Giờ khắc này, Ngọc Lưu khao khát tự do đến cháy bỏng. Hắn muốn thoát khỏi bàn tay kiềm tỏa này, không còn sợ hãi hay lo lắng. Chỉ một ngày thôi cũng tốt lắm rồi.
Nhưng đôi tay Vi Miễn lại gắt gao ôm hắn, giống như chiếc vòng kim cô. Siết hắn đến ngạt thở. Trong lòng Ngọc Lưu ẩn ẩn đau nhưng trên mặt lại bày ra nụ cười thản nhiên: “Vi gia, là ta hồ đồ. Xin ngài mau buông tay để ta đi rửa mặt cho tỉnh táo.”
Vi Miễn quả nhiên buông hắn ra, vỗ tay một cái, tức thì ngoài cửa tiến vào mấy nha hoàn. Một người bê chậu nước, một người cầm khăn và những vật dụng tẩy rửa khác; nha hoàn cuối cùng bưng một thực hạp (hộp đựng đồ ăn) đầy. Những nha hoàn này bước chân nhẹ nhàng, êm ru, động tác nhanh nhẹn. Ngọc Lưu còn đang sửng sốt thì cả bọn đã đứng vào vị trí tề chỉnh.
“Thỉnh Ngọc công tử rửa mặt chải đầu dùng cơm.”
Thanh âm của nhóm nha hoàn trong trẻo, tươi mát như tiếng chim hót trong rừng.
Ngọc Lưu theo bản năng liếc nhìn Vi Miễn một cái. Y làm động tác cứ tự nhiên, tuy không nói gì nhưng Ngọc Lưu cũng hiểu địa vị của mình đã được nâng cao thêm mấy bậc.
“Nhanh một chút. Lát nữa ta mang ngươi đi du hồ. Người ở trong viên chắc tù túng lắm rồi, ra ngoài chơi co khuây khỏa.”
Sủng ái của Vi Miễn tràn ngập trong ngữ khí nhưng Ngọc Lưu không hề cảm kích, ngoài mặt ngoan ngoãn thuận theo dù trong lòng cuồn cuộn sóng dồn, quét tan tia suy nghĩ sống an nhàn hưởng thụ trước kia.
Chiếc thuyền hoa neo đậu bên hồ tinh xảo mà hoa lệ. Mỗi lần Ngọc Lưu nhìn đến nó đều không tự chủ mà nhớ tới Lục Nguyệt Như. Trước đây, hắn vừa có chút đồng tình vừa chán ghét nữ nhân này nhưng hiện tại chỉ còn lại đồng cảm. Lúc nàng không lựa chọn hoán huyết cho Vi Miễn, hắn đã biết nữ nhân này đã vĩnh viễn mất tư cách trở thành chủ mẫu Vi gia, không bao giờ còn là uy hiếp đối với hắn nữa.
Vi Miễn tâm tình tốt vô cùng, nhìn Ngọc Lưu ngắm thuyền hoa đến ngẩn người, liền cười nói: “Suy nghĩ gì vậy? Ngươi thích chiếc thuyền hoa kia sao?”
Ngọc Lưu khẽ lắc đầu, lúc này mới phát hiện bên cạnh thuyền hoa còn có một chiếc thuyền con. Màn hoa trên thuyền khéo léo hé ra một chiếc bàn vuông, trên bàn bày ấm trà cùng một mâm điểm tâm tinh xảo. Ánh mắt hắn nhất thời sáng ngời lên.
“Xem ra ngươi thích cái này…” Vi Miễn cười đắc ý, ôm vai Ngọc Lưu bước vào tiểu thuyền.
Đứng đằng đuôi thuyền là Vi Việt (韦越): họ ‘Vi’ là da thú, “Việt” là nước Việt) vẫn kiệm lời như cũ, trong tay cầm cây gậy trúc dài, chờ hai người yên vị mới chống sào đẩy thuyền hướng giữa hồ lướt tới.
Phanh!
Đáy thuyền đột nhiên đụng phải cái gì đó. Ngọc Lưu hoảng sợ, theo bản năng níu lấy áo Vi Miễn, thẳng đến khi một con cá lắc lắc bơi qua đáy nước mới hơi hơi thẹn thùng buông tay, lại bị Vi Miễn nắm chặt.
“Đó là Kiếm sơn. Ngươi xem ngọn núi cao vượt mây kia có giống một thanh kiếm chĩa thẳng lên trời không? Nghe nói dưới chân Kiếm sơn chôn giấu vạn thanh bảo kiếm của nước Việt cổ cùng với hằng ha sa số vàng bạc châu báu. Lần trước vào thành Thượng Hòa, ta đến Kiếm sơn chơi một lần, phát hiện trên vách có vô số đại động có lẽ do bọn trộm bảo khố suốt trăm ngàn năm qua đào quật ra.” Thấy Ngọc Lưu ngưng thần ngắm ngọn núi phía xa, Vi Miễn hưng trí bừng bừng giải thích.
Ngọc Lưu đương nhiên biết đó là Kiếm sơn, thậm chí trên vách đá Kiếm sơn có bao nhiêu động hắn còn rõ hơn Vi Miễn. Chân Kiếm sơn, trừ bỏ đại động bên ngoài do cổ nhân đào, còn có một tòa đài cửu khúc, chín khúc dưới đài bích thảo liên thiên, hoa đoàn cẩm thốc (cỏ xanh rợn chân trời, hoa muôn màu nghìn sắc). Hàng năm xuân về hoa nở, đúng vào hội đạp thanh, hắn đều đến đây hiến vũ, từ khi mặt trời mọc đến lúc hoàng hôn, chỉ được nghỉ ngơi có canh giờ.
Phải múa cả ngày, mệt chết đi nhưng không thể không nhẫn nại. Ai bảo hắn là đệ nhất vũ kỹ thành Thượng Hòa?! Từ quan to quý nhân đến tiểu thư công tử, ai cũng thích nhìn hắn khiêu vũ. Vì thế hắn nhất định phải khiêu.
Ánh mắt quay lại người Vi Miễn, trong mắt Ngọc Lưu lộ ra vài phần nghi hoặc, nhất thời bất giác hỏi ra thắc mắc trong lòng.
“Vi gia, ngài vì sao không thích xem ta khiêu vũ?”
Ai cũng thích nhưng Vi Miễn không thích. Ngọc Lưu thủy chung không rõ, vừa gặp nhau đã bị hắn đánh gãy chân. Vi Miễn chủ ý khiến hắn không thể khiêu vũ được nữa. Một khi Vi Miễn không còn cần hắn, hắn liền ngay cả nghĩ muốn trở lại nam quán cũng không được. Không có khả năng mưu sinh, chỉ sợ muốn bán mình làm gia nô cũng phải đến nơi không ai nhận ra mình mới xong.bg-ssp-{height:px}
Thần sắc Vi Miễn chợt tối sầm, qua một lúc lâu mới chậm rãi hỏi: “Ngươi thích khiêu vũ sao?”
Thấy Vi Miễn dừng tầm mắt ngay đùi phải mình, Ngọc Lưu cả kinh, không đoán ra ý tứ của y, chần chờ một lát mới nói: “Khiêu vũ rất mệt…”
Không nói thích, cũng không nói không thích, không rõ ý tứ Vi Miễn là gì, hắn chỉ có thể cẩn cẩn dực dực (cẩn thận).
“Ta không thích ngươi múa. Năm năm trước ở Liễu phủ, ngươi dám trước mặt bao người tính kế đồng bạn…Ngươi đúng là một tiểu yêu tinh âm độc. Lúc đó ngươi đã hấp dẫn ánh mắt của ta. Lưu nhi, ngươi rất giống ta…To gan lớn mật, tâm địa độc ác, ra tay tàn độc, ta làm sao dễ dàng để một kẻ giống ta đến thế nhảy múa câu hồn trên sân khấu, dùng đủ loại động tác bất kham đi câu dẫn người khác.”
Ngọc Lưu ngạc nhiên, chuyện năm năm trước tự cho là thần không biết quỷ không hay, chẳng ngờ toàn bộ vở diễn đều rơi vào mắt Vi Miễn. Vô luận hắn cố gắng thế nào cũng không nhớ nổi trong buổi yến hội đó có sự tồn tại của nam nhân xinh đẹp mà nguy hiểm này. Hôm đó người quá nhiều, tình hình rất loạn, mà hắn lại có tật giật mình, căn bản là chưa từng chú ý lúc đó có người nào.
“Làm chuyện trái lương tâm như thế, người có từng nghĩ tới có một ngày ngươi rơi vào kết cục tương tự?” Môi Vi Miễn ghé sát tai Ngọc Lưu, tay dừng lại trên đùi phải hắn.
Ngọc Lưu theo phản xạ định rụt chân, quên mất mình đang ở trên tiểu thuyền. Hắn vừa động, thuyền liền lắc lư tròng trành, mất đi trọng tâm, mắt thấy sẽ rơi xuống hồ, bên hông căng thẳng, hóa ra Vi Miễn dùng sức kéo hắn trở về.
Chính là ai cũng không nghĩ tới, vì dùng sức quá mạnh, Vi Miễn mất đà, lôi cả hai người ngã xuống hồ.
Vi Việt dừng thuyền hoa lại, dùng dư quang khóe mắt nhìn lướt đám bọt khí trên mặt hồ rồi mới ngửa đầu nhìn trời. Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật văn. (Chuyện phi lễ chớ nhìn, chớ nghe, chớ nghe thấy)
—
() “Giấc mộng Nam Kha”: được dùng để hình dung cõi mộng hoặc một không tưởng không thể thực hiện được của một người nào đó. Thành ngữ này có nguồn gốc từ cuốn tiểu thuyết “Tiểu sử Nam Kha Thái Thú” của tác giả Lý Công Tá đời Đường Trung Quốc thế kỷ công nguyên.
Một người tên Thuần Vu Phân, ngày thường thích uống rượu. Trong sân nhà ông có một cây hòe lớn rễ sâu cành rậm, một đêm giữa hè, trăng tỏ sao thưa, gió thổi hiu hiu, chỗ dưới cây hòe là một chỗ hóng mát tốt.
Vào ngày sinh nhật của Thuần Vu Phân, người thân và bạn bè đều đến chúc thọ, ông vui mừng quá, và uống nhiều chén rượu. Sau khi người thân và bạn bè về nhà, Thuần Vu Phân ngà ngà say hóng mát dưới cây hòe, bất giác ngủ quên.
Trong giấc mơ, nhận lời mời của hai sứ thần, Thuần Vu Phân bước vào một lỗ cây. Trong lỗ có thời tiết tốt đẹp, là một thế giới riêng biệt, có nước Đại Hòe. Lúc đó, kinh thành đang tổ chức cuộc thi lựa chọn quan chức, ông cũng đi đăng ký. Ông đã thi ba cuộc, viết văn rất suôn sẻ. Khi công bố kết quả cuộc thi, ông đứng đầu bảng. Tiếp theo nhà vua tổ chức thi đình. Nhà vua nhìn thấy Thuần Vu Phân vừa đẹp trai, vừa tài ba lỗi lạc, nên hết sức ưa thích, rồi chọn ông là trạng nguyên, và gả công chúa cho ông. Trạng nguyên trở thành phò mã, nhất thời việc này được truyền thành giai thoại ở kinh đô.
Sau khi lấy nhau, vợ chồng hết sức đằm thắm. Không lâu, Thuần Vu Phân được nhà vua cử đến quận Nam Kha làm thái thú. Thuần Vu Phân cố gắng làm việc và quý mến nhân dân, thường đến địa phận quận Nam Kha điều tra nghiên cứu, kiểm tra công tác của bộ hạ, công tác hành chính ở các địa phương đều rất liêm khiết và có trật tự, nhân dân địa phương hết sức khen ngợi. Ba mươi năm trôi qua, thành tích của Thuần Vu Phân đã nổi tiếng khắp toàn quốc, và ông đã có con, trai gái, cuộc sống rất hạnh phúc. Nhà vua mấy lần muốn điều động Thuần Vu Phân về kinh thành đảm nhiệm chức vụ cao hơn, nhưng sau khi được biết, nhân dân địa phương kéo nhau lên phố, ngăn lại xe ngựa của thái thú, thỉnh cầu ông tiếp tục làm quan thái thú quận Nam Kha. Thuần Vu Phân cảm động trước sự yêu mến của nhân dân, đành phải lưu lại, và trình thư lên nhà vua giải thích rõ tình hình. Nhà vua rất vui mừng trước thành tích công tác chính trị của ông, và ban thưởng cho ông nhiều vàng bạc châu báu.
Một năm, nước Thiện La cử quân đội xâm phạm nước Đại Hòe, các tướng quân nước Đại Hòe thừa lệnh chặn đánh địch, bất ngờ bị đánh bại nhiều lần. Tin thua trần truyền tới kinh thành, nhà vua bị choáng, khẩn cấp triệu tập quan chức văn võ thương lượng cách đối phó. Nghe nói quân đội mình nhiều lần bị đánh bại ở tiền tuyến, địch hết sức mạnh mẽ đã tiến gần kinh thành, các đại thần sợ hãi đến nỗi tái mặt, đại thần này nhìn đại thần kia, đành chịu bó tay.
Nhìn thấy thần sắc của đại thần, nhà vua hết sức tức giận và nói: “Nhà ngươi ngày thường ăn ngon ở nhàn, hưởng thụ hết vinh hoa phú quý, một khi nhà nước gặp khó khăn, nhà ngươi lại trở thành quả bầu không có mồm, hèn nhát khiếp trận, cần nhà ngươi có tác dụng gì?”
Tể tướng chợt nghĩ tới ông Thuần Vu Phân, thái thú quận Nam Kha có thành tích công tác xuất sắc, bèn giới thiệu với nhà vua. Nhà vua ra lệnh ngay, điều động Thuần Vu Phân điều khiển quân đội tinh nhuệ toàn quốc đánh địch.
Sau khi nhận được mệnh lệnh của nhà vua, Thuần Vu Phân lập tức dẫn quân xuất chinh. Nhưng ông không biết gì về phép dùng binh, vừa giao chiến với quân địch, đã bị thua liểng xiểng, chiến sĩ và ngựa bị tổn thất nặng nề, ông xuýt nữa bị bắt. Được tin này, nhà vua hết sức thất vọng, ra lệnh truất bỏ mọi chức vụ của ông, giáng xuống làm bình dân, và đưa về quê. Thuần Vu Phân nghĩ tên tuổi anh hùng của mình bị phá hủy hoàn toàn, hết sức xấu hổ và tức giận, kêu một tiếng thật to, ông tỉnh dậy từ giấc mơ. Ông theo cõi mộng đi tìm nước Đại Hoè, hóa ra dưới cây hòe có một lỗ con kiến, những kiến đang cư trú ở đó.
“Giấc mộng Nam Kha” có khi cũng chỉ đời người như giấc mơ, phú quý quyền thế đều là hư ảo.