Thầy Lương rời khỏi nhà ông Vọng, làng Văn Thái sau sự việc nước giếng bị nhiễm độc đã phần nào yên bình trở lại, mấy ngày trước cả làng còn xôn xao về cái chết của hai mẹ con Xoan thì nay, sau khi mẹ con họ được chôn cất tử tế họ cũng an tâm hơn. Khác hẳn với thời điểm nước giếng có độc, gia súc, gia cầm trúng độc chết, rồi khủng khiếp hơn việc Mão ngã giếng chết một cách đáng sợ, khi ấy bà con ai cũng sợ, họ hạn chế ra ngoài dù ban ngày hay ban đêm. Có người còn sợ đến nỗi bỏ làng mà ra đi. Tuy nhiên hôm nay, thầy Lương đã gặp một vài bà con đi ra đồng làm việc. Đường làng bớt vắng vẻ, hiu quạnh đi bao nhiêu.
Có người thấy thầy Lương thì cúi đầu chào:
- - Chào bác, bác là người nhà của bác Vọng phải không ạ...? Bác đi đâu thế..?
Họ chào vậy là bởi mấy lần thầy Lương đi cùng ông Vọng, khi ấy ông Vọng cũng nói với người trong làng thầy Lương là bà con xa của mình. Việc thầy Lương làm nghề bốc mộ, biết xem phong thủy thì hình như chỉ có ông Vọng, Sửu và Lực là biết.
Thầy Lương khẽ mỉm cười rồi cúi đầu đáp:
- - Dạ đúng rồi, chào cô.....Hôm nay nhà ta ra đồng làm việc rồi đấy ạ...?
Người phụ nữ trả lời:
- - Vâng thưa bác, dù sao cũng phải làm thì mới có ăn, mới sống được chứ. Vụ mùa vừa rồi tan nát hết cả, nhưng không thể buồn mãi được. Hôm nay tôi ra đồng dọn cỏ, sắp tới còn gieo trồng. Mà bác đi đâu vậy ạ...? Có cần tôi chỉ đường cho không..?
Thầy Lương nói:
- - À, tôi định đi ra đầu làng, chỗ gốc đa có bà bán hàng nước ấy....Tôi muốn cảm ơn bà ấy một câu.
Người phụ nữ chỉ tay về hướng đằng sau lưng rồi cười:
- - Nếu vậy thì bác cứ đi thẳng là tới, thế bác đi nhé, tôi đi làm đây....Chào bác ạ.
Thầy Lương cũng cúi đầu chào đáp lại, lúc này thầy Lương đi gần tới gốc cây lộc vừng, ở đó cũng đang có hai người đàn ông là dân trong làng đứng nhìn rồi lắc đầu ra chiều tiếc nuối:
- - Hầy, không biết con cái nhà nào nghịch ngợm lại dám trèo lên cây lộc vừng bẻ cành, bẻ lá gãy rụng hết thế này. Bắt được cứ lọc ra đánh bỏ mẹ chúng nó đi.
Hai người đàn ông nhìn cây lộc vừng thở dài thêm lần nữa rồi bỏ đi, thầy Lương bước tới gốc cây, đêm hôm trước nếu không nhờ có linh tinh ngụ trong cây lộc vừng cũng coi như hồn phách của cây lu luyện gần năm mới có được giúp đỡ thì chỉ e là mọi chuyện có thể sẽ tồi tệ hơn rất nhiều. Đối với người thường thì cây lộc vừng chỉ là một cái cây vô tri vô giác, nhưng với thầy Lương cây còn có linh hồn. Nhờ vào vượng khí khi được mọc lên ngay trên long mạch nên hồn cây qua đó cũng tu luyện trở thành tinh linh. Nhìn những cành cây bị đám Tiểu Quỷ bẻ gãy đêm hôm trước, thầy Lương khẽ chạm tay vào gốc cây, ông cúi đầu cảm ơn cây lộc vừng vì đã giúp mình, giúp cho linh hồn cô bé Mị được giải thoát. So với đám Tiểu Quỷ đó thì cây lộc vừng chỉ là một tinh linh nhỏ bé, để cứu lấy hồn phách của Mị, cây lộc vừng đã dùng chính linh hồn tu luyện gần năm của mình để ngăn cản đám Tiểu Quỷ. Nhờ vậy thời gian mới được kéo dài thêm một chút, và khi tiếng gà gáy đầu tiên trong ngày cất lên, đám Tiểu Quỷ mới bị xua đuổi. Nhưng những cành cây bị bẻ gãy, những dây hoa bị giật đứt cũng như linh hồn nhỏ bé của cây bị xé tan thành nhiều phần.
Thầy Lương nhắm mắt khẽ nói:
- - Cảm ơn ngươi nhiều lắm, ơn cứu mạng này của ngươi ta biết phải đền đáp sao đây....?
Thầy Lương vừa nói xong thì có một cơn gió nhẹ khẽ thổi qua khiến cho lá cây rung rinh. Chưa hết, bàn tay thầy Lương đang áp vào cây bỗng thấy ấm áp lạ thường. Lúc này thầy Lương nhìn xuống dưới gốc cây lộc vừng nơi hốc khô, thật lạ lùng thay, từ hốc cây khô vừa xuất hiện một chồi xanh nhỏ xíu.
Thầy Lương mỉm cười, đuôi mắt ông có chút ngấn lệ, thầy Lương nói tiếp:
- - Vậy sao....? Thật là may mắn quá, hồn phách của ngươi vẫn chưa tan biến. Nhưng chắc có lẽ sẽ phải rất rất lâu nữa ngươi mới lại có thể trở lại được con đường tu luyện. Nếu mai sau có thể tu thành chánh quả, hi vọng ngươi sẽ tiếp tục bảo vệ, che chở cho người dân làng Văn Thái.
Một chiếc lá từ trên cây khẽ rơi xuống, thầy Lương bất giác đưa bàn tay ra, chiếc lá hạ đúng giữ lòng bàn tay của thầy Lương. Ông gật đầu mỉm cười rồi lấy từ trong tay nải ra một vật gì đó nhìn giống giống ngọc trai, nhưng nó có màu xanh lục. Chôn viên ngọc xuống đất bên trong hốc cây. Chôn xong, thầy Lương đứng dậy rồi tiếp tục đi tiếp. Ông đi đến cây đa đầu làng, dân làng bắt đầu làm việc trở lại thì bà hàng nước cũng tiếp tục công việc quen thuộc của mình, lần đầu tiên đến nhà ông Vọng, thầy Lương có nhắc tới người phụ nữ bán nước ở gốc đa đã chỉ mình tìm nhà trưởng làng, khi ấy ông Vọng có nói người phụ nữ bán nước ấy tên là Miên nên giờ thầy Lương vẫn nhớ.
Khác với ngày đầu tiên đặt chân vào làng, hôm ấy trời mưa lớn, sấm chớp bão bùng, cơn mưa to đến nỗi cảm tưởng như gió sắp giật bay cả cái quán lá dựng bằng tre tạm bợ. Hôm nay trời quang, mây cao xanh vời vợi, có nắng nhưng không gay gắt. Ngồi trong quán lá, bà Miên đang cầm cái quạt phẩy phẩy đuổi mấy con ruồi đang vo ve, với tay xếp lai mấy cái chén mà chắc khi nãy khách vừa uống nước, đang làm thì bà Miên nghe thấy tiếng nói:
- - Bà chủ cho tôi xin chén nước chè với cái bánh gai.
Bà Miên lau lau vội cái bàn rồi đáp:
- - Bác, bác ngồi đi....
Nói xong mà Miên mới nhìn thầy Lương rồi nhận ra chính là người đã hỏi đường vào làng tìm nhà trọ dạo trước. Bà Miên cười rồi hỏi:
- - Ơ, là bác à....? Từ hổm đến giờ cũng phải mươi mười mấy ngày rồi đấy nhỉ....? Không ngờ bác còn ở đây....
Thầy Lương mỉm cười đáp:
- - Chào bà chủ quán, tôi vẫn ở trong làng từ hôm đó. Cũng nhờ bà chủ quán chỉ đường tìm đến nhà bác Vọng trưởng làng nên mới có chỗ ăn ở tránh được cơn mưa lớn dài ngày. Cũng muốn đến cảm ơn bà chủ quán từ lâu mà hôm nay mới có dịp.
Thấy bà Miên hỏi như vậy, thầy Lương cũng đoán chắc bà Miên dạo gần đây không tham gia vào việc làng, bởi nếu có thì bà Miên sẽ nhìn thấy thầy Lương đi với ông Vọng vài ba lần. Quả nhiên không sai, thầy Lương vừa nói xong thì bà Miên thở dài, đặt chén nước lên trên bàn, bà Miên nói:
- - Ôi dào ơi, sau ngày hôm đó, chẳng hiểu mưa gió cảm lạnh hay thế nào mà tôi ốm một trận nặng nhất từ trước đến nay. Ốm mà ốm liệt giường luôn mới chết chứ, cũng chỉ mới khỏe lại cách đây hôm thôi. Nghe con cái nó cũng kể đợt rồi làng xảy ra nhiều chuyện đáng sợ lắm mà tôi nào có biết gì đâu. Khỏe khỏe người là lại bày hàng ra quán bán đây này.
Lấy cho thầy Lương cái bánh gai, bà Miên như sực nhớ ra điều gì, bà Miên tiếp:
- - À mà này, tôi là tôi phải cảm ơn bác mới đúng.
Thầy Lương ngạc nhiên hỏi:
- - Sao lại như vậy..?
Bà Miên trả lời:
- - Thì đó, bác nhớ cái hôm mà bác chạy vào đây trú mưa không...? Lúc đó bác có nói trời sẽ mưa ngày mới dứt, mà còn là mưa lớn. Khi đó bác còn khuyên tôi nếu nhà có đồng ruộng, hoa màu gì thì cần tháo nước sớm đấy thôi. Mà tài, lúc bác nói xong thì trời tạnh mưa, lại còn hửng nắng, thề nói điêu sét đánh tôi chết, tôi còn nghĩ bụng bảo bác phán vớ va vớ vẩn. ́y nhưng mà buổi chiều trở về nhà, trong lòng cứ thấy bất an, đúng là trời thì nắng, nhưng tự nhiên tôi lại nhìn thấy cả một đàn kiến nối đuôi nhau tha mồi về tổ. Nhớ đến lời khuyên của bác, tôi mới bảo đứa con mở hết các đường thoát nước ở ruộng, còn chỗ trồng rau củ thì tôi lấy bạt phủ hết các luống rau lại. Loại nào thu hoạch được thì thu hoạch luôn chứ không đợi nữa. Ôi, phúc đức cho nhà tôi, đến nửa đêm hôm đó thì trời mưa to, mưa to thông hôm liền. Đứa con tôi lúc tôi bảo phủ bạt, tháo nước, thu hoạch sớm nó còn bảo tôi bị điên. Sau hôm đó mới trắng mắt ra, cũng có thiệt hại nhưng so với những nhà khác thì tôi may mắn hơn nhiều. Thế thì tôi chẳng phải cảm ơn bác là gì.
Ra là vậy, nhắc đến chuyện này thầy Lương lại thấy buồn. Hôm đó thầy cũng đã cảnh báo cho ông Vọng ngay khi gặp mặt, nhưng ông Vọng ban đầu cũng nghĩ như bà hàng nước, thấy trời nắng nên chủ quan, lại nghĩ ruộng nắng hạn lâu ngày, nay mong mưa không được ai lại đi tháo nước tưới tiêu. Nếu lúc đó ông Vọng tin lời thầy Lương thì giờ đây dân làng cũng đỡ khó khăn đi rất nhiều. Nhưng ý trời đã vậy thì có tránh cũng không được.
Bà Miên cười nói tiếp:
- - Bây giờ hạt giống với rau củ trong làng không có mà bán, may gặp lại bác ở đây để tôi nói lời cảm ơn. Bác đúng là quý nhân phù trợ gia đình tôi. Mà bác ơi, tôi có chuyện này muốn hỏi thăm ý kiến của bác có được không...?
Thầy Lương gật đầu:
- - Có gì bà chủ quán cứ hỏi, nếu tôi trả lời được, tôi sẽ nói.
Nhìn trước ngó sau xem có ai không, dáo dác một lúc, bà Miên mới khẽ nói thì thầm:
- - Lần trước nghe bác nói, chắc chắn ít nhiều bác cũng phải biết về phong thủy, ma quỷ hay tâm linh. Chuyện này thực ra cũng chẳng có gì, nhưng bao năm qua chưa bao giờ chỗ đó lại như vậy cả. Nay thấy nó thay đổi tôi cũng hơi lo lo, nếu được thì nhờ bác xem xem có gì đáng ngại hay không....?
Nhấp ngụm nước, thầy Lương chờ đợi bà Miên kể tiếp. Rót thêm nước chè cho thầy Lương, bà Miên tiếp tục:
- - Nhà tôi tuy cũng thuộc làng Văn Thái nhưng lại cũng như tách biệt, như bác thấy đấy, từ đây mà đi vào làng cũng phải một quãng đường xa nữa mới tới khu dân cư sinh sống. Từ kia hắt vào đây rồi cho tới trước mặt bác thấy toàn là đồng với ruộng. Nhà tôi nằm ở hướng kia, đấy bác nhìn thấy con đường đất nhỏ kia không..?
Thầy Lương nhìn theo hướng tay bà hàng nước rồi khẽ gật đầu, nhưng vẫn chưa hiểu bà ấy muốn nói gì. Bà Miên tiếp tục:
- - Đấy bình thường là dọn hàng ra đây là tôi đi con đường ấy. Nhưng đợt rồi đường nó bị sụt lún, thanh niên nó chân khỏe nhảy qua còn được chứ tôi già cả, lại còn đồ nọ đồ kia nên chịu phải đi đường vòng. Bình thường con đường ấy có ai đi đâu, vắng tanh, vắng hoe vì nó xa, mà xa cũng không phải là vấn đề. Mà người ta sợ.......
Thầy Lương hỏi:
- - Sao lại sợ, bộ ở đó có gì hay sao...?
Bà Miên mặt hơi tái, bà ta gật đầu lia lịa rồi trả lời:
- - Sợ chứ, chỗ đó cũng là đồng không mông quạnh thôi, ngày xưa á, chỗ ấy là nơi đẹp nhất làng đấy. Chẳng ai trồng hoa ở đó mà tài hoa cứ nở quanh năm, tất cả đều là hoa dại nhưng đủ màu sắc. Tầm tuổi tôi ngày còn trẻ rất thích ra đó chơi đùa. Nhưng kể từ ngày có người chết ở đấy thì khu đất ấy như bị ma ám. Hoa hoét chết dần chết mòn theo năm tháng, giờ chỉ còn có cỏ là mọc được. Vậy mà sáng nay tôi đi qua thì thấy trên mặt đất mọc lên những cây hoa màu vàng ươm, mà nhiều lắm, hoa vàng mọc xen lẫn cỏ xung quanh miếu luôn....? Phải đến mấy chục năm nay tôi mới lại thấy hoa mọc ở chỗ đó......Liệu chuyện này là tốt hay xấu hả bác...?
Thầy Lương khẽ nheo mày:
- - Nơi bà chủ quán đang nói là nơi nào vậy...?
Bà Miên trả lời:
- - À, quên không nói......Chỗ tôi vừa nói chính là cái miếu hoang đã bỏ không tính ra đến nay cũng phải chục năm nay rồi. Miếu thì đã xây từ năm trước, nhưng khoảng chục năm qua, chỗ đó xuất hiện nhiều thứ đáng sợ nên dần dần người ta chẳng dám bén mảng ra đấy nữa, rồi thành miếu hoang luôn.
Thầy Lương khẽ đặt chén nước xuống bàn, thầy nói:
- - Miếu hoang sao......?