Lý Dung ăn sáng xong thì nội thị đưa một lá thư tới.
…Nói là nữ công tử ở Liễu phủ kia khá hơn rồi. Hôm qua có tỉnh lại một lát, hay tin bệ hạ hết lòng vì mình, cô còn cảm động mặc bệnh mà viết thư, hy vọng trình lên Ngự hoàng để tỏ lòng cảm tạ.
Lý Dung tiện tay đặt thư xuống cạnh bàn, khoát tay ra dấu cho họ lui xuống.
Mọi người rời khỏi điện. Khi người cuối cùng ra ngoài, hắn tóm vội lá thư mở ra xem, sau đó ôm tờ giấy nhảy nhót vui vẻ.
Chưa kịp nhảy bao nhiêu, Ngự hoàng bỗng thấy người ngoài cửa…
Đúng lúc Trương Dẫn Tố đến báo cáo định kỳ, thấy dáng vẻ mừng rỡ ngốc nghếch của thượng cấp, y ngây như phỗng.
Lý Dung ho khan: Chuyện gì?
Trương Dẫn Tố: Chuyện… chuyện là các thái y ở Liễu phủ thôi ạ… À… Liễu phủ đông nhiều quá, hành động của thần bị cản trở…
Trương Dẫn Tố: Không còn gì khác nữa, thần cáo lui.
Nhìn thấy thứ không nên thấy, tốt nhất là rút cho nhanh. Trương mật sứ chạy như bay.
Trong cung có thanh khí của đạo gia hộ pháp, vốn là để ngăn cản những thứ ô uế lại gần hoàng cung, nhưng y vào cung chuyến này cảm giác như có gì đó đè nặng trên lồ ng ngực, không thở nổi.
Y vào Liễu phủ, vòng qua hành lang không người, lảo đảo đi về lầu Bắc. Thứ ô uế kia đang ở dưới bàn, Trương Dẫn Tố loạng choạng đi vào tìm nó, sau đó nhào vào trong bóng đen vô hình kia.
Như thể giữa đêm đông lạnh lẽo, lạnh đến nỗi khó mà ngủ nổi chợt được một tấm chăn dày, mềm mại và ấm áp bao bọc. Y vùi mình vào nó, thở một hơi dài.
Thứ kia mặc cho y ôm chặt nó như chăn, nó phát ra tiếng cười mê hoặc: Cho ta ăn luôn thế này được không?
Liễu Chí: Ta có thể biến thành ngươi, ngươi cũng có thể biến thành ta, không cần đối phó những người kia, chúng ta muốn làm gì thì làm cái đó…
Hai tay Trương Dẫn Tố bị nó hút sâu vào trong bóng tối, quấn lấy từng vòng, bao bọc vào sâu và chặt chẽ hơn.
Bất chợt, cảm giác đau nhói ép Liễu Chí lùi lại… Y giật tờ giấy âm bọc đồng xu Tử Lôi ra, cả người và thứ ô uế kia cùng bị thánh khí mát lạnh chèn ép, nhưng Liễu Chí vẫn bị thương nặng hơn.
Trương Dẫn Tố hỏi: Phu nhân Thừa tướng năm xưa cũng bị ngươi ăn mòn từng chút một, cuối cùng chết vì bệnh thế này, đúng không?
Một đống chi mảnh đang định lao vào y, nghe vậy đều khựng lại.
Trương Dẫn Tố: Ta cảm thấy ngươi không muốn hại bà ấy… Chẳng qua khi đó ngươi chưa biết khống chế thế nào. Sau khi bà chết, ngươi mới học cách tránh những người khác ở Liễu gia.
Trương Dẫn Tố: Nếu như ngươi… muốn tiếp tục chung sống bình yên với con người, ngươi phải học cách khống chế mình nhiều hơn…
Chưa nói xong, y chợt bị vô số chi mảnh tức giận tóm lấy, giơ lên cao. Giọng nói của Liễu Chí khó nén cơn giận: Chính các người đã quấy rầy ta…
Lúc này, tiếng gõ cửa vang lên. Thị nữ của Liễu phủ đến báo tin, nói Nam Phật tiểu thư bệnh trở nặng hôn mê, Thừa tướng rất sốt ruột, gọi công tử sang xem.
Căn phòng hỗn loạn, Trương Dẫn Tố bị trói trên cao, nhưng thị nữ kia lại như chẳng thấy gì, xin cáo lui.
Sau một lúc giằng co, Liễu Chí ném y xuống, tự ra ngoài.
…Vì có thái y đến nên mấy hôm trước, Trương Dẫn Tố đã đề nghị làm Liễu Ô “hơi khỏe lại”, đỡ bị người ta nghi ngờ.
Giờ đây, Liễu Chí lại làm cô bệnh nặng hơn, muốn đẩy lùi đám thái y kia. Dạo này nó rất nóng nảy, trong phủ nhiều người quá, hơi thở của người sống quá nhiều, vượt qua âm khí của ô uế cũng khiến nó khó chịu.
Giờ đã nửa tháng trôi quá rồi, Lý Dung không có vẻ gì sẽ bỏ cuộc, trái lại Dương Kích vốn ngày nào cũng tới thăm bệnh đã không tới mấy ngày rồi.
Chẳng lẽ chưa dọa được Ngự hoàng mà tướng quân đã thay lòng trước rồi? Không ai nói chắc được.
Hôm đó hai người chia tay trong bực dọc, mấy hôm sau không ai nói gì. Trương Dẫn Tố vẫn sinh hoạt như thường, chỉ đợi một mật lệnh của Ngự hoàng.
Chừng ba, bốn ngày sau, nửa đêm hôm nọ, y đang ngủ thì nhận thấy có gì đó đang kéo vạt áo mình.
Trương Dẫn Tố ngủ nông, biết thứ kia đến, song không đáp lại.
Nó kéo thêm mấy lần, chi mảnh vòng qua eo y: Họ Trương à…
Trương Dẫn Tố không trả lời.
Liễu Chí: Trương tiên sinh…
Liễu Chí: Ngươi… đến phủ tướng quân hỏi thăm chút đi mà…
Trương Dẫn Tố vẫn không trả lời. Ngay sau đó, một đống giấy rơi xuống phủ lên người y…
Liễu Chí: Mấy hôm nay ta vẫn chép sách chăm chỉ lắm. Chép mấy trăm lần luôn rồi.
…
Trương Dẫn Tố hết giận ba phần, đến phủ tướng quân xem thay nó.
Vết thương cũ của Viễn Uy tướng quân tái phát, gần đây đang nghỉ bệnh, con trưởng Dương Quan, cũng là huynh trưởng của Dương Kích lo liệu việc nhà thay.
Trương Dẫn Tố đã đọc hết tài liệu mật về bá quan văn võ trong triều. Dương Quan và Dương Kích không cùng mẹ, Dương Quan là con của vợ cả, Dương Kích là con của một nô tỳ không tên. Nhưng Dương lão tướng quân lại thiên vị con nhỏ hơn đôi chút, khiến nhiều người âm thầm quở trách.
Khuôn mặt Dương Quan nghiêm nghị, khí chất hơi khác so với Dương Kích. Ánh mắt kia làm y cảm giác đây không phải người dễ gần, mà hắn cũng chả coi trọng Trương Dẫn Tố là mấy.
… Dương Kích bị huynh trưởng cấm túc. Hình như là vì hắn siêng năng đến phủ Thừa tướng quá, bị Dương Quan nghi là có tình riêng với Liễu Ô, bèn cầm túc Dương Kích vì sự trong sạch của gia đình.
Có người hầu vào pha trà, bị Dương Quan đuổi ra.
Dương Quan: Sau khi phụ thân đổ bệnh, chuyện nhà ngày càng loạn. Đệ đệ ta xưa giờ không nghe lời, nếu mặc kệ nó nữa kiểu gì cũng sẽ nên họa lớn.
Trương Dẫn Tố kiếm cớ, nói Thừa tướng đã liệu trước Dương gia lo lắng việc này nên cố ý phái mình đến giải thích.
Dương Quan bật cười: Giải thích cái gì? Dù có không coi trọng tỷ tỷ, chẳng phải nhà kia vẫn còn một đệ đệ không ra gì sao? Y như ma quỷ, không thấy ra ngoài bao giờ.
Dương Quan: Năm nay nhà ta sẽ bắt đầu để mắt đến hôn sự cho Dương Kích. Không cần Liễu phủ phải lo, cứ quản lý con cái nhà mình cho kĩ là được.
Hắn mở cửa tiễn khách, trước khi đi vẫn không dịu mặt với Trương công tử: Ngươi cũng là công tử con nhà quan, bợ đỡ đi làm tiên sinh tại nhà cho người ta, có tiền đồ thật.
Thái độ của Dương Quan như thế, Trương Dẫn Tố nhịn được, nhưng Liễu công tử nào có nhịn được?
Tiên sinh đến nhà người khác chưa được hớp trà nóng nào đã bị đuôi ra ngoài, nếu là trước kia, nó phải ăn hết cả Dương gia mới chịu thôi.
Cò kè mãi, Trương Dẫn Tố đồng ý đưa nó đến Dương phủ “nhìn kẻ thủ”. Nhưng phải cam kết ba điều, không ăn người, không ăn người, không ăn người.
Sau hôm hai người căng thẳng, thực chất Liễu Chí cũng hối hận. Nó nổi giận là vì Trương Dẫn Tố nói đúng một vài chuyện.
Nó tức giận muốn ăn người này, nhưng lại thấy y nói cũng đúng… Nếu muốn bảo vệ Liễu gia, một mình nó không nên chuyện.
Liễu gia đang đứng trên đầu ngọn sóng. Chỉ gồng mình thì không chèo chống được con thuyền này vào bờ, phải có một người biết nhìn thủy triều dòng nước chèo thuyền, đưa nó xuôi dòng mới có thể an toàn cập bến.
Dương phủ về đêm vẫn được canh giữ nghiêm ngặt, Trương Dẫn Tố khó lẻn vào được, đành thả Liễu Chí vào như lần trước.
Bóng đen lẳng lặng trượt vào phủ tướng, quen chân tìm đến nơi ở của Dương Kích. Đèn trong phòng chưa tắt, vẫn còn tiếng nói chuyện bên trong.
Ngươi nói rất tức giận, vừa đập bàn vừa ném chén, bất lực nói: Đệ có ti tiện hay không hả?!
Người còn lại đáp: Để huynh trưởng bận lòng là lỗi của đệ.
…Đây là tiếng của Dương Kích, vậy chắc hẳn người tức giận là ca ca Dương Quan.
Dương Quan: Cô ta là con gái Thừa tướng thì sao? Đệ là đệ đệ của ta! Văn võ song toàn, có thua ai kia chứ?
Dương Quan: Nếu cô ta có tình cảm với đệ thì hãy cưới gả cho xong, còn nếu sợ bệ hạ trách tội thì vào cung làm phi tần. Cứ kéo dài thế này lại không từ chối đệ, cũng không gả chồng thì ra thể thống gì? Ta tức là tức chuyện ấy!
Dương Kích: Huynh trưởng, huynh đừng trách Nam Phật…
Dương Quan: Ta không trách cô ta thì trách ai được đây? Trách đệ trù trừ không giành với Ngự hoàng? Ta biết rồi, cô ta chê chúng ta không phải người đọc sách, là kẻ học võ th ô tục, chê đệ không phải con chính thất! Ta đã bảo mẹ ta lâu rồi, bảo bà nhận ngươi về làm con…
Dương Quan thở dài, ngồi xuống: Mẹ ruột của đệ mất sớm, mẹ ta thì lại để bụng chuyện năm xưa… Ta không biết trách ai nữa, ai trách chính mình được chưa?
Liễu Chí nghe trộm một lúc, thong thả chạy về bên Trương Dẫn Tố chờ ở ngoài.
Trương Dẫn Tố: Sao rồi? Ngắm “kẻ thù” đủ chưa?
Liễu Chí chui vào tay áo y, cười khúc khích.
Trương Dẫn Tố: Sao đấy? Ngốc rồi à?
Liễu Chí tự dưng nói: Ta phải làm gì để có một ca ca nhỉ?
Nó cứ phơi phới suốt dọc đường, nghiêm túc tính toán chuyện khiến Thừa tướng sinh thêm ca ca cho mình.
Hai người tản bộ, quay về Liễu phủ. Song giữa đêm khuya vắng lặng, lại có một chiếc xe ngựa đỗ trước cửa phủ.
Xe ngựa cao quý trang nhã, còn có mùi bưởi bung thoang thoảng lan ra. Trương Dẫn Tố rất quen với mùi này, y sửng sốt.
Không đợi y hoàn hồn, vèn xe đã được vén lên. Bàn tay vén rèm trắng nõn như trăng.
Đó là một người thanh niên tuấn tú, mặc y phục tay đen đơn giản, giữa mày chấm một nốt chu sa. Thấy Trương Dẫn Tố, người nọ khẽ cười, nụ cười như gió xuân thoảng qua.
Trương Dẫn Tố: A Phiếm?
A Phiếm thong thả xuống xe, chân y có vẻ hơi bất tiện. Sau đó, lại có một người khác thò người ra khỏi xe, đó là một đạo gia trẻ tuổi mặc trang phục hoa lệ. Hắn cười híp mắt nhìn Trương Dẫn Tố, sau đó nhìn xuống tay áo không gió tự bay của y.
Đạo gia nhanh nhẹn nhảy xuống xe, cẩn thận dìu A Phiếm. Hắn tặc lưỡi nhìn Trương Dẫn Tố: Sao hả? Thấy sư huynh mà không chào hỏi gì sao? Có niềm vui mới rồi à?
…A Phiếm là thư đồng Nhiếp Chính Vương Lý Miên tặng cho Trương Dẫn Tố khi trước. Lý Miên thất thế, Trương học sĩ lập tức vứt hết đồ đạc có liên quan trong nhà đi, bao gồm cả A Phiếm.
Trương Dẫn Tố không đành lòng, muốn âm thầm nhờ người giúp y. Nhưng thời thế thay đổi, không ai dám đụng chạm đến gì liên quan tới Lý Miên.
Cuối cùng, y chỉ tìm được một người to gan lớn mật, không biết sợ hãi…
Cũng là sư huynh của mình ở đạo Xá Uy, Xuân Y.