“Nam nữ thông dâm sẽ bị phạt tù mỗi người năm rưỡi, người đang có chồng thì năm.” Thôi Đào thuật lại hình phạt dành cho tội thông dâm đối với người bình thường trong “Tống Hình Thống” cho Tống thị nghe.
Tống thị vẫn chưa hiểu, trừng phạt này thì có quan hệ gì tới tình huống của góa phụ Tôn chứ?
“Nhìn lại toàn bộ mọi chuyện mà xem, là ai không chịu buông tha góa phụ Tôn, làm ầm ĩ bảo nhất định phải xử lý? Là vợ của Trương Nhị Cẩu.
Dù chồng mình thông dâm với người phụ nữ khác thì cũng là bên có lỗi, thị làm ầm ĩ lên, ra điều kiện yêu cầu góa phụ Tôn bồi thường, đòi biết bao xâu tiền, biết bao mẫu ruộng, mở miệng đòi rất táo tợn, rõ ràng là đã có mưu tính từ sớm rồi.”
Tống thị khẽ gật đầu đồng ý với lời giải thích của Thôi Đào.
“Chẳng có gì lạ cả, trên đời này loại người kiến thức hạn hẹp, thừa cơ uy hiếp trục lợi có nhiều vô số kể.
Nhiều khi chúng ta mở mắt ra sẽ gặp ngay.” Thôi Đào phân tích tới đây, đôi mắt vừa lúc nhìn tới Tống thị.
Tống thị: “…”
Sao bà ta cứ cảm thấy Thôi Đào đang mỉa mai mình thế, nhưng bà ta không có bằng chứng.
“Đối phó với loại người như vợ Trương Nhị Cẩu không thể để thị ăn ngon được, càng phải để thị chịu thiệt, để thị biết đau mà không há mồm nữa, chuyện ắt sẽ được giải quyết.
Thực tế nếu không có ai làm ầm ĩ thì chẳng có mấy ai mà góp chuyện, bàn tán xôn xao hết.” Thôi Đào giải thích tiếp.
Tống thị chợt hiểu ra tại sao vừa nãy Thôi Đào cố tình nói ra điều luật về thông dâm.
Nếu báo quan tội thông dâm, dù nam hay nữ đều sẽ bị xử lý như nhau.
Cũng tức là Trương Nhị Cẩu cũng sẽ phải chịu phạt, sẽ phải ngồi tù năm rưỡi.
Thôi Đào: “Người trong thôn trồng trọt cần có nhiều đàn ông để ra sức, hơn nữa đàn ông ra tù sẽ khiến người nhà mất mặt, thậm chí còn gây chậm trễ việc cưới xin của con cháu.
Với sự tính toán của vợ Trương Nhị, thị thực sự có gan làm ầm để chồng mình ngồi tù ư?”
Tống thị lại gật đầu đồng ý với lời của Thôi Đào.
“Nếu góa phụ Tôn kiên quyết báo quan thì có thể chứng minh được trong sạch của mình đúng không? Nếu vợ Trương Nhị Cẩu không muốn chồng mình ngồi tù, thị chắc chắn sẽ biện bạch vài câu.
Lúc đó Vô Ưu đạo trưởng không dám nói cũng sẽ bước ra chứng minh mình tận mắt trông thấy.”
Sở dĩ lúc đó Vô Ưu đạo trưởng không đứng ra là vì bị mẹ mình cản lại, vì mẹ ông ta sợ ông ta nói ra sự thật sẽ đắc tội với vợ của Nhị Cẩu.
Nếu không có chuyện đắc tội với vợ Nhị Cẩu thì tất nhiên có thể nói ra.
Tống thị không khỏi khen ngợi cách này của Thôi Đào rất hay, tuyệt đối không ngờ cách giải quyết chuyện này chỉ đơn giản là hù dọa báo quan một chút là có thể hóa giải nguy cơ bức tử góa phụ Tôn.
“Đây chẳng phải chỉ là một suy nghĩ chết chóc trong đầu thôi sao? Nếu lúc đó góa phụ Tôn có thể nghĩ ra được cách này thì chắc hẳn sẽ không phải chết đáng tiếc như thế.”
Thôi Đào đồng ý, cảm khái nói: “Lúc gặp khó khăn thì có mấy ai mà bình tĩnh giải quyết được chứ? Chuyện không liên quan tới mình thì cứ như bình thường; chuyện dính tới mình rồi, lại cực kỳ hoang mang.
Nhất là trong lúc bị người ta hiểu lầm mắng chửi lại càng thấy phẫn nộ hơn, trong đầu sẽ không có nhiều suy nghĩ minh mẫn.
Nếu từ đầu vợ Trương Nhị Cẩu không hùng hổ như thế thì mọi chuyện cũng sẽ không rơi vào kết cục bi thảm.
Bởi vậy mới nói làm người sống tử tế, giữ được cái đức là được rồi, cuộc sống không bao nhiêu, chẳng ai nói trước được điều gì.”
Tống thị nhìn Thôi Đào một cách cẩn thận, cảm thấy trong lời của nàng có hàm ý nên lần này không tỏ ý đồng tình với nàng nữa.
Lúc này Hà An lại bưng lên vài món bánh trái và mứt anh đào chưng sữa đặc.
Thôi Đào mỉm cười mời Tống thị nếm thử, nói với bà ta món mứt chưng sữa đặc này không có ở nơi khác đâu, cực hiếm đấy.
Tống thị nghe lời nếm thử một chút, ăn vào thấy mát lạnh, nồng đậm mùi sữa, mứt anh đào chua chua ngọt ngọt khiến người ta mê mệt.
Nhắc mới nhớ mùa anh đào sắp tới rồi, trù nương trong phủ của bà ta cũng từng làm mứt anh đào nhưng không thể bì được với mùi vị này, chắc là anh đào khác nhau rồi.
Anh đào này vốn rất hiếm, được chọn kỹ, hẳn là món mứt anh đào chưng sữa đặc này không rẻ chút nào.
Phía trước bát sữa đặc có bày một đĩa bánh óc chó hình vuông, nhỏ vừa, ăn rất gọn.
Tống thị tiện tay cầm một miếng cho vào miệng, bánh mềm mềm, có vị vừa mặn vừa ngọt, ăn chung với sữa đặc, một khô một sánh đặc rất hợp.
Thôi Đào cũng ăn vài miếng điểm tâm, lúc Tống thị dừng tay nàng cũng dừng theo.
Tống thị thấy nàng ăn uống đúng lễ nghi, nhưng lời nào cần nói vẫn nên nói, nếu không hôm nay bà ta hẹn Thôi Đào ra công cốc rồi.
“Chúng ta hàn huyên nhiều như thế rồi, giờ ta cũng không khách sáo với cô nữa.”
Thôi Đào nghe chuyện chính đã đến bèn mỉm cười gật đầu với Tống thị, mời bà ta cứ nói.
“Theo lý mà nói, quá khứ của cô long đong, đáng lẽ ta không tiện nhắc lại, nhưng —”
“Hiểu ạ.” Lúc Tống thị do dự, Thôi Đào lập tức dứt khoát tỏ thái độ, “Quá khứ của tôi, dù là nhà thư hương thi lễ nào cũng không nhìn lọt mắt được, quả thực là chuyện rất mất mặt.”
Tống thị kinh ngạc, không ngờ Thôi Đào lại nhạy bén như thế.
Vừa rồi lúc Thôi Đào kể câu chuyện của góa phụ Tôn, ràng ràng nàng rất đanh thép, như thể đang “dạy dỗ” bà ta vậy.
Vốn dĩ Tống thị cứ nghĩ lúc mình nói chuyện đàng hoàng với Thôi Đào sẽ bị nàng mỉa mai một phen nữa.
Ai mà ngờ nàng lại thẳng thắn như thế.
Ban đầu Tống thị còn hơi kìm nén, không muốn thừa nhận mình thích tính cách của Thôi Đào, nhưng tới giờ phút này, bà ta thật sự phải công nhận mình có chút thích cô bé này, cũng ít nhiều hiểu được tại sao Hàn Kỳ lại si tình với nàng như thế.
Kỳ nữ như thế, đúng là rất thu hút, dễ hấp dẫn đàn ông thông minh.
“Giờ công việc ở nha môn của cô không chỉ phải ra mặt mà còn thường ra vào nơi cấm kỵ, lại còn nghiệm thi, dùng tay sờ thi thể —”
“Hiểu ạ.” Thôi Đào gật đầu đồng ý tiếp, nói thay ý của Tống thị, “Chuyện nghiệm thi này đối với người ngoài là rất xúi quẩy, bị người khác kiêng kị, dù là nhà thư hương thi lễ nào cũng khó mà chịu nổi.”
Tống thị lại càng kinh ngạc nhìn Thôi Đào, nàng thật sự đã nói hết lời trong lòng bà ta ra.
Trước đây Tống thị còn sợ Thôi Đào nói vậy là còn ý khác, nhưng giọng điệu và sắc mặt của nàng đều rất chân thành, khiến bà ta không còn lo lắng chuyện này nữa.
Có vẻ như nàng không định “đánh phủ đầu” như Hàn Kỳ.
“Cô bé ngoan, cô biết rõ lý lẽ như thế thật sự khiến ta rất thích.” Tống thị cảm khái nếu có may mắn, bà ta cũng muốn có một đứa con gái như Thôi Đào.
Thôi Đào nghe Tống thị bảo thích mình, nét mặt lập tức tỏ vẻ cực kỳ kinh ngạc, hỏi lại có thật hay không.
Tống thị gật đầu, nói tất nhiên là thật.
“Nếu thích thật —” Thôi Đào vươn đôi tay trắng nõn của mình ra trước mặt Tống thị, “Đại nương tử có chịu cho tôi nắm tay không? Tuy sáng nay tôi có qua nhà xác điều tra một thi thể nữ, nhưng tôi đã rửa tay rồi, còn dùng nước ngải cứu và lá bưởi để ngâm, trừ xúi quẩy nữa.”
Tống thị đột nhiên trở nên xấu hổ, có ý né tránh bàn tay của Thôi Đào đang đưa qua, nhưng bà ta không tiện làm ra hành động thái quá nên chỉ có thể cứng nhắc tỏ ý khó xử.
Thôi Đào khẽ cười một tiếng, đôi mắt cong thành hình trăng khuyết.
Nhưng lúc ánh mắt nàng lướt qua Tống thị, Tống thị lập tức có một loại cảm giác khó xử cực kỳ, như thể nàng đã nhìn thấu hết tất thảy những ý nghĩ xấu xí trong lòng mình vậy.
Thôi Đào giơ tay ra chốc lát rồi lập tức thu lại, nụ cười trên mặt vẫn không nhạt đi.
Bàn tay thon mịn lập tức đụng vào tách trà bên cạnh, nàng nâng tách trà lên nhấp một ngụm, dáng vẻ thong dong bình tĩnh, không hề cảm thấy khó xử vì phản ứng vừa nãy của Tống thị.
Sự bực tức của Tống thị đã vơi hơn nửa, lúc này bà ta hoàn toàn không dám khinh thường Thôi Đào nữa.
Nói tới bình tĩnh, Hàn Kỳ không thể bằng Thôi Đào được, Thôi Đào thạo việc dùng nét mặt hiền lành để gây mê cho đối phương, như ban nãy bà ta bị vậy.
Đây mới đúng là khẩu Phật tâm xà, giết người trong vô hình.
“Từ khi tôi đọc thư đã đoán được – phần mục đích lần này của Đại nương tử rồi ạ.”
Tống thị: “…”
Đâu ra – phần, đoán trúng hết phần rồi mà!
“Tôi biết tâm trạng của Đại nương tử, cũng hiểu, thậm chí là đồng ý.” Thôi Đào nói tiếp.
Tống thị nhíu mày, cẩn thận nhìn Thôi Đào, tâm lý rất đề phòng.
Bà ta phát hiện Hàn Kỳ và Thôi Đào rất ăn ý nhau trong chuyện tạo “bất ngờ” cho người khác, luôn như thế, đúng là lợi hại thật.
“Nhưng chuyện này thì liên quan gì tới tôi?” Quả nhiên Thôi Đào không phụ “sự cảnh giác” của Tống thị, nàng thay đổi lời nói, bắt đầu khinh khi.
Nói tới đây, Thôi Đào thấy Tống thị đang nhìn mình chằm chằm như có điều muốn nói bèn mỉm cười vô tội với bà ta, lại cầm lấy một miếng bánh hạnh nhân cho vào miệng, thảnh thơi nếm thử.
Tống thị: “Nó thật sự muốn ăn hỏi với cô ư? Nếu là thật thì sao lại không liên quan tới cô được?”
“Thôi quan Hàn muốn ăn hỏi với tôi đúng là có liên quan tới tôi thật.
Nhưng chuyện của Đại nương tử thì không.” Trong lúc Tống thị nói, Thôi Đào đã ăn xong miếng bánh hạnh nhân, không hề ảnh hưởng tới việc nói chuyện, “Là chàng ấy cầu hôn, chàng ấy không cầu thì làm gì có sau đó nữa ạ?”
Ý của Thôi Đào là bà muốn xen vào chuyện này thì trước tiên phải quản em sáu của mình trước đi, là em sáu của bà chạy tới đòi cưới tôi mà.
Tống thị giật mình, trong lúc nhất thời không biết nên phản ứng thế nào.
Con bé này thế mà đổ thẳng mọi chuyện lên đầu Lục lang nhà bà ta rồi! Nói như nàng cũng không thích cưới lắm, tất cả đều do Lục lang nhà bà ta chạy tới năn nỉ vậy?
“Xem ra Đại nương tử và Thôi quan Hàn đã rất lâu rồi không nói chuyện đường hoàng nhỉ.” Thôi Đào nhìn phản ứng của Tống thị rồi đưa ra kết luận.
Tống thị nghe vậy lại càng tức hơn, sắp ói ra máu mất rồi.
Thôi Đào này rõ ràng đang mỉa mai bà ta không biết rõ chuyện của Hàn Kỳ, hoàn toàn không biết chuyện Hàn Kỳ muốn cầu hôn nàng đây mà.
Vốn dĩ lúc đầu Tống thị nghĩ mình đang ở địa vị cao hơn, sau khi gặp Thôi Đào, bà ta cảm thấy lời nói của mình rất khó nghe, vì lễ tiết mà nàng phải cố mà chịu đựng.
Giờ cục diện xoay chuyển rồi, từ khi vừa gặp Thôi Đào bà ta đã không ra uy được, giờ lại càng hèn mọn hơn.
Bảo ghét bỏ người làm việc nghiệm thi, thế mà em nhà mình lại tự theo đuổi xin cưới, hơn nữa người ta chưa chắc gì mà bằng lòng nữa!
Cuối cùng Tống thị cũng kiềm chế được cơn run vì giận, may mà đã ăn no, chân có sức lực, nếu không chắc giờ bà ta đã bủn rủn tay chân, lảo đảo đi xuống lầu rồi ngã mất rồi.
Tùy tùng đi trước, ra quầy tính tiền.
Tư ba Hà An lập tức nói: “Tổng cộng là xâu tiền ạ.”
Tống thị nghe giá xong kinh ngạc trợn tròn cả mắt, nhưng vẫn giữ gìn được bộ dạng đoan trang của mình, không thể nào mất thể diện trước mặt mọi người được.
Tùy tùng lại khiếp sợ, “ xâu? Đắt thế ư? Mấy người nấu ăn hay bán vàng vậy hả?”
Tống thị biết Biện Kinh không nhỏ hơn Tuyền Châu là bao, lầu Bát Tiên này cũng đứng số , số ở Biện Kinh, vài món sẽ hơi đắt, nhưng vốn dĩ mấy món ăn đó đắt đến đâu cũng chỉ tối đa xâu tiền thôi, ai ngờ lại gấp như vậy chứ.
“Khách quan không thể nói thế được, nếu chúng tôi bán vàng thì sao có giá này được, phải đắt hơn chứ.”
Hà An cười trừ giải thích những món ăn đó đắt ở chỗ nào.
Nhân tiện gã cũng nhắc tới mứt anh đào chưng sữa đặc, sữa dê dùng trong sữa đặc là sữa non, sền sệt và thơm nhất, mứt anh đào thì được đặt từ nhà Hỗ tam nương phía Nam, anh đào nhà thị vừa lớn vừa tròn, mùi vị tuyệt vời, làm ra mứt anh đào ngon nhất trong tất cả các quán.
Chỉ mỗi việc vận chuyển mứt anh đào từ phía Nam tới đã tốn biết bao nhiêu tiền rồi? Đừng nói gì mứt anh đào này vì quá khan hiếm nên rất đắt.
Lúc này có một vị khách ăn mặc giàu đó đi ngay, nghe Hà An giải thích với người khác thì không nhịn được mà chế giễu: “Này, hôm qua ta sai người tới đặt trước món mứt anh đào chưng sữa đặc của quán ngươi thì bảo không có, ra giá gấp lần cũng không được.
Sao hôm nay lại bán cho nhà nào mà ki bo thế hả?”
Hà An là tư ba chuyên hầu hạ khác trong tửu lâu, tất nhiên là muốn chu toàn mọi thứ, không thể để bất cứ vị khách nào mất mặt được.
Gã vội hòa giải nói không phải ki bo, vì khách này từ nơi khác tới nên không biết chuyện, nên giải thích mà.
Gã dỗ vị khách kia đi rồi còn cười tiếp tục giải thích với bọn Tống thị.
Tống thị cũng không muốn mất địa vị trước mặt người ngoài, sai tùy tùng cứ trả tiền đủ đi.
Hơn nữa lúc ăn mứt anh đào chưng sữa đặc đó, bà ta cũng liệu được món này sẽ không rẻ rồi.
Mấy món ăn trước cũng vậy, ngon đến lại, rõ ràng trong lúc nấu nướng đã rất chú tâm vào.
Lúc này có một gã tư ba khác chạy tới nói với Hà An: “Chưởng quỹ nói, nếu là khách quý của Thôi nương tử thì không cần tính tiền nữa.”
Hà An đáp lại, vội cười tiễn bọn Tống thị đi.
Tống thị không ngờ Thôi Đào lại có mặt mũi ở tửu lâu như thế, xâu tiền không phải con số nhỏ, thế mà chưởng quỹ tửu lâu nói miễn phí là miễn phí ư? Sau khi ra ngoài, Tống thị lập tức hỏi Hà An tại sao.
“Thôi nương tử rất lợi hại, lầu Bát Tiên của chúng tôi có được ngày hôm nay hoàn toàn là nhờ cô ấy chỉ điểm ạ.” Hà An dứt lời cũng không ở lại lâu nữa, hành lễ với bọn Tống thị rồi về trước.
Tống thị đứng đó sửng sốt trong chốc lát rồi mới lên xe.
Thôi Đào đứng cạnh cửa sổ nhìn Tống thị ngồi xe ngựa đi xa, bèn nói với Vương tứ nương và Bình Nhi không cần phải giả vờ nữa.
“Ôi chao, làm ta mệt sắp chết rồi, đứng đó rụt cổ cúi đầu cả buổi trời!” Vương tứ nương lắc lắc cái cổ, xoay tay vài lần rồi cảm khái, “Chỉ có lão đại lợi hại, vài câu thôi đã thay đổi được tình thế rồi.
Đổi lại là ta chắc chỉ biết giơ nắm đấm mà thôi.”
“Ta tức tới mức muốn bật khóc ấy, quá khi dễ người khác rồi.” Bình Nhi nói tiếp.
Cả hai đều than đói bụng, vừa liếc nhìn bàn cơm của Thôi Đào và Tống thị vừa ăn đã làm họ thòm thèm.
người đồng loạt năn nỉ Thôi Đào khao họ.
“Thoải mái gọi đi.” Thôi Đào bảo họ cứ nhiệt tình ăn, nàng phải về phủ Khai Phong trước đã.
Đáng lẽ Thôi Đào về phủ Khai Phong là để tìm Hàn Kỳ để thông báo cho chàng chuyện Tống thị tới tìm mình, kết quả chưa kịp tìm tới thì đã bị Hàn Tống chặn ngang nửa đường, bảo hẻm Đại Vũ lại phát hiện một thi thể rồi.
Căn nhà ma ám ở hẻm Đại Vũ, chính là căn nhà ma ám hiện trường trong vụ án móc mắt kia.
Vụ án này vừa kết thúc đã lại có người chết, đúng là thật là khiến người ta sợ hãi.
Thôi Đào bèn mang theo dụng cụ nghiệm thi rồi đi theo bọn Hàn Tống tới hiện trường.
Người chết là một ông lão tuổi gần lục tuần, tóc mai đã bạc, nằm vật ngay giữa cửa chính của căn nhà ma ám.
Thời điểm tử vong chưa đầy canh giờ, hiện trường không có dấu hiệu vật lộn, bên ngoài xác chết không có bất kỳ vết thương nào, đặc điểm rõ ràng nhất là môi tím tái, bên cạnh thi thể còn vương vãi một giỏ rau.
Lý Viễn đã đi hỏi người bán hàng rong ở đầu Tây hẻm, nửa canh giờ trước có người tận mắt trông thấy ông lão xách giỏ rau đi vào hẻm, lúc đó ông ta không hề có gì lạ, cũng chẳng thấy ai đi theo sau lưng.
“Mọi người đều biết ban ngày hẻm này không có ai, hộ dân đều ra ngoài làm việc hết mà.
Hôm nay tình cờ có một nhà vì bị tiêu chảy nhưng xin nghỉ, tỉnh dậy thấy đói bụng, định ra ngoài mua cơm ăn thì phát hiện ông lão này nằm trên đường.” Lý Viễn kể lại tình hình phát hiện thi thể.
Thôi Đào bèn hỏi nhà báo án là Diệp tam lang: “Trước khi anh ngủ có nghe thấy tiếng động gì kỳ lạ không?”
Diệp tam lang lắc đầu, “Không nghe tiếng gì đặc biệt cả, tiểu nhân ngủ rất sâu, đến cả sét đánh còn không nghe.
Nhưng tối qua lúc chuẩn bị đi ngủ thì tất cả mọi người đều nghe tiếng ma hét!”
“Ma hét ư?” Thôi Đào hỏi lại.
“Đúng vậy, là ma hét, chúng tôi ai cũng nghe hết.
Tất cả mọi người bị dọa đến mức không dám tắt đèn, tối qua chúng tôi đều để đèn đi ngủ.” Diệp tam lang nhắc tới chuyện này còn thấy rùng mình.
“Hét thế nào?”
“Là tiếng ma hét thường phát ra từ căn nhà ma ám kia ấy.
Chúng tôi đều sợ hãi, nếu không phải vì không đủ tiền sống, quá nghèo thì ai mà ở trong hẻm này chứ.
May mà chúng tôi sống chung nhiều người trong nhà, nhiều người dương khí nặng nên không bị ma ma tổn hại.”
Diệp tam lang vừa nói xong, chợt có một luồn gió lạnh thổi tới.
U — u — chết — đi —
Diệp tam lang bị dọa run bắn người, vội né ra sau lưng Lý Viễn.
“Ma ma ma… Lại có ma hét nữa rồi!” Diệp tam lang sợ hãi nhìn về phía phía ra âm thanh — Căn nhà bị ma ám, tay túm chặt ống tay Lý Viễn, run rẩy hét lên.
Thôi Đào nhìn về phía căn nhà, tất nhiên nàng cũng nghe được tiếng như có người than khóc nguyền rủa đó.
Chốc sau, gió ngừng thổi, âm thanh cũng dừng lại.
Thôi Đào ngửa đầu nhìn thoáng qua mây trời, mây đen đang kéo tới, cảm giác như trời đang chuyển mưa.
Sau đó gió lạnh thổi lần nữa, căn nhà ma ám lại phát ra âm thanh “U u chết đi” thê lương đó.
Thôi Đào nhìn ông lão trên mặt đất rồi hỏi bọn Lý Viễn, Lý Tài có nhớ nửa canh giờ trước có gió thổi qua hay không.
Lý Viễn cẩn thận nhớ lại, sau đó nói với Thôi Đào đúng là có gió lớn.
“Ta còn nhớ rất rõ, khoảng nửa canh giờ trước ta đang dàn cỏ khô trong chuồng ngựa, bỗng có một trận gió thổi tới làm cỏ khô trong chuồng bay đầy trời, bay cả vào mắt ta nữa.”
Bọn Lý Tài cũng nói mình nhớ, nửa canh giờ trước đúng là có một đợt gió lớn.
Sau đó đã xác minh được thân phận của người bị hại, họ Dư, tất cả mọi người đều gọi ông ta là ông cụ Dư, dưới gối có đứa con trai đều đã kết hôn, ở chung một chỗ, nhà ở con đường đầu Đông hẻm.
Ông cụ Dư tốt tính, rất thân thiện với hàng xóm, không có mâu thuẫn gì với con trai và con dâu, có thể nói là một người hiền lành, chưa từng đắc tội với ai.
Ông cụ Dư này còn rất chịu khó, ngày nào cũng phụ trách mua đồ về nấu cơm cho nhà.
Trước khi bị sát hại, ông cụ Dư đi bộ từ đầu Tây tới đầu Đông hẻm, bên đường cái đầu Tây của hẻm Đại Vũ có bán rất nhiều món ăn, giá tiền cũng khá rẻ.
Ông ta thường xuyên tới đó mua đồ, xem ra hôm nay đã mua xong, định đi tắt về nhà nên mới đi ngang qua hẻm Đại Vũ.
Lúc hỏi người nhà ông ta, căn bản đã xác nhận được chuyện này.
Vì hàng ngày ông ta đều ra ngoài mua đồ, sau đó về nhà sắp xếp nấu cơm.
Hôm nay vì trong nhà có chuyện bận nên mới đi trễ hơn.
Thường ngày sau khi mua rau xong, ông cụ Dư đều đi vòng về nhà chứ không qua hẻm Đại Vũ.
Người già rất tin vào thế lực ma quái, vì kiêng kỵ căn nhà ma ám trong hẻm Đại Vũ nên không dám đi.
Hôm nay có lẽ vì ông ta nôn nóng về nhà nấu cơm nên mới đi thử đường tắt.
“Nguyên nhân tử vong đã gần như có thể xác định được, chết vì hoảng sợ.” Thôi Đào thở dài.
Đây là kết luận được rút ra sau khi đánh giá toàn diện đặc điểm trên xác chết và điều tra hoàn cảnh của người chết khi còn sống.
“Nói cách khác, rất có thể ông ta bị âm thanh trong căn nhà ma ám hù chết.” Thôi Đào lập tức hỏi con trai ông lão, có phải ông ta thường bị tức ngực không.
con trai kinh ngạc gật đầu, nói đúng thật là thế.
Ông cụ Dư sợ ma nhất, hơn nữa tình trạng trái tim không khỏe, sau khi hoảng sợ quá mức có thể dẫn tới tim ngừng đột ngột mà chết.
Thường nhưng thi thể có liên quan tới tim và ngạt thở đều bị tím môi.
“Không ngờ căn nhà ma ám này đến ban ngày cũng có ma ma lộng hành nữa!” Lý Tài hơi sợ, hỏi Thôi Đào có bùa bình an không.
Lúc này lại có một trận gió Đông mạnh nữa thổi tới, tiếng u u như vang vọng khắp hẻm Đại Vũ.
Lý Tài hoảng sợ khẽ run lên, vội vàng chạy ra sau lưng Thôi Đào.
“Ma, ma đấy, lại tới nữa rồi! Chắc chắn là vì nạn nhân chết oan trong vụ án móc mắt chết quá thảm, lệ khí quá nặng nên thị mới hóa thành lệ quỷ, đến cả ban ngày cũng xuất hiện đấy!” Diệp tam lang lại hoảng hốt la lên.
Hàn Tống thấy Diệp tam lang như thế cũng hơi sợ, chủ yếu là vì mọi người đều nghe thấy tiếng ma hét này, từng tiếng từng tiếng một vang lên không ngừng.
“Xem ra pháp thuật của Vô Ưu đạo trưởng không tốt lắm, ta có biết một vị cao nhân bắt ma, mời người đó tới làm phép để hoàn toàn tịnh hóa căn nhà ma ám này đi!”
“Làm phép cũng ổn đấy! Tốt nhất là bắt con ma ra cho tôi xem luôn đi!” Thôi Đào có chút hưng phấn, vội đồng ý, “Nhưng tiếng này không phải là tiếng ma hét, gọi người đập tường Đông trong nhà ra thì hết tiếng thôi.”
Mọi người vẫn chưa hiểu gì.
Thôi Đào bảo Diệp tam lang nghĩ kỹ lại đi, có phải mỗi lần gió thổi qua, hơn nữa là lúc gió Đông thôi thì trong căn nhà ma ám mới phát ra tiếng ma hét không.
Diệp tam lang thành thật nhớ lại một phen, giật mình vỗ tay bừng tỉnh, “Quả thế thật, vậy là tiếng ma hét chúng tôi nghe thực chất chỉ là tiếng gió thôi ư?”
“Đúng vậy, đôi khi có gió thổi qua mà cửa sổ không đóng chặt sẽ xuất hiện vài tiếng động.
Căn nhà ma ám này có lẽ vì vết nứt trên tường đặc biệt tí nên tạo thành âm thanh không giống nhau, tình cờ nghe giống tiếng người mà thôi.
Vốn lại là căn nhà ma ám nữa nên mọi người lại càng dễ hiểu nhầm.”
Thôi Đào lại thở dài, không ngờ vì nguyên nhân này mà người đã mất mạng.
Vụ án này xem như đã kết thúc, công việc sau đó đều để cho Lý Viễn và những người khác làm là được.
Vương tứ nương và Bình Nhi hồng hộc chạy tới, người trái phải, thần bí nắm cánh tay của Thôi Đào, kể cho nàng nghe chuyện mình vừa trông thấy.
“Bọn ta vừa thấy Trương Tố Tố ở cùng một chỗ với Phán quan Vương, người đang nắm tay đấy!”
Phán quan Vương? Phán quan Vương hay xin nghỉ bệnh trong phủ Khai Phong á?.