P- Chương
Sáng nay, lần đầu tiên từ khi về thành và xáp vào gia đình họ Ngô, Luân mới có dịp đến chào Ngô Đình Diệm. Anh biết sở dĩ Diệm cho gọi anh là vì Giám mục Thục muốn như vậy. Luân chờ đợi buổi gặp gỡ nầy từ mấy tháng qua. Trong tính toán, Luân đánh giá cái ô của giám mục chưa đủ kín. Có vẻ Ngô Đình Nhu không thích trình diện Luân với Diệm. Chưa bao giờ Nhu gợi ý cho đứa con nuôi của Giám mục làm quen với Thủ tướng; mặc dù lúc nào Nhu cũng nói với Luân theo kiểu gia đình.
Được điện thoại của Giám mục, Luân báo liền cho Nhu. Từ đầu dây ở Dinh Gia Long, giọng Nhu không thật sốt sắng:
- Vậy sao?... Thôi được, anh cứ đến…
Diệm tiếp Luân trong không khí gia đình. Khi người sĩ quan tùy tùng đưa Luân vòng ra phía sau dinh và khi thấy Diệm mặc bộ pyjama ngồi với giám mục ngoài hành lang, Luân khấp khởi trong lòng.
- Chào cháu! – Diệm không nhỏm dậy, chìa tay cho Luân bắt.
- Kính chào Thủ tướng! – Luân hơi nghiêng mình.
Sau khi quỳ hôn nhân giám mục, Luân ngồi vào chiếc ghế mây do Diệm mời.
Diệm trong rất tươi tỉnh, đầu chải rẽ, phì phà điếu thuốc Golden Club.
- Cháu thấy dễ chịu không? – Diệm hỏi dịu dàng.
- Thưa Thủ tướng, cháu thấy rất dễ chịu.
- Nó lên được chút đỉnh, có da có thịt hơn – giám mục giọng thật đầm ấm – Cực khổ chín, mười năm mà!
- Có lẽ vào dịp thích hợp, Đức cha đưa cháu ra Huế chào bà, các bác, các thiếm và chú Cẩn… - Diệm nhìn Luân một lượt – anh ngồi khép nép, hai tay chập vào nhau – bỗng đưa ra ý kiến đó.
- Đợi lễ thọ mẹ… Đông đủ mọi người. Cả chú Luyện cũng về… - Giám mục vui vẻ đồng ý.
- Phải đó!... - Diệm chuyển cuộc nói chuyện sang hướng khác – Cháu nghe tin Pathét Lào tấn công Nọng Khay và Huổi Theo ở Bắc Lào không?
- Thưa, cháu vừa nghe sáng nay, qua đài Pháp Á.
- Theo ý cháu, việc đó báo trước cái gì?
- Thưa, bản tin quá sơ lược cháu không đủ tài liệu để phán đoán. Tuy nhiên, theo cháu, sự thể không vượt quá những xung đột địa phương và chỉ mang tính cách nhất thời… - Luân trả lời dè dặt.
- Chú nghĩ hơi khác – Diệm dụi điếu thuốc hút dở chừng rút điếu thuốc khác, châm lửa – Pathét Lào được hai tỉnh, họ nhân lúc quân đội Hoàng gia còn yếu, toan tính mở rộng vùng kiểm soát. Tình thế sẽ chuyển biến nhanh… không chỉ ở Lào mà cả Đông Dương!
Luân im lặng. Giám mục chốc chốc ngó anh như khích lệ anh cứ nói, không sao đâu.
Thấy Luân giữ kẽ, Diệm cười:
- Đây là gia đình. Cháu đừng ngại. Chú sẵn sàng nghe, kể cả cháu nói khác ý chú.
- Dạ, Thủ tướng đã cho phép, cháu xin nói. Xét chung, nguyện vọng hòa bình hiện nay là nguyện vọng lớn nhất, bao trùm nhất ở bán đảo chúng ta. Chưa ai có thể phiêu lưu phá vỡ những điều mà Hiệp định Genève đã đạt. Phe nào cố tình nổ súng thì phe đó sẽ bị cô lập ngay, trong dư luận khu vực cũng như rộng hơn. Vả lại…
Diệm lắng nghe, thỉnh thoảng gật đầu. Vừa lúc đó, Nhu đến. Thấy Luân nhổm dậy, anh ta ấn Luân ngồi yên trên ghế, tự tay kéo một ghế khác, không có lưng tựa ngồi lên, chờ Luân nói tiếp.
- Tôi đang trả lời một câu hỏi của Thủ tướng – Luân nói với Nhu.
- Biết rồi… Tôi vừa nghe loáng thoáng… Anh cho biết hết ý của anh.
- Tôi vừa nói là nguyện vọng hòa bình bao trùm cả khu vực. Có thể nói, cả thế giới. Sắp tới, Việt Nam chúng ta dự hội nghị các nguyên thủ quốc gia ở Băng Đung(). Hội nghị Băng Đung nhất định quan tâm đặc biệt đến một nền hòa bình vĩnh cửu ở châu Á. Khi mà hai thế lực tồn tại ở đây, phía Bắc thì liên minh Nga Xô và Trung Cộng, phía Nam thì khối liên phòng Đông Nam Á…
() Bandung: một thành phố của Indonésia
- Anh Luân nghĩ thến nào nếu kẻ nổ súng đầu tiên ở Nam vĩ tuyến không phải là chúng tôi? – Nhu ngước mái tóc lòa xòa, hỏi đố.
- Tôi chưa rõ anh Nhu muốn nói đến những tay súng nào?
- Ta cứ cho như các giáo phái ở Nam Bộ, Đại Việt ở Trung Bộ…
- Cám ơn anh Nhu không đặt giả định từ những người kháng chiến cũ, từ phía Bắc vĩ tuyến – Luân cười nhẹ.
- Cho tới hôm nay, tôi chưa có cơ sở thực tế nào ột giả định như vậy… Mặc dù, về nguyên tắc, không loại trừ một giả định như vậy, tất nhiên, chưa phải vào năm .
- Còn về giáo phái và Đại Việt, tôi không coi quy mô của nó – một khi quả là súng nổ - trầm trọng đến mức các nguyên thủ quốc gia phải đem ra mổ xẻ ở Băng Đung – Luân nói, giọng đầy tự tin.
- Thế là đủ! – Nhu kêu lên vui vẻ - Ta có cách giữ ngọn cờ hòa bình về tay ta. Tôi đảm bảo với anh không bao giờ chúng tôi bấm cò trước!
- Và anh đảm bảo họ sẽ phải bấm cò trước! – Luân bổ sung câu nói của Nhu, nhấn mạnh ba chữ: “họ sẽ phải.”
Nhu cười phá. Ít khi nào Nhu cười phá – Luân nhận xét như vậy. Nhu cười phá mà đôi mắt nhìn Luân lại không cười.
- Anh Diệm hài lòng lắm! – Nhu bảo Luân khi hai người từ giã Diệm và Giám mục, Diệm mời Luân đến ăn cơm chiều.
Nghe Nhu, Luân chỉ cười.
- Anh đã vào Đại Thế Giới bao giờ chưa? – Nhu hỏi, như chủ động cho Luân biết rằng anh ta không bận tâm vì mối quan hệ vừa chớm, giữa Luân và Thủ tướng.
Nghe Luân bảo chưa, Nhu giục:
- Anh vào ngay, nó chẳng còn tồn tại lâu la gì nữa…
- Họ thi hành lệnh của Chính phủ?
- Tất nhiên, họ chẳng thi hành đâu. Họ đắp ụ súng, tăng thêm quân.
- Và anh thì cũng đang mong họ đừng thi hành lệnh đó, phải không?
Nhu đang đều bước song song với Luân trên dãy hành lang, chợt dừng lại:
- Không khéo, anh tưởng tượng tôi là con quỷ khát máu. Anh cứ vào Đại Thế Giới thì rõ…
- Tôi không tưởng tượng quá xa như vậy đâu… Trong cuộc đọ sức nầy, Chính phủ gác trước một điểm. Bình Xuyên cờ bạc, cướp bóc, làm tiền, Chính phủ yêu cầu họ ngừng tay các hoạt động trái lòng dân đó… Các giáo phái cát cứ, vơ vét thóc gạo, bắt lính, bắt phu không kể gì luật pháp, tùy tiện chém giết… Chính phủ phản đối. Cứ tấn công họ… Song, đồng thời, trước khi tấn công, hãy tuyên dương họ như bậc khai quốc công thần!
- Anh nói gì khó hiểu quá! – Nhu nhăn mặt.
- Đâu có khó hiểu. Giả sử Bình Xuyên, các giáo phái trong quá khứ và cả hiện giờ không vấp hàng loạt sai lầm, tội lỗi thì ông Diệm, ông Nhu dễ gì lay chuyển họ. Phải không? Giả sử tướng Hinh không thạo tiếng Tây hơn tiếng ta, Bảy Viễn không giỏi chửi thề hơn làm chính trị, các tướng lĩnh Cao Đài, Hòa Hảo không phải là hạng đốt nhà, cướp vợ thiên hạ thì liệu ông Diệm có thể gạt bỏ dễ dàng ra khỏi các chức tước quan trọng không? Chế độ ông Diệm gặp một vận may bằng vàng: các đối thủ sẵn sàng đưa lưng ra cho nện! Rồi nay mai, cuộc tranh chấp leo đến cái đỉnh của nó – giữa Quốc trưởng và Thủ tướng – Ông Diệm vẫn nắm chủ bài trong tay: Quốc trưởng vận với những cái đùi non ở Cannes…
Nhu không nói nữa. Anh ta tiếp tục bước đều đều, mặt như phủ một lớp băng.
- Điều mà tôi lo lắng, đó là đổ máu giữa đô thành! – Luân nói, như không để ý đến thái độ khang khác của Nhu.
- Anh cho là tôi thích đổ máu sao? Nhưng, nếu anh biết rằng trong kế hoạch gây sự, Bình Xuyên định đánh sập cả cầu Chữ Y lẫn nhà đèn Chợ Quán, anh sẽ thấy chúng tôi mới đúng là người quyết ngăn chặn đổ máu và đổ nát… - Nhu cau mày, nói gằn giọng.
- Tôi nghi tin tình báo hơi phóng đại!
- Thấy không? Anh vẫn không tin. Tôi mách cho anh một chi tiết: Bình Xuyên thu nhận một tay chuyên đánh đặc công nước, ngày xưa là quân của kháng chiến, hình như của chính đơn vị do anh chỉ huy! Gã nầy sẽ cho cầu Chữ Y chỉ còn trơ cái sườn. Với cả tấn thuốc nổ… Anh tin chưa?
- Anh nói thì tôi buộc phải tin…
- Tức quá! Nhu nổi nóng. Nhưng anh ta tự kềm chế được liền.
- Tôi sẽ cho anh xem bằng cớ. Tất nhiên, sau nầy… Bây giờ, anh vô Đại Thế Giới…
P - Chương
Trên đường từ Đại Thế Giới về nhà, Luân cố nén bao nhiêu xúc động. Tài xế Lục thỉnh thoảng liếc Luân, suy đoán. Luân không động đậy trên xe, thậm chí không nhìn hai bên phố đang sửa soạn Tết, như thói quen thường ngày của anh.
... So với lúc Luân biết – trước năm – Đại Thế Giới ngày nay mở rộng hơn nhiều. Tuy vẫn cửa ra vào đó, vẫn ba hàng chữ Đại Thế Giới kết bằng bóng đèn màu nhấp nháy – chữ Pháp, chữ Hoa, chữ Việt – bên trong có đến bốn võ đài, hai sân khấu Triều Châu, Quảng Đông, một sân khấu cải lương, nhiều nhóm ảo thuật, hàng mấy chục quán ăn nhỏ lớn – những cô gái “hối thén”() hở hang sẵn sàng chìu khách bất kì ở mức nào: bên cạnh, một phòng ngủ gồm cả hạng sang lẫn hạng bình dân. Nhưng, cái thu hút hàng chục nghìn người đổ xô như điên vào Đại Thế Giới là cái sòng bạc: ăn thua vài đồng có lúc lắc, bông vụ, vài chục đồng có bài ba lá, vài trăm đồng có xí ngầu lát, phé, vài nghìn đồng có một tụ đề tài xỉu. Luân không đếm xuể, chắc không dưới năm chục sòng.
Những gương mặt là Luân gặp phần lớn đều ngây dại: vì rượu, vì gái, nhất là vì ăn thua bài bạc. Chưa ai làm một bài toán để đo lường sức hủy hoại của Đại Thế Giới từ khi Bình Xuyên bao thầu nó – năm . Bao nhiêu vụ tự tử? Bao nhiêu vụ giết người? Bao nhiêu vụ thụt két phải đi tù? Bao nhiêu vụ bán thân của những bà, những cô, vợ con nhà lương thiện?
Vào đây, qua cửa, nơi lính Bình Xuyên lăm lăm tiểu liên sau ụ cát, chạm mặt với một thế giới nhầy nhụa, Luân càng đinh ninh thêm về cái kết quả thắng lợi giữa Bình Xuyên và Ngô Đình Diệm. Cả thành phố, cả Nam Bộ lên án khu ăn chơi quá quắt này. Có thể rất ít người ưa Ngô Đình Diệm, song không ai là không oán Bình Xuyên...
Ngọc cũng nhất trí với Luân như vậy.
Luân gặp Ngọc – họ hẹn trước – trong quán thịt rừng đèn leo lét cạnh Đông võ đài. Ngọc hóa trang khéo đến nỗi Luân ngờ ngợ mấy giây mới nhận ra: râu mép trễ dài, áo xá xẩu, nón nỉ đen, quạt phe phẩy, Ngọc giống hệt một tài phú đi tìm của lạ.
- Tôi đã bắt được liên lạc với anh Bảy Môn. Anh Bảy đang ở trong Bộ tham mưu Bình Xuyên, nguyên thợ nhà đèn. Nhờ người anh giới thiệu – người anh là cán bộ hoạt động bí mật – tôi tiếp xúc thẳng với anh. Anh tốt, sẵn sàng nghe ta, song thế lực yếu. Tôi ráp mối giữa anh Bảy với Quận ủy Long Thành. Hễ tình hình không ổn, anh Bảy vượt sông Soài Rạp thì anh em đưa quân của anh lên miệt chiến khu Đ... Tôi bàn với anh Bảy Môn nên thoát li trước để tránh liên lụy, song anh Bảy không chịu. Ảnh cũng có cái lí của ảnh: Bây giờ mà thoát li thì bất quá kéo theo vài chục người. Lính tráng Bình Xuyên chưa biết tội ác của người cầm đầu, đang còn mê tín dữ. Họ tin là Pháp không bỏ Bình Xuyên, họ tin là quân đội chưa ngả về Diệm, họ hi vọng quân của Nguyễn Văn Thành trên Tây Ninh, quân của Léon Leroy ở Bến Tre, quân của Ba Cụt ở Long Xuyên, quân Ngự lâm của tướng Vĩ ở Đà Lạt... Sớm muộn gì họ cũng tỉnh mộng. Từ đó anh Bảy mới tụ tập một lực lượng khả dĩ làm nên một cái gì đó sau này.
Luân nghe và đồng ý với Ngọc.
- Tôi chưa liên lạc được với anh Sáu Đăng. Chẳng rõ Xứ ủy nhận định tình hình ra sao. – Luân thở dài.
- Tôi chỉ biết chủ trương của Liên tỉnh ủy miền Đông qua các đồng chí Long Thành: mâu thuẫn tay sai Pháp – Mỹ bước vào thời kì có thể bùng nổ xung đột, phe thân Pháp đã ô hợp mà lại không có cương lĩnh chính trị rõ ràng, vẫn bám chủ trương chống Cộng, nhất định bị cô lập và thất bại. Liên tỉnh ủy miền Đông chủ trương lợi dụng tình hình xung đột ở mức cố gắng lôi kéo bộ phận yêu nước trong các phái chống Diệm, vừa bảo tồn thực lực vừa tạo danh nghĩa hợp pháp để bắt đầu nhen nhóm các đội vũ trang cách mạng. Liên tỉnh ủy cho rằng không thể công khai kêu gọi quần chúng ủng hộ các phái chống Diệm bởi lẽ các phái đó đã qua và hiện nay vẫn còn chống quần chúng gay gắt, mắc nợ máu với quần chúng.
- Vậy là rõ! Ta tin đó là sự chỉ đạo của Xứ ủy... Tôi đã hành động theo hướng đó. Bây giờ, tôi khuyên anh nên lắng một lúc. Hay anh ra khu? Công việc của anh đã có kết quả tốt rồi. – Luân ngó Ngọc, trìu mến.
- Ngay khi được báo động, tôi nằm im... Tôi thấy chưa cần ra khu. Đợi thời cuộc phát triển thêm một bước nữa. Vả lại, nhóm anh Bảy Môn non nớt lắm, không có mình giúp khi hữu sự, họ khó xoay trở...
Ngọc bỗng thở dài:
- Lúc đầu, tôi hi vọng Bình Xuyên ít nhiều hiểu ra đâu là lối thoát, chịu liên minh với ta. Tôi đã năm lần bảy lượt gợi ý với Lại Văn Sang, Lại Hữu Tài và thậm chí với Bảy Viễn. Song họ vẫn u mê. Đám quân sư của họ, nhất là Hồ Hữu Tường, Trần Văn Ân, càng đần độn hơn. Chẳng những từ chối, họ lại hăm dọa tôi. Bảy Viễn nói trắng: “Va”() thù Diệm nhưng chưa thù bằng ta. Tôi đã làm hết sức mình...
() Vous:¨Ông, Anh.
Im lặng một lúc, Ngọc nói tiếp:
- Phần tôi, công việc coi như sắp xong. Công việc của anh còn rất nặng. Tôi lo cho anh. Anh nằm ngay miệng cọp!
- Nằm ngay miệng cọp nhưng vẫn ăn ngon ngủ yên! – Luân đùa và anh thấy ngay là anh đã đùa không đúng chỗ, bởi vẻ mặt băn khoăn của Ngọc.
- Cám ơn anh lo cho tôi. – Luân trở lại giọng nghiêm túc – Song, tôi biết tình hình chưa có gì đáng ngại. Hiện nay, vấn đề đối với tôi là làm sao đạt được mức tin cậy cao hơn... Giữa chúng ta, tạm thời giảm liên lạc để giữ gìn cho nhau. Anh cứ nằm im đâu đó... Thật cần thì tôi sẽ nhắn, qua chị Cả...
- Vậy tôi đi... Dầu sao anh cũng hết sức cẩn thận.
Luân lòn tay dưới bàn. Hai người xiết tay nhau thật chặt. Cả hai đều thấy cay cay ở mắt.
Luân tần ngần nhìn theo Ngọc cho đến khi Ngọc chìm giữa dòng người hỗn tạp, loạn xạ...
Vào thành phố, Luân nhớ mà thèm da diết cái cảnh đầm ấm quây quần anh em đồng chí, cười nói thoải mái, vui ra vui, giận ra giận. Bây giờ, nhiều đêm chợt thức giấc, Luân không sao ngủ lại được. Tứ bề thật trống trải. Kề cận anh là tài xế Lục. Tuy “va” bản chất thật thà, ngày càng lộ rõ tình cảm với Luân song làm sao Luân quên được “va” là người của bác sĩ Tuyến. Rồi đây, sẽ thêm một vệ sĩ. Tới bốn mắt dòm ngó Luân. Nhu đã rút gã sửa xe đạp, nhưng còn bao nhiêu gã khác theo dõi Luân qua ổ khóa. Hằng ngày, anh chạm mặt với những hạng mà mỗi lời nói, mỗi cử chỉ của anh đều được chẻ như chẻ sợi tóc, chỉ cần một sơ hở nhỏ của anh, chúng sẽ lôi anh đến giá treo cổ. Hằng ngày, anh phải sống trong màn kịch căng thẳng, từ cái cười, cái nhún vai, cái liếc mắt đều đòi hỏi phải suy tính. Anh lợm giọng song buộc phải nói những điều trái thiên lương, trái chân lí. Thật ra, Luân chưa ước lượng hết mọi phức tạp như vậy. Liệu thần kinh anh đủ sức chịu đựng nổi cuộc tra tấn độc địa này đến bao lâu. Ngày trong giấc ngủ, anh không có quyền mớ. Những bộ phân ghi âm cực nhạy thu đến nhịp thở của anh.
Do nguyên tắc hoạt động trong lòng địch, Luân chỉ được liên hệ với Sa, Quyến và Ngọc. Với Sa, thằng bé liên lạc từng ngủ chung mùng với anh, má còn lông măng, anh gặp có một lần hôm trao “điếu thuốc.” Theo hẹn, mãi Tết âm lịch, anh mới gặp nó lần nữa. Chẳng rõ thằng nhóc xoay sở ra sao? Quyến thì chưa thấy ám hiệu. Chắc y đang “lót ổ.” Ngọc gặp Luân vài lần, nhưng từ nay cũng khó: chỉ cần Nhu biết hai người giữ quan hệ thì cả hai sẽ chẳng mong sống.
Nếu đây không là nhiệm vụ và nhiệm vụ quan trọng, anh đã nhảy ào vào chiến khu. Dù cho chiến khu không giống xưa – quân ta tập kết ra Bắc rồi, người của ta sống giữa lùm bụi, bám hầm bí mật, lấy đêm làm ngày – nhưng đó vẫn là khoảnh trời đất tự do.
Luân chợt thở dài. Anh nhớ đến Khu , đến các bà má, các em thiếu nhi, đến những nơi anh sống ròng rã ngần ấy năm: đầm Bà Tường, ngọn Tân Duyệt, rừng tràm Đường Sân, ngã Ba Đình, mùa cá kèo Viên An, mùa chạy nò Rau Dừa... Và gia đình ông Hai Sặt gần Phụng Hiệp... Anh nhẩm tính xem đã đủ ba trăm ngày cho khu chuyển quân Sông Đốc chưa... Nếu còn thì cũng còn chẳng mấy ngày nữa.
Một chú bé kéo Luân về thực tại:
- Báo mới đây thầy! Cựu thủ hiến Phan Văn Giáo sắp ra tòa vì thụt két gần sáu triệu đồng! Một vụ cướp lớn gần chợ An Đông, ba tiệm cầm đồ bị đánh một lượt, bọn cướp đi xe mang số công an...
Luân mua một tờ Tiếng Chuông. Anh thờ ơ với vụ Phan Văn Giáo. Chẳng qua Ngô Đình Diệm dợt sơ bằng vài quả đám nhứ, cú knock out sẽ dành cho những nhân vật nặng cân hơn Giáo nhiều, kể cả Bảo Đại.
Luân ngó liền bài xã luận. “Ông bạn này vẫn còn bình yên.” Luân nói về Khải Minh, người kí tên các bài xã luận báo Tiếng Chuông – đôi khi bài mang tên chủ nhiệm Đinh Văn Khai mà giọng văn thì vẫn của Khải Minh. “Chà nếu không bị ngăn cách, gặp gỡ nói chuyện ba trợn cho đã.” Luân nhớ tới Nguyễn Văn Hiếu – bút hiệu Khải Minh – bạn của anh.
Luân lật tờ báo. Anh đọc lướt qua các mục. Chẳng có gì quan trọng. Luân đã xếp tờ báo, vội vàng mở trở lại, đọc nơi trang bốn, mục nhắn tin: Em trai là Lê Diệt Thù, tự Sáu Thưng, nguyên đại đội phó Tiểu đoàn Bạc Liêu, nay làm việc ở Tổng nha Công an: Má đau nặng. Về ngay. Chị Ba...
Luân đọc đến bốn năm lần mẫu tin nhắn ngắn ngủn này.
Lê Diệt Thù? Sáu Thưng? À! Chính là hắn...
Hội nghị chi bộ đại đội kéo dài đến gà gáy nửa đêm. Tất cả gần hai mươi đảng viên ngồi trên mấy chiếc đệm trải theo líp dừa. Ngọn đèn con cóc khói đen kịt soi mờ các khuôn mặt buồn chen với giận. Một người duy nhất vát hất cái mặt trơ trơ, đó là Sáu Thưng, đại đội phó, chuyên trách đặc công thủy.
- Các đồng chí trong chi bộ đã nói xong. Xin mời đồng chí Bảy Luân, thay mặt trung đoàn ủy, cho ý kiến.
Đồng chí bí thư chi bộ đại đội thấy hội nghị cần kết thúc, ngỏ lời.
Luân trầm ngâm khá lâu. Chuyện đã rõ. Sáu Thưng được phân công chỉ huy các tổ đặt thủy lôi ở vàm Nhựt Nguyệt chặn tàu Tây. Đúng dự kiến của Ban chỉ huy trung đoàn, một đoàn tàu Tây theo ngã kênh xáng Đội Cường chạy vào vùng căn cứ ta, qua vàm Nhựt Nguyệt. Không vấp cản trở, chúng chia làm hai mũi: một xuôi dòng Bảy Háp thọc xuống Điền Quốc Gia, Nhà Thính, một ngược sông Cái Nước, vào bắn phá vàm Cái Cấm... Tại Vườn Cò, tàu chúng trúng thủy lôi, phải tháo chạy. Thủy lôi của du kích xã.
Sáu Thưng trình bày lí do: Ngòi nổ máy trái thủy lôi bị ẩm, châm điện mà không nổ. Trung đoàn cho kiểm tra, sự thật Sáu Thưng không có mặt ở vàm Nhựt Nguyệt như quy định. Vào lúc tàu Tây đột nhập vùng tự do, Sáu Thưng chè chén, sau đó, tổ chức cờ bạc ăn tiền, cách vàm Nhựt Nguyệt cả chục cây số. Một số cán bộ chiến sĩ đề nghị Sáu Thưng chấp hành chỉ thị của trung đoàn, Sáu Thưng chẳng những không nghe mà còn chửi bới om sòm...
Tại hội nghị chi bộ, Sáu Thưng không chối cãi những hành động của mình nhưng không chịu đó là sai quấy.
- Tôi đề nghị đồng chí Sáu Thưng nói trước...
Luân vẫn còn mong vớt vát. Sáu Thưng là một cán bộ đại đội lâu năm, tuy hay ăn nhậu, nhưng đã dự hầu hết các trận đánh lớn của Tiểu đoàn .
- Tôi không nói gì hết! – Sáu Thưng bĩu môi – Mổ xẻ đã thèm chưa? Kỉ luật gì thì kỉ luật hắt đi... Bộ mấy người tưởng tui ham chức đại đội phó lắm sao? Khuya thấy mẹ rồi, tôi đi ngủ đây!
Sáu Thưng đứng dậy, ngông nghênh bước ra khỏi đệm.
- Sáu Thưng! Đứng lại...
Luân quát.
Sáu Thưng chợt đặt tay lên báng khẩu súng ngắn trên thắt lưng, quắc mắt ngó Luân.
- Bỏ tay ra! – Luân vẫn ngồi yên tại chỗ, ra lịnh – Anh muốn tự sát hả?
- Sáu Thưng bộ quên tài bắn súng của anh Bảy rồi sao?
Một người nào đó chế nhạo. Sáu Thưng buông thõng tay lập tức.
Chi bộ quyết định khai trừ Sáu Thưng ra khỏi Đảng. Thay mặt cho ban chỉ huy trung đoàn, Luân cách chức đại đội phó của Sáu Thưng, loại hẳn ra khỏi quân đội và giao cho xã đội Trí Phải quản chế.
Chuyện từ năm Luân quên bẵng tên này. Người ta đã bỏ sót hắn trong danh sách những cán bộ từng hiểu rõ tông tích của Luân.
Có lẽ tay đặc công thủy mà Nhu nhắc chính là hắn.
Luân chưa hết bàng hoàng với mẩu tin trên tờ báo và đang dán mắt nhìn ai đó trong đám đông nên không để ý cô “hối thén” mang đến cho anh chiếc khăn nhúng nước nóng thoang thoảng mùi dầu thơm.
Ai giống Sáu Thưng đang cặp kè Ly Kai, rảo qua các gian hàng. Đúng là hắn, Sáu Thưng, trong bộ quần áo công an xung phong, súng lục xệ bên lưng, sắp đến quán nhậu mà Luân đang ngồi.
Luân xếp tờ báo và vụt ôm choàng lưng cô “hối thén,” đặt cô lên đùi anh. Cô cười ỏn ẻn, vòng tay qua cổ Luân, cúi thấp người. Cô che trọn Luân.
Ly Kai và Sáu Thưng dừng trước quán.
- Tôi có cha có mẹ đâu mà đau bịnh... Cũng không có chị có anh... Trùng tên trùng họ sao đó thôi! – Sáu Thưng bảo Ly Kai.
- Kì quá! Nhắn tin cho ông Sáu rõ ràng mà!
Tim Luân đập mạnh. Hai đứa mà vô quán thì chưa biết sự tình sẽ ra sao...
Cô “hối thén” nghe được hơi thở dồn dập của Luân, cắn vành tai anh:
- Vô trong kia, nị bao phòng tới sáng, chịu không?
Qua vai cô “hối thén,” Luân thấy Ly Kai và Sáu Thưng đã sang khu vực võ đài và mất hút.
Anh đợi một lúc, biết là chúng không trở lại, dịu dàng hôn nhẹ lên má cô gái, trả tiền bữa ăn, không quên tặng riêng cô “hối thén.”
Cô “hối thén” lạ lùng khi Luân thay vì mướn phòng ngủ tới sáng với cô, đã cầm tay từ giã cô, cám ơn cô hết sức chân thành.
Trong thâm tâm, Luân cảm ơn cả mẫu nhắn tin mà anh chắc là của anh Sáu Đăng.