Dịch: Hạo Thiên
Đả tự: Sơn Lão Ma
Người trong giang hồ cũng rất ít có giao thiệp với cao nguyên này, chẳng qua là biết nơi đó rất cao rất lớn, cũng rất lạnh, thậm chí còn lạnh hơn Thiên Sơn.
Ngoài ra mọi người còn biết, cao nguyên này là nơi bắt nguồn và là hang ổ của Mật tông.
Mật tông có rất nhiều tên, gọi Chân Ngôn tông, cũng gọi là Kim Cương Đình tông, còn có người gọi Lô Giá Na tông vân vân, nhưng vô luận là người của quốc gia nào Mật tông này đều có chung một cái tên, gọi là Mật giáo.
Mật giáo là một chi phái Đại Thừa Phật giáo, coi như là dòng chính của Phật giáo Thiên Trúc hậu kỳ, bí pháp cùng lý niệm của phái Phật giáo này là không cho phép truyền thụ công khai, hơn nữa bên trong tràn đầy nhân tố thần bí, tên Mật giáo chính là như vậy.
Mà so với Mật giáo, có một lưu phái Phật giáo khác bao gồm cả Đại Thừa Tiểu Thừa, được gọi là Hiển giáo, cũng xưng là Hiển tông.
Bất kể Hiển tông hay là Mật tông đều thuộc về Phật giáo Tạng truyền, mà tỷ như Phật giáo Hán truyền như Thiếu Lâm tự lại được xưng là Thiền tông.
Thiền tông bất kể lý niệm, phương thức tu hành vân vân, đều khác nhau tương đối so với Hiển tông Mật tông, mà Hiển tông và Mật tông cùng là Phật giáo Tạng truyền, cho nên khác nhau tương đối nhỏ.
Phạm vi truyền lưu Mật tông cũng không đơn thuần giới hạn ở Tuyết Vực cao nguyên, những địa phương khác cũng có truyền thừa, tỷ như địa khu Bảo Đảo, địa ở khu Đông Doanh vân vân, cũng có Mật tông truyền thừa, nhưng không có hưng thịnh như Tuyết Vực cao nguyên vậy.
Nhất là vào thời đại này, trên Tuyết Vực cao nguyên, uy danh thực lực Mật tông đã hoàn toàn vượt qua Hiển tông, trở thành giáo phái chủ lưu trên Tuyết Vực cao nguyên, có lực ảnh hưởng to lớn trong lòng những mục dân trên cao nguyên.
Mật tông cũng có hệ thống võ học hoàn chỉnh, ngoại trừ Long Tượng Bát Nhã công mà Hoắc Nguyên Chân biết ra, thật ra Mật tông còn có thật nhiều võ công cường hãn, chẳng qua là Long Tượng Bát Nhã Công là căn bản cho nên mới tương đối nổi danh thôi.
Hiện tại trụ sở trung tâm của Mật tông nằm ở Bố Đạt Lạp Cung trên Tuyết Vực cao nguyên.
Bố Đạt Lạp Cung có thể coi như là thánh điện Phật giáo, chỉ riêng quy mô của nó, Thiếu Lâm tự mà Hoắc Nguyên Chấn khổ công xây dựng cũng không thể sánh bằng.
Người lãnh đạo tối cao Bố Đạt Lạp Cung là hoạt Phật, nhưng hoạt Phật chưa chắc đã là người có võ lực mạnh nhất trong Bố Đạt Lạp Cung.
Nhưng ở bên ngoài, mọi người hiểu biết về Bố Đạt Lạp Cung của Mật tông cũng không nhiều, thậm chí rất nhiều người cũng không biết Mật tông còn có người biết võ công, chỉ có một ít nhân sĩ giang hồ quen thuộc tình huống mới biết thật ra Mật tông này có rất nhiều cao thủ.
Bất quá thường là cũng không biết cao thủ cao cấp chân chính của Mật tông là ai, chỉ có thể căn cứ một ít tình huống đưa ra suy đoán mà thôi.
Chỉ có một số rất ít người và một ít thành viên nội bộ Mật tông mới biết, cao thủ chân chính của Mật tông chính là mấy vị Thời Luân tôn giả trấn thủ Thời Luân điện.
Thời luân điện ở vào khu vực trung tâm của Bố Đạt Lạt Cung, thâm chỉ đệ tử phổ thông cũng không biết Thời Luân điện hay mấy vị Thời Luân tôn giả tồn tại, chuyện này bất kể là ở Mật tông hay là trên giang hồ đều là một bí mật tuyệt đại.
Trong Thời Luân điện có một tòa Lưu Kim Thời Luân Đàn thành, là địa điểm dành cho những Lạt Ma cao cấp Mật tông học tập cùng quan sát thiên tượng.
Thời Luân là một khái niệm tương đối trừu tượng, bắt nguồn từ Thời Luân kinh, đây là một bộ kinh văn cuối cùng của Mật tông, đại biểu đỉnh cao nhất của giáo lý Mật tông. So với những kinh văn khác, Thời Luân kinh đối với thế giới Mật tông là phức tạp nhất, quyền uy nhất.
Người sáng lập Hoàng giáo là Tống Khách Ba Đại sư nhận định: Người hiểu Thời Luân kinh sẽ hiểu được bất kỳ kinh văn nào khác của Mật tông không có chút khó khăn nào.
Nghi thức quy tắc Thời Luận giảng thuật chính là quy luật thiên tượng biến hóa vận hành, quy luật này không được sửa đổi, một khi sửa lại đó chính là vi phạm thiên mệnh, chính là nghịch thiên mà đi.
Mà nhiệm vụ duy nhất của Thời Luân tôn giả chính là theo dõi thiên tượng vận hành, trừ chuyện đó ra, bọn họ không làm bất cứ chuyện gì khác.
Nghe nói mấy vị Thời Luân tôn giả này cũng giống như hoạt Phật, cũng cần đi qua luân hồi chuyển thế, sau khi Thời Luân tôn giả đời trước qua đời, vậy phải đi tìm thân chuyển thế của vị tôn giả đó.
Sau khi tìm được Thời Luân tôn giả chuyển thế, người này cũng sẽ được mang tới Thời Luân điện Bố Đạt Lạp Cung, sau khi trải qua xác nhận thành tân nhiệm Thời Luân tôn giả, tiếp tục ở lại chỗ này theo dõi biến hóa nghi thức quy tắc Thời Luân.
Gần như cả đời bọn họ không làm gì khác, chỉ ở chỗ này cho đến chết, có thể nói là công việc nhàm chán nhất trên thế gian này.
Nhiệm vụ của các Thời Luân tôn giả là giám thị nghi thức quy tắc Thời Luân không cho xảy ra bất cứ chuyện gì, nhưng trong lòng của bọn họ có lúc cũng sẽ hy vọng xảy ra chút chuyện. Tối thiểu như vậy cũng sẽ có chút việc gì đó để làm, vậy thì không cần cả đời kiến thủ trong Thời Luân điện này không làm gì cả.
Hôm nay trong Thời Luân điện có bốn vị tôn giả, mặt mũi hiền lành nhìn một Lạt Ma đang quỳ phía dưới.
Một vị lão Lạt Ma khô gầy ngồi ở trung ương gọi là Di Lan tôn giả, hai tay đan vào nhau, ngồi ở chỗ đó không nhúc nhích, ánh mắt rơi xuống người Lạt Ma đang quỳ phía dưới:
- Tang Cách!
- Đại sư phụ!
Lạt Ma gọi là Tang Cách nhìn qua chừng ba mươi tuổi, cung kính trả lời Di Lan tôn giả.
- Hôm nay đã là mồng Một tháng Chín, đại tuyển Minh chủ Võ Lâm Minh Trung Nguyên sắp sửa bắt đầu, con cũng sắp sửa phải xuống núi phải không?
- Đúng vậy, Đại sư phụ, hoạt Phật đã ra lệnh cho đệ tử, lần này Mật tông nhất định phải đoạt lấy vị trí võ lâm Minh chủ, hôm nay Tang Cách tới đây là để bái biệt bốn vị sư phụ, một hồi sẽ phải xuống núi.
- Ừm! Lần này đi Trung Nguyên đường xá không gần, hơn nữa sau khi rời khỏi đại tuyển võ lâm Minh chủ coi như tiến vào phạm vi của võ lâm Trung Nguyên. Những nhân sĩ võ lâm Trung Nguyên không giống với người Mật tông chúng ta, lòng người hiểm ác, vì đạt tới mục đích không từ bất cứ thủ đoạn nào, dọc trên đường đi con cũng phải cẩn thận một chút.
- Xin Đại sư phụ bất tất phải nhọc lòng, mặc dù đệ tử kém cỏi bất tài, nhưng cũng hiểu rõ một chút tài nghệ của võ lâm Trung Nguyên. Không phải là đệ tử nói khoác, trong mắt các vị sư phụ đương nhiên là đệ tử chẳng ra gì, nhưng đến Trung Nguyên, hẳn là người có thể làm thương tổn tới đệ tử chỉ lưa thưa không có mấy.
Lúc Tang Cách nói chuyện, trong giọng nói không khỏi lộ vẻ kiêu ngạo, xem ra hết sức tự tin với võ lực của bản thân mình.
- Không thể khinh thường như vậy được!
Di Lan tôn giả lộ vẻ nghiêm túc:
- Tang Cách, con đã sinh lòng kiêu ngạo rồi!
Nghe thấy giọng nói Di Lan tôn giả có vẻ trịnh trọng, Tang Cách lập tức thu liễm biểu lộ có hơi kiêu căng, vội vàng quỳ rạp dưới đất:
- Đại sư phụ, đệ tử không dám!