Quan Cư Nhất Phẩm

chương 850: ỷ thiên

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

Thích Kế Quang cả mùa đông làm công trình, rất có kiểu như muốn biến chiến trường thành công trường, tiếp tục chiếm đóng lâu dài, quả nhiên tạo được ám chỉ tâm lý mạnh mẽ cho người Mông Cổ, hình như quân Minh đã xác định là co đầu rút cổ không ra.

Nhưng cái gọi là bó ngựa bắt ve, chim sẻ ở phía sau. Lợi dụng quân Mông có cái tâm nhất định phải được đối với lương thảo của quân Minh, Thích Kế Quang bày ra một cái bẫy đơn giản nhưng xảo diệu, tại trận chiến cuối cùng ở vịnh Cây ớt, thông qua bố trí mai phục trước, đánh đuổi từ xa, khiến quân địch sức cùng lực kiệt, không chiến tự bại. Cuối cùng không nả một phát súng, không uổng viên phát đạn, liền bắt trên vạn quân Mông làm tù binh, cùng với ba đệ đệ của Nặc Nhan Đạt Lạp. Lại còn thêm hơn người bị mất mạng truy kích trên đường, cùng với hơn tử thương trong lúc kịch chiến ban đêm, lực lượng cuối cùng của Ngạc Nhĩ Đa Tư bộ cũng hầu như tan rã.

Hai cha con Nặc Nhan Đạt Lạp trong Lộc trùng doanh của quân Minh mắt thấy hai quân kịch chiến, thi thể la liệt, sau đó thấy rõ toàn quá trình một chạy một đuổi. Loại tư vị bàng quan tộc nhân từ kịch chiến đến tan tác này tuyệt đối có thể khiến người hoàn toàn tan rã. Nếu như không phải quân Minh thủy chung không có thả lỏng giám thị, Ô Nạp Sở khẳng định nhịn không được phóng hỏa đốt đi Phúc trùng doanh như núi dưới chân rồi.

Khi tin tức Bái Tang, Bố Dương Cổ, Ba Đặc bị bắt truyền trở lại, Ô Nạp Sở tái mặt, cúi đầu không nói, Nặc Nhan Đạt Lạp thở dài một tiếng nói:

- Con thấy chưa? Thẩm đốc sư không có nói bậy, hắn muốn tiêu diệt chúng ta thì quả thật không phải việc khó gì hết.

Trước đó hai cha con tranh luận về Thẩm Mặc chủ động vươn cành ô-liu, mỗi lần đều vì nữ nhi kiên trì cho rằng "Đối phương là bởi vì đánh không thắng nên mới dùng cách dụ dỗ." mà kết thúc.

Nhưng hiện thực tàn bạo đã dạy cho công chúa kiêu ngạo biết, từ khi quân Minh nhập bộ tác chiến tới nay, bất kể là tao ngộ chiến, tập kích chiến, công thành chiến, trở kích chiến, hay là phòng ngự chiến, hầu như là lấy đủ các cách thức đánh bại quân Mông, hoàn toàn bóc tan lòng tự tin của dân tộc thảo nguyên.

Thật ra điều này cũng không có gì, tính tình của dân tộc thảo nguyên cởi mở, sẽ không bởi vì trên chiến trường bị đánh bại mà rơi vào thù hận, trái lại sẽ bị thuyết phục bởi cường giả đánh bại họ. Nhưng Ô Nạp Sở vừa nghĩ đến gương mặt tuấn tú ôn hòa vô hại kia nàng liền hận đến nghiến răng nghiến lợi, bởi vì đó càng tôn thêm cái thói vênh váo tự đắc của bản thân y, quả thực buồn cười mà...

"Người Hán xấu xa quá, cố ý dùng cách này để làm nhục ta." Chung Kim nắm chặt tay, hận không thể bóp chết họ Thẩm kia.

Thấy con gái thật lâu không nói, Nặc Nhan Đạt Lạp lo lắng hỏi:

- Nghĩ cái gì vậy?

- Không có gì. - Chung Kim lắc đầu, khẽ cắn môi dưới nói: - Con chỉ nghĩ, nếu có thể sử dụng vũ lực giải quyết thì cần gì phải vẽ rắn thêm chân giả mù sa mưa chứ?

- Thẩm đốc sư không phải là giả mù sa mưa đâu con. - Nặc Nhan Đạt Lạp thở dài một tiếng nói: - Mà là lòng nhân từ, ông trời giáng người này xuống làm thống soái Đại Minh, đó là cái phúc của người Hán, cũng là vận khí của người Mông ta.

- Cha chán quá...

Chung Kim quay đầu đi chỗ khác, chỉ hừ một tiếng, nhưng tìm không ra lý do cãi lại.

Tin tức chiến thắng truyền tới Du Lâm bảo, Thẩm Mặc thở phào một hơi dài, nói với Vương Sùng Cổ:

- Năm nay trôi qua yên tĩnh được rồi.

Nhưng mà cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, y còn chưa yên tâm thì lòng lại bị thắt lại.

Phiền phức lần này cũng không phải đến từ Tây Bắc, mà là Đông Nam. Tuần phủ Tô Tùng Hải Thụy vừa mới nhậm chức không đến ba tháng lại vén lên phong ba đêm giao thừa...

Nói đến vấn đề cực kỳ quan trọng hiện nay của Đại Minh thì có hai, ngoại là định biên bình Lỗ, nội là bổ sung quốc dụng quốc gia. Theo Cao Củng và Trương Cư Chính, muốn sung túc quốc dùng thì phải phổ biến Nhất điều tiên pháp, thuế nên thu thì phải thu hết, mà tiền đề muốn phổ biến Nhất điều tiên pháp là phải đo đạc ruộng đất lại, để xác định mức thuế mỗi nhà nên nộp.

Nhưng từ Chính Đức tới nay, ruộng đất Đại Minh thôn tính nghiêm trọng, phần nhiều đều tập trung đến danh nghĩa của tôn thất huân quý, quan địa chủ. Những người này ỷ vào đặc quyền giấu diếm, trốn thuế, từ đó trắng trợn mưu lợi bất chính. Triều đình muốn phổ biến đo đạc đất đai thì không phải muốn mạng của họ rồi? tự nhiên sẽ liều mạng chống lại. Bởi vậy thí điểm tại mới nơi đều rất khó khăn, nửa chừng bỏ dở, thậm chí quan viên phụ trách còn bị đánh mất chức quan. Cục diện rơi vào khốn đốn.

Trên hội nghị nội các, Trương Cư Chính đề xuất trước tiên phá hai pháo đài ngoan cố là Trác Hòa Tùng Giang, mượn cái này để phá bỏ cục diện, và đã nhận được Cao Củng cho phép. Sau đó là vấn đề nhân tuyển. Cao Củng hỏi ý Thẩm Mặc, kết quả Thẩm Mặc đề cử Lâm Nhuận đi Sơn Đông làm tuần phủ, về phần tuần phủ Tô Tùng, dưới ám chỉ của Thẩm Mặc, Cao Củng cho Hải Thụy Hải Cương Phong đang ràn nhỗi ở nhà.

Bổ nhiệm vừa ra, cả triều ồ lên, vô số người đưa ánh mắt ước ao hướng về Hải Thụy.

Vì sao hâm mộ hắn? Bởi vì tên đầy đủ của chức quan này là Đô Sát viện hữu Thiêm đô ngự sử, tổng lý lương trữ, đề đốc quân vụ, kiêm tuần phủ Tô Tùng. Chức vụ này thật sự quá chói mắt, được xưng là thiên hạ đệ nhất phủ phục vô số chức quan Minh triều, cho một tổng đốc cũng không đổi. Công việc béo bở tự nhiên cũng không nhiều. Cái gì văn tuyển, võ tuyển, vận muối, thuế sứ... Nhiều như rừng, nhưng so với tuần phủ Tô Tùng này, quả thật chỉ là đom đóm so với ánh trăng.

Đơn giản phân tích một chút chức quan này. Đầu tiên, tuần phủ Tô Tùng các nơi, tên đầy đủ của nó là tuần phủ Tô Tùng phủ châu, khi đó xưng là phủ châu, bao gồm, Ứng Thiên, Tô Châu, Tùng Giang, Thường Châu, Trấn Giang, Thái Bình, An Khánh, Trì Châu, Quảng Đức, Ninh quốc, Huy Châu. Nói ngắn gọn, chính là ngoại trừ tuần phủ Phượng Dương, phủ do Nam trực đãi quản hạt, nó là nơi phồn hoa giàu có nhất của quốc gia. Nó không chỉ là kho lương của Đại Minh, cũng là nơi phát ra phú chủ yếu của triều đình, đã chiếm thành toàn bộ thuế má.

Trừ điều đó ra, còn có cái gọi là tổng lý lương trữ, Đề đốc quân vụ chính là muốn bảo đảm các địa khu kể trên cùng với Phúc Kiến, Quảng Đông, địa khu tây nam có nguồn cung ứng vật tư cuồn cuộn không ngừng đối với Bắc Kinh. Lương thực, vải vóc, tơ lụa, thiết khí cùng với các loại vật chất khác ở phía Nam, thông qua Trường Giang, kênh đào vận đến Bắc Kinh, vận đến biên cảnh phương bắc. Có thể nói là đường số mệnh của Minh triều. Chức trách cơ bản của tổng lý lương trữ chính là bảo đảm cung ứng vật chất cho đường số mệnh này.

Cuối cùng, phía trước các thuật chức kể trên còn treo một thân phận Đô Sát viện hữu Thiêm đô ngự sử. Đây là danh hiệu đại quan phong cương đều phải treo. Có danh hiệu này rồi, có thể tiến hành giám thị tất cả quan viên bên trong khu trực thuộc. Mặc dù bản thân của Thiêm đô ngự sử này chỉ là chính tứ phẩm, nhưng bởi tổng lý lương trữ, đề đốc quân vụ cộng thêm tuần phủ, đây là chức vụ tương đương với chính nhị phẩm rồi.

Lấy chỉ là cử nhân xuất thân đạt được chức quan hiển hách như vậy, Hải Thụy cũng hết sức hưng phấn. Hắn có thể cảm nhận được sự kỳ vọng của triều đình và nội các đối với bản thân cao bao nhiêu. Vì vậy âm thầm lập hạ thệ ngôn, mình sẽ tận nỗ lực để đền đáp triều đình, hoàn thành sứ mệnh của mình, không phụ phó thác của chư vị các lão.

Vì vậy hắn lĩnh văn kiện bổ nhiệm, dọn dẹp một chút đồ đạc, rồi ngựa không dừng vó, hào khí can vân Nam hạ đi nhậm chức.

Trung Quốc có câu thành ngữ gọi là tiên thanh đoạt nhân ( ra oai trước để áp chế đối phương), lại gọi là tiên thanh đoạt nhân chi khí. Từ này dùng để hình dung lần này Hải Thụy đi nhậm chức, quả thật không gì chuẩn xác hơn. Người khác còn đang trên đường thì tin tức nhậm chức đã truyền tới Tô Tùng, nơi thiên đường nhân gian ca vũ thăng bình lập tức như vỡ òa lên.

Người có tên cây có bóng, hung danh của Hải diêm vương quá thịnh, bởi sợ hãi đối với hắn phát ra từ nội tâm, đám quan lại lớn nhỏ thường ngày ăn hối lộ trái pháp luật, chuyện tốt không làm liền dự đoán rơi vào trong tay hắn không chết cũng phải lột da, thật sự không thể trêu vào, vậy chỉ có tránh thôi. Thế là không kịp viết báo cáo từ chức với triều đình, đã vội thu gom đồ đạc, mang theo tài sản vơ vét được chạy trốn, chỉ sợ chậm một bước sẽ bị Hải Thụy nhốt trong nha môn.

Những quan viên ngoại tịch có thể cuốn gói rời đi, nhưng đám hương thân phú hào thường ngày tác uy tác phúc, khoe của khoe giàu thì đi không được, chỉ có thể vội vàng thu liễm hành vi, không dám đến nơi sa hoa thanh sắc, càng không dám mang theo nô tỳ rêu rao khắp nơi nữa, cả ngày đại môn không ra, nhị môn không bước, còn tiểu thư khuê các hơn cả khuê nữ của mình. Trước kia họ thích sơn đại môn nhà mình thành màu son, vừa vui mừng, lại ý nghĩa phát đạt. Hiện tại vội vàng đổi màu son thành màu đen, cố đạt được khép mình nhất, quyết không thể để cho Hải diêm vương để mắt tới.

Thật sự không dám ra khỏi cửa, cũng không dám mặc hoa phục sang quý, đều đổi thành áo vải, áo đay, hận không thể đắp lên chút mụn vá để giả trang thành trưởng lão Cái Bang. Trước kia gặp mặt người khác đều là không ngoài ba câu thì đã so giàu, nhưng hiện tại nghe người khác nói nhà của mình có tiền thì còn khó chịu hơn cả mắng tổ tông tám đời nhà hắn.

Thậm chí ngay cả thành Nam Kinh không bị hắn quản hạt cũng bị rung động. Thái giám trấn thủ Nam Kinh là Mã Toàn, án theo quy chế hẳn là ngồi quan kiệu bốn người khiêng. Nhưng hắn ỷ vào từng là đại nội tổng quản lưỡng triều, thường ngày uy phong lẫm lẫm, ra vào đều là kiệu người khiêng. Khi hắn nghe nói Hải Thụy sắp tới, không chỉ giảm thấp xuống quy cách của kiệu, ngay cả tuỳ tùng tôi tớ cũng giảm đi hơn phân nửa, chỉ sợ khi ra khỏi Nam Kinh không chú ý sẽ bị Hải Thụy tóm.

Các nơi xa hoa lãng phí nghe tiếng toàn quốc lại bởi vì sự xuất hiện của hắn mà phải thay đổi tục lệ thẩm mỹ, không thể không nói, Hải đại nhân đã đến cảnh giới tiền vô cổ nhân.

Vì thế khi Hải đại nhân đến Tô Châu, hắn kinh ngạc phát hiện, tòa thành thủ phú nổi tiếng toàn quốc này không ngờ trên đường không một ai mặc y phục tơ lụa, hình như đã lùi lại mấy trăm năm so với năm hắn đi.

Đây rốt cuộc là sao? Hải Thụy ôm một bụng nghi vấn, rốt cuộc sau khi tiến vào nha môn mới mời tiền nhiệm tuần phủ Quy Hữu Quang vốn cố ý ở lại chờ hắn để giải thích nghi hoặc.

Nhìn vẻ mặt khó hiểu của hắn, Quy Hữu Quang thầm cười khổ: nguy rồi, người này còn tưởng rằng mình cai trị Tô Châu cho hoàn toàn đổi khác rồi chứ. Hắn liền thở dài nói:

- Chuyện này nói đến thì dài. Chúng ta cứ vừa ăn vừa nói đi.

Trước khi Hải Thụy mở miệng cự tuyệt thì hắn đã giải thích:

- Yên tâm, biết đại nhân không thích xã giao, chỉ có hai chúng ta thôi, hơn nữa là bản thân ta bỏ tiền, không cần quan phủ chi tiêu.

Nghe hắn nói như vậy, Hải Thụy cũng có chút xấu hổ, nặn ra nụ cười nói:

- Ta ăn là được mà.

- Vốn nên như vậy.

Thấy Hải Thụy nể tình, Quy Hữu Quang vui mừng quá đỗi, vội vàng kéo hắn đi vào, hình như rất sợ hắn chạy vậy.

Đi vào đại sảnh, thấy bên trong bài biện xa hoa, Hải Thụy cau mày không nói gì, lại nhìn bàn tiệc cũng cực kỳ xa xỉ, rất nhiều món ăn ngay cả hắn làm quan nhiều năm tại Tô Châu cũng còn chưa biết tên. Hải Thụy mấp máy môi, cuối cùng nhịn xuống.

Cùng Quy Hữu Quang đông tây chiêu mục ngồi xuống, hắn mới thở dài nói:

- Chấn Xuyên huynh không nên tốn kém như thế làm gì.

Quy Hữu Quang vẫn hứng thú nhìn phản ứng của hắn, vừa châm rượu vừa khen ngợi:

- Xem ra nhiều năm không gặp, Cương Phong huynh quả thật thay đổi rồi.

Hắn cười đến híp mắt nói:

- Ta còn tưởng rằng huynh thấy bữa tiệc này sẽ quay đầu đi ngay chứ.

- Ha ha!

Hải Thụy vuốt chòm râu đã pha sương nói:

- Trải qua nhiều chuyện như vậy, nếu như ta còn không thể chấp nhận, đó mới gọi là ngạc nhiên đấy.

- Ta còn tưởng rằng. - Quy Hữu Quang cười nói: - Cả đời này huynh không biết thay đổi chứ.

- Nên đổi thì đổi. - Hải Thụy nghiêm mặt nói: - Ngươi đã nói rõ trước đây chỉ dùng tiền của mình để mời ta ăn cơm, ta sẽ không như trước đây, chỉ lo đến cảm thụ của mình. Nhưng lần sau ngươi cũng đừng thế nữa.

- Được, nghe lời huynh. - Quy Hữu Quang nghe vậy trong lòng rất an ủi, bưng lên chung rượu nói: - Nào, cụng ly cho ngày chúng ta gặp lại.

Hải Thụy bưng lên chung rượu, uống một hơi cạn. Quy Hữu Quang tiếp thêm rượu cho hắn nhưng lại bị Hải Thụy đưa tay ngăn lại:

- Ngươi còn chưa trả lời vấn đề của ta mà.

"..."

Quy Hữu Quang suy nghĩ một chút, mới ý thức được vấn đề là gì, hắn liền đặt bình rượu xuống rồi cười dài nói:

- Không dối gạt Cương Phong huynh, Tô Tùng giàu có đã đến mức hơn bao giờ hết, như bàn tiệc ngày hôm nay chẳng qua là tiêu chuẩn của bách tính bình thường yến khách thôi.

- Vậy vì sao những gì ta thấy được lại giản dị tiêu điều như thế chứ? - Hải Thụy trầm giọng hỏi.

- Còn không phải là bởi vì huynh sao. - Quy Hữu Quang cười khổ một tiếng nói.

- Cớ là sao? - Sắc mặt Hải Thụy không tốt lắm.

- Đoạn thời gian trước, quan viên ở đây vừa nghe huynh muốn tới thì hoảng sợ gần chết. Nói khó nghe một chút đó là tin tức huynh nhậm chức giống như một đạo bùa đòi mạng, rất nhiều quan viên tự cảm giác chẳng phải sạch sẽ không kịp xin điều động đã vứt quan bỏ đi, cũng không dám đối mặt với huynh. Các phú hào đại hộ khắp thành cũng trong một đêm hết thảy sửa nước sơn đại môn từ sơn son thành màu đen. Càng buồn cười là trên đường họ không dám cưỡi ngựa ngồi kiệu, mà thành thật đi bộ, còn mặc xiêm y của nô bộc hạ đẳng.

Quy Hữu Quang chậc lưỡi tán thán nói:

- Buồn cười nữa là các gian thanh lâu sa hoa trong thành Tô Châu trong một đêm đóng cửa hết, các danh kỹ thì chạy hết đến Chiết Giang kiếm ăn... Cho nên cảm giác của huynh không sai chút nào, thành Tô Châu quả thật trong một đêm đã về tới năm Hồng Vũ rồi.

- Ha ha ha...

Hải Thụy nghe vậy cười ha ha nói:

- Tưởng là như vậy là có thể thoát khỏi bàn tay của ta sao?

Đoạn hắn cười lạnh một tiếng:

- Ngày mai ta sẽ dán thông báo, khuyến khích bách tính Tô Tùng đến đây giải oan cáo trạng, ta muốn giúp họ miễn phí lấy lại công đạo với các thổ hào thân sĩ vô đức!

- Như vậy có phải quá nhanh rồi không? - Quy Hữu Quang nghe vậy khẽ biến sắc: - Tô Tùng cũng không như các nơi khác, nơi này là trọng địa thuế má của toàn quốc, vả lại rất nhiều quan viên nhàn cư ở đây, lại còn rất nhiều nhà cường hào ác bá, rút giây động rừng, không nên gây ra rắc rối mới tốt.

- Không có thời gian đâu. - Hải Thụy rất tín nhiệm Quy Hữu Quang, liền không e dè nói ra: - Ta chính là đâm cái tổ ong vò vẽ này đấy, không đập tan thói kiêu căng của đám thân sĩ vô đức đó, thì làm sao hoàn thành phó thác của triều đình được?

- Đại Minh ta từ Chính Đức đến nay đã tam triều, náo động cả năm, người cầm quyền chỉ biết tranh quyền đoạt lợi, bè cánh đấu đá. Nếu có người lập ý cải cách giúp nước thì cũng bị cản trở khắp nơi, rồi bỏ dở nửa đường. Tình cảnh chúng tướng nội các có cùng chí hướng như bây giờ quả thật tam triều chưa thấy. Ngươi ta trước đây khi tán gẫu không phải là thường than vãn quan đạo hắc ám, không có cơ hôi báo quốc sao? Hiện tại rốt cuộc đợi được cơ hội thi triển hoài bão rồi đấy, chúng ta há có thể tiếc thân sợ hãi, không phụ chí hướng của mình sao?

Hải Thụy hưng phấn hai mắt tỏa sáng, lớn tiếng nói với Quy Hữu Quang:

- Một trường đại cải cách trước nay chưa từng có đã bắt đầu, lại trị, quân sự, tài thuế, các phương diện cùng tiến, đang triển khai đâu vào đấy...Mà điều cực kỳ quan trọng trong đó chính là phổ biến điều tiên pháp, nó không chỉ quan hệ đến thành bại của việc cải cách tài thuế, còn là kiểm nghiệm đối với cải cách lại trị. Trước khi phổ biến điều tiên pháp, việc đầu tiên muốn làm chính là đo đạc ruộng đất!

- Năm đó khi ta tại Tô Châu đã biết ruộng đất ở đây bị sát nhập rất mạnh, ruộng công đã chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa, ta luôn căm thù đến tận xương tuỷ việc này! Nói đến tiền nhiệm thủ phụ Từ Giai đi, khi đó ta điều tra án giết người của gia nô nhà ông ta thì phát hiện nhà ông ta chỉ ở Tô Châu chúng ta thôi đã chiếm hơn vạn mẫu ruộng, tá điền có mấy vạn người. Hàng năm tiền thuế đất lại một cắc một đồng cũng không nộp cho quan phủ. Đường đường quốc lão, tiền nhiệm tể tướng mà cũng ngang nhiên xâm phạm quốc thuế, không giữ hình tượng chút nào. Đại hộ thân hào còn lại còn không học theo chứ?

Nhớ tới năm đó mình vừa muốn điều ta tiếp thì bị Từ Giai điều khỏi Tô Tùng, Hải Thụy liền giận không thể nhịn, hắn vỗ bàn, chấn ly tách nhảy lên, nói:

- Không áp chế làn gió độc hại này lại, ngươi ta còn có thể diện gì để mặc bộ quan phục này nữa?

- Huynh đấy, quả nhiên vẫn là Hải Cương Phong đó.

Khi mới gặp, Quy Hữu Quang cho rằng Hải Thụy thay đổi, nhưng vừa tiếp xúc thì mới phát hiện hắn căn bản không thay đổi. Quy Hữu Quang không khỏi cười khổ nói:

- Chiều hướng trong triều kiên quyết cải cách ta lý giải, huynh có ý nghĩ nóng lòng mở cục diện ta cũng hiểu, nhưng huynh muốn bắt Từ các lão khai đao, ta cho rằng không thích hợp đâu.

- Là cớ sao? - Hải Thụy liếc hắn một cái nói.

- Thứ nhất, Từ các lão là tọa chủ của Thẩm các lão, mặc dù quan hệ giữa hai người đã sứt mẻ, nhưng dù sao không có trở mặt hẳn. Huynh lại là người Thẩm các lão tiến cử, vừa đến Tô Tùng đã đi tìm Từ các lão thì sẽ khiến triều dã nghĩ như thế nào? Có thể sẽ cho rằng là Thẩm các lão mượn đao giết người, quan báo tư thù hay không?

(tọa chủ là cách xưng của tiến sĩ đối với quan chủ khảo)

Quy Hữu Quang chậm rãi nói:

- Thứ hai, năm đó huynh bởi vì dâng sớ [Trị an] mà vào tù, là Từ các lão áp chế xuống bản án giảo hình của Lại bộ, khuyên tiên đế khoan dung với huynh, huynh mới miễn được tội chết...Điều này thiên hạ đều biết rồi. Huynh đối đãi với ân nhân cứu mạng như vậy thì thế nhân sẽ nhìn huynh thế nào?

- Tuần phủ như ta là tướng soái của triều đình, thần tử của hoàng đế, không có quan hệ gì với Thẩm các lão.

Hải Thụy dùng một loại ánh mắt kỳ quái nhìn người bạn già ngày xưa:

- Về phần Từ các lão năm đó cứu ta, và hôm nay ta muốn tra rõ ruộng đất nhà ông ta thì đây là hai chuyện khác nhau, ta không thể công tư bất phân!

Quy Hữu Quang còn muốn nói thêm nhưng bị Hải Thụy giơ tay ngăn cản:

-Ý của huynh đài ta hiểu, Hải Thụy ta cũng không phải kẻ lỗ mãng năm đó, trước khi làm việc sẽ bái kiến Từ các lão một chút là được, nói chuyện với ông ấy, nếu như ông ấy đồng ý làm gương, phối hợp với triều đình đo đạc ruộng đất, trả lại cho dân phân nửa số ruộng chiếm đoạt được, tự nhiên ta sẽ không làm ông ấy mất mặt.

Rồi hắn bưng ly rượu lên nói:

- Nhiều năm không gặp, ngày hôm nay không nói những chuyện phiền muộn này nữa, chúng ta cứ ôn chuyện đi.

Quy Hữu Quang thấy hắn không nể mặt, biết nói thêm cũng chỉ tự tìm mất mặt, hắn đành phải kìm lại và tìm một chuyện nhà nói.

Bữa tiệc đón tiếp bạn cũ gặp lại thật ra là tan rã trong không vui. Quy Hữu Quang cố tình khuyên thêm nhưng bất đắc dĩ Hải Thụy cố ý không nghe, đành phải mang theo lo lắng đi Nam Kinh nhậm chức Hộ bộ thượng thư.

Ngày hôm sau, Hải Thụy liền sai người chuẩn bị lễ mọn đến Hoa Đình bái phỏng vị quốc lão Từ Tồn Trai đã từng lấy tay che trời.

Vừa vào thành phủ Tùng Giang, đập vào mắt là Nguyên Phụ phường, Trụ Quốc phường chạm trổ ngọc bên cạnh Tiếp Quan đình. Hai đền thờ này to như thế mà năm đó khi Hải Thụy tại Tô Châu còn chưa thấy, hiển nhiên là năm gần đây mới xây để khoa quan cho Từ các lão. Hắn giục ngựa đi vào bên trong thành, thấy quận ấp phồn thịnh, biệt thự chọc trời, danh viên đan xen, nhà cửa san sát. Trên đường hàng quán trải dài, thị dân qua lại tấp nập, thật là cảnh tượng thương mậu phồn vinh, an cư lạc nghiệp, cũng không thua kém Tô Châu bao nhiêu.

Đi qua cầu treo ngoài Cốc Dương môn lại thấy đền thờ đứng vững, đang muốn hỏi thì tuần phủ tham nghị Vương Tích Tước đang đi song song với hắn giới thiệu:

- Đây là Đại học sĩ phường, xây lên để kỷ niệm khi Từ thiếu sư tấn chức Đại học sĩ.

Đi qua Đại học sĩ phường lại quẹo đi thẳng về phía Nam chính là Nam Thiền tự mà Từ thị tộc cư ngụ. Hải Thụy phóng tầm mắt nhìn, thấy phủ trạch vùng này, cự trạch tương liên, lâu quỳnh điện ngọc, đẹp không hề kém cung thất. Vương Tích Tước giới thiệu cho hắn, cao môn đại viện ở chính giữa chiếm diện tích trăm mẫu, ngũ đàn lầu các uốn quanh mọc lên chính là nơi ở của Từ các lão. Sát bên Từ phủ là ba trạch viện của Từ Trắc tam đệ Từ Giai. Vùng nằm sát bên cầu Thái Bình là từng hàng tinh xá cũng tráng lệ không kém lâu viện nhiều, hơn xa gia đình tài chủ thông thường. Khi hỏi kỹ mới biết khu tinh xá này là của trưởng tử, thứ tử, tam tử của Từ Giai...do tổng quản của quý phủ xây lên. Trước Nam Thiền tự là thứ tử Từ Côn, trạch viện của tam tử Từ Anh tự nhiên là lâu quỳnh điện ngọc, rộng rãi hơn cả vương hầu.

Sau khi giới thiệu xong, Vương Tích Tước lắc đầu, thấp giọng nói:

- Hoành tráng quá...

Mặt Hải Thụy hầm hầm, hắn đã làm quan tại Tô Châu, phú hộ thấy qua đâu chỉ trăm nghìn, nhưng giàu có như Từ gia thì không có cửa. Thật sự không thể liên hệ được tất cả cảnh tượng trước mắt cùng với lão thừa tướng xưa nay lấy thanh liêm giản dị làm người.

Nếu như là năm trước, hắn khẳng định quay đầu đi ngay, nhưng hiện tại, hắn có thể áp chế sự chán ghét dưới đáy lòng, tất cả lấy đại cục làm trọng.

Đi tới trước cửa Từ phủ, đội trưởng thị vệ đưa lên danh thiếp của Hải Thụy:

- Đại nhân nhà ta đến đây bái kiến Từ các lão.

- Xin lỗi, các lão nhà ta sức khỏe không tốt, gần đây không tiếp khách.

Giữ cửa mặc áo lụa cũng không cầm danh thiếp, lễ phép lãnh đạm nói:

- Vị đại nhân này vẫn là mời trở về đi.

Đùa à, Từ các lão muốn gặp là có thể gặp sao? Tưởng phượng hoàng rụng lông rồi thì không bằng gà sao?

Thị vệ đội trưởng hiểu rồi, thằng này là muốn tiền đây. Nếu đi cùng đại nhân khác, tiền này khẳng định bản thân hắn sẽ móc ra, nhưng đi theo con ma nghèo Hải Thụy này, nuôi cả nhà cũng thành vấn đề, ai lại đồng ý bỏ tiền thay hắn? Thế là quay lại nhỏ giọng bẩm báo.

Hải Thụy dù có tiền cũng không thể cho đâu, hắn lạnh lùng bảo tên giữ cửa:

- Ngươi đi thông báo một tiếng, nói là tuần phủ Tô Tùng Hải Thụy bái kiến, nếu như Từ các lão không gặp thì ta sẽ quay lại ngay, nhưng nếu ngươi dám không thông báo, ngày sau bị Từ các lão biết thì tự mà gánh lấy hậu quả!

Sau khi Từ Giai trí sĩ, lực ảnh hưởng của ông ta vẫn còn, môn sinh bạn cũ càng thân cư cao vị, nắm giữ triều chính. Các quan viên trước đây tới quý phủ bái kiến vẫn nối liền không dứt, lại còn thêm Hải Thụy tướng mạo kham khổ, tùy tùng rất ít, còn cưỡi ngựa tới, trong mắt tên giữ cửa đương nhiên là dạng tiểu quan chi ma lục đậu đến đây bái yết cầu quan rồi. Mãi đến khi nghe xong Hải Thụy nói hắn mới biết đối phương chính là kẻ đầu xỏ dẫn đến gần đây quý phủ vắng như chùa bà đanh, Hải Thụy Hải diêm vương. Hắn vội vàng đổi sắc mặt, một mặt cuống cuồng vào trong thông bẩm, một mặt mở rộng trung môn, mời tuần phủ đại nhân vào phòng dùng trà.

'Thế kinh đường', thư phòng Từ phủ là một tiểu hiên ba gian được dựng theo phong cách cổ xưa. Hiên bắc xây hồ nước đá phối hợp với mai, trúc, chuối tây tạo nên Trúc thạch tiểu cảnh. Trước mắt trúc xanh cao ngất một màu. Phía nam là bồn hoa uốn lượn, xen kẽ với các mỏm đá, dựa vào bức tường trắng làm nền làm thăng thêm ý vị, đối cảnh với 'Thế kinh đường'. Bồn hoa tây nam là một dòng thanh tuyền, nước suối dẫn qua từ trong con ao ở chủ viên, lợi dụng cấu tạo xảo diệu khiến nó như giao long nhả châu, một năm bốn mùa nước chảy róc rách. Trong suối sen xanh hạt hồng, cẩm lân bơi lội, tăng thêm phong thủy cho Thế kinh đường. Ngồi trong thư phòng thế này để đọc sách hoặc là phẩm trà, tự nhiên có cảm giác kỳ diệu 'người ở bên trong mà như ở bên ngoài', thật sự là một nơi nhân gian phúc địa được thiết kế cực kỳ khéo léo.

Từ các lão đã lâu không gặp. Ông ta trong bộ đạo bào xanh bằng gấm ngồi trên ghế trúc trong đường, đốt một lò đàn hương, vừa phẩm trà vừa thảnh thơi đọc sách. Nói đến thì từ khi trí sĩ đến nay đã hơn năm rưỡi rồi. Lão thừa tướng đương quốc nhiều năm, thể xác và tinh thần đểu mỏi mệt, về hưu hoàn tịch, thấy con cháu đầy đàn, lão mẫu tại đường, gia viên thịnh vượng, nô tỳ như mây, oán khí trong lòng cũng giảm đôi chút. Ông ta bèn ở trong 'Thích viên' các con trai dựng lên cho, bắt đầu cuộc sống nhàn cư nhẹ nhõm. Mỗi ngày ông ta hoặc đọc sách tại Thế kinh đường, hoặc chơi đùa với các cháu bên cạnh ao sen, hoặc là dự họp hội văn của danh sĩ địa phương, hoặc là cùng cao tăng đại đức đàm kinh luận thiền, cuộc sống trôi qua nhàn nhã, sức khỏe cũng tốt hơn nhiều so với lúc trước ở kinh thành. Ông thường xuyên nói với người ta: "Vất vả hết năm làm nô bộc tại lưới trần, sao lại biết bốn mùa thắng cảnh ở gia hương? Thương tùng bạch hạc, sơn thủy đình uyển, hình như đang trách cứ ta trở về quá muộn."

Đương nhiên cũng không phải hoàn toàn không có chuyện phiền lòng. Thứ nhất, trong kinh thành sau khi Cao Củng ngồi ổn vị trí liền mượn khảo sát khảo quan năm ngoái và ngoại sát năm nay trắng trợn xử lý môn sinh bạn cũ của mình. Ông ta hầu như mỗi ngày đều có thể nhận được mấy phong thư kể khổ cầu xin, hình như tình huống đã đến sát biên giới tan vỡ. Nhưng Từ Giai biết, đây đều là phù vân, Cao Củng càng kiếm chuyện thì càng gần với sụp đổ. Cho nên trong thư hồi âm ông ta thường trích dẫn lời nói của cao tăng cổ đại: "Chỉ cần ngươi nhẫn hắn, nhường hắn, tùy hắn, ngừa hắn, kính hắn, đừng để ý đến hắn, đợi thêm mấy năm nữa, ngươi cứ nhìn hắn xem."

Nếu như cái trước là việc ngoại thân, nhưng cái khác lại là việc nhà mình rồi. Lúc trước khi tại Bắc Kinh, Từ Giai đã bị vài lần buộc tội nói ở quê nhà Tùng Giang của ông ta việc 'con cái phạm pháp, gia phó ngang tàng, hoành hành quê nhà'. Từ Giai cũng viết thơ hỏi qua ý mẫu thân, nhưng đều bị Cố thái phú nhân lấy lý do 'bịa đặt' cho qua. Ở xa nên không tiện hỏi, sau khi về nhà, con cái nô bộc lại hiếu kính ông hơn, cung dưỡng như tổ tông, khiến cho Từ các lão ôm tủi thân đầy người về quê được cảm thấy an ủi. Lại còn thêm trên dưới trong nhà biết ông bởi vì hặc nên ai cũng thu liễm lại, làm cho Từ Giai không thể nào phát hỏa, bởi vậy dự tính muốn nghiêm tra việc này cũng biến thành răn dạy không đến nơi đến chốn.

Nhưng Từ Giai dù sao cũng là Từ Giai, trong miệng nói cho qua nhưng trong lòng vẫn chưa từng buông, cũng thường xuyên nói bóng nói gió với thân thích bằng hữu, thăm dò con cái nô bộc có làm việc phạm pháp hay không. Tuy nhiên mọi người nể mặt ông ta, lại phần lớn đều nhận lợi ích của các con ông nên đều nói trước kia có, nhưng khi đó là do tuổi trẻ lông bông, mấy năm nay mấy vị công tử đã dụng tâm đọc sách, tu thân dưỡng tính, đã tốt hơn nhiều rồi.

Từ Giai nghe xong yên tâm không ít, nhưng cũng không thể tin hoàn toàn, nhưng chung quy là 'dưỡng bất giáo phụ chi qua', cơ bản là trách nhiệm của mình, vì vậy quyết định chuyện cũ sẽ bỏ qua, và xem biểu hiện sau này thế nào. Mọi việc trôi qua một năm nửa năm như không có việc gì, người trong nhà phỏng chừng ông ta đã triệt để lơ là, vì vậy gạt bỏ lời cảnh báo, lại chứng nào tật nấy, bắt đầu hoành hành nơi quê nhà... Chỉ là lần này họ đặc biệt chú ý đến tin tức, cái gì cũng không cho ông ta biết.

Nhưng trên đời này nào có bức tường nào không lọt gió? Một hôm Từ Giai tâm huyết dâng trào, tránh người trong nhà, một mình ra bên hồ thả câu, gặp một ngư ông, khi trò truyện Từ Giai mới biết ông này là danh sĩ Trần Hằng ở Tùng Giang.. Khi ở kinh thành Từ Giai có nghe nói qua đại danh của ông này, sau khi về quê có vài lần đưa thiếp mời gặp, nhưng Trần Hằng này tính tình cao ngạo, chưa bao giờ chịu cúi đầu trước quyền quý, cho nên từ trước đến nay chưa có duyên gặp mặt.

Hai người hàn huyên vài câu, Từ Giai nghe ra đối phương quả nhiên danh bất hư truyền, là một chân quân tử. Hơn nữa đối phương cũng không nhận ra mình, vì vậy trong lòng mấp máy, hỏi ông ta cảm nghĩ thế nào về nhà Từ các lão. Trần Hằng nhìn mặt sông nhấp nhô gợn sóng, thản nhiên nói:

- Từ các lão là nhất đại danh tướng, đấu ngã Nghiêm Tung, bình loạn phản chính, là người có công với xã tắc.

- Điều này ta cũng biết. - Từ Giai hỏi: - Thế nhà ông ta ở quê thì sao?

- Từ các lão đối với gia hương vẫn rất tốt, làm nhiều việc thiện. Nhưng...

Trần Hằng nhìn Từ Giai một cái rồi ngưng không nói tiếp.

- Nhưng cái gì? - Từ Giai thản nhiên cười nói.

- Nhưng mấy đứa con của ông ấy ngang ngược làm nhiều việc phạm pháp, sớm muộn cũng sẽ mang đến cho ông ấy tai họa. - Trần Hằng nhìn Từ Giai, cười mà như không nói.

- Nói thế là sao? - Từ Giai nắm chặt tay cầm cần câu.

- Mấy huynh đệ đó ỷ vào quyền hành của cha mình, để mặc gia nô cướp đoạt ruộng đất của người khác, khi nam bá nữ, hoành hành bá đạo.

Trần Hằng cười lạnh nói:

- Buồn cười là quan viên địa phương bởi vì bọn họ là gia nhân của Từ gia mà không ngó ngàng tới tố cáo của bách tính, người Từ gia không lo ngại gì, tự nhiên làm đủ chuyện xấu rồi.

Mặc dù đều là lời thẳng thắn nhưng cũng khó nghe, Từ Giai đỏ mặt biện bạch:

- Chắc là ông nghe tin đồn thất thiệt rồi?

- Lời của ta ông tự nhiên không tin, nhưng có thể hỏi anh rể Diệp Lư Giang của Từ các lão. - Trần Hằng dựt tay, câu lên một con whitefish, nói: - Anh rể của Từ các lão cũng là một hán tử...

Từ Giai lại hỏi cớ sao, Trần Hằng liền nói cho Từ Giai một cố sự, nói rằng vào mấy tháng trước, Diệp Lư Giang đã từng đến quý phủ, nhưng vừa lúc Từ Giai ra ngoài thăm bạn, nên Từ Phan ở nhà tiếp đãi dượng.

Diệp Lư Giang liền thẳng thắn nói với Từ Phan:

- Ngươi cũng là người từng làm quan, hiển nhiên nên biết quốc pháp kỷ cương, vì sao nô bộc trong nhà hoành hành bên ngoài, bọn đệ đệ của ngươi không quản, ngươi cũng không quản sao?

Lời hắn nói coi như khách khí, không trực tiếp chỉ trích huynh đệ Hứa thị.

- Gia phó không giữ quy củ, sự việc còn có nghi hoặc...

Đối mặt với dượng chất vấn, Từ Phan cười gượng nói:

- Đợi sau khi cháu điều tra rõ, nhất định sẽ trừng phạt nghiêm khắc...

Lời còn chưa dứt, Diệp Lư Giang đã lạnh lùng cười ra tiếng:

- Còn giở giọng với ta à? Cái gì mà việc còn nghi hoặc? Căn bản là chuyện rõ mười mươi, hơn nữa không ít!

Diệp Lư Giang liền liệt kê ra các tội trạng, điều ác của người Từ gia, hắn càng nói càng bực, vỗ bàn nói:

- Nghiêm Tung bị thân bại danh liệt thế nào, còn không phải cũng bị con lão liên lụy à? Lẽ nào ngươi cũng muốn thấy cha ngươi xong đời sao?

Nói đến đây thì Từ Phan nghe không lọt tai rồi, hắn đứng dậy toan đi. Diệp Lư Giang bước nhanh tới kéo ống tay áo hắn lại, lớn tiếng nói:

- Nhưng Nghiêm Tung tối đa chỉ thân bại danh liệt, còn con lão thì phải đầu rơi xuống đất!

Kết quả hai người triệt để trở mặt, Từ Phan không cho phép gia nhân cho Diệp Lư Giang bước vào Từ gia một bước.

Trần Hằng nói rất sinh động, Từ Giai không thể không tin. Kết quả một buổi câu cá êm đẹp, cá thì câu không được con nào, chỉ có ôm về một bụng tức. Ngày hôm sau, Từ Giai vốn định mời anh rể qua phủ nói chuyện, ai ngờ Diệp Lư Giang lấy cớ có bệnh không đến. Từ Giai biết, đây là đã đắc tội với người ta. Thế là ông ta cầm theo lễ vật tự mình tới nhà tìm. Thấy ông ta đích thân đến, Diệp Lư Giang cũng nguôi giận, sai người đem ra hai hũ rượu tuyết hương nhà ủ, mấy món thức ăn, hai người vừa uống vừa nói chuyện. Dưới yêu cầu của Từ Giai, Diệp Lư Giang lần lượt kể ra từng hành vi mà mấy năm nay hắn tận mắt thấy như trên dưới Từ phủ ức hiếp người lương thiện, cấu kết du côn, cường đoạt ruộng đất người khác, lên mặt nạt người, nhục nhã quan viên. Từ Giai nghe được mà lạnh cả tay chân, cảm thấy trời đất quay cuồng từng đợt.

- Nghe được hiền đệ từng nói 'Quân tử chi học khắc kỷ nhi dĩ', nhưng con cái nhà mình lại không biết khắc kỷ là gì. Lại nghe hiền đệ tại Giang Tây ra đề thi hương là [Thánh nhân quý vị nhiên chi phòng], ta cũng cảm thấy nếu không phòng hoạn, thì sẽ muộn mất." - Diệp Lư Giang thống khoái nói ra toàn bộ những gì đã nghẹn trong lòng vài chục năm.

Trở về từ chỗ anh rể, Từ Giai gọi đứa con thứ tư tới lớn tiếng trách cứ, bảo hắn quản giáo môn hạ cho nghiêm ngặt. Mấy đứa con trai khóc lóc biểu thị hối cải. Nhưng Từ Giai biết, họ đều có thể trên dưới thông đồng, giấu diếm mình, răn dạy như vậy đâu có được tác dụng bao nhiêu đâu.

Dù sao con trai đều đã cưới vợ sinh con, mỗi người mỗi phần gia nghiệp, người làm cha như ông ta sớm không quản giáo, hiện tại muốn quản cũng có chút bất lực. Rơi vào đường cùng, ông ta bảo các con đóng cửa tự kiểm điểm hai tháng, nghiêm ngặt quản giáo tôi tớ, không được quấy rầy người trong hương nữa, còn ông ta thì đóng cửa từ chối tiếp khách, suy nghĩ biện pháp chỉnh đốn.

Ngay lúc tâm tình ông ta đang bực bội thì gia đinh đưa tới bái thiếp của Hải Thụy. Từ Giai vừa nghe liền giật cả mình, chẳng lẽ ông trời cũng không cho lão phu một cơ hội bù đắp sao? lại phái tới đây con quỷ vô thường đòi mệnh. Nhưng ông ta đã không còn là tể tướng tại vị, có thể nào chậm trễ với bản tỉnh phủ đài chứ? Thế là Vội vàng sai người thay y phục cho mình, rồi mời Hải đô đường vào đại sảnh gặp mặt.

Mặc xiêm y xong mới ý thứ được bản thân có chút khẩn trương, Từ Giai cười tự giễu, thầm nghĩ: "Sợ cái gì, cho dù hắn là diêm vương gia, ta còn là Địa Tạng Bồ Tát cơ mà." Thì ra Từ Giai nhớ lại, mấy phong thư mà Hải Thụy từng viết cho, trong đó có một lá là sau khi Hải Thụy ra khỏi lao, về Hải Nam thăm hỏi mẹ già, trên đường hưng phấn không ngớt. Từng viết thư cho Từ Giai: "Nay có thể gặp lại cao đường, ân tình sâu nặng, ngu mẫu tử cảm kích khôn nguôi." Đồng thời tán dương chiếu lên ngôi của Từ Giai nghĩ ra, thậm chí so sánh Từ Giai với Y Doãn phụ Thương diệt Hạ, Hoắc Quang phụ Hán.

Vào đầu năm nay Từ Giai lại nhận được một phong thơ của Hải Thụy, mặc dù chủ yếu là ân cần thăm hỏi theo lễ phép, nhưng trên thơ vẫn là đầy đủ khẳng định công tích của ông ta khi tại vị, nói "Nay thiên hạ cách biệt một trời so với bốn năm năm trước, tất cả đều dựa vào ngài hết."

"Có lẽ lão phu vẫn còn vài phần mặt mũi." Từ Giai thầm nghĩ thế, rồi lại không nắm chắc: "Chỉ hy vọng như thế đi..." thu lại tâm sự đầy bụng, Từ Giai được thị nữ dìu đi tới đại sảnh gặp Hải Thụy.

- Học sinh Hải Thụy bái kiến lão sư.

Từ Giai là Thiếu sư kiêm thái tử thái sư, người trước kính xưng "Thái sư", thái sư là thầy của bách quan, cho nên Hải Thụy cung kính giữ lễ là đệ tử.

Thấy hắn giữ lễ cung kính, Từ Giai trong lòng thoải mái, tiến lên đỡ lấy Hải Thụy:

- Không được, không được, hiện tại lão hủ chẳng qua là một giới thảo dân, sao có thể tiếp nhận lễ trọng như thế? Mau mời đứng dậy, mau mời đứng dậy.

Nâng Hải Thụy dậy rồi, Từ Giai lại thân thiết nói:

- Hoàng thượng phái tới thôn ta một thanh niên như Cương Phong đây, thật sự là tạo hóa một phương, cái phúc của bách tính. Lão phu tuổi già lực suy, không có từ xa nghênh đón, hy vọng thứ lỗi cho.

Rồi đưa tay nói:

- Mời.

- Mời lão thái sư.

Khi Từ Giai được thị nữ dìu ngồi xuống thì Hải Thụy đã ngồi ổn ở ghế khách, sau đó người hầu dâng lên trà mới.

- Hai năm không gặp, lão thái sư trông càng khỏe ra ấy.

Hải Thụy nhìn Từ Giai, quả thật khởi sắc hơn so với lúc ở Bắc Kinh, không còn cái vẻ gần đất xa trời như năm đó. Xem ra cuộc sống về hưu còn rất tốt.

- Nhờ phúc, nhờ phúc. - Từ Giai cười dài nói: - May mà hàm răng còn tốt, có thể ăn có thể uống, cũng là một bị cơm tốt.

Rồi thân thiết hỏi:

- Quý quyến của Cương Phong chắc là cùng đi nhậm chức luôn chứ?

- Gia mẫu tuổi tác đã cao, không thích hợp rời khỏi cố hương, chuyết kinh thì đã bệnh chết. - Hải Thụy có chút buồn bã nói.

- Thì ra là thế, lệnh phu nhân không có phúc khí rồi. - Từ Giai thở dài một tiếng, liền phân phó: - Cương Phong đã là phủ đài một tỉnh, bên người sao không có ai chăm sóc được chứ? Người đâu, chọn ra mười nha đầu tôi tớ giỏi giang bên cạnh ta, đi theo Hải đại nhân trở lại nghe sai bảo.

- Không được không được. - Hải Thụy cảm giác hoang đường, đây không phải là ngang nhiên đút lót sao? Hắn vội vàng gọi lại gia đinh kia: - Nhà ta nghèo, nuôi không nổi nhân khẩu dư thừa đâu.

- Cương Phong không cần đa tâm. - Từ Giai cười nói: - Lão phu biết ngươi là đại thanh quan, nhưng ngươi cũng phải biết rằng, bản thân không thể so với lúc trước, hiện tại ngươi là phong cương một tỉnh, phải khai phủ thiết nha, quan phủ có chi tiêu riêng cho ngươi nuôi mã phu, thị vệ, sư gia, nô tỳ, đây đều là hợp tình hợp lý, không ai nói ngươi cái gì đâu, không cần đa tâm.

- Nhưng...

Hải Thụy khẽ than một tiếng:

- Đó cũng không hợp pháp.

- Ha ha, ngươi nói như vậy cũng không sai. - Từ Giai xấu hổ cười nói: - Nhưng này Cương Phong, nếu ngươi gọi ta lão sư thì ta phải nói ngươi hai câu, ta biết ngươi theo đuổi lý tưởng xã hội công bằng, đâu đâu cũng lấy pháp luật tổ tông làm khuôn vàng thước ngọc. Nhưng mà ngươi cũng phải biết rằng, thời đại năm trước đã khác hiện tại, Thái tổ hoàng đế anh minh thần võ cũng không thể dự liệu được biến hóa đến bây giờ.

Chung quy đã không ở quan trường, Từ Giai nói cũng tự do không ít.

- Mượn tuần phủ ngươi mà nói, thời Thái tổ hoàng đế, triệt hành tỉnh, lập tam ti phân quyền, vốn không có thiết lập tuần phủ.

Từ Giai chỉ dẫn từng bước:

- Nhưng sau đó dần dần phát hiện, tam ti cản tay lẫn nhau, chính lệnh không đồng nhất, một khi có việc, khó có thể tòng quyền. Vậy nên mỗi khi có đại sự yêu cầu tập quyền, triều đình chỉ có thể phái ra quan lớn làm khâm sai, lúc này mới có thiết lập tuần phủ, sau đó dần dần trở thành định chế. Nếu như thật muốn mọi chuyện thuận theo tổ huấn, Cương Phong, cái chức tuần phủ này há chẳng phải danh bất chính ngôn bất thuận rồi sao?

Hải Thụy nói không lại Từ Giai, nhưng con người hắn chỉ nói bản tâm, cũng không có khả năng bị lừa, hắn thản nhiên nói:

- Lão thái sư giáo huấn rất phải, chi tiêu cần thiết liên quan đến hành chính trị dân ta sẽ không tiết kiệm. Nhưng cá nhân học sinh có tay có chân, không cần hầu hạ, không cần lãng phí tiền của triều đình mới tốt.

Thấy mình phí lời, Từ Giai có chút phiền muộn nâng chung trà lên, cười nói:

- Như vậy thì thôi, Cương Phong đừng ngại lão phu đa sự.

- Sao dám, sao dám. - Hải Thụy liền nói.

- Cương Phong hôm nay quang cố đến đây, không biết có gì chỉ bảo? - Đặt trà xuống, Từ Giai hỏi.

- Đặc biết đến bái kiến lão thái sư vạn phúc, thứ hai, cũng muốn lãnh giáo lão thái sư một phen. - Hải Thụy nhỏ nhẹ nói.

- Đa tạ Cương Phong nhớ đến. - Từ Giai khẽ cười nói: - Lão phu như có biết điều gì, tự nhiên hết lòng phụng cáo.

- Lão thái sư trọng thần triều đình, điệt lão địa phương, nhất định biết rõ lợi và hại trong chính trị Ngô Trung. Hạ quan mới tới, vi chính nên lấy người nào làm đầu, mong rằng chỉ giáo. - Hải Thụy chắp tay hỏi.

- Ha ha, Cương Phong, ngươi quá khiêm tốn rồi. - Từ Giai cười nói: - Nếu lão phu không nhớ lầm thì ngươi từng đảm nhiệm tri huyện Trường Châu phải không.

- Một tỉnh một huyện, một trời một vực. - Hải Thụy khiêm tốn nói: - Học sinh thận trọng như bươc trên băng mỏng.

- Nếu muốn lão phu nói một chút, lão phu cũng mạo muội nói thẳng với ngươi vậy. - Từ Giai liền vê râu nói: - Ngô Hạ ở đây cũng tính trù phú, hiện tại lại không có giặc Oa, cái gì cũng dễ nói, chỉ có một việc là nơi đây rất nhiều điêu dân chơi bời lêu lổng, không nghề nghiệp, những người này tính tình hung tàn, rất thích cáo quan kiện tụng, vậy nên nha môn bình thường án tồn đọng như núi. Cho nên muốn làm tốt quan phụ mẫu một phương, lão phu lại tặng thêm hai câu nữa... Hình thanh chính giản tu đại đảm, chấp pháp trì bình tề thì gian!

- Hay cho một câu 'Hình thanh chính giản, chấp pháp trì bình', học sinh đã được thọ giáo rồi!

Hải Thụy vui mừng nói:

- Chỉ là không biết, nếu như quan thân phạm pháp, ức hiếp lương dân, vậy cũng nên như vậy hay không?

- Cương Phong, ngươi đối với tiên đế đều tận ngôn can gián. - Từ Giai lên tiếng cười nói: - Huống chi chỉ là hương hoạn?

- Đa tạ lão thái sư chỉ giáo. - Hải Thụy nói tiếp: - Hạ quan còn có một chuyện thỉnh giáo.

- Mời nói. - Từ Giai nâng chung trà lên.

- Hạ quan đã tra duyệt phần thuế ruộng các phủ bao năm qua của Tô Tùng. - Hải Thụy trầm giọng nói: - Phát hiện thuế ruộng gần năm, bình quân chỉ có ba thành của năm Hồng Vũ thứ , năm thành của năm Thành Hoá thứ , bảy thành của năm Chính Đức thứ , sau đó hàng năm đều giảm thiểu, cho đến cái mức như hiện tại... Lẽ ra lúc trước thiên hạ mới được ổn định, chính là thời gian 'nghìn dặm không tiếng gà gáy, ruộng hoang thẳng cánh cò bay', sau đó hơn năm Đông Nam thái bình, bách tính an cư lạc nghiệp, cần phải là thuế ruộng dần dần tăng mới đúng, vì sao lại trái ngược chứ? Xin hỏi thái sư, việc lạ như vậy, tới cùng là thế nào?

- A...

Từ Giai thình lình nghe hắn tung ra vấn đề này, tức thì không thể nào trả lời, cười gượng hai tiếng nói:

- Đúng vậy, chuyện này là sao?

- Đang muốn thỉnh giáo thái sư. - Hải Thụy đăm đăm nhìn Từ các lão, gằn từng chữ.

- Có thể...

Từ Giai nâng chung trà lên che đậy, ý nghĩ nhanh chóng xoay chuyển:

- Có lẽ... Hình như... Cần phải là có chuyện như vậy... Ngươi hẳn là biết, Thái tổ hoàng đế bình định thiên hạ, đối thủ lớn nhất không phải là Mông Nguyên, mà là Trương Sĩ Thành và Trần Hữu Lượng. Trương Sĩ Thành tự hiệu 'Ngô Vương', đô thành lớn nhất của hắn tại Tô Tùng, Trần Hữu Lượng hiệu 'Hán Vương', địa bàn của hắn tại Giang Tây. Sau khi Thái tổ hoàng đế bình định thiên hạ, rất hận dân chúng hai địa phương này đã ủng hộ hai người họ, vì trừng trị những kẻ bướng bỉnh đã lấy thuế nặng tại hai nơi. Nói đến thì lúc đó nam nhi đều dưới trướng Ngô Vương, sau khi chính quyền bị diệt, phần lớn ruộng đất của họ bị sung công, cho nên ruộng công Ngô địa rất nhiều, bản thân ruộng công tất nhiên thuế nặng. Cho nên vào thời Hồng Vũ thuế ruộng rất nặng, dân sinh bỏ đi nhiều.

- Sau đó thì sao? - Hải Thụy thản nhiên hỏi.

- Sau đó Vĩnh Lạc hoàng đế nắm chính quyền, vì tranh thủ dân tâm, nhiều lần giảm thuế cho Ngô Trung, sau đó lại dời đô đến Bắc Kinh, lương thực phải từ Đại Vận Hà đi dặm mới có thể vận đến kinh thành, trên đường một thạch phải tổn hao ba đấu, cho nên gạo đưa về Thái Thương càng ngày càng ít đi.

Từ Giai nói xong móc ra khăn tay sát lau mồ hôi, thầm nghĩ lão phu thực sự là thanh bảo đao chưa cùn.

- Thì ra là thế. - Hải Thụy nghe vậy hình như hiểu ra, rồi lại như lơ đãng hỏi: - Lúc nãy lão thái sư nói đến ruộng công, học sinh tra duyệt hoàng sách, phát hiện sổ sách không phù hợp nghiêm trọng mà.

- Cái này à..

Từ Giai cười nói:

- Lúc đó Ngô Trung là tội dân, ruộng đất đều bị kê biên và sung công. Nhưng đến triều Vĩnh Lạc, Thành tổ gia liền đặc xá cho Ngô địa, chia ra vài lần trả lại đất, ruộng công tự nhiên giảm đi.

- Chia ra mấy lần, trả về bao nhiêu, còn thừa lại bao nhiêu? - Hải Thụy trầm giọng hỏi.

- Cái này lão phu cũng không biết. - Từ Giai lắc đầu, cười khổ nói: - Phải bản thân Cương Phong đi điều tra thôi.

- Học sinh hiểu rồi, trở lại nhất định phải điều tra rõ. - Hải Thụy gật đầu nói: - Nếu như có người ngầm chiếm ruộng công phi pháp thì nên làm thế nào?

- Nếu có tội chứng, đương nhiên y pháp xử lý rồi. - Từ Giai cười gượng nói.

- Học sinh hiểu rồi, nhất định phải y pháp xử lý. - Nói xong Hải Thụy liền đứng dậy thi lễ: - Đã như vậy, hạ quan cáo từ thôi.

- Ài, hiếm khi đến một lần, nhất định phải ở lại ăn một bữa cơm. - Từ Giai giữ lại.

- Công vụ bận rộn. - Hải Thụy khéo cự tuyệt: - Để lần sau đi.

Từ Giai giữ lại không được, chỉ có thể đưa Hải Thụy ra ngoài.

Đợi đoàn người đi xa rồi, Từ Giai chao đảo, nếu không phải có người bên cạnh đỡ, nhất định ông ta đã ngồi phệt ra đất.

Đừng thấy lúc nãy lão già hiên ngang lẫm liệt, thật ra đã sớm bị Hải Thụy từng bước ép sát, khiến cho mất hồn mất vía rồi.

Truyện convert hay : Nhà Ta Sư Phụ Siêu Hung Đát

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio