Nghe thấy chuyện lạ, một khu đất vuông vắn, ngày xưa từng là nơi hoa nở quanh năm, nhưng sau khi có người chết thì lại trở nên hoang tàn, u ám. Đã năm trôi qua giờ đây bỗng dưng hoa vàng mọc lên, phủ kín quanh miếu. Rõ ràng chuyện này xảy ra ngay trong thời điểm làng Văn Thái đang gặp nhiều biến chuyển, ắt phải mang một ý nghĩa hay điềm báo gì đó.
Nhận thấy trong câu chuyện của bà Miên hãy còn nhiều vấn đề, thầy Lương hỏi:
- - Khoan, khoan đã....Bà chủ có thể nói từ từ cho tôi nghe từng chi tiết được không..? Bắt đầu từ đoạn bà chủ nói sau khi có người chết ở đó thì hoa không mọc được nữa. Ai..? Ai đã chết ở đó vậy...?
Bà Miên tiếp tục nhìn trước ngó sau rồi khẽ đáp:
- - Không phải chỉ người chết đâu, mà tận người lận..... nam, nữ, kể ra thì dài dòng lắm. Nhưng tôi sẽ tóm tắt cho bác nghe, cách đây năm về trước, trước hôm đó trời cũng nắng to, nhưng chẳng hiểu sao đến nửa đêm thì đổ mưa lớn, sấm chớp đùng đùng, chỉ có điều không to bằng trận mưa đợt vừa rồi thôi. Sáng hôm sau, trên đường ra đồng, đi ngang qua khu đất đó, người ta phát hiện ra có người chết. Hai người đó cũng.....phải.....
Đang nói thì Miên dừng lại bởi giọng nói của hai người đàn ông vừa đi đến:
- - Bà chủ, cho xin hai chén nước.
Bà Miên cười chào khách rồi đáp:
- - Vâng, chú ngồi đi.....Mà nhìn chú không phải người làng này thì phải...?
Một trong hai người gật đầu đáp:
- - Bà chủ quán tinh ý nhỉ..? Đúng rồi, chúng tôi là người trên huyện trên, đến đây tìm nhà lang Phan có chút chuyện.
Bà Miên nói:
- - Bảo sao, nghe giọng lạ tôi nhận ra ngay, mà hơn nữa làng này ai ra ai vào mà tôi chẳng nhớ mặt.
Quay sang phía thầy Lương, bà Miện cười cười:
- - Đúng không bác nhỉ...Hề hề...
Có người lạ đến nên thầy Lương cũng không tiện hỏi chuyện nữa, lúc bà Miên quay sang nhìn thì thầy Lương đã đứng dậy, ông đặt tiền nước và tiền cái bánh gai xuống mặt bàn rồi bỏ đi được vài bước.
Thấy vậy bà Miên vội vàng nhặt lấy tiền rồi chạy theo gọi với:
- - Ơ kìa bác, bác gì ơi....Đợi tôi một chút.
Túm lấy áo thầy Lương, bà Miên đặt tiền vào tay thầy Lương rồi nói:
- - Kìa bác, tôi đã nói là mời bác mà.....Nhờ ơn của bác tôi cảm ơn còn không hết, sao dám lấy tiền của bác có chén nước với cái bánh. Bác làm thế phải tội tôi chết.
Thầy Lương mỉm cười:
- - Cũng đâu có nhiều nhặn gì, bà chủ quán cứ cầm lấy, không sao đâu.
Bà Miên lắc đầu:
- - Không được, không được....Chậc, đang tính kể tiếp cho bác nghe thì lại có khách, chuyện trong làng nói ra cho người ngoài biết không hay, mất công họ đàm tếu. Thấy bác phúc hậu, lại có lòng tốt giúp người nên tôi mới bạo gan kể cho bác nghe. Nhưng thật sự khu đất đó nó có gì khiến tôi không được yên tâm cho lắm.
Đang nói thì bà Miên sực nhớ ra điều gì, bà Miên cười rồi vội tiếp:
- - À mà bác đang ở nhà ông Vọng trưởng làng phải không..? Đúng rồi, thế mà tôi quên mất.....Giờ nếu bác muốn hỏi gì bác cứ về hỏi ông Vọng là rõ nhất, gì chứ chuyện năm đó tôi còn không rõ bằng ông Vọng đâu, bởi chính ông Vọng là người dẫn đầu đám thanh niên trong làng khi ấy chôn cất người chết đó mà. Thôi, tôi quay lại bán hàng đây, nếu bác còn ở đây thì hôm nào mời bác đến nhà tôi dùng bữa cơm, cho gia đình tôi được khoản đãi bác chu đáo.
Phía hàng nước, hai người đàn ông kia đang gọi ầm ỹ:
- - Này bà chủ, bánh này bán như nào đấy....?
Bà Miên cúi đầu chào thầy Lương rồi vội chạy về bán hàng, thầy Lương nghe bà Miên nói xong cũng không lấy gì làm lạ, bởi ông Vọng là trưởng làng, chắc chắn chuyện về ngôi miếu hoang đó, ông Vọng cũng biết. Khi nãy qua lời kể của bà Miên thì ngôi miếu ấy nằm chếch về hướng Nam. Thầy Lương tính sẽ đi đến đó xem rốt cuộc thì ngôi miếu cùng khu đất ấy có hình thù như thế nào. Nhưng rồi, thầy Lương nghĩ lại, trước khi đến đó, ông cần biết được nguyên nhân dân làng Văn Thái lại xây miếu thờ, và hai người chết ở đó là ai...? Tại sao họ lại chết...?
Tất cả những điều này có thể trưởng làng Văn Thái sẽ nói cho thầy Lương biết. Thầy Lương quyết định quay về nhà ông Vọng.
Lúc này ông Vọng đang ngồi trong nhà, ông bỏ sợi dây chuyền ra rồi ngắm nhìn viên hồng ngọc. Qua bức di thư của mẹ ông để lại thì ông đã biết mẹ ruột của mình, Lâm Thư phu nhân là người đức độ, có tấm lòng nhân hậu, nhưng còn về bố ruột của ông, Cao Lãm thì ông lại không biết một chút gì cả. Khi nãy thầy Lương có nói đây là sợi dây chuyền của đàn ông, nên ông Vọng tin rằng sợi dây chuyền chính là tìn vật cuối cùng mà bố ông để lại. Sống quá nửa đời người, đến tận bây giờ ông Vọng mới thực sự tìm hiểu được về gốc gác, nguồn cội của mình. Đang suy nghĩ mông lung, ông Vọng giật mình bởi ông vừa nghe thấy có tiếng mở cổng.
Vội cất sợi dây chuyền vào trong túi, ông Vọng đi ra hiên nhà rồi ngó đầu ra ngoài nhìn, ông khẽ thở phào vì người đang mở cổng chính là thầy Lương. Bước ra sân, ông Vọng đón thầy Lương rồi hỏi:
- - Thầy đã về rồi ạ, tôi cứ tưởng thầy nói phải đi đến đầu giờ chiều chứ...?
Thầy Lương đáp:
- - Đúng là vậy, nhưng trên đường đi, tôi tình cờ nghe được một chuyện lạ nên lập tức quay về. Bác trưởng làng vào nhà đi, tôi có vài điều muốn hỏi.
Thấy thầy Lương có chút gấp gáp, ông Vọng nghĩ chắc hẳn chuyện thầy Lương định hỏi phải rất quan trọng. Ngồi xuống ghế, trong lúc ông Vọng rót nước thì thầy Lương hỏi luôn:
- - Bác trưởng làng này, trong làng mình có tồn tại một ngôi miếu đã bỏ hoang lâu nay có phải không...?
Ông Vọng rót nước xong thì chợt dừng lại, ông Vọng đáp:
- - Đúng rồi thầy, mà sao thầy lại biết...?
Thầy Lương tiếp:
- - Là bà Miên hàng nước tình cờ kể cho tôi nghe. Bà ấy nói ngôi miếu ấy gần đây có sự thay đổi. Bao năm qua cỏ cây xác xơ, hoang tàn, thế mà hôm trước bà ấy đi qua thì thấy hoa vàng mọc lên phủ kín quanh miếu. Chẳng là lần trước khi đến đây, trước khi vào làng tôi có cảnh báo cho bà ấy về trận mưa lớn, may mắn sao bà ấy lại nghe lời tôi mà làm theo nên giữ lại được chút ít hoa màu. Nên hôm nay gặp, bà ấy kể tôi nghe chuyện này để xem xem tôi có giải thích được điềm lành, điềm dữ gì không..?
Ông Vọng đáp:
- - Ra là vậy, cái miếu đó cũng phải bỏ hoang cả chục năm nay rồi. Hôm nay thầy mà không nhắc thì tôi cũng chẳng nhớ đến nó đâu. Cũng bởi chỗ đó nằm ở khu vực ít dân cư sinh sống, đâu đó chỉ có - hộ gia đình mà thôi. Còn lại toàn đất ruộng nên tôi cũng ít khi đến đó. Mà nhiều năm trước dân làng cũng đồn thổi chuyện ma quỷ quanh cái miếu ấy suốt, sau này bẵng đi cũng chẳng ai nhắc đến nữa. Hiện tại thì tôi không rõ, chứ ngày tôi còn là thanh niên, khu vực đó phải nói là đẹp vô cùng. Cây cối xanh tốt, mà hoa nở quanh năm, mùa nào cũng có hoa. Nhưng phải đến năm nay thì đến cỏ còn chẳng mọc được.
Thầy Lương tiếp ;
- - Có phải mọi thứ ở đó thay đổi từ khi dân làng phát hiện ra hai người chết ở đó phải không...?
Ông Vọng giật mình, nghĩ bà Miên đã kể hết cho thầy Lương nghe nên ông Vọng chỉ gật đầu rồi trả lời:
- - Đúng....đúng là như thế.....Nhưng cũng không hẳn là từ khi hai người đó chết đâu. Miếu xây xong, mấy năm sau đó hoa vẫn nở rộ, mà còn có lúc dân làng đến đó thờ cúng rất đông là đằng khác....Chỉ...chỉ khoảng năm nay trở lại đây thì không hiểu sao đất đai khô cằn, hoa cỏ không mọc được nữa. Và rồi người ta đồn người chết ở đó đã hóa ma quỷ nguyền rủa khu đất đó. Từ đó đến nay, không ai dám bén mảng đến cái miếu đó nữa. Nó trở thành miếu hoang, hay có khi nào nơi ấy cũng có liên quan đến long mạch của làng không hả thầy...? Giống như việc trấn yểm được hóa giải nên hoa cỏ bắt đầu sinh sôi trở lại..?
Thầy Lương cũng đã nghĩ đến điều này, sinh khí của làng cũng có thể nói như đang dần hồi phục từ sau khi trấn yểm của Cao Côn được chính cháu nội của mình là ông Vọng gỡ bỏ. Nhưng trước mắt thầy Lương muốn tìm hiểu về nguyên nhân cái chết của hai người tại khu đất hoa cỏ nở quanh năm ấy là gì...?
Thầy Lương hỏi:
- - Tôi nghe nói hai người chết ở đó là nam, nữ......Bà Miên cũng có nói ngày đó khu đất ấy là nơi thanh niên, trai gái trong làng hẹn hò....Nãy đang kể thì bà ấy có khách nên tôi không dám hỏi nhiều, nay bác trưởng làng cho tôi hỏi, nam, nữ chết đó là thanh niên trong làng phải không...?
Ông Vọng lắc đầu, ông Vọng nói:
- - Không phải, hai người họ không phải người làng......Và cũng không phải thanh niên. Tự nhiên hôm nay nhắc tới cái chết của họ tôi lại thấy rùng mình. Đây cũng chính là lý do mà tại sao dân làng trước kia đã nói họ hóa thành quỷ, đó là bởi vì lúc người ta phát hiện ra xác của hai người họ thì khuôn mặt của cả hai đều đã bị lột sạch da. Căn cứ vào mái tóc đã bạc thì khi ấy dân làng nói họ khoảng độ từ - tuổi. Nhưng chắc chắn không phải người trong làng. Ngày trước người ta gọi nơi đó là Miếu " Ông Bà ".