôn tờ giấy xuống dưới.
Tôi quay lại nhìn Tống Chí Khiêm rồi xin lỗi rối rít, nói để tôi xuống nhặt lên cho hắn.
Đương nhiên, bà đây mà đã xuống dưới thì sẽ một mạch chạy về nhà, có ngu mới trở lại nơi đầy quỷ dữ này nữa.
Tống Chí Khiêm tỏ ra rất hiểu biết, cười nhẹ nói: "Không sao, ta viết lại một bản khác rồi để tiểu thư xem sau cũng được."
Tôi gật đầu đồng ý với hắn, trong bụng thì nghĩ nếu hắn còn dám đưa thêm một tờ, tôi sẽ xé nát một tờ.
Cũng may từ lúc ấy, Tống Chí Khiêm biết điều, không dám hỏi tôi về văn chương gì gì đó nữa.
Chủ đề nói chuyện của tôi và hắn khá rộng, từ việc trời hôm nay nhiều mây cho tới buổi tối chắc chắn sẽ mưa, tôi với hắn cũng nói được.
Có Tống Chí Khiêm bên cạnh, ngày thứ hai tôi ngồi không ở hội quán cũng trôi qua không mấy buồn chán.
Trần Thanh hẹn hôm nay chúng tôi sẽ tiếp tục bàn bạc, nhưng tôi ngồi ở phòng khách đợi tới tận tối muộn cũng không thấy bóng dáng anh ta đâu.
Tôi thầm nghĩ, có lẽ bên phủ Kiểm Pháp vẫn chưa điều tra xong nên anh ta không tới.
Thôi vậy, tôi đi ngủ.
Sáng sớm hôm sau có người tới tìm tôi, chuyển lời của Trần Thanh rằng đầu giờ Ngọ anh ta sẽ tới nên tôi phải ở nhà chờ.
Tôi nhảy dựng lên, hôm qua còn hẹn với Tống Chí Khiêm sẽ ăn thử món cháo thịt ở hàng đối diện với hội quán, nếu không tới thì mai mới được ăn mất.
Đoàn Nhữ Hài nghe tôi nói liền cười gian xảo: "Vậy để tôi ăn hộ chị."
Sau đó cậu ta cắp quyển sách vào nách, một đường chạy thẳng.
Tôi thở dài, hét theo: "Nhớ ăn hai bát nhé!"
Đỗ Chi và Phạm Bân ở lại với tôi chờ Trần Thanh.
Hôm nay tính tình Phạm Bân dễ chịu tới không ngờ, còn rất khách khí mà mời tôi ăn bánh.
Tôi choáng váng trước một Phạm Bân cười nói, không lườm nguýt như bình thường.
"Này, anh Bân bị làm sao thế?" Tôi khịt mũi, nghiêng đầu hỏi thầm Đỗ Chi.
Cô nàng cười thẹn thùng, cũng thì thầm trả lời tôi: "Lát nữa anh Thanh tới chị sẽ biết."
Câu trả lời của Đỗ Chi càng khiến tôi tò mò, nhưng dù sao cũng sắp tới giờ Ngọ rồi.
Vừa nhắc tới Tào Tháo, Tào Tháo tới ngay.
Trần Thanh đi trước, đằng sau vẫn là Hồ Nguyên Đức mặt mũi dữ tợn, tay cầm một cuộn giấy dày.
Đỗ Chi vừa thấy Trần Thanh liền nhảy cẫng lên, xách váy chạy tới gần.
Cô quên tiệt chuyện chào hỏi, ríu rít cười nói: "Anh Thanh, chuyện hôm trước..."
Tôi liếc nhìn Phạm Bân, thấy hắn cũng đang kích động không kém.
Chỉ thấy Trần Thanh đưa tay lên ngăn không cho Đỗ Chi nói tiếp.
Hai mày anh nhíu lại, đảm bảo chuyện mà anh đang nghĩ tới không hề liên quan tới Đỗ Chi và Phạm Bân.
Đỗ Chi ỉu xìu như cái giẻ bị nhúng vào nước, không dám nói câu nào nữa, đành dắt Phạm Bân đi ra ngoài.
Tôi vội chạy theo, tò mò hỏi: "Thế chuyện khi nãy là gì?" Đỗ Chi bĩu môi, không trả lời.
Tôi còn định đi theo họ, nhưng chợt nhớ ra Trần Thanh vừa mới tới nên đành quay trở lại.
Anh ngồi trên ghế, Hồ Nguyên Đức vẫn đứng bên cạnh như lần trước.
Thấy tôi đang chán nản đi từng bước chậm chạp, Trần Thanh cất giọng gọi:
"Niệm Tâm, lại đây.".