Nghe nói Trương tiên sinh bị công tử chọc giận, đánh Liễu công tử một trận.
Tuy tiên sinh đánh học trò là chuyện thường tình, nhưng cầm roi tre to bằng cổ tay đánh lên bắp chân, còn đánh gãy ba chiếc… làm người trong phủ tướng đều sợ mất mật. “Liễu Chí” mà mọi người thấy là phép che mắt Liễu Chí biến ra, nó cố ý biến sao cho thật thê thảm, nằm bẹp trên giường, hệt như sắp chết.
Thừa tướng ở trong triều cả ngày. Liễu Ô không dám làm phiền phụ thân, đành lén sai người mời người bên phủ tướng quân sau. Thầy thuốc ở phủ Dương Kích có kinh nghiệm chữa vết thương bị đánh, thầy thuốc ở phủ Thừa tướng thì bó tay rồi.
Liễu Chí không bỏ qua cho y giây nào: Ha ha ha, dám đánh con chủ nhà! Ngươi sắp bị đá đi rồi!
Y hơi đâu nhiều chuyện với nó, còn ước sao bị Liễu gia đá đi thật.
Lý Dung có ý với Liễu Ô, hơn nữa còn sâu đậm, sâu đậm tới mức muốn giết những người khác ở Liễu gia… Bỗng dưng y hơi hâm mộ thứ ô uế này, nó thật sự rất vô tư.
Y nhìn bóng đen không biết điều kia: Ngươi có biết có thể Liễu gia sắp toi đời không?
Liễu Chí: Hả?
Trương Dẫn Tố: Ngự hoàng rất thích Liễu Ô, nhưng Liễu Ô là con gái Thừa tướng, hắn không muốn thế lực của Thừa tướng lớn hơn nữa.
Liễu Chí: Ý là sao? Không hiểu, ta không có não.
Trương Dẫn Tố bật cười: Ý là nếu Thừa tướng không phải Thừa tướng, hoặc Thừa tướng sa sút, thậm chí là chết, thì hắn có thể yên tâm cưới Liễu Ô.
Thật ra Liễu Chí vẫn không hiểu. Nó chỉ biết là Liễu Ô thích Dương Kích: Tỷ ta và tiểu tướng quân phải làm sao?
Trương Dẫn Tố không đáp lại. Với y thì chuyện này không có nhiều “phải làm sao” như vậy, y chỉ nghĩ làm sao kết thúc chuyện này lặng lẽ nhất có thể, làm vua vừa ý.
Liễu Chí: Không phải tỷ tỷ ta đáng thương lắm sao? Có phải thượng cấp của ngươi nhiều vợ lắm không?
Trương Dẫn Tố hít sâu: Dương Kích cũng có thể có.
Mấy chi mảnh vung vẩy trong không trung, biến thành hình dao cắt lạch cạch: Ta thiến hắn.
…Trước đây nó từng tới phủ tướng quân cùng Trương Dẫn Tố, suy hơi quá sức nhưng vẫn có thể đến được.
Hai người nói chuyện ở nơi yên tĩnh, tiếng cửa phòng vang lên phía xa, nói là Dương tiểu tướng quân dẫn thầy thuốc tới.
Liễu Chí đang nằm bẹp trên sạp chợt khỏi ngay khi Dương Kích dẫn thầy thuốc vào, hắn ngồi dậy nắm tay tiểu tướng quân, nghiêm túc hỏi một câu.
Liễu Chí: Dương Kích, huynh sẽ lấy mấy vợ?
Chiếc chi biến thành cái kéo lắc lư bên chân Dương Kích, lạch cạch chuẩn bị ra tay.
Dương Kích nhìn Liễu Ô. Cô gọi hắn đến, nói là đệ đệ bị đánh bị thương, nhưng giờ nhìn thì e rằng không chỉ có chân bị thương đâu.
Liễu Ô: Có thể đệ đệ ta không còn tỉnh táo nữa… có khi nào là hồi quang phản chiếu không?
Dương Kích: Khó nói lắm, cứ chuẩn bị đi cho chắc.
Liễu Ô khóc không thành tiếng. Phu nhân Thừa tướng bị bệnh mất sớm, khi đi, duy chỉ lo lắng về Liễu Chí. Cô lại không thể nói lời quá đáng với Trương Dẫn Tố, chỉ đành rưng rưng nhìn tiểu tướng quân, rơi nước mắt hồi lâu.
Liễu Ô: Quan tài của Chí Nhi chọn kiểu dáng nào đây? Mấy năm nay trong kinh đang thịnh hành mẫu nào?
Khuôn mặt nghiêm nghị của Dương Kích hiếm khi hiện ý cười: Nghe theo muội.
Liễu Chí cười: Huynh thật là… chuyện này cũng nghe ta à? Phải nghe đệ đệ ta chứ, nó phải tự chọn đồ cho nó…
Dương Kích: Đệ ấy biết cái gì. Muội có mắt nhìn, chắc chắn đệ ấy sẽ thích thứ muội chọn.
Hai người thì thầm nói chuyện bên giường bệnh. Cuối cùng Trương công tử không nghe nổi nữa, chạy tới kéo Liễu Chí dậy: Thương ngoài da thôi, không sao hết!
Liễu Chí vẫn không chịu thôi: Đợi đã! Chọn mẫu nào cho ta đấy? Cho ta xem với!
…
Thừa tướng tan triều về nhà. Khi uống trà, hay tin Trương Dẫn Tố đánh Liễu Chí thì chẳng những không giận còn lấy làm mừng.
Liễu Thừa tướng: Chính vì chúng ta đã chiều hư nó. Ỷ vào lời dặn của phu nhân trước khi đi mà chẳng chịu học hành, chẳng được tích sự gì!
Thê tử của Liễu công mất sớm, trước khi chết vẫn không yên tâm về đứa con này. Liễu Chí thực sự ốm yếu bẩm sinh, không sống được bao lâu. Trước khi thê tử từng điên dại vì con, thường xuyên có người thấy bà ôm con ngồi lẩm nhẩm một mình trong góc.
Có lẽ vì đã lớn tuổi, ông bảo Trương Dẫn Tố uống ít rượu nhạt với mình, ôn lại chuyện xưa.
Kể cũng buồn cười, như Liễu gia, Trương gia, con cái phải chấp nhận việc cuộc đời sau này không được chủ từ thuở nhỏ, con đường làm quan, hôn nhân đều do cha mẹ quyết định.
Nhưng Liễu Thừa tướng và thê tử lại thành hôn vì thương nhau, nói khó nghe thì là có qua lại riêng tư.
Liễu Thừa tướng: Bà ấy hay thấy mấy thứ quỷ thần, còn gọi ta nhìn cùng, nhưng ta chẳng thấy gì hết. Cứ thế một vài lần thì quen biết nhau, ta thấy bà ấy rất thú vị.
Trương Dẫn Tố giật mình, song chỉ cười theo.
Liễu Thừa tướng: Người khác không tin bà ấy nhìn thấy được, nhưng ta tin. Không rõ vì sao, ta tin bà ấy, nghĩ bà ấy có thể thấy thật.
Liễu Thừa tướng: Khi mua căn nhà này cũng thế, lúc đó vừa mới thăng chức, chưa có nhiều tiền. Khi đi qua mảnh đất hoang mãi không bán được này, bà ấy bỗng bảo ta mua nó.
Khi phu nhân Thừa tướng đi qua thì thấy rất nhiều trẻ con mặc y phục đen ngồi chơi trong sân, bèn nghĩ đó là điềm lành.
Nghĩ rằng ở đây thì sau này họ cũng sẽ đông con, gia đình vui vẻ.
Trương Dẫn Tố rời khỏi chỗ Thừa tướng về vườn, vừa đi vừa sắp xếp lại chuyện Liễu phủ, cũng đã có suy đoán đại khái.
Mẹ thân sinh của Nam Phật và Liễu Chí thật là một nữ nhân có âm thể bẩm sinh, không cần mở mắt cũng có thể thấy những thứ kia, bao gồm cả “Liễu Chí”.
Tóm lại, bà và thứ kia đã thỏa thuận một điều gì đó… Nó thế chỗ công tử nhỏ chết bệnh, tha cho những người khác ở Liễu gia.
Y cảm giác được Liễu Chí lại gần. Thứ kia bay theo gió tới, vắt lên vai y như áo choàng.
Liễu Chí: Cha ta phiền lắm đúng không? Lại kể chuyện ngày xưa, than thở về ta, lải nhải mãi không dừng.
Trương Dẫn Tố: Mẹ ruột của Liễu Chí thân thiết với ngươi lắm à?
Liễu Chí không cam lòng: Ta đã tha cho nhà cả này vì bà ta rồi đấy…
Trương Dẫn Tố: Bà ấy cho ngươi thứ gì?
Nhưng Liễu Chí vẫn không hiểu: Bà ta cho ta được cái gì? Bà ta còn chẳng khỏe mạnh gì, đẻ đứa con thứ hai xong chẳng bao lâu đã chết vì thương hàn…
Trương Dẫn Tố: … Chẳng lẽ người thích bà ấy nên nghe lời, tha cho Liễu gia?
Liễu Chí cười khẩy: Ta là thứ ô uế! Ta thích làm gì thì làm! Con người các ngươi có thấy phiền không? Việc gì cũng muốn đổi bằng cái này cái nọ!
Liễu Chí: Bà ta nói chuyện với ta mấy câu, nói chuyện làm ta vui nên ta không giết họ nữa. Ngươi cũng nhớ cho ta, nếu ngươi nói chuyện làm ta không vui, ta sẽ…
Nó chưa dứt lời đã có một con bồ câu đưa thư đáp xuống vai Trương Dẫn Tố… Là tin từ trong cung. Có vẻ là có chuyện gấp không hay nào đó, Ngự hoàng triệu vội vào cung.
Trương Dẫn Tố định thả bồ câu đi, con bồ câu ré lên thảm thiết rồi bị bóng đen nuốt chửng, mấy cọng lông sót lại rơi xuống. Thứ kia nổi giận rồi.
Y mặc kệ nó, lấy cớ phải về nhà rồi chạy vào trong cung.
…
Có chiến báo truyền về, quân cưỡi sói của tộc Đào thị tấn công giữa đêm. Tuy đã nhanh chóng giành lại quan ải nhưng tổn thất dân, quân nặng nề.
Nội gián bán tin cơ mật về hậu cần và biên ải. Người này còn đang ẩn nấp trong triều, không rõ thân phận.
Lý Dung nhận được tin lúc nửa đêm, chỉ choàng thêm áo bào ngoài áo lót rồi vội vào thư phòng. Mưa to như trút bên ngoài, ánh đèn lưu ly chập chờn vì mưa gió, chiếu lên khiến khuôn mặt của Ngự hoàng trẻ tuổi có vẻ khác thường.
Trương Dẫn Tố bẩm báo đúng sự thật. Y luôn là như thế, dù có chuyện gì xảy ra cũng sẽ báo cáo sự thật. Liễu Thừa tướng không có gì khả nghi, tuy Liễu Chí là vật ô uế nhưng không liên quan tới việc này. Nếu muốn điều tra gián điệp thì nên bỏ qua Liễu Thừa tướng mà chú ý tới người tiếp theo.
Lý Dung khoát tay, ý bảo y tiếp tục âm thầm điều tra Liễu gia.
Quân thần cùng im lặng, họ đều biết mục đích của đối phương, cũng đều không muốn để đối phương toại nguyện.
Lý Dung nhấp trà: Trời mưa oi bức, khanh vào cung vội vàng, dùng ít điểm tâm khuya cho mát người.
Trương Dẫn Tố không nuốt trôi. Cung nữ đặt thức ăn khuya trước mặt y, nhưng y còn chẳng muốn mở nắp chén.
Lý Dung nhẹ nhàng an ủi: Dạo này Trương học sĩ rất lo cho khanh, sợ khanh mệt mỏi quá đâm bệnh. Ăn đi, đừng để hắn lo.
Mưa như trút nước. Y mở nắp chén bạc lạnh tanh.
Tức thì, tiếng đồ bạc rơi xuống vang vọng trong điện. Trương Dẫn Tố sững người nhìn thứ trong bát, đó không phải thức ăn, chỉ có một mảnh huyết thư rách nát.
…Huyết thư của Lý Miên.