Chu Hiền Cử gật đầu, sau đó giơ tay đẩy mặt sau của phòng đá, một cánh cửa xoay xuất hiện. Hai người đi qua cánh cửa ấy thì tới một lối đi bằng đá rất dài. Đi hết con đường thì họ đã tới một địa cung rộng lớn. Diện tích của nơi này phải đến cả triệu mét vuông, vừa vào, Ngô Bình đã thấy chấn động rồi nói: “Đúng là thần kỳ!” Chu Hiền Cử: “Tiên sinh, ở đây có mấy trăm nghìn tấm bia, có đá, có kim loại, có gỗ, nhưng chúng tôi chỉ dám đi loanh quanh bên ngoài, chứ không dám vào sâu”. Ngô Bình gật gù, trước mặt anh là một thềm đá đi xuống dưới, bước qua thềm ấy là tới chỗ các tấm bia đá. Có tấm đã vỡ, có tấm thì đổ, hầu hết đều xiêu vẹo, sứt mẻ, chỉ có một số ít là hoàn chỉnh. Ngô Bình đi tới trước một tấm bia hoàn chỉnh cao mười mét, rộng hơn ba mét, trên tấm bia này có cả chục nghìn con chữ. Ngô Bình có thể đọc hiểu hết, đó là chữ tiên. Ngoài ra, còn có các tranh vẽ phức tạp trên đó, Ngô Bình ngẩn ra khi nhìn thấy chúng. Ngô Bình nhìn lên vòm nhà, anh phát hiện nó là một mặt cong vô cùng tiêu chuẩn và cực kỳ tráng lệ. Mặt cong do một khối nham thạch nhẵn bóng hoàn chỉnh tạo thành. Thật khó có thể tưởng tượng được làm sao để một tảng đá to như vậy che phủ kín nơi này. Anh lại nhìn về phía các tấm bia, có tấm làm bằng đá, bằng gỗ, bằng kim loại, hay thậm chí là các vật liệu kỳ lạ. Hầu hết các tấm bia đều đã sứt mẻ, chỉ có một số ít là nguyên vẹn. Anh đi đến trước một tấm bia đá, bên trên khắc chi chít chữ. Những con chữ này còn cổ hơn tiên nên cực kỳ khó độc. May mà Ngô Bình có đôi mắt xuyên thâu nên chỉ tập trung một lát là anh có thể nắm được nội dung chính bên trên, ở giữa những con chữ loằng ngoằng ấy là một bức hoạ cổ kính và phức tạp. Bức vẽ này rất kỳ quái, Ngô Bình nhìn chỉ thấy khó hiểu. Những con chữ xung quanh tập trung giải thích về bức vẽ, anh đọc xong một lượt thì cũng ghi nhớ phần nào. Muốn hiểu được bức vẽ này không phải chuyện một sớm một chiều, mà giờ thì anh lại không ảnh. Ngô Bình tiếp tục đi lên phía trước, các tấm bia gần như đều đã hư hại hết nên anh chỉ tập trung vào những tấm còn nguyên vẹn. Trong địa cung rộng lớn này có cả chục nghìn tấm bia, nhưng còn nguyên vẹn thì chỉ có vài trăm tấm. Anh đến gần tấm bia thứ hai, trên đó cũng có một bức vẽ, sau đó là hàng loạt những con chữ để giải thích về bức vẽ đó, sau khi ghi nhớ nội dung xong, anh lại đi sang tấm bia thứ ba. Anh đã khởi động khả năng nhìn xuyên thấu nên đôi mắt như camera, có thể ghi nhớ chính xác chữ và ảnh rồi in vào đại não, để sau này rảnh rồi nghiên cứu sau. Chu Hiền Cử không dám đi vào sâu bên trong nên đứng ở bên ngoài chờ rồi nói: “Xin tiên sinh hãy cẩn thận”. Ngô Bình đi tới tấm bia thứ ba rồi tiếp tục ghi nhớ nội dung bên trên. Đến tấm bia thứ tư, thứ năm, không biết có phải nhờ đôi mắt xuyên thấu hay không mà cả đường đi, Ngô Bình đều rất thuận lợi, không hề gặp nguy hiểm gì. Anh cứ thế đi sâu vào bên trong rồi ghi nhớ nội dung của 20 tấm bia, cho