Ngày hôm sau, hôm nay là thứ nên quán mở muộn hơn bình thường bởi hai ngày cuối tuần mọi người thường phải làm việc đến tận khuya. Lúc này đã hơn h sáng, Tuấn vừa bê được cái biển hiệu của quán ra bên ngoài thì đã thấy đâu mấy chủ quán khác đi sang.
Tuấn cười rồi chào:
- - Mọi người đi đâu mà lỉnh kỉnh vậy..?
Tuấn hỏi thế là bởi vì trên tay mỗi chủ quán đều xách một túi quà, một người cười cười, gãi đầu gãi tai rồi hỏi Tuấn:
- - Vợ chồng ông Đổng vẫn chưa đến hả chú Tuấn..?
Tuấn đáp:
- - À chưa...? Nhưng chắc lát nữa anh chị ấy đến bây giờ đấy...? Ủa mà hôm nay các quán tổ chức đi lễ hay đi đâu mà tụ tập đông đủ thế này...?
Người khác nói:
- - Đâu, có lễ bái gì đâu...? Chẳng là chúng tôi muốn tìm vợ chồng nhà Đổng bàn chút chuyện.
Trong số đó bỗng có một người đi lên rồi khục khặc:
- - Gớm thôi đi, nói luôn cho nó nhanh. Chúng tôi sang đây là để gặp chú Tuấn đấy, có chuyện này muốn bàn với chú. Nhưng mà cứ đợi vợ chồng nhà Đổng đến rồi ta nói sau. Cái nhà này, đã hẹn h mà giờ còn chưa thấy đâu.
Tuấn không biết chuyện gì nhưng đứng tập trung ngoài vỉa hè thế này không hay lắm, Tuấn mở hết cửa kéo rồi đáp:
- - Có chuyện gì thì mấy anh chị cứ vào đây đã. Ngồi đợi một lát anh chị Đổng đến giờ ấy mà.
Đúng chưa chết đã thiêng, vừa nhắc Tào Tháo thì Tào Tháo đến, anh Đổng đèo vợ trên con xe máy rồi phi thẳng lên vìa hè, thấy đông người, anh Đổng vẫn tay chào rồi cười trừ:
- - Khổ, xe hết xăng nên phải đợi đổ. Mọi người đến đông đủ rồi à...? Vào trong đi.
Tuấn vẫn không hiểu mấy người này rốt cuộc là muốn bàn chuyện gì, Tuấn cũng đi vào. Ngồi tất cả xuống bàn, anh Đổng đại diện cho mọi người nói trước:
- - Chú Tuấn này, hôm nay anh với mấy người cũng làm quán xung quanh đây muốn bàn với chú điều này, chú cứ nghe qua, hợp lý thì làm, không thì coi như anh chưa nói gì nhé.
Tuấn đáp:
- - Xời, có việc gì anh cứ nói thẳng, anh em mình còn rào trước đón sau làm gì.
Anh Đổng nhìn mọi người rồi tiếp tục:
- - Không giấu gì chú, ở đây cũng toàn anh chị em làm ăn chân chính giống như anh thôi. Nhưng nói thật, bọn anh cũng chỉ là người bình thường, ít quan hệ xã hội, mà có cũng không dám gây gổ với đám giang hồ, bảo kê. Hôm qua chú cũng thấy rồi đấy, quán xá làm ăn yên lành như vậy nhưng cứ vài hôm lại có bọn đến làm phiền, kiếm chuyện. Bọn anh nghe được thông tin là đám giang hồ kia chúng nó muốn chiếm được ít nhất lốt nhà hàng ở đoạn đường này để mở thành một chuỗi ăn uống, cả gái gú nữa. Nhưng theo hợp đồng thì phải mấy năm nữa bọn anh mới phải trả điểm. Thế cho nên, chúng nó tìm cách chèn ép không buôn bán, làm ăn được để phải sang nhượng lại cho chúng nó. Nói thật, tháng trước quán anh làm cũng không được, mà không riêng anh, mấy quán gần đây cũng thế. Đã có quán sợ chúng nó quá mà sang tên rồi. Chú là người bản lĩnh, lại có máu mặt, ra tù cũng là người có số má....Quan trọng là hôm qua ai cũng thấy một mình chú chỉ cần vẩy tay nhẹ cũng khiến cho thằng đo đất. Trước tháng nào bọn anh cũng phải nộp tiền bảo kê, nhưng hiện tại chỗ bảo kê cho bọn anh cũng không dám làm gì bọn này nên anh muốn nhờ chú đứng ra bảo kê cho khu này. Việc này anh không tự quyết định mà là tập hợp những chủ quán cùng ý kiến. Chú thấy sao...?
Tuấn mỉm cười:
- - Cảm ơn mọi người đã tin tưởng, nhưng em chỉ có một mình, có muốn làm cũng khó.
Một người khác nói:
- - Chú Tuấn đi tù lâu như thế chẳng lẽ không có anh em giang hồ nào hay sao..?
Nghe câu này Tuấn mới chợt nhận ra, đúng là trong tù Tuấn từng khiến cho nhiều anh em phải nể phục, ngay cả lần đi năm đầu tiên, cỡ như Ngọc Hổ đất Quảng Ninh mà theo lời Long nói là một tay anh chị khét tiếng, cũng chính là đại ca của Long còn phải cúi đầu trước Tuấn. Nhưng sau đó ra tù thì Tuấn không còn dây dưa hay liên quan đến những bạn tù trước đây nữa. Một phần vì thời điểm ra tù khác nhau, sau rồi cũng mỗi người một nơi, chẳng ai liên lạc với ai. Tuy nhiên phần lớn đó là vì sau khi mãn hạn tù, Tuấn muốn trở thành một người công dân mẫu mực, Tuấn không muốn nhúng chân vào giới xã hội nữa. Nhưng trớ trêu thay, khi con người ta muốn lương thiện thì cuộc đời lại không được như họ mong muốn. Kết quả, Tuấn đã thất bại với suy nghĩ của mình và tiếp tục đi tù lần thứ .
Giờ đây nghe những người này nói, Tuấn vô tình nhận ra có lẽ mình đã bỏ qua những thứ mà cuộc đời dành riêng cho Tuấn. Lương thiện ư...? Định nghĩa như thế nào là lương thiện...? Trong cái xã hội mà việc giết người còn có thể thay thế hung thủ bằng một kẻ khác, luật pháp bị bẻ gãy bởi những người cầm cán cân công lý, công an cũng thu phí bảo kê như giang hồ thì liệu sống ra sao mới là lương thiện....? Phải chăng ta hãy " lương thiện " theo cách mà bản thân ta cảm thấy đó chính là lương thiện......
Tuấn đáp:
- - Cũng đã quá lâu rồi, hơn nữa tôi cũng chưa bao giờ nghĩ đến việc này. Nhưng giờ có lẽ tôi phải suy nghĩ lại. Còn chuyện bảo kê cho các quán, một mình tôi có thể sẽ khó khăn, nhưng nếu mọi người ở đây đồng tâm hiệp lực thì cũng đâu phải sợ bọn nó nữa. Tôi thấy mỗi quán đều có đến thanh niên làm việc đón khách, cũng săm trổ kín người. Bây giờ chỉ cần các quán chung tay lại, mỗi khi một quán có chuyện thì quán khác đưa người sang giúp, ngồi đây có quán tất cả, chưa biết có đánh lại được bọn nó hay không, nhưng mọi người mà đoàn kết thì chúng nó cũng phải dè chừng, muốn làm bừa cũng phải suy nghĩ.
Anh Đổng nói:
- - Không phải bọn anh không nghĩ đến điều này, đúng là quán nào cũng có - người như chú nói, nhưng bọn đến gây chuyện toàn thứ dữ. Hơn nữa mấy thanh niên ở quán cũng chỉ là tôm tép so với đám kia nên....
Tuấn cười rồi tiếp tục:
- - Ý anh là thiếu một người cầm đầu phải không...? Chuyện này đơn giản thôi, em sẽ đứng lên nhận trách nhiệm này. Nếu như có ai đến mấy quán ở đây gây sự, em sẽ đứng ra giải quyết, và ngược lại mọi người cũng vậy. Thế được chứ...?
Được nghe chính Tuấn nói ra câu đó, không chỉ anh Đổng mà mọi người đang có mặt ai cũng mừng cười phớ lớ. Mỗi người đặt lên bàn một túi quà, bên trong mỗi túi là một cái phong bì. Anh Đổng đại diện nói:
- - Mọi người có chút quà biếu chú, chú nhận cho mọi người vui.
Tuấn ngạc nhiên:
- - Ơ kìa, em đã làm được gì đâu mà nhận đồ của mọi người. Anh bảo mọi người cầm về đi.
Một người trong số những chủ quán đẩy túi quà về phía Tuấn rồi khẽ mở lời:
- - Chú đồng ý giúp chúng tôi là chúng tôi cảm kích lắm rồi. Chút quà nhỏ này có gì đâu, tấm lòng cảm kích chú thôi. Sau này có gì chú giúp đỡ cho. Thôi, không làm phiền chú nữa, chúng tôi về đây.....Hôm nào tất cả họp nhau liên hoan một bữa, để gọi cả quán đi chung cho biết mặt nhau.
Bàn chuyện xong, tất cả kéo nhau ra về, còn lại Tuấn với anh Đổng, anh Đổng cười:
- - Xin lỗi chú vì anh không nói trước với chú. Trước anh cũng nghĩ đơn giản, chúng nó phá thì mình báo công an. Nhưng không được, giờ chỉ cần ngày cuối tuần, chúng nó cho vài ba thằng bặm trợn đứng ở khu vực cửa quán rồi đuổi khách thôi cũng chết rồi. Người xưa có câu " cao nhân tất hữu cao nhân trị " đối với đám giang hồ đó mà không có người hiểu về giang hồ thì không làm gì chúng được. Anh đã nghe chú kể về cuộc đời của chú, nay coi như chú giúp anh, giúp mọi người. Chị cũng sợ để chú làm công việc này là hại chú đi vào con đường tù tội một lần nữa, nhưng hôm qua anh thấy chú xử lý mọi chuyện rất bình tĩnh, chú chỉ muốn cho chúng nó hiểu việc chúng nó đang làm là gì chứ không ra tay quá mạnh. Đó là điều khiến anh yên tâm. Chỗ quà này chú cứ nhận lấy, đừng ngại.
Anh Đổng vẫn là một người biết suy nghĩ, anh nói không sai, ngày hôm qua, Tuấn chỉ muốn dằn mặt cho đám giang hồ đó biết mà tránh chứ không điên cuồng mỗi khi có chuyện là lại nổi máu nóng như ngày xưa nữa. lần vào tù với khoảng thời gian gần năm. Còn gì nữa đâu mà Tuấn chưa trải nghiệm, kinh nghiệm xương máu trong ngần ấy năm ngồi trong khám, đứng sau song sắt, năm qua chẳng lẽ Tuấn lại không biết chữ " Nhẫn " viết như thế nào. Tuấn cũng không còn trẻ nữa, đã qua nửa đời người rồi.
Anh Đổng tiếp:
- - Giờ vợ chồng anh đi xem mấy mối tàu mới vào bến để lấy thêm đồ bán. Buổi sáng ít khách chú cứ nghỉ ngơi đi nhé.
Vợ chồng anh Đổng rời đi, đem tất cả những túi quà được tặng khi nãy vào trong, trong mỗi túi ngoài bánh kẹo, rượu ra thì đều có chiếc phong bì, bên trong mỗi phong bì là triệu đồng. Tuấn cũng ngỡ ngàng khi nhận được nhiều tiền như vậy mặc dù chưa phải làm gì cả.
Không ngoài dự đoán, trong vòng tháng tiếp theo, dưới sự liên kết giữa các quán ăn, trong đó Tuấn là người cầm đầu đám thanh niên của mỗi quán. Có vài lần bọn giang hồ đi xe biển tỉnh khác đến kiếm chuyện, tuy không vào quán của anh Đổng, nhưng chỉ một cuộc điện thoại, vài ba phút sau Tuấn tập hợp người của các quán lại rồi đến quây lại đám giang hồ lạc lối kia. Bọn giang hồ không lường trước được việc này, bị quây đánh cho xây xẩm mặt mày vài lần, không còn tác oai tác quái được nữa, lúc này chúng mới thực sự chú ý đến Tuấn.
[.......]
Tại khu biệt thự của tay Phiến, đại ca của mảnh đất này trong tất cả các lĩnh vực. Lúc này Phiến đang trong cuộc họp bàn về chuyện làm ăn, Phiến nói:
- - Thế bao giờ chúng mày mới giải quyết xong mấy lô nhà hàng ở khu vực bãi đây....?
Miệng ngậm xì gà, Phiến quắc mắt nhìn đám đàn em đang cúi mặt chưa thằng nào trả lời......