Chiều hôm đó, trong lúc thầy Lương ngồi trong nhà đọc sách thì ông Vọng ở dưới bếp chuẩn bị thịt con gà. Dù sao thì theo như dự tính, bữa cơm chiều nay ông Vọng sẽ mời Sửu sang nhà làm vài chén rượu, vừa là để ăn mừng việc ông Vọng tìm được "cái bình". Đang nhổ lông gà thì có tiếng Sửu gọi bên ngoài:
- - Bác Vọng ơi, bác có nhà không đấy..?
Ông Vọng nói với ra:
- - Có đây, có đây....Đẩy cổng mà vào, tôi đang dở tay một chút.
Sửu bước vào trong, đi ngang qua nhà trên, Sửu cúi đầu chào thầy Lương rồi xắn tay áo lao xuống bếp phụ ông Vọng làm cơm luôn. Sửu cười hềnh hệch, Sửu hỏi:
- - À mà cuối cùng thì sáng nay trong cái bình đó có gì vậy bác Vọng..? Em đang tính xem nốt thì còn sư tử nhà em nó gọi, bực thế không biết.
Ông Vọng trả lời:
- - À, cũng không có gì, một vài đồ vật của tôi lúc nhỏ hai cụ đem chôn, cùng với - món trang sức ấy mà. Tôi để trên nhà, lát nữa lấy cho cậu xem.
Điều này ông Vọng cũng nói theo sự sắp xếp của thầy Lương, bởi danh tính của ông Vọng tuyệt nhiên không được để cho người khác biết, sợi dây chuyền bằng vàng ròng có mặt đá hồng ngọc kia lại càng phải giấu kín. Do vậy biết Sửu khi đến sẽ hỏi nên thầy Lương kêu ông Vọng trả lời như vậy. Để cho hợp lý, thầy Lương đã bỏ ra món đồ trang sức trong tay nải của ông đưa cho ông Vọng có gì lát nữa dễ bề nói chuyện.
Sửu cười chúc mừng:
- - Ôi vậy cũng là tốt rồi, ít nhất là còn có đồ của các cụ để lại. Nói mới nhớ các cụ ngày xưa hay chôn đồ thật, như nhà em, em nhớ hồi ông nội em còn sống cũng chôn một cái hũ gì đó, sau ông mất, bố em mới đào lên thì là hũ rượu. Cơ mà phải nói rượu hạ thổ lâu năm uống nó sướng lắm bác ạ. Hồi sáng em còn tưởng có khi là bình rượu thì lại mất uống vì bình nó bị nứt rồi. Hề hề hề, may không phải rượu.
Đến khoảng chập tối thì cơm nước được dọn xong xuôi, trước khi vào mâm uống rượu. Như đã hứa, ông Vọng lấy đồ ra cho Sửu xem. Đặt trên bàn là một tấm vải nhung mềm, khẽ mở lớp vải ra, Sửu háo hức chờ đợi. Bên trong tấm vải là hai chiếc vòng đeo tay bằng đá cẩm thạch, có bọc một lớp vàng mỏng. Đôi vòng này thực chất là của thầy Lương.
Sửu nhìn ngắm rồi trầm trồ:
- - Em thì không biết giá trị của đồ trang sức, nhưng của bà các cụ để lại thì chắc chắn là quý rồi. Chúc mừng bác Vọng nhé, nhìn hai cái vòng đẹp thật đấy.
Thầy Lương nói:
- - Đôi vòng này được làm bằng đá cẩm thạch xanh, độ trong cũng chưa đạt đến mức hoàn hảo, nhưng người xưa có câu: vàng thời có giá, ngọc thời vô giá. Câu này mang ý nghĩa nếu định giá của ngọc thì nó rất vô vàn, bởi ngọc còn mang lại nhiều giá trị về mặt phong thủy. Ví như đôi vòng cẩm thạch này, nếu đeo lên tay sẽ giúp người đeo điều hòa khí huyết, giảm được đau đầu, tránh được đột quỵ....Ngoài ra đá cẩm thạch theo quan niệm dân gian còn có thể bài trừ những năng lượng tiêu cực tích tụ bên trong cơ thể con người. Nói tóm lại với thời các cụ thì đôi vòng cẩm thạch này cũng là một tài sản lớn rồi.
Nghe thầy Lương giải thích, Sửu như được mở mang thêm kiến thức, nhưng khổ cái Sửu xưa nay là người đơn giản, tuềnh toàng, đôi vòng ngọc đó đẹp thì đẹp thật nhưng cũng không hấp dẫn bằng quả bầu hồ lô đựng rượu bên dưới mâm cơm.
Sửu nói:
- - Thôi, xem thế đủ rồi....Giờ mời thầy, mời bác Vọng ngồi xuống mâm mình cùng nâng chén. Lúc dưới bếp nghe bác Vọng giới thiệu bình rượu này là được người ta tặng năm ngoái mà chưa uống, em có mở ra ngửi thử thì công nhận thơm. Thầy với bác ngồi xuống đi không đồ ăn nguội hết cả.
Thầy Lương và ông Vọng nhìn nhau khẽ lắc đầu rồi mỉm cười, bao ngày qua vất vả, tốn bao công sức, hao tâm tổn trí, có lúc còn phải đối mặt với nguy hiểm tính mạng. Lâu lắm rồi những người này mới có cơ hội để ngồi uống chén rượu. Tạm thời bỏ qua những bí ẩn chưa được giải đáp lại phía sau, thầy Lương, ông Vọng nâng chén chúc mừng, cả Sửu cũng vậy. Không biết rượu trong hồ lô là rượu gì mà mới chỉ uống được bầu, cả ba ai cũng ngà ngà. Trong đó thì Sửu với ông Vọng là say hơn cả, thầy Lương tuy chưa say nhưng cũng bắt đầu thấy ngâm ngấm.
Rượu vào lời ra, ông Vọng lúc này mới hỏi:
- - Thưa....thưa....thầy....Câu chuyện mà....mà thầy nói lúc trưa ấy....Tôi cứ...cứ thắc...mắc suốt....không biết là Cao Côn...để bọn ma quỷ đó...ở chỗ miếu hoang làm...cái giề....nhỉ...? Hức....hức.
Sửu hóng hớt:
- - Bác Vọng nói sao...? Sao lại có cái gì mà miếu hoang ở đây..?
Ông Vọng trả lời Sửu:
- - Thì đó....là cái miếu hoang ở làng ta....bao năm nay không ai dám đến gần đó.... ́y mà nhé, trưa nay...tôi theo thầy Lương ra ngoài đó xem.....Cậu biết gì không...? Hoa...hoa....hoa đã mọc trở lại trên khu đất...hức....đó rồi.....Toàn hoa.....vàng...ơi...là vàng. Mà năm đó cậu....hãy còn nhỏ, đâu mới có mười mấy tuổi thì chắc không nhớ gì rồi....
Sửu đáp lại:
- - Bác cứ đùa....Sao em...không nhớ.....Chỗ đó...là chỗ mà em với....con sư tử nhà em ra đó.....cầu duyên mà lại. Mà sau này người ta đồn ở đó có ma.....thế là em không dám ra nữa. Mọc hoa...thật...thật hả bác.
Ông Vọng chỉ về phía thầy Lương nói:
- - Thật mà....không tin cậu cứ hỏi....thầy Lương thì là biết. Thầy Lương nhỉ...? Mà thầy còn bảo, chỗ ấy là chỗ mà cái bọn Tiểu Quỷ gì đó cư ngụ.....Nhưng tại sao lại chôn đám ma quỷ ở đó thì thầy Lương lại không nói.
Đúng là khi say con người thường mất kiểm soát, hai người họ cứ thế hỏi dồn thầy Lương. Cũng có chút men trong người, hơn nữa để nói cho họ yên lòng mà ngừng làm loạn, thầy Lương khẽ đáp:
- - Chậc, thôi được rồi....Nếu như hai người đã có thắc mắc thì tôi cũng không muốn giấu. Nhưng tôi nói trước, chuyện này mọi người nghe thì để trong bụng thôi, chưa chắc chắn được gì cả. Cũng đừng làm gì mà không suy nghĩ, thực ra thì trong suy nghĩ của tôi, đám Tiểu Quỷ được chôn trên khu đất ấy là để canh giữ.....
Sửu vội hỏi:
- - Canh giữ cái gì vậy hả thầy...?
Cả ông Vọng lẫn Sửu đều tập trung chờ đợi câu trả lời của thầy Lương. Nhấp một ngụm rượu, đặt chén xuống, thầy Lương nhìn hai người họ mỉm cười rồi đáp:
- - Canh giữ của cải.....Ha ha ha....Ha ha ha.
Nói xong thầy Lương ngẩng mặt lên trần nhà cười lớn. Ông Vọng với Sửu quay sang nhìn nhau rồi cũng phá lên cười, ông Vọng vừa cười vừa nói:
- - Thầy cứ đùa.....Nếu như mà chỗ đó có của cải.....Thế lúc tôi cùng mọi người đào huyệt chôn cất hai người đó chẳng phải cũng tìm thấy rồi sao. Ha ha ha.
Thầy Lương định nói thêm điều gì nhưng thấy cả hai đều đã say nên thầy chỉ mỉm cười nhẹ nhàng. Ông Vọng và Sửu tiếp tục rót rượu mời nhau, sau câu trả lời của thầy Lương thì cũng chẳng ai hỏi thêm gì về chuyện ma quỷ nữa.
h tối, sau khi uống hết cả bầu rượu thì ông Vọng chính thức say không biết trời đất đâu. Sửu khá hơn một chút vì có sức khỏe, nhưng để bước đi thì Sửu cũng xiêu vẹo lắm rồi. Rượu ngon nhưng phải nói là cực kỳ nặng, uống thì mềm môi mà say lúc nào không hay. Thầy Lương cũng say chứ không phải không, nhưng do ông Vọng đã say bất tỉnh nhân sự nên thầy đứng dậy tiễn Sửu ra về còn đóng cổng.
Sửu chân nọ đá chân kia ra đến cổng, Sửu vừa cười vừa nói:
- - Thôi.....thầy vào nhà đi....kẻo lạnh.....Tôi về đây....Hức....cảm ơn...ơn thầy...và bác....Vọng....hức.....hề hề.
Một mực khuyên Sửu ở lại nhưng Sửu không nghe, Sửu nói đi uống rượu mà không về thì con vợ nó nhiếc cho điếc lỗ tai. Thôi thì cũng đành chịu, cũng mới chỉ h tối nên không có gì đáng lo.
Thầy Lương quay trở lại trong nhà, Sửu thì cố gắng giữ tỉnh táo để đi về. Cũng may nhà Sửu cách nhà ông Vọng không mấy xa nên dù say nhưng Sửu vẫn về được đến cổng nhà, đứng bên ngoài Sửu gọi lớn:
- - Bu nó ơi, bu nó....Mở cửa cho tôi.
Vợ Sửu cũng đang đợi chồng, biết hôm nay chồng đi nhậu bên nhà trưởng làng nên không dám ý kiến. Đi ra thấy chồng say khướt khượt, mở cổng, dìu chồng vào trong giường, đang lấy khăn lau mặt mũi, tay chân cho chồng thì vợ Sửu nghe bên ngoài có tiếng người gọi:
- - Anh chị Sửu có nhà không đấy...?
Đã hơn h tối, nhưng nghe giọng quen quen nên vợ Sửu tặc lưỡi lại mở cửa đi ra, miệng lẩm bẩm:
- - Tối muộn rồi còn gọi gặm cái gì không biết.....Mệt hết cả người.
Nhưng khi đi ra đến ngoài cổng thì vợ Sửu lại không thấy ai cả. Bên ngoài gió lạnh thổi hiu hiu, rõ ràng vừa có tiếng người gọi mà giờ chẳng thấy bóng ai. Chỉ có tiếng ếch nhái đang kêu râm ran, toan mở cổng ngó ra ngoài xem thì vợ Sửu giật mình hét toáng lên:
- - Ối giời ôi......Ma....Ma......