Vương Vũ Hoành nhảy phốc lên bàn cờ. Hắn cũng muốn nhìn, cục cờ mà Phạm Viết Phương để lại, ra sao.
- Cái này???
Hắn kinh ngạc. Đại Thiền sư cũng nhảy lên.
Cả bàn cờ, chỉ mới đi có một nước duy nhất.
Đẩy Tướng lên một nước.
- Ha ha, Bệ hạ đừng lấy làm lạ. Thí chủ Phương, đã đánh cờ với hai đời Tiên Đế, nhưng vì lý do nào đó, mà đến ván cờ cuối cùng, ông ấy lại đòi xoá bỏ trận cờ, đòi đấu lại. Sau đó, Phạm Viết Phương chỉ chơi một nước duy nhất đó, khiến Tiên Đế cười vang. Sau đó, hai người ra về, cũng không bao giờ quay lại chơi tiếp. Một nước này, bần tăng đã lưu giữ mười mấy năm nay, mà vẫn không hiểu gì về nó.
Đấm Tướng lên một nước, không phải là một chiêu khai cuộc khôn ngoan, thậm chí là vô cùng ngu xuẩn. Là dụng ý ư? Nhường tiên cho đối phương? Hậu phát chế nhân? Là thách thức? Là kiêu ngạo? Là khinh bỉ? Hay là, có ý đồ gì? Xoá bỏ bàn cờ, đánh lại một ván khác, là muốn nói điều gì?
Sau năm tiếp quản Vương vị, Vương Vũ Hoành mới nắm được thế cục mà Tiên Đế để lại cho đời sau. Thế cục này, đang hiện rõ mồn một trước mắt hắn, nhưng hắn lại không thể hiểu ra. Giống như câu đố mà Phạm Viết Phương đang chuẩn bị cho hắn thấy.
- Bệ hạ đang nhìn vào ván cờ, hay là đang nhìn vào nội tâm của thí chủ Phương?
Đại Thiền sư bỗng nhiên bước tới, hỏi hắn. Hắn lắc đầu.
- Chỉ là một ván cờ, sao có thể coi là thực tại chứ?
- Đúng vậy. Chỉ là một ván cờ, hà cớ phải suy nghĩ nhiều. Thứ mà ngài thấy, là thật, hay là hư ảo? Thứ ngài đọc được, là suy nghĩ của Phạm Viết Phương, hay là suy nghĩ của chính ngài? Bản ngã, vốn là thật, vốn cũng không phải là thật. Ngày nhỏ, bần tăng đã từng nghĩ rằng đây chỉ là một bàn cờ, đến khi đã miệt mài tu luyện, lại thấy bàn cờ chính là nhân sinh, đến nay, khi tràng hạt đã sờn, chân đã mỏi, mắt đã mờ, lại thấy bàn cờ, chỉ là bàn cờ mà thôi.
- Bát nhã Tâm kinh? Buông bỏ, chính là giải thoát? Đại Thiền sư, ta vốn chỉ theo đuổi tri thức, không am hiểu Phật học, cũng không hiểu được những thứ trừu tượng, ngài có thể cho ta biết, thứ tri thức ta theo đuổi, thì mãi mãi là tri thức. Tri thức, là do thế giới này quyết định, hư ảo hay chân thực, thì tri thức vẫn mãi là tri thức. Dù ta có muốn nhìn, muốn nghe, muốn đọc, hay muốn nhắm mắt làm ngơ, dù ta có cho rằng nó là hư ảo, tri thức vẫn luôn tồn tại. Vậy, ngài nói thử xem, ta có thể buông bỏ được tri thức hay sao?
- Ngài muốn hỏi, là thế giới quyết định con người, hay con người quyết định thế giới sao? Ta không biết. Nếu ta thật sự biết, ta đã không cần phải tu hành. Ta chỉ biết, con người cần thuận theo thế giới, nhưng cũng có những người, khiến thế giới phải lắng nghe mình.
Một thoáng im lặng.
- Ngài chỉ dùng sức một người, đã có thể bình định cả một quốc gia, đó chẳng phải là dùng ý chí cá nhân để khiến rất nhiều người phải nghe theo đó sao? Bần tăng tu tập Thần học đã vài chục năm nay, mà còn không biết cách nào để trở thành Thần. Ngài chỉ mất có một tiếng đồng hồ, đã có thể khiến hàng triệu con người tôn xưng làm Thần. Vậy chẳng phải là ngài đã tác động vào thế giới đó sao? Ý niệm của mỗi người, dù ít dù nhiều, cũng đều tác động tới thế giới, nhưng khổ não thay, mọi người không cùng chung một ý niệm. Cũng chính vì vậy, mới sinh ra Tăng giới để gõ mõ cầu kinh mong mọi người giác ngộ.
- Giác ngộ thứ gì?
- Trí huệ.
Ngẫm nghĩ một chút, hắn lắc đầu.
- Mấy thứ trừu tượng này, Thiền sư hãy đem nói với Chí Thương, với Edward, ta thật sự không rành. Ta chỉ biết, ta không thể buông bỏ, cũng không thể trốn tránh. Ta biết Thiền sư muốn nói gì, ta đã từng buông bỏ, nhưng Hoàng huynh của ta, nhưng tất cả mọi người, lại không buông bỏ ta. Đến bây giờ, Phạm thị, Trần gia cũng không buông bỏ ta. Xăng pha nhớt, Tóc vàng hoe cũng không chịu buông bỏ ta. tỉ người dân Đại Nam cũng sẽ không buông bỏ ta. Cả thế giới này, cũng không buông bỏ ta.
Hắn buồn bã chắp tay, nhảy khỏi tảng đá, đi về phía chính điện.
- Ta muốn bảo vệ vợ con mình, ta lại phải tiến về phía trước. Càng tiến về phía trước, ta càng dấn sâu vào vòng xoáy của thế giới này. Liệu lời tụng kinh của Thiền sư, có thể đánh tan vòng xoáy khủng khiếp ấy? Liệu Đại sư có thể khuyên Hoàng huynh ta đừng ám sát gia đình ta, khuyên Trần gia đừng làm phản, khuyên Phạm Viết Phương đừng gây tội ác, khuyên Vrahta đừng mưu đồ, khuyên Bắc Hà Cận Tây đừng nuôi mộng bá chủ? Vòng xoáy này, ngoài ta ra, liệu ai có thể đánh tan nó?
Hắn lắc đầu, rời đi về phía xa.
Đại Thiền sư nhìn theo bóng lưng hắn. Ông cúi đầu, thở dài.
- Bần tăng không thể tụng kinh cho cả thế giới, nhưng có thể vì ngài mà tụng kinh, một trăm lần, một ngàn lần, một triệu lần, chỉ mong ngài, đừng rơi vào bể khổ.
Lớp E đã đổi giáo viên dạy Văn mới. Cô có vẻ rất hiền, rất vui tính. Nhưng điều đó không còn liên quan tới Văn nữa, vì nó... đã không còn được học lớp này.
- Vương Thành Văn, em với Trần Phương Linh đã là thành viên đội tuyển rồi, từ giờ em không cần học Văn trên lớp nữa, em lên phòng đội tuyển đi.
Linh dẫn nó lên phòng đội tuyển. Cả lớp thở phào nhẹ nhõm. Có Trần Đại tiểu thư học cùng lớp, không khí rất là khó thở.
Phòng đội tuyển, nằm ở khu E. Nhà E. Ngay gần khu nhà ma E mà cả trường vẫn bàn tán.
- Bạn có sợ không?
- Có. Mình sợ học không nổi lại bị đuổi về.
- Không phải, ý mình hỏi bạn có sợ khu nhà ma không?
- Ma, có đáng sợ bằng sát nhân thần kinh giết người hàng loạt không?
Câu này làm Linh lúng túng. Cô bé bĩu môi nhìn nó.
Đội tuyển Văn khối Sơ trung, đã có người, trong đó người là học sinh lớp , người là học sinh lớp , chỉ có người là học sinh lớp .
Thi Học sinh giỏi cấp Sơ trung, đều lấy khối cao nhất là lớp , vì khi đó kiến thức của học sinh đã đầy đủ, tư duy chín chắn, nói chung là sẽ đạt kết quả cao nhất. Lớp , cũng không ít, vì so với lớp , lớp cũng không kém bao nhiêu.
Chỉ có mình Thu Mai là học sinh lớp được chọn vào đội tuyển. Nó đã cảm thấy mình là tài năng hiếm có của ngôi trường này rồi, bỗng nhiên, đầu năm nay, trường thông báo, có đứa lớp được đưa vào đội tuyển.
Trần Phương Linh, là tài năng Văn học chói lọi, làm Thu Mai cảm thấy không phục, luôn tranh đua, kèn cựa, nhưng vẫn còn tạm chấp nhận. Nhưng Vương Thành Văn, là một thằng học dốt có tiếng ở trường, thậm chí là dốt nổi tiếng trong lịch sử thành lập trường, cũng được đưa vào đội tuyển. Thử hỏi còn thiên lý nữa chăng?
Thầy giáo phụ trách đội tuyển Văn, là Lưu Vĩnh Khang, một thầy giáo cực kì nổi tiếng tại Hải Thành, là cây bồ đề của giới Sư phạm Văn Hà Thành, chứ đừng nói gì trường Kình Ngư bé nhỏ.
Thầy Lưu Vĩnh Khang đã đạt tới Thạc sĩ Văn học, Thạc sĩ Ngôn Ngữ học.
Toàn bộ Hải Thành có tất cả bao nhiêu thạc sĩ?
Rất ít. Không tính tới các sĩ quan quân đội đóng tại đây, chỉ trên người. Cấp bậc Tiến sĩ, càng ít hơn nữa. Toàn Đế quốc có hơn người giữ học vị Tiến sĩ, phân bố đều trên toàn Đế quốc. Hải Thành là trong vùng kinh tế trọng điểm, có vị Tiến sĩ, trong đó vị là học giả, vị còn lại làm việc trong bộ máy chính quyền.
Sở trưởng Sở giáo dục Hải Thành, là vị bằng Tiến sĩ.
Còn lại, trong hệ thống Giáo dục, người có học vị cao nhất chỉ có các Viện trưởng, chỉ đạt Thạc sĩ.
Bởi vậy, có thể thấy học vị Thạc sĩ của thầy Khang là oanh liệt tới cỡ nào.
Được thầy Khang dạy, là một vinh hạnh, bởi thầy vốn không phải giáo viên của trường. Trường Kình Ngư bỏ tiền ra mời thầy đào tạo đội tuyển, với lương hào buổi dạy. Đây là một con số cực kì khổng lồ, có thể ngang với hàng năm trời lao động của người bình thường.
Nhưng số tiền này, là rất đáng, vì thành tích của đội tuyển, cũng chính là thành tích của nhà trường, có thành tích, nhà trường lại được đầu tư, được quyên góp ủng hộ nhiều hơn. Hắc Long nè, Thịnh Doanh nè, Thanh Hải nè, Hải Long nè, vân vân... không tổ chức nào dám lơ là mối quan hệ với các học viện.
Mà thầy Khang, nổi tiếng nghiêm khắc, khó tính, nóng nảy, thiên vị, nhưng đứa nào làm thầy hài lòng, luôn có tiền đồ xán lạn.
Thu Mai luôn khao khát khiến thầy hài lòng.
Thầy Khang đang giảng về các biện pháp tu từ, trong đó, thầy dừng lại rất nhiều ở so sánh, và ẩn dụ.
- Mấy đứa chỉ biết so sánh là so sánh, ẩn dụ là ẩn dụ thôi sao? Đưa ra một thứ tương tự với thứ cần miêu tả? Thật là thô thiển! Hôm nay, thầy sẽ dạy mấy đứa những cặp phạm trù đối lập...
- Bọn em xin phép thầy vào lớp ạ!
Hai đứa học sinh lớp bước vào lớp. Thầy hơi bực mình vì bị cắt đứt mạch giảng, đám đội tuyển cũng bực mình.
Thầy đẩy gọng kính, không cảm xúc.
- Hai đứa vào đi. Tên gì ấy nhỉ?
- Dạ, em là Trần Phương Linh, bạn ấy là Vương Thành Văn.
- Thầy hỏi thế thôi, chốc thầy chả nhớ được đâu. Thầy mày nhớ tên người ta kém lắm.
Thu Mai săm soi đứa mới vào. Trần Phương Linh, quả như lời đồn, xinh xắn, dễ thương, mới tuổi mà đã có khí chất cao sang thoát tục, quả nhiên là cháu ngoại của Phạm Viết Phương. Người gốc Long Thành, luôn có thứ khí chất nhè nhẹ, thanh lịch, khác với thứ khí chất mạnh mẽ, chân chất, ăn to nói lớn của người Hải Thành. Không có loại khí chất nào hơn loại khí chất nào, nhưng thứ mới lạ, luôn khiến người ta thích thú. Thu Mai vẫn cho rằng, con nhỏ này được nhiều chú ý, chẳng qua vì nó là sinh vật hiếm mà thôi.
Hiếm, chưa chắc đã quý.
Nhưng...
Còn Vương Thành Văn, ai chấm điểm cho nó vậy? Vì một sự trùng hợp đáng ngờ nào của vũ trụ mà nó xuất hiện trong căn phòng này, nghe thầy Khang giảng bài? Thu Mai nheo hết mắt để ngắm nghía. Đồng phục dùng vải đay rẻ tiền. Đôi dép lê cũ rích, quá khổ quét luệt quệt, đầu tóc bù xù, mặt mũi bẩn thỉu, còn ám mùi nhà bếp, gương mặt ngái ngủ, ngáp ngắn ngáp dài.
Không thể nào chấp nhận được thể loại này! Thu Mai bĩu môi. Nó không để ý đến thằng Văn nữa.
Văn bị Linh kéo vào ngồi một góc. Cô bé mỉm cười chào các anh chị khoá trên, mọi người cũng rất vui vẻ chào lại. Khi mọi người tươi cười quay sang Văn, chỉ thấy thằng này... mở mồm ra ngáp!
Buồn ngủ quá! Vì hôm qua thức khuya. Oáp! Sáng nay lại dậy sớm. Oáp!
Mọi người thất kinh, nhìn nó như nhìn sinh vật lạ. Đội tuyển Văn, đều là những học sinh giỏi giang chăm chỉ. Ngáp là cái thể loại gì?
Linh nhìn nó, nhún vai với mọi người, ý nói “em không liên quan nha” rồi kéo nó ngồi xuống.
Bài giảng lại tiếp tục.
Đội tuyển, học không theo chương trình cơ bản, mà là do thầy giáo thích gì dạy nấy, tuy không phải cái gì quá cao siêu, nhưng có mở rộng, có đào sâu, có gợi lên cho học sinh những nguồn cảm hứng nằm ngoài khuôn khổ sách vở.
Đối với Linh và Quang, vừa mới vào đội tuyển chưa nói, lại chỉ mới lớp , những bài giảng này, có lẽ vẫn hơi quá sức. Thu Mai nhìn đứa ngơ ngác, đắc ý. Lớp mà đòi học đội tuyển, rõ là không biết lượng sức mình.
Linh cười cười, lấy trong cặp ra... hơn quyển sách, chuyên đề Văn học và Ngôn Ngữ. Thu Mai trợn mắt.
Cô bé vỗ vỗ Văn, ý bảo cho nó xem cùng. Nó nhìn vào mấy hàng chữ, hoa mắt chóng mặt, lại đưa tay lên che miệng ngáp một cái rõ to.
- Quay trở lại với những phạm trù đối lập. Có ai cho thầy biết, có những phạm trù đối lập nào không?
- Dạ, thưa thầy! - Thu Mai giơ tay rõ cao. - Đó là lớn và nhỏ, xa và gần, nhanh và chậm, mờ mịt và rõ ràng, giàu và nghèo, giỏi và dốt, đắt và rẻ, ừm..., lửa và nước, trời và đất, ừm..., hết rồi ạ.
- Em tên gì nhỉ?
- Dạ, Thu Mai ạ. - Nó hí hửng trả lời.
- Ờ, chốc thầy lại quên thôi. Vậy giờ, nói thử cho thầy xem, chiếc ô tô của thầy, chạy km/h, có nhanh không?
- Dạ, có ạ!
- Vậy, chiếc máy bay phản lực, bay km/h, có nhanh không?
- Dạ, có ạ...
- Vậy Nam Đế Vương Vũ Hoành, Đạp Không Phi Hành trong phút bay qua km, có phải là nhanh không?
- Dạ...
- Tại sao chiếc ô tô, máy bay, và Bệ hạ, tốc độ quá chênh lệch như vậy, mà vẫn được xếp chung vào một loại “nhanh”? Em... tên gì ấy nhỉ... giải thích cho thầy xem.
- Dạ, em tên Thu Mai...
- Ờ, thầy chả nhớ đâu. Nếu chỉ suy nghĩ một cách thiển cận như vậy, làm sao em cảm nhận được bản chất của Văn học? Thôi ngồi xuống...
Thu Mai tiu nghỉu, ngồi xuống.
- Có em nào trả lời được cho thầy, không ai à? Vắt trán hết thế kia? A, có một em không vắt trán, mà đang ngáp. Được lắm, trả lời cho thầy, cái gì là phạm trù đối lập, mà em... tên gì ấy nhỉ?
- Dạ..., Vương Thành Văn.
- Ờ, thầy chả nhớ đâu, trả lời đi.
Văn ngơ ngác một hồi, rồi nó chợt nói.
- Các cặp phạm trù tương phản, và đối lập, chính là... Âm, và Dương.
- Ồ!
Gương mặt thầy bỗng giãn ra, cặp mắt mở rộng, thầy hạ gọng kính xuống nhìn chằm chằm vào nó.
- Tiếp đi.