Quan Gia

chương 1340: phương án cải cách giáo dục (p2)

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

Phần thứ ba trong phương án cải cách giáo dục, nhắc đến sự vững mạnh của lực lượng giáo viên, và tính chính quy hóa trong sự quản lý đội ngũ giáo viên.

Đổng Thư Ngữ chỉ ra, bỏi vì kinh phí giáo dục không đủ, hiện nay trong toàn khu còn có một bộ phận tương đối những giáo viên nghiệp dư. Hơn nữa, cho dù là giáo viên nghiệp dư hay giáo viên chuyên nghiệp, thì cũng có một bộ phận giáo viên trình độ kiến thức không cao. Có tình huống này, chủ yếu là do nguyên nhân ở hai phía.

- Nhiều năm nay, chúng ta đều thực hiện cách làm thừa kế. Giáo viên già về hưu rồi, những đứa con còn trẻ của người đó, sẽ lên thay chức, cũng bước vào hệ thống giáo dục, thậm chí được trực tiếp làm giáo viên. Tình hình này, đặc biệt ở những năm 80 thì rất phổ biến, bây giờ cũng tồn tại không ít những trường hợp như vậy. Đội ngũ giáo viên, gánh vác trọng trách là trồng người, nhất định phải thông qua quá trình suy xét và đề bạt nghiêm ngặt, có được những tư cách tương ứng, mới được đảm nhận. Một số con cái của giáo viên, bản thân chỉ mới tốt nghiệp trung học phổ thông, nhưng lại được làm giáo viên, đi dạy học sinh tiểu học thậm chí là học sinh trung học cơ sở. Trình độ học vấn của họ vốn dĩ đã nằm ở một trình độ rất thấp, làm sao có thể đi đạy được một học sinh có tố chất có trình độ cao được? Tình trạng này, nhất định phải thay đổi. Rất nhiều quốc gia phát triển, đối với việc tuyển chọn giáo viên, là rất nghiêm ngặt. Các hình thức thi, sát hạch, rất cẩn thận tỉ mỉ. Chỉ có những người có học vấn, phẩm chất tương đối cao, mới có thể đủ tư cách làm giáo viên…

Đổng Thư Ngữ nói tới đây, trong phòng họp vang lên những âm thanh nho nhỏ.

Hai vị Phó chủ nhiệm Ủy ban Giáo dục, cũng nói với nhau vài câu.

Không thể phủ nhận, Đổng Thư Ngữ nói rất có lý, nhưng tình hình này, giai đoạn hiện nay vẫn còn rất phổ biến. Một số đồng chí sau khi về hưu, tìm hết mọi cách để đưa con mình lên, đưa nó vào đơn vị của mình, ăn cơm nhà nước, kiếm một mức lương ổn định. Một số người thậm chí còn chưa đến tuổi về hưu, đã vội vàng làm thủ tục về hưu, để con lên thay vị trí. Tuy những thủ tục liên quan, sớm đã bị lỗi thời hoặc quá hạn, nhưng liên quan đến lợi ích thiết thân, ai cũng không quan tâm đến những thủ tục đó nữa, chỉ để ý đến việc luồn cúi.

Ở Trung Quốc, vốn dĩ chính là một xã hội ân tình, các mối quan hệ xã hội rất phức tạp, có những hiện tượng rõ ràng không hợp lý, cũng không thể ngăn chặn được. Chủ yếu là những lãnh đạo quản lý, cũng không phải thánh nhân, những mối quan hệ nhập nhằng, ai cũng không thể thật sự quản lý nghiêm khắc được.

Bây giờ Đổng Thư Ngữ đề xuất, phải từ bên trong hệ thống giáo dục, triệt để hủy bỏ cơ chế thừa kế, lại không biết sẽ gây nên phong ba như thế nào. Có lẽ những cán bộ và giáo viên phía dưới, còn mắng cô sau lưng nữa.

Nhưng xem thần thái của Đổng Thư Ngữ, lại dường như đã hạ quyết tâm, cho dù có bao nhiêu lực cản lớn, đều nhất định phải làm như vậy.

Xem ra những cán bộ do Bí thư Lưu đề bạt, bất luận nam nữ, đều bị hắn ảnh hưởng.

Những chuyện đã quyết định, thì không bao giờ thay đổi.

Mọi người bỗng nhiên hiểu được, tại sao Lưu Vĩ Hồng lại kiên quyết để Đổng Thư Ngữ đến làm Chủ nhiệm Ủy ban giáo dục rồi. Việc cải cách giáo dục này, rõ ràng chính là một trận chiến kiên cường, yêu cầu đối với việc chỉ huy tiền tuyến rất cao.

Đổng Thư Ngữ không phải người Ninh Dương, chưa kết hôn, có thể nói, ở Ninh Dương thật sự không hề có mối thân thích thật sự nào, những bà cô bà dì, thật sự không hề có liên quan gì đến cô cả. Nếu có bạn bè người thân, cũng chỉ là những đồng nghiệp kết giao được từ trong công việc, không có liên quan chặc chẽ gì.

Cô lại là nữ đồng chí, cái gì mà uống rượu, mát xa giải trí ..v..v.., đối với cô không có tính hấp dẫn như đối với những lãnh đạo nam.

Một người như vậy được đặt lên ‘vị trí kiên cường’, cũng xem như ‘nhìn người chọn việc’, cô cũng sẽ không quan tâm lắm.

Hóa ra trước đây khi Bí thư Lưu đưa ra quyết định này, đã sớm chôn tay trong rồi.

Người này trẻ tuổi, tầm nhìn thật xa.

- Thứ hai, đội ngũ giáo viên của chúng ta, trình độ tổng thể cũng được nâng cao. Nhiều năm như vậy, chúng ta đều thực hiện cơ chế giáo dục ứng thi. Phần lớn giáo viên, bình thường chỉ nghiên cứu sách giáo khoa và sách bài tập, những kiến thức ở phương diện khác, rất hạn hẹp. Một đội ngũ giáo viên như vậy, rất khó có thể thực sự gánh vác được trọng trách giáo dục. Sự nghiệp giáo dục, dạy người đi trước, truyền thụ kiến thức đi sau, đây chính là trình tự trước sau cơ bản. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, nhất định phải thực hiện một cơ chế khảo hạch trên toàn bộ khu. Tất cả các giáo viên, cho dù là chuyên nghiệp hay nghiệp dư, đều phải được sát hạch lại, xét duyệt lại, thống nhất cạnh tranh vị trí.

Nói đến đây, trước mắt Đổng Thư Ngữ không khỏi hiện lên khuôn mặt thanh tú của Tô Mộc.

Nói ra, đây cũng là duyên phận, khi Tô Mộc mới đến Ninh Dương, cũng do Đổng Thư Ngữ tiếp đón. Tuy rằng chỉ là gặp gỡ trong khoảng thời gian ngắn, hai bên đều đã để lại ấn tượng khá tốt. Sau này Đổng Thư Ngữ đảm nhiệm vị trí Chủ nhiệm Ủy ban Giáo dục, khi đến văn phòng Lưu Vĩ Hồng báo cáo công tác, lại đụng Tô Mộc ở bên ngoài. Mà lúc đó Lưu Vĩ Hồng lại đang nghe một cuộc điện thoại quan trọng, Tô Mộc liền đứng bên ngoài nói chuyện với Đổng Thư Ngữ. Vốn dĩ chỉ là một sự giao tiếp lễ phép, Đổng Thư Ngữ tiện miệng nói ra việc cải cách giáo dục, không ngờ Tô Mộc lại rất có hứng thú với việc này, phát biểu rất nhiều ý kiến, khiến Đổng Thư Ngữ rất kinh ngạc. Ví dụ ý kiến mà Đổng Thư Ngữ mói đưa ra bây giờ, chính là xuất phát từ ý tưởng của Tô Mộc.

Nói tới lúc năm đó đang học ở trường Trung cấp Nông nghiệp địa khu Thanh Phong, Tô Mộc khen ngợi không dứt đối với giáo sư Lưu. Nói giáo sư Lưu không những kiến thức chuyên nghiệp vững chắc, trình độ giảng bài cũng cao, những từ ngữ hay dùng trong các bài dạy, đã dạy rất nhiều đạo lý ọi người. Các bạn học cùng lớp của họ, cũng rất khâm phục giáo sư Lưu.

Tô Mộc cho rằng, làm giáo viên, phải có trình độ như Lưu Vĩ Hồng, chỉ biết giảng bài tập thì chưa được. Ngoài việc giải những đề bài máy móc phân biệt cao thấp, thì không còn tác dụng gì khác nữa.

Một số cách nhìn của Tô Mộc trong vấn đề cải cách giáo dục, rõ ràng đã ảnh hưởng đến suy nghĩ của Đổng Thư Ngữ. Trong phương án cải cách giáo dục, đã thêm rất nhiều nội dung Tô Mộc nhắc đến. Khi cùng Lưu Vĩ Hồng nghiên cứu thảo luận phương án này, Đổng Thư Ngữ cũng hiểu được khi báo cáo với Bí thư Lưu, những cái gì là xuất phát từ Tô Mộc mà cô đã mượn.

Lưu Vĩ Hồng còn thuận miệng đùa, nói Tô Mộc và cô khá xứng, nếu chưa có nơi nào thì thử xem.

Lúc ấy Đổng Thư Ngữ liền đỏ mặt.

Cũng may Lưu Vĩ Hồng cũng thuận miệng nói một câu như vậy, chứ không tiếp tục ‘lằng nhằng’ nữa, mới khiến Đổng Thư Ngữ khỏi xấu hổ. Không ngờ khi nói tới đoạn này, Đổng Thư Ngữ lại tự nhiên nghĩ tới Tô Mộc.

Đương nhiên, Chủ nhiệm Đổng cũng chỉ thất thần trong chốc lát, rất nhanh lại lấy lại được tinh thần.

Bây giờ cũng không phải lúc thất thần.

- Phần thứ tư mà tôi muốn nói, là có liên quan đến trường học tư nhân, vấn đề quản lý trường học tư nhân… nguồn

Căn cứ theo giới thiệu của Đổng Thư Ngữ, hiện tại ở Ninh Dương, còn chưa có trường học tư nhân, tất cả các trường học đều là công lập. Mục đích tiến hành cải cách giáo dục, chủ yếu là tăng nguồn tài nguyên giáo dục, tăng thêm nguồn đầu tư đối với sự nghiệp giáo dục, thực hiện tỷ lệ phổ cập và cơ cấu thúc đẩy tăng lên. Giáo dục cơ sở, do chính phủ đứng ra làm chủ thể. Nói đơn giản hơn, chính là phải ‘rẻ và đẹp’, phải để tất cả trẻ em, đều có thể ‘được đi học’, để việc học không trở thành nỗi lo của các bậc phụ huynh. Như vậy, các bậc phụ huynh mới có thể phối hợp với chính phủ, tự giác đưa con em tới trường.

Nhiệm vụ này, đương nhiên phải do chính phủ hoàn thành, nguồn vốn tư nhân không thể làm được.

Bản tính của tư bản, chính là yêu cầu lợi nhuận, điều này, mãi mãi không thể thay đổi được.

Nhưng tư nhân quản lý trường học tư, cũng có thể có được tác dụng bổ sung.

- Trước mắt trong toàn bộ khu Ninh Dương chúng ta, có hai trường trung cấp chuyên nghiệp, một trường là trường Vệ Giáo, một trường là Trung cấp Nông nghiệp. Những trường đào tạo kỹ năng khác, tạm thời còn chưa có. Giữa các học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc trung học cơ sở và học nghề, còn tồn tại một thời gian trống. Cho dù là giai đoạn trung học cơ sở hay trung học phổ thông, chúng ta đều chỉ có thể tiến hành giáo dục cơ sở đối với những người đúng độ tuổi thanh thiếu niên. Họ nắm được những kiến thức này rồi, đối với những yêu cầu cương vị việc làm ngoài xã hội, chênh lệch rất xa, khiến cho vấn đề tìm việc làm cho những người tốt nghiệp trung học, rất khó giải quyết. Vì vậy chúng tôi cho rằng, nên tổ chức một vài trường học đào tạo khả năng chuyên môn, tiến hành đào tạo chuyên môn cho những người tốt nghiệp trung cấp, giúp đỡ họ sớm tìm được việc làm, tự nuôi mình, giảm gánh nặng cho gia đình, cũng giảm gánh nặng cho xã hội. Việc này, chúng ta có thể mở rộng trên toàn bộ tư nhân, cổ vũ tư nhân mở trường học. Theo chỉ thị của Bí thư Lưu, trường học công lập là chính, trường học tư nhân là bổ sung.

- Hiện nay Ninh Dương chúng ta, đang đứng ở thời kỳ cao của việc thu hút đầu tư, tất cả các xí nghiệp, đều đến đầu tư ở Ninh Dương, rất nhanh, chúng ta sẽ gặp phải vấn đề thiếu nhân công. Một mặt, là số lượng lớn người không có việc làm, mặt khác, lại có rất nhiều xí nghiệp không tìm được nhân công cho vị trí thích hợp. Vì vậy, lập tức xây dựng một hai trường đào tạo nghề, là rất cần thiết. Vừa hay có thể lấp đầy chỗ trống trên thị trường, bắc một cái cầu cho hai bên người lao động và doanh nghiệp…

Ngụy Phượng Hữu không kìm nổi nói xen vào:

- Tiểu Đổng, tại sao trường dạy nghề này, chúng ta không suy nghĩ tới việc tự mình làm? Việc này rất có thị trường, hiệu quả và lợi ích kinh tế quả thật không tồi.

Lúc Đổng Thư Ngữ tới cơ quan ở Ninh Dương, Ngụy Phượng Hữu chính là Bí thư Huyện ủy Ninh Dương, tiểu Đổng thật ra đã được gọi đến quen miệng rồi.

Lời nói này của Ngụy Phượng Hữu, chính là đang hỏi Đổng Thư Ngữ: Vì sao chuyện bỏ thêm tiền, cô bảo chính phủ làm, còn việc kinh doanh kiếm thêm tiền, lại giao cho tư nhân làm? Đây không phải là cách giải quyết phá nhà sao?

Đổng Thư Ngữ mỉm cười nói:

- Chủ tịch khu Ngụy, trường học dạy nghề, tuy có triển vọng nhất định, nhưng cũng có tính phiêu lưu nhất định. Cá nhân tôi cho rằng, chính phủ chủ yếu đang phục vụ cho lợi ích của đại đa số quần chúng, chứ không phải kiếm tiền. Dù sao chính phủ cũng không phải là một công ty kinh doanh với mục đích kiếm lợi nhuận. Hơn nữa, cổ vũ tư nhân tham gia vào sự nghiệp giáo dục, là vì một nhân tố bổ sung tất yếu. Nếu không kiếm được tiền, thì không có sức hấp dẫn đối với họ. Chỉ cần họ có thể giúp chúng ta đào tạo những thanh niên chờ doanh nghiệp sắp xếp công việc, cung cấp những công nhân phù hợp cho doanh nghiệp, đối với công tác của chính phủ, cũng có sự giúp đỡ rất lớn. Lợi nhuận cần thiết, là nên có.

Một số thành viên tham gia hội nghị lộ ra vẻ mặt kinh ngạc.

Lời nói này của Đổng Thư Ngữ, nói quá mức trắng trợn, có chút ý tứ ‘chỉ bảo’ cho Chủ tịch khu Ngụy.

Ngụy Phượng Hữu liền gật gật đầu, không hỏi thêm nữa.

Nhìn qua, Chủ tịch khu Ngụy cũng không có gì không vui, vẻ mặt rất bình tĩnh.

Đổng Thư Ngữ lại lập tức quay về báo cáo của mình, chậm rãi đọc lời kết thúc, rồi khép tài liệu lại, lễ phép nói:

- Bí thư Lưu, Chủ tịch khu Ngụy, các vị lãnh đạo, báo cáo của tôi đã xong.

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio